Thuốc Ledisof được sử dụng trong điều trị và phòng chống bệnh viêm gan C. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) tìm hiểu thông tin về thuốc qua bài viết dưới đây.
Thuốc Ledisof là thuốc gì?
Ledisof thuộc nhóm thuốc kê đơn (ETC).
Thuốc Ledisof được chỉ định hỗ trợ phòng chống tác hại của viêm gan C cũng như điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C.
Thuốc được sản xuất bởi công ty Cổ phần dược phẩm Hetero Healthcare Limited. Đây là một thương hiệu dược phẩm vô cùng uy tín đến từ Ấn Độ.
Thuốc Ledisof được phân phối bởi công ty Cổ phần Dược liệu TW2 và Công ty HC Pharma. Ngoài ra, Ledisof đã được bộ y tế cấp phép và kiểm duyệt với số đăng ký tại Việt Nam là 2440/QLD-KD. Do đó, quý khách hàng hoàn toàn có thể mua được thuốc Ledisof ở bất kỳ nhà thuốc nào trên toàn quốc.
Dạng bào chế chính của sản phẩm là viên nén bao phim, đựng trong hộp thuốc bằng giấy. Mỗi hộp chứa 1 lọ thuốc duy nhất. Mỗi lọ chứa 28 viên nén.
Thành phần
Mỗi viên nén bao phim Ledisof là sự kết hợp hoàn hảo giữa một số thành phần chính như sau:
- Ledipasvir với hàm lượng là 90mg.
- Sofosbuvir với hàm lượng là 400mg.
- Cùng với một số tá dược khác cho đủ 1 viên thuốc.
Tác dụng của thuốc Ledisof
Thành phần Ledipasvir là một chất ức chế protein NS5A của virus viêm gan C (HCV). Protein này rất cần thiết cho sự sao chép RNA và lắp ráp các virion của HCV. Còn hoạt chất Sofosbuvir lại ức chế nucleotide của RNA polymerase virus HCV. Khi người bệnh uống viên nén Ledisof, Ledipasvir với hàm lượng là 90mg và Sofosbuvir với hàm lượng là 400mg sẽ kết hợp với nhau. Hai hoạt chất này sẽ gây tác dụng lên các các tế bào của virus, ức chế sự phát triển, sinh sản và tái tạo của HCV. Từ đó, thuốc Ledisof hỗ trợ phòng chống tác hại của viêm gan C cũng như điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C.
Công dụng – chỉ định của thuốc Ledisof
Thuốc Ledisof được chỉ định sử dụng cho những đối tượng dưới đây:
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan,… có khả năng mắc viêm gan C cao.
- Bệnh nhân nghi ngờ mắc viêm gan C.
- Bệnh nhân mắc viêm gan C và viêm gan C mạn tính.
- Bệnh nhân mắc xơ gan chưa được chữa trị hoặc đã sử dụng thuốc ribavirin và interferon nhưng không thành công.
Dược động học
Các chỉ số dược động học của thuốc Ledisof từ khi vào cơ thể đến khi bị đào thải ra ngoài được thể hiện như dưới đây:
- Hấp thu: Sau khi người bệnh sử dụng thuốc bằng đường uống, hoạt chất Sofosbuvir được hấp thu rất nhanh vào máu. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của hoạt chất Ledipasvir đo được sau khoảng 4 tới 4,5 giờ. Còn đối với Sofosbuvir là 0,8 tới 1 giờ – nhanh hơn rất nhiều. Đối với chất chuyển hoá GS-331007 trong hệ tuần hoàn của thuốc, nồng độ đỉnh trong huyết tương đo được sau khoảng từ 3,5 đến 4 giờ sau khi uống.
- Phân bố: Khoảng 99.8% hoạt chất Ledipasvir được phân bố sẽ gắn và pr huyết tương trong cơ thể con người.
- Chuyển hoá: hoạt chất Sofosbuvir được chuyển hóa thành dạng dược lý hoạt động gần giống với Triphosphate Uridine. Trong khi hoạt chất Ledipasvir được chuyển hoá rất nhiều ở gan.
- Thải trừ: hoạt chất Sofosbuvir được bài tiết khoảng 80% qua nước tiểu, 14% qua phân và 2.5% qua khí thở. Còn hoạt chất Ledipasvir khoảng 70% qua phân và phần còn lại qua nước tiểu. Thời gian bán thải của Sofosbuvir là 0.5 giờ, của Ledipasvir là 47 giờ và của chất chuyển hoá GS-331007 trong hệ tuần hoàn là 27 giờ.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Ledvir: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách sử dụng của thuốc Ledisof
Dạng điều chế chính của thuốc Ledisof là viên nén bao phim nên người bệnh có thể dễ dàng chia liều và sử dụng. Dưới đây là một số liều chỉ thường dùng và hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Liều dùng của thuốc Ledisof
Người bệnh có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo một số liều tham khảo như sau:
- Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo của thuốc Ledisof là 1 viên/lần mỗi ngày.
- Trong phác đồ mới nhất của Bộ Y Tế Việt Nam về điều trị viêm gan C, Ledisof còn được sử dụng kết hợp với Ribavirin trên bệnh nhân viêm gan C mạn tính type 1 và bệnh nhân xơ gan mất bù đã được ghép gan hoặc bệnh nhân xơ gan type 1,4, tiến triển…
- Đối với người bệnh xơ gan còn bù: liệu trình điều trị với Ledisof có thể kéo dài 24 tuần.
- Đối với người bệnh xơ gan mất bù: liệu trình điều trị với Ledisof và kết hợp thêm Ribavirin có thể kéo dài từ 12 tới 24 tuần.
- Đối với người bệnh không xơ gan: liệu trình điều trị với Ledisof có thể kéo dài 12 tuần.
- Đối với người bệnh không có hiệu quả trong các phác đồ điều trị trước: liệu trình điều trị với Ledisof có thể kéo dài 24 tuần.
Cách dùng thuốc Ledisof hiệu quả
- Dạng điều chế chính của thuốc Ledisof là viên nén bao phim nên cần được sử dụng bằng đường uống.
- Thuốc cần sử dụng một lần mỗi ngày vào cùng một thời điểm.
- Người sử dụng nên uống thuốc kèm một lượng nhỏ thức ăn hoặc uống thuốc ngay sau ăn.
- Viên nén cần được uống chung với một cốc nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, tránh sử dụng sản phẩm chung với sữa hoặc những chế phẩm có cồn khác.
- Người bệnh nên nuốt trọn viên thuốc mà không bẻ hay nhai nát để tránh giảm tác dụng của sản phẩm.
- Người bệnh cần sử dụng thuốc trong một thời gian dài, theo chỉ định của bác sĩ. Việc ngừng sử dụng thuốc quá sớm có thể gây mất hiệu quả của thuốc.
- Trước khi quyết định điều trị viêm gan C với thuốc Ledisof, người bệnh cần làm một số xét nghiệm như: xét nghiệm HCV dương tính; xét nghiệm tổn thương gan trên các chỉ số ASAT, GOT, ALAT; định lượng tải lượng và nồng độ virus; xác định kiểu gen virus mắc phải.
Chống chỉ định
Thuốc Ledisof được chống chỉ định sử dụng cho một số đối tượng như dưới đây:
- Bệnh nhân dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với Ledipasvir hoặc Sofosbuvir hoặc bất kỳ thành phần nào khác có trong thuốc.
- Trẻ em từ 12 tuổi trở xuống hoặc trẻ có cân nặng dưới 35kg.
- Bệnh nhân đang sử dụng các thuốc khác cũng chứa hoạt chất Sofosbuvir.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Hepariv: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Tác dụng phụ của thuốc Ledisof
Khi sử dụng, thuốc Ledisof cùng với các thành phần hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trên người bệnh như:
- Khó thở, thở khò khè, đau họng, khó nuốt hoặc khó nói, đau thắt ngực.
- Sưng họng, sưng miệng, sưng mặt, môi lưỡi, khản tiếng một cách bất thường.
- Xuất hiện các triệu chứng dị ứng bất thường như: ngứa, phát ban, mề đay, sưng, tróc da, phồng rộp, sốt hoặc sốt nhẹ.
- Các triệu chứng bất thường xảy ra trên gan: không có cảm giác đói, mệt mỏi, yếu ớt, đau bụng, đau dạ dày, nước tiểu sẫm màu, phân màu sáng, vàng mắt, vàng da.
- Một số tác dụng không mong muốn thường gặp nhất: đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, chóng mặt, ho, đau bụng, mất ngủ hoặc khó ngủ, thay đổi tâm trạng, cáu kỉnh vô cớ, phân lỏng, tiêu chảy hoặc táo bón.
Không phải ai cũng sẽ gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Nếu gặp phải, thông thường, những triệu chứng không mong muốn này thường sẽ tự hết sau vài ngày hoặc sau khi ngưng sử dụng thuốc. Nếu thấy các triệu chứng ngày càng trở nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc giảm liều dùng hoặc ngừng sử dụng thuốc một thời gian. Nếu các triệu chứng trở nặng quá mức, người bệnh cần liên hệ ngay với trung tâm cấp cứu khẩn cấp 115 hoặc trạm y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời.
Tương tác thuốc
Thuốc Ledisof có thể xảy ra tranh chấp với những thuốc hoặc hoạt chất như dưới đây:
- Đối với các thuốc chứa protein kháng ung thư vú (BCRP): Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây giảm nồng độ của các hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có trong thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Đối với các thuốc gây cảm ứng P-gp (P-glycoprotein): Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây giảm nồng độ của các hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có trong thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Đối với các thuốc kháng axit như thuốc ức chế bơm proton Omeprazole và thuốc kháng thụ thể H2 Famotidine: Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây giảm nồng độ của các hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có trong thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc. Nếu cần sử dụng 2 loại thuốc này với Ledisof, người bệnh cần uống Ledisof trước khoảng 4 giờ để tác dụng của sản phẩm không bị ảnh hưởng.
- Đối với Digoxin: Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể làm tăng nồng độ của Digoxin trong máu.
- Đối với các thuốc ức chế vận chuyển thuốc: Hoạt chất Ledipasvir cũng là một thuốc ức chế vận chuyển thuốc. Bởi vậy, khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây tăng hấp thu đường ruột từ đó làm giảm hiệu quả và thời gian tác dụng của thuốc.
- Đối với các thuốc kháng sinh như Rifapentine hoặc Rifabutin: Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây giảm nồng độ của các hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có trong thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Đối với các thuốc chống co giật như Carbamazepine hay phenytoin: Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây tăng hấp thu đường ruột từ đó làm giảm hiệu quả và thời gian tác dụng của thuốc.
- Đối với thuốc Amiodarone: Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof trong một số điều kiện khắc nghiệt có thể gây nên triệu chứng nhịp tim chậm trên người bệnh.
- Đối với một số tác nhân kháng Retrovirus: Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây giảm nồng độ của các hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có trong thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Đối với các thuốc Tipranavir hoặc Ritonavir: Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây giảm nồng độ của các hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có trong thuốc, từ đó làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Đối với thuốc Simeprevir: Khi sử dụng chung với thuốc Ledisof có thể gây tăng nồng độ của các hoạt chất Ledipasvir và Sofosbuvir có trong thuốc, từ đó gây nên các triệu chứng khi sử dụng quá liều thuốc.
Vì vậy, người bệnh trước khi quyết định sử dụng thuốc Ledisof cần báo cho bác sĩ về tất cả những loại thuốc hoặc thực phẩm mà mình đang sử dụng để tránh những tương tác không mong muốn của sản phẩm. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần cân nhắc khi sử dụng thuốc chung với rượu bia hoặc những đồ uống có cồn khác bởi chúng có thể làm giảm hiệu quả của sản phẩm.
Lưu ý khi sử dụng thuốc Ledisof
Dưới đây là những chú ý mà người sử dụng nên biết khi sử dụng thuốc Ledisof:
Lưu ý và thận trọng
Những đối tượng sau nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm thuốc Ledisof:
- Bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch hoặc huyết áp.
- Bệnh nhân mắc suy gan hoặc suy thận.
- Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm hoặc đã phát hiện nhiễm HIV.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị Cholesterol cao.
- Bệnh nhân đang dùng thuốc thảo dược chữa động kinh, trầm cảm hoặc chống co giật.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Hiện nay, chưa có báo cáo khoa học nào cho thấy những thành phần có trong thuốc Ledisof gây ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và người mẹ đang cho con bú. Tuy nhiên, 2 đối tượng này vô cùng nhạy cảm và dễ bị tác động bởi bất kỳ thành phần nào có trong các thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú không nên sử dụng Ledisof để tránh những hậu quả nghiêm trọng trên cả người mẹ và đứa trẻ. Nếu phụ nữ mang thai mắc phải viêm gan C và cần sử dụng thuốc thì nên xem xét kỹ càng và hỏi ý kiến của bác sĩ. Nếu bà mẹ đang cho con bú mắc bệnh viêm gan C và cần sử dụng thuốc thì phải ngừng cho con bú ngay lập tức để tránh những hậu quả xấu.
Bảo quản
Để đảm bảo thành phần của thuốc không bị biến đổi, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây:
- Thuốc cần được bảo quản trong điều kiện phòng với nhiệt độ không quá 30 độ C, và khô ráo, sạch sẽ, tránh những nơi ẩm thấp như nhà tắm hoặc nhà bếp; tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
- Sản phẩm cũng cần để xa tầm với của trẻ em và vật nuôi trong nhà.
Xử trí khi quá liều, quên liều của thuốc
Khi gặp phải tình huống uống quên liều hoặc quá liều sản phẩm, người bệnh có thể tham khảo theo một số hướng dẫn cách xử trí như dưới đây:
Quá liều
Khi sử dụng quá liều sản phẩm, người bệnh có thể gặp những triệu chứng như đau đầu, buồn nôn và nôn. Nếu những triệu chứng này xuất hiện và ngày càng trở nặng hơn, người bệnh cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Quên liều
Nếu bệnh nhân đã uống 1 liều của thuốc Ledisof, hãy dùng ngay liều đó khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Nếu đã gần đến thời gian uống liều kế tiếp, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng liệu trình. Tránh uống 2 liều cùng một lúc bởi khi bệnh nhân uống 2 liều cùng một lúc có thể xảy ra tình trạng quá liều với những tác dụng không mong muốn.
Thuốc Ledisof có giá bao nhiêu?
Thuốc Ledisof giá bao nhiêu? – là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Hiện nay thuốc đang được bán với giá niêm yết là 6.500.000 VNĐ cho một lọ thuốc chứa 28 viên nén bao phim. Tuy nhiên, đây chỉ là giá tham khảo của sản phẩm tại những nhà thuốc uy tín. Vì vậy giá thuốc có thể thay đổi tăng hoặc giảm tùy theo từng nhà thuốc và từng thời điểm mua bán thuốc.
Thuốc Ledisof mua ở đâu uy tín (chính hãng)?
Thuốc Ledisof đã được bộ y tế cấp phép và kiểm duyệt với số đăng ký tại Việt Nam là 2440/QLD-KD. Do đó, quý khách hàng hoàn toàn có thể mua được sản phẩm ở bất kỳ nhà thuốc nào trên toàn quốc. Tuy nhiên, để tránh mua phải những sản phẩm hàng nhái, hàng kém chất lượng, quý khách vẫn nên liên hệ trực tiếp đến những cơ sở nhà thuốc uy tín nhất.
Ưu nhược điểm của thuốc Ledisof
Chắc hẳn quý khách hàng vẫn còn rất nhiều nghi ngờ, lo ngại về sản phẩm thuốc Ledisof. Để xóa bớt những nỗi lo của bạn đọc, dưới đây Nhà thuốc Ngọc Anh xin được tóm tắt lại một số nhược điểm và ưu điểm của thuốc như dưới đây:
Ưu điểm
- Thuốc Ledisof được chỉ định hỗ trợ phòng chống tác hại của viêm gan C cũng như điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh viêm gan C.
- Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Cổ phần dược phẩm Hetero Healthcare Limited. Đây là một thương hiệu dược phẩm vô cùng uy tín đến từ Ấn Độ.
- Dạng bào chế chính của sản phẩm là viên nén bao phim nên rất tiện lợi cho khách hàng khi sử dụng cũng như chia liều.
Nhược điểm
- Sản phẩm Ledisof của hãng Hetero Healthcare Limited đang được bán với giá niêm yết là 6.500.000 VNĐ cho một lọ thuốc chứa 28 viên nén bao phim. Đây là một mức giá khá cao so với mặt bằng chung các sản phẩm thuốc trên thị trường.
- Thời gian sử dụng thuốc có thể kéo dài tới 6 tháng.
Tài liệu tham khảo
Tác giả: Kaci Durbin, MD, Đăng ngày 6 tháng 6 năm 2020, Ledipasvir and sofosbuvir, Drugs.com. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2022.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Ánh Đã mua hàng
Mặc dù mình chưa mua thuốc nhưng nhà thuốc tư vấn rất nhiệt tình