Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Goldasmo tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này https://nhathuocngocanh.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Goldasmo là thuốc gì? Thuốc Goldasmo có tác dụng gì? Thuốc Goldasmo giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Goldasmo là gì?
Thuốc Goldasmo có thành phần hoạt chất chính là cefpodoxime (dưới dạng cefpodoxime proxetil) với hàm lượng 100 mg trong 1 gói thuốc bột pha uống hoặc 100 mg hoặc 200 mg trong 1 viên nén bao phim.
Ngoài ra, thuốc còn có tá dược vừa đủ.
Thuốc Goldasmo giá bao nhiêu? mua ở đâu?
Thuốc do công ty US Pharma USA sản xuất dưới dạng, đóng thành hộp 14 gói 3g hoặc hộp 1 vỉ x 10 viên nén bao phim.
Hiện nay trên thị trường, thuốc Goldasmo được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Goldasmo ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc. Hiện tại thuốc Goldasmo đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với giá 65,800 VNĐ/1 hộp 14 gói x 3g/gói.
Hoặc 55,000 VNĐ/1 hộp 1 vỉ x 10 viên 100 mg.
Hoặc 78,000 VNĐ/1 hộp 1 vỉ x 10 viên 200 mg.
Lưu ý: Tìm mua tại các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Thuốc Goldasmo là thuốc kê theo đơn, vì vậy chỉ có thể mua khi có đơn chỉ định của bác sĩ.
Tham khảo các thuốc tương tự:
Thuốc SEPY-O-200 do công ty Sakar Healthcare Pvt. Ltd sản xuất.
Thuốc Gamincef sachet do công ty Maxim Pharmaceuticals Pvt. Ltd. – ẤN ĐỘ sản xuất.
Tác dụng của thuốc Goldasmo
Cefpodoxime là một kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3. Phổ tác dụng của nó thiên về các vi khuẩn gram âm nhiều hơn là vi khuẩn gram dương. Khả năng kháng men β-lactamse của các kháng sinh nhóm này nói chung và cefpodoxime nói riêng là tốt hơn nhiều thế hệ 1 và 2. Cơ chế tác dụng của thuốc tương tự như các kháng sinh cùng nhóm, bạn đọc tham khảo bài viết về nhóm kháng sinh Cephalosporin. Đây là nhóm kháng sinh diệt khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Goldasmo có hoạt chất chính là Cefpodoxime là một kháng sinh dùng để điều trị các nhiễm trùng từ nhẹ đến vừa do vi khuẩn nhạy cảm gây ra: Bacteroides fragilis, Clostridium perfringens, Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella spp., Moraxella catarrhalis, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, Staphylococci, Streptococci tan huyết β nhóm A, Streptococcus pyogenes.
Thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính.
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng cấp tính.
- Viêm mũi xoang cấp tính.
- Viêm họng, viêm amidan.
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da.
- Lậu không biến chứng.
- Nhiễm trùng tiết niệu.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Dạng dùng là thuốc bột pha uống hoặc viên nén bao phim. Khi uống không nên
Liều dùng
Liều dùng theo các chỉ định ở trên:
- Viêm phế quản cấp và đợt cấp của viêm phế quản mạn tính: Uống 200 mg/lần x 2 lần/ngày x 10 ngày (mỗi 12 giờ).
- Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng cấp tính: Uống 200 mg/lần x 2 lần/ngày x 14 ngày (mỗi 12 giờ).
- Viêm mũi xoang cấp tính: Uống 200 mg/lần x 2 lần/ngày x 10 ngày (mỗi 12 giờ).
- Viêm họng, viêm amidan: Uống 100 mg/lần x 2 lần/ngày x 5-10 ngày (mỗi 12 giờ).
- Nhiễm trùng da và cấu trúc da: Uống 400 mg/lần x 2 lần/ngày x 7-14 ngày (mỗi 12 giờ).
- Lậu không biến chứng: Uống 200 mg 1 liều duy nhất.
- Nhiễm trùng tiết niệu:
- Không biến chứng: Uống 100 mg/lần x 2 lần/ngày x 5-7 ngày (mỗi 12 giờ).
- Có biến chứng kèm viêm bể thận: Uống 200 mg mỗi 12 giờ.
Chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận:
- CrCl < 30 mL/phút: Uống mỗi 24 giờ.
- Chạy thận nhân tạo: 3 lần mỗi tuần sau lọc máu.
Bệnh nhân suy gan không cần chỉnh liều.
Tác dụng phụ
Rất thường gặp (> 10%):
- Tiêu chảy ở trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh (15.4%).
- Phát ban vùng mặc tã (12.1%).
Thường gặp (1-10%):
- Tiêu chảy (7.4%).
- Buồn nôn (3,8%).
- Nhiễm trùng âm đạo (3.1%).
- Nôn (1.1-2.1%).
- Đau bụng (1.6%).
- Phát ban (1.4%).
- Đau đầu (1.1%).
Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân quá mẫn cảm với cefpodoxime proxetil hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc kể cả các thành phần tá dược.
Đối với bệnh nhân những bệnh nhân chưa rõ nguyên nhân bị bệnh không nên sử dụng thuốc mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ.
Chú ý – Thận trọng
Thận trọng với bệnh nhân suy thận:
- CrCl từ 10-30 mL/phút: Giảm liều 50%.
- CrCl < 10 mL/phút: Giảm liều 75%.
(Liều cao có thể gây ngộ độc thần kinh trung ương)
Điều trị kéo dài hoặc lặp lại: nguy cơ phát triển quá mức vi khuẩn hoặc nấm.
Thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng penicillin.
Thận trọng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng kháng sinh β-lactam, đặc biệt là phản ứng qua trung gian IgE (nổi mày đay, phù mạch, sốc phản vệ).
Phụ nữ mang thai: Có thể chấp nhận (B).
Phụ nữ đang cho con bú: Không khuyến khích do thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ ở nồng độ thấp.
Nếu bắt buộc phải sử dụng, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Kháng sinh kìm khuẩn (tetracycline, macrolide…): phối hợp gây ra tác dụng đối kháng vì cefpodoxime tác dụng tốt trên các tế bào đang nhân lên, trong khi các thuốc này ức chế sự phát triển của vi khuẩn.
Thuốc có một số tương tác chung của nhóm kháng sinh Cephalosporin mà bạn đọc có thể tham khảo tại bài viết về nhóm kháng sinh này.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Nếu quá liều, ngưng dùng thuốc ngay lập tức và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Quá liều cefpodoxime chưa có thông tin. Có thể dự đoán triệu chứng quá liều bao gồm buồn nôn, nôn, đau thượng vị và tiêu chảy.
Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống thuốc càng sớm càng tốt. Tuy nhiên nếu đã đến gần liều tiếp theo, nên bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như bình thường. Tuyệt đối không tự ý uống bù thuốc của liều trước vào liều sau.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.