Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Fetocus về tác dụng điều trị làm giảm các triệu chứng ho. Bài này Nhà thuốc Ngọc Anh xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về sản phẩm Fetocus.
Fetocus là thuốc gì?
Fetocus là 1 loại thuốc kê đơn với công dụng chính là điều trị các biểu hiện của cảm cúm như ho, long đờm.
Thuốc Fetocus được sản xuất bởi Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam, Bình Dương.
Dạng bào chế: Viên nang.
Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 12 viên.
Số đăng ký: VD-12053-10.
Thành phần
Mỗi viên nang Fetocus có chứa: :
- Bromhexin HCl có hàm lượng 8mg
- Dextromethorphan HBr có hàm lượng 15mg
- Guaifenesin có hàm lượng 50mg
- Diphenhydramin HCl có hàm lượng 12,5mg
- Tá dược: Lactose, Magne stearat, Talc, Tinh bột sắn, Povidon K30; Aerosil..
Cơ chế tác dụng
Bromhexin có khả năng làm thủy phân các mucoprotein, tham gia vào sự phân cắt sự liên kết chất nhầy ở cổ họng. Từ đó,làm loãng đờm, tế bào tiết chất nhầy bị ức chế hoạt động, giảm sự tạo đờm khi bị cảm.
Cùng đó là sự kết hợp của Dextromethorphan – một thuốc chống ho không opioid. Hoạt chất tác động lên trung tâm gây ho ở hành tủy từ đó giúp giảm ho. Một liều từ 10-20mg có thể giảm ho trong 1 giờ và kéo dài khoảng 4 giờ.
Diphenhydramine cũng là một hoạt chất giúp người bệnh giảm ho, kháng histamin và kháng cholinergic. Một số nghiên cứu cho biết tác dụng giảm ho của hoạt chất là do sự tác động lên não, không phải tác dụng kháng histamin.
Hoạt chất Guaifenesin là một thành phần thường được dùng trong các loại thuốc ho do cảm. Hoạt chất có tác dụng làm sạch chất nhày, làm chúng loãng hơn. Từ đó giúp người bệnh dễ khạc dờm, làm sạch và thông thoáng đường thở.
Công dụng – Chỉ định thuốc Fetocus
Nhờ các cơ chế trên, thuốc Fetocus có công dụng:
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh cảm lạnh thông thường tạm thời, những cơn đau nhẹ như đau họng, sung huyết mũi, sổ mũi.
- Giảm các cơn ho, làm loãng niêm dịch, long đờm.
Và thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
- Giảm ho, long đờm.
- Các trường hợp cảm lạnh, ho do kích ứng đường hô hấp gây ra ho dai dẳng, kèm đau họng và có đờm.
Dược động học
Bromhexin hấp thu tốt tại ruột và đạt nồng độ cao nhất trong máu sau 1 giờ. Hoạt chất bị chuyển hóa qua gan và nhanh chóng bị đào thải ra ngoài qua nước tiểu.
Dextromethorphan bị chuyển hóa lần đầu qua gan ngay sau khi uống. Sau quá trình chuyển hóa, hoạt chất và chất chuyển hóa có tác dụng chống ho, đặc biệt là dextrorphan.
Diphenylhydramin sau khi hấp thu, nhanh chóng được chuyển hóa và thải trừ qua nước tiểu ở dạng ít biến đổi.
Guaifenesin hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Hoạt chất được hydroxyl hóa qua gan bởi enzym và cuối cùng đào thải qua nước tiểu ở dạng glucuronic.
===>> Xem thêm thuốc có tác dụng tương tự: Thuốc Novahexin 5ml: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ.
Liều dùng- Cách dùng thuốc Fetocus
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1 ngày 2- 3 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 viên.
- Trẻ em từ 2-12 tuổi: Uống thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị.
Cách dùng
Tuân thủ liều điều trị của cán bộ nhân viên y tế.
Uống viên nguyên vẹn với nước sau khi ăn.
Uống thuốc đủ đúng liều.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Tuyệt đối không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
Trẻ sơ sinh.
Mẫn cảm với chất diphenhydramin và những thuốc kháng histamin khác có cấu tạo tương đồng về mặt hóa học.
Người bị hen.
Có thể gây những biểu hiện nặng như sốt cao, chảy máu não, chóng mặt, tăng huyết áp không dùng đồng thời khi đang điều trị bằng các thuốc ức chế monoamin oxydase (IMAO).
Tác dụng phụ của thuốc
Với Bromhexin: Bromhexin được dung nạp tốt. Có thể gây tác dụng phụ nhẹ ở đường tiêu hóa. Phản ứng di ứng trên da, chủ yếu là phát ban da rất ít khi xảy ra.
Với Dextromethorphan: có thể gây ra triệu chứng rối loan tiêu hóa, đôi lúc có cảm giác buồn ngủ, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, chóng mặt, nổi mề đay.
Với Diphenhydramin: trong những thuốc kháng histamin, loai ethanolamin và cả diphenhydramin thường gây ra nhất là tác dụng phụ gây buồn ngủ. Tác dụng này có nguy cơ gây nguy hiểm cho ngươi lái xe và người vận hành máy móc. Trên 50 % người dùng mắc phải tác dụng này.
Chính vì vậy, viên nang Fetocus có thể gây ra các tác dụng phụ:
- Thường gặp các biểu hiện: dịch tiết phế quản đặc hơn, ngủ gà ngủ gật, tình trạng kích động, nhức đầu, buổn nôn, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy, khô miệng khô niêm mạc.
- Ít gặp hơn là các triệu chứng: phù mạch, Giảm huyết áp, chảy máu cam, an thần, đánh trống ngực, phù, bí tiểu chóng mặt, run rẩy.
Thông báo nhanh chóng cho bác sĩ khi sử dụng thuốc và gặp tác dụng không mong muốn.
===>> Xem thêm thuốc có tác dụng tương tự [CHÍNH HÃNG] Thuốc Agi-Bromhexine 16: Công dụng, liều dùng, giá bao nhiêu.
Tương tác thuốc
Thận trọng với Bromhexin: Nồng độ kháng sinh trong nhu mô phổi sẽ tăng nếu ta dùng chung bromhexin với kháng sinh (beta- lactam, doxyciclln, erythromycin).
Thận trọng với Dextromethorphan: Tránh dùng đổng thời với các thuốc ức chế thẩn kinh trung ương hay các thuốc ức chế monoamin oxidase (IMAO).
Thận trọng với Diphenhydramin:
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương. Dùng đồng thời làm tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Tăng tác dụng kháng cholinergic cùa thuốc kháng histamin nếu dùng đồng thời kéo dài. Không được sử dụng thuốc kháng histamin ở người đang dùng thuốc IMAO.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Fetocus
Lưu ý và thận trọng
Thận trọng với Bromhexin: Đối với người bệnh bị loét dạ dày.
Thận trọng với Dextromethorphan:
- Người bệnh bị ho có quá nhiều đờm và hen hoặc tràn khí.
- Ho mãn tính ở người hút thuốc.
- Kiêng thức uống có cồn như là rượu khi sử dụng thuốc.
- Người bệnh đang suy giảm hô hấp hoặc có nguy cơ.
Thận trọng với Diphenhydramin
- Khi dùng đồng thời với rượu hoặc với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của diphenhydramin và gây nguy hiểm.
Thuốc có khả năng kháng cholinergic, không dùng cho người có hẹp môn vị, phì đại tuyến tiền liệt, tắc bàng quang.
Lưu ý khi dùng thuốc với người có bệnh sử nhược, yếu cơ, tăng nhãn áp góc hẹp.
Hiệu chỉnh liều, hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc cho người suy gan, suy thận.
Lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Chưa ghi nhận các báo cáo về tác dụng phụ của thuốc Fetocus trên đối tượng này.
Chú ý và hỏi ý kiến bác sĩ khi cần sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và người cho con bú. Tránh các tác động không mong muốn có thể xảy ra.
Bảo quản
Thuốc Fetocus cần bảo quản kỹ trong bao bì trước khi sử dụng.
Tránh để thuốc trong tầm với trẻ.
Không để ở nơi có tác động trực tiếp ánh sáng mặt trời và nhiệt độ quá 30 độ C.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
- Quá liều:
Với Dextromethorphan:
- Có thể gây triệu chứng buồn nôn, nhìn mờ, nôn, buồn ngủ, suy hô hấp, bí tiểu tiện, co giật.
- Xử trí: Đưa bệnh nhân đến bệnh viên ngay và sử dụng biện pháp hỗ trợ.
Với Diphenhydramin:
- Biểu hiện của ức chế hệ thần kinh trung ương chủ yêu là mất điều hòa, ức chế hô hấp, chóng mặt, co giật. Ở trẻ nhỏ đặc biệt nguy hiểm nếu ức chế hô hấp. Xảy ra muôn có thể có triệu chứng ngoại tháp.
- Điều trị: Rửa da dày, dùng thêm than hoạt, và gây nôn nếu thuốc mới được uống. Điều trị bằng diazepam 5-10 mg tiêm tĩnh mạch nếu bị co giật. Có thể dùng physostigmln với liều 1-2mg tiêm tĩnh mạch nếu như triệu chứng kháng cholinergic nặng ở thần kinh trung ương. Ngoài ra cần điều trị hỗ trợ hô hấp hay tuần hoàn khi cần thiết.
Bromhexin, Guaifenesin chưa được báo cáo trong các tài liệu.
- Quên liều:
Người bệnh nên bổ sung ngay khi nhớ.
Tuy nhiên nếu khoảng cách giữa liều nhớ và liều kế tiếp gần nhau thì bỏ qua liều đã quên. Tiếp tục sử dụng thuốc nhứ liều thông thường.
Không sử dụng gấp đôi liều.
Thuốc Fetocus giá bao nhiêu?
Thuốc được bán rộng rãi trên toàn quốc tại các cơ sở quầy/ nhà thuốc.
Giá thuốc tính theo hộp 1 hộp gồm 5 vỉ mỗi vỉ 12 viên nang là khoảng 20000 VNĐ.
Mua thuốc Fetocus ở đâu uy tín?
Fetocus là thuốc được bán tại các cửa hàng thuốc, các nhà thuốc bệnh viện rất nhiều. Tuy nhiên người bệnh nên tìm đến các cửa hàng thuốc lớn, uy tín để mua sản phẩm chính hãng.
Hiện nay, Nhà thuốc Ngọc Anh có sẵn loại thuốc này đảm bảo chất lượng, tin dùng. Liên hệ ngay với nhà thuốc để được tư vấn và cung cấp sản phẩm.
Tài liệu tham khảo
- Thư viện thuốc Vương quốc Anh, Thuốc giảm ho Benylin, org.uk. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
- Thư viện thuốc Vương quốc Anh, Thuốc ho khô Benylin, org.uk. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
- Trang thông tin Dược phẩm Hoa Kỳ, Guaifenesin, drugs.com. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2022.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Thu Đã mua hàng
Thuốc tốt, chính hãng.