Ngày nay, ngày càng nhiều người gặp phải những vấn đề về xương khớp, viêm khớp, gây ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Coxtone là một trong những thuốc điều trị rất hiệu quả các bệnh đau khớp, viêm khớp dạng thấp. Hôm nay nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) sẽ đem đến cho các bạn thông tin cụ thể của thuốc.
Thuốc Coxtone là thuốc gì?
Thuốc Coxtone là thuốc của công ty dược phẩm Đạt Vi Phú. Thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid, dùng điều trị cho các bệnh nhân bị viêm xương khớp.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú.
- Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 10 viên.
- Số đăng ký: VD-28718-18.
- Xuất xứ: Việt Nam.
Thành phần
Trong mỗi viên thuốc Coxtone 500mg có chứa các thành phần sau:
- Thành phần chính: Nabumetone 500mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Cơ chế tác dụng của thuốc Coxtone
- Nabumetone là một chất thuộc nhóm NSAIDS – nhóm thuốc có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Cơ chế tác động chính của thuốc vẫn chưa được rõ ràng nhưng khả năng kháng viêm có thể là do liên quan đến việc ức chế sự tổng hợp các prostaglandin. Khi mà thuốc này trải qua quá trình chuyển hóa thì sẽ tạo ra được một chất là 6-methoxy-2-naphthyl acetic. Chất này có khả năng ức chế rất mạnh đối với sự tổng hợp prostaglandin.
- Nabumeton giúp giảm những cơn đau ở mức độ nhẹ và vừa như đau do chấn thương nhẹ, đau trong viêm khớp, thoái hóa khớp mà không gây nghiện. Vì vậy, nabumeton được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp như đau khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…
Công dụng và chỉ định của thuốc Coxtone
Coxtone có thành phần chính là nabumeton, giúp điều trị tình trạng sưng, đau, căng cứng khớp mắc phải trong các bệnh liên quan đến xương khớp như đau nhức khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp. Do đó được chỉ định cho các bệnh nhân:
- Sử dụng thuốc trong các trường hợp có vấn đề về xương khớp như đau khớp, thoái hóa xương khớp, viêm khớp dạng thấp,..
- Ngoài ra còn dùng trong các trường hợp kháng viêm cấp.
=> Tham khảo thêm thuốc: Thuốc Seobtoam: Công dụng, mua ở đâu, giá bao nhiêu.
Dược động học
- Thuốc được đường tiêu hóa hấp thu rất tốt. Nồng độ của thuốc tại huyết thanh do quá nhỏ cho nên không thể đo được. Điều này là do tình trạng thuốc bị chuyển hóa lần đầu tại gan rất mạnh và nhanh.
- Chất chuyển hóa chính được tạo thành là 6-methoxy-2-naphthyl acetic (6-MNA) và một số chất chuyển hóa khác không còn hoạt tính.
- 6-MNA có thể gắn được với protein với lượng rất lớn, tỷ lệ lên đến 99%. Thuốc được đưa vào trong khớp dịch, vào được nhau thai và cả sữa của mẹ.
- Có khoảng 80% liều dùng được thải trừ ra ngoài bằng đường nước tiểu khi đang ở dạng chuyển hóa không hoạt tính hoặc liên hợp. Chỉ có dưới 1% thuốc là ở dạng 6-MNA chưa biến đổi.
Liều dùng và cách sử dụng
Liều sử dụng
- Liều khuyến cáo sử dụng ở người lớn: Chỉ uống một liều là 2 viên trong ngày.
- Trong trường hợp bệnh nhân đau kéo dài hoặc trong viêm cấp có thể sử dụng 2 lần/ngày và mỗi lần 2 viên.
- Liều khuyến cáo nên dùng ở bệnh nhân cao tuổi: Giảm liều so với người bình thường. Sử dụng không quá 2 viên/ngày hoặc chỉ cần uống 1 viên/ ngày.
Cách sử dụng
- Sử dụng thuốc theo đường uống, uống cùng nước đun sôi để nguội.
- Thuốc nên uống trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.
Chống chỉ định
- Không sử dụng Coxtone ở các bệnh nhân có tiền sử dị ứng nabumeton hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người có tiền sử bệnh hen, dị ứng khi sử dụng aspirin hoặc NSAID khác tuyệt đối không được sử dụng Coxtone.
- Không dùng cho bệnh nhân đang bị loét dạ dày hoặc đã bị loét dạ dày vì có thể khiến vết loét trở nên nặng hơn.
- Những trường hợp bị suy giảm chức năng gan trầm trọng suy gan, xơ gan không được sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ xảy ra khi sử dụng thuốc Coxtone được báo cáo:
- Đau đầu, chóng mặt, khó chịu, mệt mỏi, buồn ngủ.
- Ảnh hưởng ở hệ tiêu hóa: Có cảm giác buồn nôn thậm chí nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Mất cảm giác vị giác như đắng miệng, khô miệng, chán ăn.
- Cơ thể suy nhược, ù tai, thị giác bất thường.
- Bệnh nhân có thể bị viêm loét dạ dày.
- Các phản ứng nổi mẩn, ngứa, dị ứng thường ít gặp khi dùng thuốc.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Lithi | Nguy cơ bị ngộ độc lithi |
Thuốc hạ áp | Giảm tác dụng hạ áp |
Thuốc warfarin | Nguy cơ gây ra xuất huyết ở đường tiêu hóa |
Aminoglycoside | Tăng lượng thuốc aminoglycoside ở trong máu tăng lên do đó nguy cơ bị tác dụng phụ tăng lên |
Methotrexate | Giảm bài tiết của thuốc ra khỏi cơ thể do đó nguy cơ cao bị tác dụng phụ |
Rượu | Nhiều hơn 3 cốc mỗi ngày tăng nguy cơ cao tình trạng loét dạ dày |
=> Quý bạn đọc xem thêm: Thuốc Fonotim Tab. – điều trị viêm khớp dạng thấp.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Cần phải lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc cho những bệnh nhân đang bị bệnh tim, bệnh ở tiêu hóa và người đang bị huyết áp cao.
- Khi mà kiểm tra tình trạng nhạy cảm của bệnh nhân với tia cực tím ở các bệnh nhân dùng thuốc thì nhận thấy bệnh nhân có nhiều phản ứng với ánh sáng hơn bình thường.
- Tránh dùng thuốc này cùng với những thuốc NSAIDs khác.
- Người lớn tuổi có nguy cơ bị các bất lợi ở tiêu hóa cao hơn bình thường, trong đó có cả bệnh chảy máu và thủng đường tiêu hóa.
- Thận trọng trên các bệnh nhân bị hen phế quản.
Tác động của Coxtone đến bà bầu và người cho con bú
- Đối với người có thai thì chỉ nên dùng thuốc vào khoảng 6 tháng đầu nếu như quá cần thiết. Thời gian 3 tháng cuối dùng thuốc có thể gây hại cho thai nhi.
- Không được sử dụng thuốc nếu mẹ đang trong thời kỳ cho con bú.
Tác động của Coxtone đến người lái xe và vận hành máy móc
Tác dụng không mong muốn của thuốc này là buồn ngủ và gây mất tập trung nên khuyến cáo tuyệt đối không dùng với người lái xe hoặc vận hành máy móc.
Bảo quản
- Để thuốc chỗ thoáng và khô, tránh nhiệt và ánh nắng.
- Không cho trẻ đến gần thuốc.
Xử trí khi quên liều và quá liều
Quá liều
- Biểu hiện quá liều như chảy máu ở dạ dày, hôn mê, ù tai, buồn nôn, ngất, nhức thượng vị, co giật, kích động và chóng mặt,… Ngộ độc nặng còn có thể bị suy gan và suy thận cấp.
- Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị điều trị sử dụng quá liều Coxtone mà chủ yếu điều trị triệu chứng. Khi gặp trường hợp quá liều, cần rửa ngay ruột, sử dụng than hoạt tính. Cần kiểm soát lượng nước tiểu ở mức ổn định cho bệnh nhân. Cần xem xét chức năng gan, thận thường xuyên và ít nhất sau 4 tiếng bị dùng quá liều. Nếu như bị co giật thì tiêm tĩnh mạch diazepam.
Quên liều
- Cần bổ sung liều đã quên càng sớm càng tốt. Nếu quá gần với liều kế tiếp, nên bỏ qua liều quên. Tiếp tục uống như bình thường.
- Lưu ý: Bệnh nhân tuyệt đối không uống 2 liều để bù liều đã quên vì có thể dẫn đến tình trạng quá liều gây nguy hiểm.
Thuốc Coxtone giá bao nhiêu?
Hiện nay, có nhiều nơi đang bán thuốc này, giá có thể có sự chênh lệch ở các nơi. Mỗi hộp Coxtone giá 260.000 đồng tại nhà thuốc Ngọc Anh. Quý khách hàng có thể gọi điện đến số điện thoại hoặc inbox đến page chính thức của nhà thuốc Ngọc Anh để được tư vấn cụ thể và rõ ràng nhất.
Mua thuốc Coxtone ở đâu uy tín?
Hàng nhái và kém chất lượng đã được các đối tượng lừa đảo bày bán trên thị trường. Quý khách hàng hãy lựa chọn nơi mua uy tín, có thể tham khảo từ bác sĩ. Hoặc có thể cân nhắc mua hàng online tại nhà thuốc Ngọc Anh của chúng tôi để được giao hàng tận nơi. Chúng tôi luôn đảm bảo cung cấp cho quý khách hàng Coxtone chính hãng được đảm bảo về mặt chất lượng.
Nguồn tham khảo
- H A Friedel, Nabumetone. A preliminary review of its pharmacodynamic and pharmacokinetic properties, and therapeutic efficacy in rheumatic diseases, Pubmed. Truy cập ngày 09/01/2023.
- HDSD. Tải về tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Hoàng Mưới Đã mua hàng
Dùng COXTONE giảm đau khớp rất hiệu quả. Nhà thuốc bán hàng uy tín, chất lượng