Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Clorocid 250mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Clorocid 250mg là thuốc gì? Thuốc Clorocid 250mg có tác dụng gì? Thuốc Clorocid 250mg giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Clorocid 250mg là thuốc gì?
Clorocid thuộc nhóm thuốc kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Clorocid được đóng gói thành một hộp 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên thuốc với thành phần chính là chloramphenicol hàm lượng 250mg và tác dược vừa đủ 1 viên gồm có: Talc, natri lauryl sulfat, magnesi stearate
Clorocid 250mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Clorocid được sản xuất tại công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – pharbaco. Hiện nay trên thị trường Clorocid được bán với giá 70000 đồng/hộp và được bán tạ nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Giá bán của thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty sản xuất, nhà nhập khẩu, hàm lượng… Giá cả có thể chênh lệch một chút ở những nơi bán khác nhau. Hãy lựa chọn mua Clorocid 250mg ở những nơi uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể mua Clorocid 250mg tại các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Chloramphenicol 1g do CÔNG TY CỔ PHẦN – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR) sản xuất.
Thuốc Micbleucin do CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR) sản xuất.
Tác dụng của thuốc Clorocid 250mg
Tác dụng của cloramphenicol
Cloramphenicol được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy streptomyces venezuelae. Cloramphenicol được tìm thấy vào năm 1947 và được đưa vào danh mục các thuốc thiết yếu của tổ chức ý tế thế giới.
Cloramphenicol có tác dụng kiềm khuẩn khuẩn, ngăn cản vi khuẩn và diệt khuẩn ở nồng độ cao. Phổ tác dụng của chloramphenicol rộng trên nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương đặc biệt là các vi khuẩn đã kháng penicillin như: H.influenza (cầu trực khuẩn gram âm), S.pneumonia (phế cầu khuẩn), salmonella typhi (vi khuẩn gây bệnh thương hàn), B.fragilis… ngoài ra thuốc còn tác dụng trên cả rickettsia, brucella.
Cơ chế tác dụng của chloramphenicol: thông quan việc gắn vào tiểu phân 50S, thuốc có tác dụng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, cụ thể là ức chế sự chuyển vị peptid do ức chế enzyme peptidy tranferase.
Công dụng – Chỉ định
Với tác dụng kiềm khuẩn ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, phổ tác dụng rộng thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp bệnh như: viêm màng não, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm với chloramphenicol.
Thuốc còn được sử dụng thay thế cho các kháng sinh aminopenicilin, gentamicin và một số cephalosporin thế hệ 3 (khi các kháng sinh này không hiệu quả hoặc chống chỉ định) trong điều trị các nhiễm khuẩn do H.influenza gây nên.
Thuốc có tác dụng trên vi khuẩn rickettsia nên được bác sĩ chỉ định dùng thay thế tetracyclin (khi bệnh nhân không thể dùng hoặc không hiệu quả) trong điều trị nhiễm khuẩn do rickettsia gây nên.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được dùng đường uống. bạn nên uống thuốc với một lượng nước vừa đủ và uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Liều dùng
Liều dùng có thể thay đổi tùy thuốc vào tình trạng bệnh lí, tuổi tác, cân nặng của bệnh nhân.
Thông thường khi sử dụng thuốc thì người lớn sử dụng với liều dùng là 1 hoặc 2 viên/lần và uống ngày 4 lần.
Đối với trẻ em khi sử dụng thuốc thì liều dụng phụ thuốc vào cân nặng của trẻ và sử dụng với liều dùng là 50mg/kg/ngày và chia lượng thuốc đó ra làm 4 lần uống trong ngày.
Đối với bệnh nhân suy gan và suy thận thì cần hiệu chỉnh liều dùng cho hợp lí.
Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và thông báo cho bác sĩ biết về bệnh lí mình đang mắc phải để được bác sĩ tư vấn liều dùng hợp lí nhất.
Tác dụng phụ của thuốc Clorocid 250mg
Khi sử dụng thuốc bệnh nhân thường gặp phải một số tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, nôn buồn nôn, ỉa chảy (có thể là do kháng sinh ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột). Triệu chứng ngoại ban cũng là tác dụng thường gặp khi bệnh nhân sử dụng thuốc.
Cloramphenicol gây rối loạn tủy xương dẫn đến thiếu máu bất sản, giảm số lượng bạch cầu tiểu cầu, giảm toàn thể huyết cầu … tuy nhiên các tác dụng phụ này thường ít gặp hơn.
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc đặc biệt là trẻ sở sinh, liều cao có nguy cơ gây ra hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh: thiếu hụt acid glucuronic liên hợp.
Ngoài ra khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn khác như: mày đay, nhức đầu, viêm dây thần kinh thị giác, lú lẫn, viêm đa dây thần kinh ngoại biên, bội nhiễm nấm candida ở miệng và âm đạo.
Các tác dụng không mong muốn không xảy ra với tất cả các bệnh nhân khi dùng thuốc. bạn nên báo cáo cho bác sĩ khi gặp phải các tác dụng không mong muốn và đến ngày các cơ sở ý tế để được điều trị kịp thời.
Chống chỉ định
Clorocid 250mg được chống chỉ định với tất cả các bệnh nhân có tiền sử bị nhạy cảm hay quá mẫn với thành phần cloramphenicol và các thành phần khác của thuốc.
Ngoài ra thuốc còn được chống chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn thông thường, dự phòng nhiễm khuẩn, cảm lạnh và cúm.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Clorocid 250mg
Do tác dụng phụ của thuốc là gây rối loạn tủy xương nên cần thận trọng khi dùng thuốc, theo dõi nếu thấy các biểu hiện của tác dụng phụ đến máu thì cần dừng thuốc ngay lập tức.
Cần hiệu chỉnh liều dùng cho bệnh nhân bị suy gan và suy thận.
Đối với phụ nữ có thai:
Cloramphenicol có thể đi qua hàng rào nhau thai, nhiều báo cáo cho thấy nồng độ thuốc trong thai nhi bằng khoảng 30 đến 80% lượng thuốc có trong huyết tương của mẹ. Vì vậy bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và hại của thuốc và không sử dụng thuốc trong thời kì này.
Đối với phụ nữ cho con bú
Cloramphenicol có thể đi vào được sữa mẹ, gây nên tác dụng không mong muốn cho trẻ khi bú sữa của người mẹ có sử dụng thuốc (hội chứng xanh xám ở trẻ sơ sinh). Vì vậy bạn không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và hại của thuốc và có thể ngừng thuốc khi cho con bú hoặc không cho con bú khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng với các thuốc khác
Chloramphenicol gây phá hủy enzyme CYP450 do đó khi sử dụng đồng thời các thuốc bị chuyển hóa bởi enzyme này sẽ làm tăng nồng độ của các thuốc đó trong huyết tương và có thể làm tăng tác dụng cũng như độc tính của thuốc.
Chloramphenicol có thể ức chế hoạt tính các enzym của microsome do đó khi sử dụng đồng thời Clorocid với các thuốc Clorpropamid, Dicumarol, Phenytoin và Tolbutamid (bị chuyển hóa bởi các enzyme của microsome) sẽ làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương và tăng độc tính của thuốc.
Rifampicin và phenobarbital có thể làm giảm nồng độ của cloramphenicol trong huyết tương có cảm ứng các enzyme chuyển hóa chloramphenicol, vì vậy sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.
Cloramphenicol có thể làm chậm sự hấp thu một số thuốc có chứa sắt, vitamin B12 và acid folic khi sử dụng chúng đồng thời với nhau.
Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các thuốc mình đang sử dụng để tránh các tương tác không mong muốn khi sử dụng thuốc.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Clorocid 250mg
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều. Nếu có các biểu hiện quá liều cần dừng thuốc và đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế để được xử lí và điều trị kịp thời.
Nếu bệnh nhân quên liều bệnh nhân nên uống càng sớm càng tốt tuy nhiên nếu khoảng thời gian gần đến lần uống tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó vì có thể hay ra hiện tượng quá liều và uống liều tiếp theo như bình thường. Bệnh nhân có thể đặt báo thức cho các lần sử dụng thuốc để nhắc nhở việc sử dụng hoặc sắp xếp thời gian biểu để uống thuốc cho hợp lí.
Bạn nên báo cho bác sĩ về tiền xử bệnh để tránh hiện tượng quá liều.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một cách phù hợp nhất.