Thuốc Buloxdine ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị bệnh sốt, giúp giảm triệu chứng cảm cúm, điều trị đau mức độ nhẹ đến vừa. Sau đây, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Buloxdine hiệu quả.
Buloxdine là thuốc gì?
Thuốc Buloxdine 100mg/5ml được bào chế dưới dạng hỗn dịch uống. Buloxdine được sản xuất bởi Kolmar Korea được chỉ định trong điều trị đau vừa và nhẹ, giúp điều trị các triệu chứng của sốt, cảm cúm,.. đóng gói theo quy cách hộp 30 gói x 5 ml.
Thành phần
Trong mỗi gói 5ml Buloxdine có chứa:
Thành phần | Hàm lượng |
Ibuprofen | 100mg |
Tá dược | Vừa đủ. |
Cơ chế tác dụng của thuốc Buloxdine
Ibuprofen là thuốc thuộc nhóm NSAIDs có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Cơ chế tác dụng chính của Ibuprofen là do nó ức chế các prostaglandin synthetase dẫn đến ngăn cản quá trình tạo thành các thromboxan, prostaglandin và dẫn chất khác của COX. Ibuprofen cũng ức chế quá trình tổng hợp các prostacyclin ở thận và có khả năng gây ứ nước do làm giảm lưu lượng máu tới thận. So với aspirin, tác dụng hạ sốt của Ibuprofen mạnh hơn và tác dụng chống viêm giảm đau trong điều trị viêm khớp dạng thấp tốt.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Buloxdine
Buloxdine được dùng trong điều trị giảm sốt, gồm sốt sau khi gây miễn dịch, giúp giảm các triệu chứng của cảm cúm, điều trị đau nhẹ đến vừa như đau răng, họng, nha khoa, đau đầu, bong gân nhẹ, đau cơ, đau do thấp khớp.
Dược động học
- Hấp thu: Ibuprofen được hấp thu tốt sau khi uống tại ống tiêu hóa và đạt nồng độ tối đa trong huyết tương sau 1-2 giờ.
- Phân bố: Ibuprofen liên kết với protein huyết tương nhiều khoảng 99% với thể tích phân bố là 0,1 lít/kg.
- Chuyển hóa: Ibuprofen được chuyển hóa nhanh chóng ở gan thành dạng các dẫn xuất hydroxyl hóa và carboxyl hóa.
- Thải trừ: Ibuprofen được bài tiết nhanh qua nước tiểu khoảng 1% dưới dạng không chuyển hóa và 14% dưới dạng liên hợp với thời gian bán thải là 2 giờ.
Liều dùng – Cách dùng thuốc Buloxdine
Liều dùng
Thuốc hạ sốt Buloxdine 100mg/5ml có liều dùng như sau:
Người lớn và trẻ > 12 tuổi: 6-12 gói/ngày chia thành nhiều lần uống trong ngày, tối đa không > 24 gói/ngày.
Trẻ 3 tháng đến 12 tuổi:
- Giảm đau hạ sốt, giảm triệu chứng cảm cúm:
- Trẻ 3-6 tháng có cân nặng > 5kg: 2,5ml/lần tối đa 3 lần/ngày.
- Trẻ 6-12 tháng: 2,5ml/lần tối đa 3-4 lần/ngày.
- Trẻ 1-3 tuổi: 5ml/lần tối đa 3-4 lần/ngày.
- Trẻ 4-6 tuổi: 7,5ml/lần tối đa 3 lần/ngày.
- Trẻ 7-9 tuổi: 10 ml/lần tối đa 3 lần/ngày.
- Trẻ 10-12 tuổi: 15ml/lần tối đa 3 lần/ngày.
- Khoảng cách giữa các liều thường là 6-8 giờ, tối thiểu là 4 giờ.
- Giảm sốt sau khi gây miễn dịch: liều ban đầu 2,5 ml sau 6 giờ dùng thêm 2,5ml nữa nếu cần.
Cách dùng
- Buloxdine được dùng theo đường uống và nên uống Buloxdine cùng thức ăn hoặc sau khi ăn.
- Lắc kỹ trước khi dùng.
Chống chỉ định
Chống chỉ định Buloxdine cho:
- Người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Tiền sử quá mẫn với thuốc NSAIDs hoặc aspirin.
- Người loét hay xuất huyết tiêu hóa hoạt động.
- Người có tiền sử tái phát ít nhất 2 đợt khác nhau có bằng chứng cháy màu hay thấy loét.
- Người có tiền sử thủng đường tiêu hóa, chảy máu tiêu hóa liên quan đến NSAIDS.
- Phụ nữ có thai 3 tháng cuối.
- Suy tim nặng, suy gan/thận.
Tác dụng phụ
- Phản ứng quá mẫn: ngứa, nổi mề đay, thanh quản sưng, mặt, lưỡi sưng, tim đập nhanh, khó thở, hạ huyết áp, hen suyễn.
- Tiêu hóa: khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, đầy hơi,, táo bón, buồn nôn, loét dạ dày, xuất huyết hay thủng tiêu hóa, nôn ra máu, viêm dạ dày, viêm miệng loét, bệnh crohn, viêm đại tràng.
- Mắt: rối loạn thị giác.
- Thần kinh: viêm màng não, nhức đầu, trầm cảm, hôn mê.
- Thận: suy thận, phù nề, tăng ure huyết.
- Gan: rối loạn chức năng gan.
- Huyết học: rối loạn tạo máu, sốt, đau bụng, mệt mỏi, cúm, giảm bạch cầu, tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
- Da: phát ban, dị ứng da.
- Miễn dịch: mắc bệnh tự miễn.
- Tim mạch: suy tim, phù nề, cao huyết áp, nguy cơ huyết khối tim mạch.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Thuốc chống đông máu đường uống | Gây chảy máu dạ dày |
Aspirin | Tăng nguy cơ gây chảy máu dạ dày |
Thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu | Buloxdine làm giảm tác dụng của các thuốc này |
Lithi | Tăng nồng độ lithi huyết tương và giảm thải trừ lithi qua thận |
Kháng sinh nhóm quinolon | Tăng tác dụng phụ của kháng sinh nhóm quinolon |
Magie hydroxyd | Tăng hấp thu Buloxdine |
Thuốc nhóm NSAIDs | Tăng nguy cơ gây loét và chảy máu |
Ginkgo biloba | Tăng nguy cơ chảy máu |
Methotrexat | Tăng độc tính của Methotrexat |
Tacrolimus, Cyclosporin | Tăng nguy cơ nhiễm độc thận |
Mifepriston | Giảm tác dụng của Mifepriston |
Zidoyudin | Tăng nguy cơ độc tính huyết học |
Glycosid tim | Trầm trọng thêm suy tim |
Sulfonylure | Tăng nguy cơ hạ đường huyết |
Cholestyramin | Giảm hấp thu Buloxdine |
Các chất ức chế CYP2C9 | Tăng hấp thu Buloxdine |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Bệnh nhân cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện các biến cố tim mạch cho bệnh nhân dùng Buloxdine ngay cả khi bệnh nhân không có triệu chứng tim mạch trước đó.
- Để giảm nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ nên dùng Buloxdine ở liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
- Thận trọng khi dùng Buloxdine cho bệnh nhân cao tuổi, bệnh nhân suy tim, ứ dịch.
- Buloxdine làm tăng enzym transaminase trong máu nhưng thoáng qua và có khả năng hồi phục.
- Buloxdine có thể gây rối loạn thị giác như nhìn mờ nhưng sẽ hết khi ngưng dùng thuốc.
- Thận trọng và theo dõi việc dùng Buloxdine cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
- Bệnh nhân có acid phenylpyruvic niệu cần thận trọng khi dùng Buloxdine vì thuốc chứa aspartam.
- Theo dõi chặt chẽ nguy cơ chảy máu khi dùng Buloxdine cho bệnh nhân là trẻ sơ sinh thiếu tháng.
- Buloxdine có thể gây chống viêm hạ nhiệt làm che mờ các dấu hiệu của các bệnh khác.
- Thuốc Buloxdine có chứa sucrose, fructose vì vậy bệnh nhân bị rối loạn dung nạp đường, kém hấp thu glucose hay thiếu men chuyển hóa đường nên thận trọng khi dùng Buloxdine.
- Buloxdine chứa sorbitol có thể gây tác dụng nhuận tràng và khó chịu đường tiêu hóa vì vậy bệnh nhân nên thận trọng về những tác dụng này.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Không dùng Buloxdine cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú vì thuốc gây ức chế co bóp tử cung, chậm sinh và bài tiết vào sữa mẹ có thể gây ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh.
==>> Xem thêm thuốc khác: Thuốc Kidbufen-New có tác dụng gì, bao nhiêu tiền, mua ở đâu?
Lưu ý cho người lái xe, vận hành máy móc
Buloxdine gây bồn chồn, nhức đầum chóng mặt, ảnh hưởng cho người lái xe, vận hành máy móc.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc Buloxdine tại nơi có nhiệt độ không vượt quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để thuốc ở vị trí xa tầm mắt của trẻ.
- Hạn dùng Buloxdine là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Quá liều Buloxdine gây buồn nôn, đau bụng, nôn, thờ ơ, đau đầu, ngủ gà, cơn co cứng, co giật, ức chế thần kinh trung ương, hạ huyết áp, rung nhĩ, thở nhanh, nhịp nhanh, nhiễm toan chuyển hóa, tăng kali huyết, hôn mê, suy thận cấp, ngừng thở, suy hô hấp, ức chế hô hấp. Cách xử trí quá liều Buloxdine là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân ( gây nôn, rửa dạ dày, lợi tiểu, cho uống tẩy muối, than hoạt) nếu nặng cho bệnh nhân truyền máu hay thẩm tách máu. Theo dõi kiểm soát nguy cơ chảy máu dạ dày, hạ huyết áp, toan hóa máu cho bệnh nhân.
Quên liều
Khi quên liều thuốc Buloxdine, hãy dùng thuốc ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua liều đó nếu khoảng cách giữa các liều gần nhau. Tuyệt đối không dùng gấp đôi liều Buloxdine 1 lần, để tránh vượt quá liều tối đa.
Thuốc Buloxdine giá bao nhiêu?
Thuốc Buloxdine được bán ở nhiều nhà thuốc trên toàn quốc với giá cả dao động tuỳ thuộc vào từng nhà thuốc và nơi bán khác nhau. Hiện Nhà thuốc Ngọc Anh có bán giá thuốc Buloxdine như được đề cập ở trên, mời quý bạn đọc tham khảo.
Thuốc Buloxdine mua ở đâu uy tín?
Để mua các thuốc Buloxdine chính hãng, quý bạn đọc nên đến các cửa hàng uy tín hoặc tham khảo website nhà thuốc Ngọc Anh. Chúng tôi luôn cam kết về chất lượng và giao tận tay quý khách thuốc Buloxdine chính hãng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình đặt hàng, vui lòng liên hệ, để lại câu hỏi, nhân viên nhà thuốc sẽ giải đáp đến bạn.
==>> Xem thêm thuốc khác: Thuốc Bidivon là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu, có tác dụng gì?
Sản phẩm thuốc thay thế Buloxdine
Trường hợp thuốc Buloxdine không có sẵn, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thuốc sau đây:
- Ibuhadi 400mg do Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh sản xuất có thành phần Ibuprofen 400mg, có tác dụng giảm đau, cụ thể trong các trường hợp như: đau răng, đau bụng kinh. Xem thêm tại đây.
- Ibumed 400 do Công ty cổ phần dược phẩm Glomed có thành phần Ibuprofen 400mg có tác dụng giảm đau, hạ sốt. Xem thêm tại đây.
Ưu nhược điểm của thuốc Buloxdine
Ưu điểm
- Thuốc Buloxdine được sản xuất trên dây chuyền hiện đại khép kín, tiêu chuẩn sản xuất đáp ứng yêu cầu đề ra.
- Thuốc Buloxdine có liều dùng tương đối đơn giản, thời gian dùng gần bữa ăn, hạn chế việc quên liều cho bệnh nhân.
Nhược điểm
- Thuốc Buloxdine không được khuyến cáo cho người đang mang thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
Nguồn tham khảo
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Buloxdine. Tải file pdf tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Hằng Đã mua hàng
Buloxdine tác dụng hạ sốt tốt