Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Azopt tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Azopt là thuốc gì? Thuốc Azopt có tác dụng gì? Thuốc Azopt giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Azopt là thuốc gì?
Azopt là một sản phẩm của công ty ALCON LABORATORIES, INC, là thuốc dùng trong điều trị tăng áp lực nội nhãn, với các hoạt chất là Brinzolamide 1%. Một viên Azopt có các thành phần:
Brinzolamide 1%
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 lọ
Video: Thông tin thuốc Azopt – Nhà thuốc Ngọc Anh
Thuốc Azopt giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Azopt có 1 lọ 5 ml, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá … 1 hộp vào khoảng 140,000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Azopt là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Azopt tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Tác dụng
Hoạt chất Brinzolamide 1%: có tác dụng ngNQ tạo thuỷ dịch và làm giảm áp lực nội nhãn thông qua cơ chế ức chế enzym CA-II
Công dụng – Chỉ định
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh tăng áp lực nội nhãn
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Dạng hỗn dịch: Lắc kỹ lọ thuốc trước khi dùng
Liều dùng:
Liều dùng dành cho người lớn: mỗi ngày nhỏ 1 giọt thuốc, chia làm 2 lần trong ngày hoặc có thể mỗi ngày nhỏ 1 giọt, chia làm 3 lần trong ngày để để có hiệu quả cao hơn. Chú ý: Nếu dùng cùng lúc nhiều hơn một thuốc nhỏ mắt, các thuốc cần được nhỏ cách nhau ít nhất 10 phút.
Liều dùng dành cho người cao tuổi: mỗi ngày nhỏ 1 giọt, chia làm 2 lần trong ngày
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Azopt cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp người suy giảm chức năng gn thận
Không dùng thuốc cho bệnh nhân là trẻ chưa đủ 18 tuổi
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Azopt
- Thận trọng khi dùng thuốc trên phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú, chỉ nên dùng khi lợi ích điều trị cao hơn so với nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho người lái xe và điều khiển máy móc do thuốc có thể gây nhìn mờ tạm thời sau khi nhỏ mắt.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng phụ của thuốc Azopt
Tác dụng phụ thường gặp trên hệ giác quan: nhìn mờ, vị đắng, thay đổi vị giác (đắng và chua).
Tác dụng phụ ít gặp: Viêm bờ mí, viêm da, khô mắt, cảm giác dị vật, đau đầu, chứng sung huyết, khó chịu ở mắt, viêm giác mạc
Tác dụng phụ hiếm gặp: dị ứng, tức ngực, viêm kết mạc, ỉa chảy
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi vào cơ thể, thuốc có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác như: thuốc ức chế CA đường uống: salicylate liều cao
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Azopt
Quá liều: Đến hiện tại, vẫn chưa có số liệu báo cáo về quá liều khỉ sử dụng thuốc theo đường nhỏ mắt; quá liều đường uống có thể gây mất cân bằng điện giải, nhiễm toan và tác dụng trên hệ TKTW
Xử trí: Khi nhỏ mắt quá liều, cần rửa mắt với nước sạch để loại bỏ thuốc kết hợp điếu trị triệu chứng và hỗ trợ khi xảy ra quá liều. Chú ý theo dõi chặt chẽ pH máu và nồng độ chất điện giải trong huyết thanh (đặc biệt là kali)
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.