Thuốc Axolop là thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy với hoạt chất Loperamide. Tuy nhiên hiện nay thông tin về Axolop trên thị trường chưa đầy đủ. Qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Ngọc Anh xin được cung cấp thông tin về Axolop một cách đầy đủ nhất tới các bạn đọc.
Thuốc Axolop là thuốc gì?
Thuốc Axolop là thuốc dùng trong điều trị tiêu chảy cấp tính và mạn tính với hoạt chất Loperamide.
-Dạng bào chế: Viên nang cứng
-Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên
-Nhà sản xuất: Axon Drugs Pvt. Ltd.
-Số đăng ký : VN-15224-12
Thành phần
Mỗi viên Axolop có chứa các thành phần:
- Loperamide hàm lượng 2mg.
- Tá dược vừa đủ.
Cơ chế tác dụng của thuốc Axolop
Loperamide là một tác nhân tổng hợp có liên quan về mặt hóa học với thuốc phiện có đặc tính chống tiêu chảy. Loperamid làm giảm nhu động dạ dày-ruột do tác dụng trên cơ vòng và cơ dọc của ruột. Nó gây tác động lên các thụ thể mu-opioid của các cơ này và dẫn đến kích hoạt các chuỗi phân tử ở hạ nguồn đồng thời kích hoạt các các kinase của thụ thể G-protein từ đó gây ức chế hoạt động của dây thần kinh ruột.Một phần tác dụng chống tiêu chảy của nó có thể là do giảm tiết dịch dạ dày-ruột do liên kết với thụ thể opioid trong niêm mạc ruột. Ngoài ra Loperamide còn có khả năng liên kết với các tế bào thần kinh vận động có vai trò tiết dịch dưới niêm mạc, nhờ vậy hoạt động tiết dịch của niêm mạc bị ức chế khiến phân cứng và khô hơn.
Dược động học
- Hấp thu: Loperamid được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, tuy nhiên nó trải qua chuyển hóa lần đầu rộng khắp khiến sinh khả dụng của Loperamide < 1%. Nồng độ Loperamide tối đa trong huyết tương đạt được sau 5 giờ.
- Chuyển hóa: Loperamide bị chuyển hóa nhiều và rộng khắp cơ thể. Con đường chuyển hóa chính của Loperamide là qua trung gian CYP2C8 và CYP3A4 trải qua quá trình N-demethyl hóa oxy hóa tạo thành N-demethyl loperamid. Các chất chuyển hóa này không có hoạt tính.
- Phân bố : tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương của loperamid là khoảng 95%
- Thải trừ: Loperamid và các chất chuyển hóa của nó trong tuần hoàn toàn thân được bài tiết qua mật với nửa đời thải trừ là 9,1-14,4 giờ.
Công dụng – Chỉ định Axolop
Axolop có tác dụng điều trị cho bệnh nhân bị tiêu chảy cấp hay mạn tính.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Loperamid: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách sử dụng Axolop
Liều dùng
Liều dùng Axolop như sau:
- Người lớn:
- Tiêu chảy cấp : Liều khởi đầu Axolop 2 viên/lần/ngày , sau đó giảm liều Axolop xuống 1 viên/ lần sau khi đi tiêu chảy, tối đa chỉ uống Axolop trong 5 ngày.
- Liều thông thường: uống Axolop 3 – 4 viên/ngày, một ngày chỉ được uống tối đa 8 viên.
- Tiêu chảy mạn tính : uống Axolop 2 viên/lần , sau đó 1 viên/lần sau mỗi lần đi tiêu đến khi hết tiêu chảy.
- Liều duy trì: uống Axolop 1-2 viên/lần x2 lần/ngày , một ngày chỉ được uống tối đa 8 viên.
- Trẻ < 6 tuổi: Không dùng Axolop.
- Trẻ 6 – 8 tuổi: uống Axolop 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Trẻ 8 -12 tuổi: uống Axolop 1 viên/lần x 3 lần/ngày.
- Liều duy trì: uống Axolop 1 viên/lần sau mỗi lần đi tiêu chảy.
- Tiêu chảy mạn: Dùng Axolop theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
Cách dùng
Axolop uống như thế nào?
- Axolop dùng theo đường uống.
- Uống Axolop lúc nào? Uống Axolop sau khi đi tiêu chảy.
Chống chỉ định
Không dùng Axolop Loperamide cho những bệnh nhân:
- Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân bị hội chứng lỵ, bụng bị trướng.
- Trẻ em < 6 tuổi.
- Bệnh nhân bị viêm đại tràng màng giả.
- Bệnh nhân mắc viêm đại tràng nặng,
Bệnh nhân bị tổn thương gan.
- Khi bệnh nhân cần tránh bị ức chế nhu động ruột.
Tác dụng không mong muốn
Tác dụng phụ của Axolop như sau:
- Tác dụng phụ thường gặp: nôn, buồn nôn, táo bón, đau bụng,..
- Tác dụng phụ ít gặp: chóng mặt, nhức đầu, toàn thân bị mệt mỏi, nôn, miệng bị khô, trướng bụng.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: bệnh nhân bị dị ứng, tắc ruột do liệt.
Tương tác thuốc
Nếu dùng Axolop đồng thời với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm 3 vòng hay các phenothiazin thì sẽ làm tăng độc tính của Axolop.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Loperamid Capsules: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, giá bán
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Axolop
Lưu ý và thận trọng
- Thận trọng khi dùng Axolop cho bệnh nhân bị viêm loét đại tràng, chức năng gan suy giảm.
- Nếu bệnh nhân sau khi dùng Axolop 48 giờ mà không thấy có hiệu quả điều trị thì nên ngừng dùng thuốc.
- Trong quá trình sử dụng Axolop bệnh nhân cần được theo dõi:
- Theo dõi trướng bụng.
- Theo dõi nhu động ruột.
- Theo dõi lượng phân.
- Theo dõi nhiệt độ cơ thể ( thân nhiệt) của bệnh nhân.
- Axolop không được dùng để thay thế cho các liệu pháp bù nước hay điện giải đường uống.
- Axolop không có tác dụng điều trị thường quy tiêu chảy cho trẻ em.
Phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ
- Thời kỳ mang thai: Không nên dùng Axolop cho phụ nữ có thai vì chưa có đủ các nghiên cứu về việc dùng Axolop cho phụ nữ có thai.
- Thời kỳ cho con bú: Axolop có khả năng bài tiết rất ít vào sữa, có thể dùng Axolop liều thấp cho bà mẹ đang cho con bú.
Ảnh hưởng đối với công việc lái xe, vận hành máy móc
Thận trọng khi dùng Axolop cho người lái xe và vận hành máy móc vì Axolop có thể gây chóng mặt, mệt mỏi.
Bảo quản
- Để Axolop tránh xa tầm tay trẻ em, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để Axolop ở nơi có độ ẩm thấp, nhiệt độ dưới 30 độ và nơi thoáng mát.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
- Triệu chứng: táo bón, kích thích, suy hô hấp, suy thần kinh trung ương, bụng bị co cứng, tiêu hóa kích thích,nôn, buồn nôn ( tình trạng quá liều thường xảy ra khi bệnh nhân dùng khoảng Loperamide 60mg/ngày).
- Xử trí: cho bệnh nhân rửa dạ dày sau đó cho bệnh nhân uống 100g than hoạt qua ống xông dạ dày rồi theo dõi các dấu hiệu suy giảm thần kinh ở bệnh nhân. Nếu có thể thì tiền hành cho bệnh nhân tiêm 2mg naloxon đường tĩnh mạch đối với người lớn và 0,01mg/kg đối với trẻ nhỏ và có thể dùng nhắc lại nếu cần tuy nhiên liều phải < 10mg.
Quên liều
Nếu bạn quên liều Axolop thì cần dùng ngay khi nhớ ra, nếu gần liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và không dùng liều gấp đôi để bù liều đã quên.
Thuốc Axolop có tốt không?
Ưu điểm
- Axolop là thuốc được sản xuất bởi công ty nổi tiếng về dược phẩm của Ấn Độ- Công ty Axon Drugs Pvt. Ltd. Thuốc được nghiên cứu và bào chế bởi các chuyên gia y dược hàng đầu, được sản xuất theo dây chuyền hiện đại và đạt các tiêu chuẩn GMP-WHO.
- Axolop được bào chế dưới dạng viên nang cứng giúp bảo vệ dược chất Loperamide được giải phóng và tác dụng tại cơ quan đích giúp nâng cao hiệu quả điều trị tiêu chảy cấp và mạn.
- Axolop được đóng gói thành các vỉ tiện lợi để mang theo và dễ bảo quản.
- Hoạt chất Loperamide trong thuốc Axolop không chỉ gây ức chế nhu động dạ dày-ruột giúp giảm tiêu chảy mà con làm ức chế dịch tiết ở niêm mạc ruột khiến phân khô và cứng hơn.
Nhược điểm
- Hiệu quả Axolop nhanh hay chậm tùy vào từng đối tượng người dùng.
Thuốc Axolop giá bao nhiêu?
Hiện nay giá Axolop trên thị trường dao động tùy vào từng cơ sở bán và thời điểm diễn ra các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng mà có thể thay đổi khác nhau. Giá của Axolop đã được cập nhật ở đầu trang của Nhà thuốc Ngọc Anh, các bạn có thể tham khảo.
Thuốc Axolop mua ở đâu uy tín?
Axolop hiện nay được bán rộng rãi tại các nhà thuốc, bệnh viện, quầy thuốc trên toàn quốc, bạn có thể mua trực tiếp tại các cửa hàng gần nhà hoặc mua Axolop chính hãng tại Nhà thuốc Ngọc Anh qua hình thức mua trực tuyến bằng cách gọi vào số hotline 098572 9595 của Nhà thuốc để được nhân viên hướng dẫn cách đặt hàng.
Nguồn tham khảo
Thư viện Y khoa Quốc gia, Loperamide . pubchem.ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 22/12/2022.
Việt Đã mua hàng
Axolop tác dụng tốt, tôi dùng không gặp tác dụng phụ nào