Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Loperamid tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Loperamid là thuốc gì? Thuốc Loperamid có tác dụng gì? Thuốc Loperamid giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Loperamid là thuốc gì?
Loperamid là một sản phẩm của công ty DOMESCO, là thuốc dùng trong điều trị tình trạng tiêu chảy, với hoạt chất là loperamide hydrochloride . Một viên nén Loperamid có các thành phần:
Loperamid hydrochloride: 2 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Thuốc Loperamid giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Loperamid có 5 hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nang, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 50.000 vnđ/1 hộp 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Loperamid không phải là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc không cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Loperamid tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Loperamid do công ty MICRO LABS LIMITED sản xuất.
- Thuốc Loperamide Capsules B.p. 2mg do công ty M/S BRAWN LABORATORIES LTD sản xuất
Tác dụng
Hoạt chất loperamide hydrochloride: làm giảm thiểu triệu chứng tiêu chảy không đặc hiệu cấp hoặc mạn tính và hạn chế sự tiết dịch ở hồi tràng. Trên người, loperamid làm giảm lượng phân, tăng độ đặc của phân đồng thời giúp cơ thể giữ nước và điện giải. Loperamide là chất có khả năng hoạt hóa receptor opioid, kích thích các receptor µ tại ruột mà không làm ảnh hưởng lên TKTW. Cơ chế hoạt động của thuốc là kìm hãm hoạt động các đám rối tĩnh mạch, giảm nhu động cơ thành ruột. Trên cơ sở đó làm tăng lên thời gian lưu lại trong lòng ruột của các chất, tăng cường sự tái hấp thu nước và muối khoáng. Loperamide cũng giúp đại tràng nghỉ ngơi nhiều hơn và ức chế cung phản xạ dạ dày – đại tràng.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị các triệu chứng cho người gặp tình trạng tiêu chảy cấp và mạn tính.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Thuốc được bào chế dạng viên nang nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước ấm.
Liều dùng:
Liều dùng điều trị tình trạng tiêu chảy cấp: liều ban đầu 2 viên, sau mỗi lần đi ngoài lỏng phân uống 1 viên, dùng 1 ngày rối đa 8 viên thuốc, nếu sau 48 giờ sử dụng mà triệu chứng không thuyên giảm thì ngừng thuốc
Liều dùng điều trị tình trạng tiêu chảy mạn: liều ban đầu 2 viên, sau mỗi lần đi ngoài lỏng phân dùng 1 viên cho tới khi tình trạng bệnh được kiểm soát tốt, thời gian tiết theo uống ngày 2 lần, mỗi lần 1-2 viên.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Loperamid cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp phân lỏng lẫn máu, đi ngoài có kèm theo tăng thân nhiệt, nguyên nhân tiêu chảy là do nhiễm trùng (tả), tình trạng viêm đại tràng liên quan tới kháng sinh, bệnh nhân mắc bệnh lị cấp.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân táo bón, bệnh nhân đau bụng không kèm theo tiêu chảy.
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Loperamid
- Cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai và trong thời gian cho con bú.
- Sử dụng liều cao có thể dẫn đến tình trạng nhịp nhanh tâm thất đa hình, ngừng tuần hoàn, thậm chí tử vong.
- Người lái xe và vận hành máy móc không nên sử dụng thuốc này do thuốc có nguy cơ ảnh hưởng trên hệ thần kinh.
- Một số phản ứng quá mẫn có thể xảy ra bao gồm: sốc phản vệ, hồng ban đa dạng, mày đay, hội chứng Stevens-Johnson hay hoại tử biểu bì nhiễm độc.
- Ở người bệnh tiêu chảy cấp, nếu các triệu chứng không được cải thiện, thậm chí diễn biến xấu hoặc bụng phình ra trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc phải ngừng thuốc ngay.
- Trong quá trình điều trị nếu bênh nhân xảy ra táo bón, đau bụng, chướng bụng, phân lẫn máu thì không được tiếp tục sử dụng thuốc ; trường hợp cần tránh làm giảm nhu động cơ tại ruột (ví dụ phình đại tràng) không được sử dụng thuốc.
- Với đối tượng là người bệnh nhiễm hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), không được sử dụng khi có triệu chứng chường bụng; bệnh nhân mắc viêm đại tràng nhiễm trùng không được phép dùng.
- Cân nhắc điều trị bằng thuốc với người bệnh suy giảm chức năng gan; đề phòng tình trạng gây độc đối với TKTW.
- Sử dụng liều cao có nguy cơ làm tăng khoảng QT, nhịp nhanh tâm thất đa hình và các rối loạn nhịp thất khác, ngừng tim phổi, hôn mê; khi lạm dụng thuốc, loperamide có thể tăng cường đi qua hàng rào máu não, làm chậm sự chuyển hóa loperamide và tăng lên tác dụng hưng phấn trên hệ thần kinh.
- Khả năng đáp ứng với điều trị bằng loperamide ảnh hưởng bởi tình trạng mất nước (giảm đáp ứng biểu hiện rõ ở bệnh nhi nhỏ hơn 6 tuổi).
- Không dùng loperamide cùng các thuốc làm tăng lên khoảng QT: nhóm IA (quinidine, procainamide…) hoặc nhóm III (amiodarone, sotalol…), thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống rối loạn tâm thần (chlorpromazine, haloperidol, thioridazine, ziprasidone…), các kháng sinh (nhóm quinolone) và tất cả các thuốc được cho biết có khả năng kéo dài QT (pentamidine, methadone…).
- Không sử dụng thuốc đối với người bệnh có nguy cơ QT kéo dài hoặc khoảng QT dài bẩm sinh, người từng mắc rối loạn nhịp tim hoặc các bất thường khác liên quan đến tim, người cao tuổi hoặc những người bị rối loạn điện giải.
- Ở người bệnh dưới 6 tuổi, liều độc tiềm tàng là 0.4 mg/kg.
- Các trường hợp cần thận trọng nếu buộc phải sử dụng, cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Loperamid
- Toàn thân: suy kiệt, mệt mỏi.
- Trên da: nổi ban, ban mọng nước.
- Trên hệ thần kinh: hoa mắt, chóng mặt .
- Trên hệ tiêu hóa: khô miệng, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, táo bón, viêm tụy.
- Trên hệ tuần hoàn: phù mạch, kéo dài khoảng QT/QTc, xoắn đỉnh và một số rối laonj nhịp thất khác, ngừng tuần hoàn, hôn mê, có thể dẫn tới tử vong.
Tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn nếu gặp bất kì tác dụng không mong muốn nào.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Không dùng kết hợp với các thuốc có khả năng làm tăng thời gian của khoảng QT (xem phần Chú ý – Thận trọng).
Wafarin, aspirin: tăng nguy cơ xuất huyết.
2,4-thiazolidinedione, Acarbose, Acetohexamide: có thể làm tăng lên tần suất hoặc mức độ nặng của hạ nồng độ glucose trong máu.
Aceclofenac, Acemetacin: tăng tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của tăng nồng độ kali trong máu.
Acepromazine: tăng tần suất hoặc mức độ nặng của hạ huyết áp.
Acetyldigitoxin, Acetyldigoxin: tăng nồng độ trong huyết máu của hai thuốc này, có thể dẫn đến độc tính.
Alcuronium: giảm phản xạ thần kinh – cơ.
Thuốc ức chế TKTW (như thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1) và thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCAs): tăng tác dụng không mong muốn trên TKTW của loperamide.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Loperamid
Khi dùng quá liều thuốc, cần ngừng sử dụng thuốc ngay lập tức và đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và điều trị kịp thời.
Triệu chứng quá liều thường gặp có thể có: hoa mắt chóng mặt, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, thở chậm, khó tiểu tiện, ngất,.…
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.