Tác giả: Thầy thuốc ưu tú. Tiến sĩ dược học Nguyễn Đức Quang
Bài viết MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN BÀO CHẾ ĐÔNG DƯỢC trích trong chương 1 sách bào chế đông dược – giáo trình đào tạo dược sĩ đại học của trường Đại học Dược Hà Nội.
Y Dược học cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển trong quá trình dựng nước, giữ nước nên có nhiều kinh nghiệm phong phú, nhiều sắc thái trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Cũng như Y Dược học hiện đại, Ỵ Dược học cổ truyền sử dụng hai phương pháp: dùng thuốc và không dùng thuốc. Phương pháp dùng thuốc chữa bệnh chiếm tỷ trọng lớn trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh. Thầy thuốc chữa bệnh phải thực hiện bốn khâu chính: Lý, Pháp, Phương, Dược.
– Lý là vận dụng nhận thức lý luận cơ bản để xem xét cho được: tại sao mắc bệnh, bệnh ở đầu, bệnh nặng nhẹ ở mức độ nào. Từ việc vận dụng tri thức phân tích rõ bệnh tật và luận tìm ra được cách chữa tốt nhất gọi là biện chứng luận trị.
– Pháp: là căn cứ biện chứng luận trị mà xác lập phương pháp chữa bệnh: dùng thuốc hay không dùng thuốc hoặc kết hợp các phương pháp.
– Phương: là nghiên cứu xem nên dùng bài thuốc nào hay nhất, phù hợp nhất để chữa bệnh (còn gọi là sử phương).
– Dược: là sau khi sử phương để lựa chọn đơn thuốc đáp ứng yêu cầu chữa bệnh tốt nhất, nên gia giảm liều lượng và vị thuốc như thế nào, các vị thuốc được chế biến ra sao, bào chế phương thuốc theo dạng thuốc nào để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất gọi là dụng Dược.
Việc sử phương và dụng dược liên quan nhiều vấn đề: Các dạng phương thuốc, cách lập phương, cơ sở tác dụng chữa bệnh của dạng thuốc theo y lý đông y và theo y học hiện đại. Những phần này, chúng tôi cố gắng trình bày tóm tắt các nội dung có liên quan đến bào chế đông dược.
1. CÁCH LẬP PHƯƠNG THUỐC VÀ PHƯƠNG DƯỢC
1.1. Cách lập một phương thuốc
Lập một phương thuốc là một nội dung rất quan trọng, là kết quả trong bốn bước: lý, pháp, phương, dược. Phương thuốc theo y học cổ truyền còn được gọi là đơn thuốc hay phương dược.
Phương thuốc có nhiều Vị thuốc thường tổ chức theo quân, thần, tá, sứ:
“Quân” là một hay nhiều vị thuốc có tác dụng chính trong phương thuốc, có tác dụng chữa nguyên nhân gây bệnh hoặc triệu chứng chính của bệnh.
“Thần” là các vị thuốc có tác dụng hỗ trợ cho vị “quân” trong việc chữa nguyên nhân hay triệu chứng chính của bệnh.
“Tá” gồm các vị thuốc trong nhóm thuốc khác nhau, có tác dụng:
- Tham gia chữa các triệu chứng khác của bệnh.
- Làm giảm độc tính, tác dụng phụ của vị thuốc “quân, thần” trong phương thuốc.
“Sứ” là vị thuốc làm chức năng dẫn thuốc đến các bộ phận bị bệnh.
Cấu tạo một phương thuốc nhằm:
- Kết hợp điều trị nguyên nhân và triệu chứng.
- Phối hợp các vị thuốc theo cơ chế khác nhau nhằm tăng tác dụng chữa bệnh của thuốc.
- Làm giảm độc tính và tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Việc phối hớp các vị thuốc để xây dựng phương thuốc được gọi là phối ngũ. Khi phối ngũ, có thể xảy ra bảy tình huống khác nhau, gọi là thất tình hoà hợp:
a. Đơn hành: Dùng một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh, thường dùng với bệnh lý đơn giản (Thanh kim tán là dùng Hoàng kỳ chữa chứng phế nhiệt gây ho nhẹ ra máu; Độc sâm thang dung vị Nhân sâm để bổ khí thoát. )
b. Tương tu: Dùng hai vị trở lên có tác dụng giống nhau để nâng cao tác dụng của thuốc (dùng Thạch cao với Tri mẫu làm tăng tác dụng thanh nhiệt tả hỏa sinh tân Đại hoàng với Măng tiêu làm tăng tác dụng thanh nhiệt tả hạ).
c. Tương sứ: Hai vị thuốc có công dụng khác nhau, có tác dụng hỗ trợ nhau (Hoàng kỳ với Phục linh, Phục linh có tác dụng kiện tỳ lợi thuỷ, làm tăng tác dụng bổ khí lợi thuỷ của Hoàng kỳ. Hoàng cầm với Đại hoàng, Đại hoàng làm tăng tác dụng thanh nhiệt tả hoả của Hoàng cầm)
d. Tương uý (huý, uý): Muốn dùng vị thuốc mã có độc hoặc có tác dụng phụ không mong muốn, người ta thường dùng thêm vị thuốc khác có tác dụng làm giảm độc và giảm tác dụng phụ của vị thuốc đó (Bán hạ có độc gây ngứa, dùng Sinh khương để giảm độc gọi là Bán hạ úy Sinh khương).
e. Tương ố (ghét): Khi kết hợp hai thuốc sẽ làm giảm tác dụng của nhau (Nhân sâm ố La bạc tử, là làm giảm tác dụng bổ khí của Nhân sâm).
g. Tương sát: Dùng một thuốc làm tiêu trừ phản ứng trúng độc của vị thuốc kia (Phòng phong trừ độc của Thạch tín chế).
h. Tương phản: Khi kết hợp các vị thuốc sẽ có phản ứng kịch liệt với nhau (Ô đầu phản Bán hạ) .
Tương ố tương sát, tương phản chỉ mức độ đối kháng và ức chế khi kết hợp các vị thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, các thầy thuốc đã thống kê được 18 vị thuốc phản nhau:
+ Bối mẫu, Bạch cập, Bạch liễm, Bán hạ, Qua lâu nhận phản Thảo ô và Xuyên ô đầu.
+ Hải tảo, Hồng đại kích, Cam toại, Nguyên hoa phản Cam thảo.
+ Các loại sấm, Xích thược, Bạch thược, Tế tân phản Lê lô; nếu dùng chung có thể chết người.
Hiện nay, người ta đã bổ sung thêm 31 loại thuốc phản nhau:
Cám thảo phản Hải tảo, Đại kích, Cam toại; Nguyên hoa, Ô đầu, Phụ tử.
Thảo ô và Xuyên ô phản Bối mẫu, Bạch cập, Bạch liên, Bán hạ, Qua lâu bì, Qua lâu tử, Thiên hoa phấn.
Lê lô phản Nhân sâm, Sa sâm, Đơn sâm, Xích thược, Huyền sâm, Khổ sâm Bạch thược, Tế tân, Đảng sâm.
Có 19 vị thuốc sợ nhau:
Lưu huỳnh sợ Phác tiêu Thuỷ ngân sợ Phê sương
Uất kim SỢ Đinh hương Ba đậu sợ Khiên ngưu
Thảo ô, Xuyên ô sợ Tê giác Lang độc sợ Mật đà tăng
Nha tiêu sợi Tam lăng Nhân sâm sợ Ngũ linh chi
Quan quế sợ Thạch chi
Khi bào chế các vị thuốc này cần đặc biệt lưu ý và thường để xa nhau.
Với các vị thuốc tương phản, theo nguyên tắc là không thể dùng chung được, nhưng tùy theo khả năng phối ngũ của thầy thuốc mà vẫn được dùng chung trong một bài thuốc. Bài Cam toại Bán hạ thang, Trọng Cảnh đã dùng chung Cam toại và Cam thảo, với mục đích lợi dụng tác dụng đối kháng để kích thích công hiệu trục đờm ẩm. Muốn bài thuốc phù hợp với người bệnh, phải biết cách tăng giảm, thay đổi liều lượng của các vị thuốc hoặc thay đổi dạng thuốc.
Qua phần trình bày trên cho thấy một phương thuốc thường gồm 2 phần:
- Phần điều hoà cơ thể: Thực hiện điều hoà theo tính chất hư thực (hư thì bổ, thực thì tả) hoặc theo tính chất hàn nhiệt của bệnh (bệnh thuốc hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh thuộc nhiệt dung thuốc hàn …).
- Phần tấn công bệnh thường căn cứ vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mà chọn các vị thuốc chữa bệnh đó.
Thầy thuốc xem xét bệnh trạng của người bệnh, đối chiếu với lý luận (Lý). Từ bệnh trạng và lý luận tìm ra cách chữa (Pháp). Lựa chọn vị thuốc và bài thuốc, lập đơn thuốc (phương) theo các hướng công tấn bệnh tà hay bồi bổ chính khí để điều hoà âm dương; dọ đó thuốc phải có khí hay vị hoặc cả khí vị để tác dụng theo hướng trên.
1.2. Phương thuốc
1.2.1. Các dạng phương thuốc
+ Các thuật ngữ và nội dung thuật ngữ hiện nay
Thuốc Cổ phương, tân phương, gia truyền… được ghi rõ trong “Quy chế đánh giá tính an toàn và hiệu lực thuốc cổ truyền” của Bộ Y tế như sau:
– Thuốc cổ truyền là một vị thuốc sống hoặc chín hay chế phẩm thuốc được phối ngũ (lập phương) và bào chế theo phương pháp của y học cổ truyền từ một hay nhiều vị thuốc có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, có tác dụng chữa bệnh hoặc có lợi cho sức khỏe con người.
– Thuốc gia truyền là những môn thuốc, bài thuốc trị,một chứng bệnh nhất định có hiệu quả và nổi tiếng một vùng, một địa phương được sản xuất lưu truyền lâu đời trong gia đình
– Cổ phương là thuốc được sử dụng đúng như sách đồ cổ (cũ) đã ghi về: số vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, liều dùng, cách dùng và chỉ định của thuốc.
– Cổ phương gia giảm là thuốc có cấu trúc khác với cổ phương về: số vị thuốc, lượng từng vị, cách chế, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thầy thuốc trong đó cổ phương vẫn là cơ bản (hạch tâm).
– Tân phương (thuốc cổ truyền mới) là thuốc có cấu trúc khác hoàn toàn vối cổ phương về: Số vị thuốc, lượng từng vị, dạng thuốc, cách dùng, chỉ định.
Thuốc cổ phương được phép sản xuất và lưu thông mà không phải qua khâu tổ chức đánh giá tính an toàn, và hiệu lực; tuy vậy phải xác định thế nào là “Thuốc cổ phương”. Thuốc cổ phương thường được xác định bằng khoảng cách thời gian và tính lặp lại trong các sách vở cũ. Khoảng cách thời gian là 200 hay 300 năm hay hơn ?. Theo dược sĩ Trương Xuân Nam, Đại danh y Tuệ Tĩnh (1329- …) viết tập sách “Thập tam phương gia giảm”, ông đã vận dụng cách gia giảm vào một số đơn có phương nhất định để thông trị các bệnh phù hợp với người Việt Nam, ông đã sáng chế thêm bài “Bổ âm đơn” để chữa các chứng âm hư lao. Bài thuốc này được các thầy thuốc ưa dùng và viết lại trong các sách, được coi là một bài cổ phương. Các bài thuốc có tuổi đời ngắn hơn, có giá trị chữa chứng bệnh nào đó, có được gọi là cổ phương hay không cũng cần được xác định rõ.
Thuốc gia truyền thường có tuổi đời từ 100 đến 200 năm (3 đến 4 thế hệ) không được viết thành sách, thường được chuyển giao cho các thế hệ có mối quan hệ thân thiết trong dòng họ.
Các thuốc tân phương (nghiệm phương), thuốc gia truyền hay cổ phương gia giảm muôn được lưu hành trên thị trường nhất thiết phải tổ chức đánh giá tính an toàn và hiệu lực của thuốc,
Các phương thuốc thường gặp:
Tùy theo số lượng vị thuốc trong phương thuốc mà người xưa đặt ra: Cơ phương, ngẫu phương, phức phương.
- Cơ phương là dùng một vị thuốc (Độc sâm thang dùng cho trường hợp cấp cứu. Độc thánh tán là dùng vị Bạch cập chữa chứng phế ung).
- Ngẫu phương là trong bài thuốc có từ 2 đến 9 hoặc 10 vị thuốc.
- Phức phương thường phối hợp 2 hay 3 bài thuốc với nhau,
Trong tập “Dược phẩm vậng yếu” và “Y phương hải hội” của đại danh y Lê Hữu Trác có 233 phương thuốc từ 1 đến…10. vị thuốc, 49 phương thuốc có từ 11 đến 17 vị. Rất ít phương thuốc có trên 20 vị. Cuốn “Kim quỹ yếu lược tạm điển” của Vưu Tại Kinh thì đa số các hương thuốc chủ yếu từ 2 đến 6 vị thuốc. Các đơn thuốc cổ phương thường có ít số vị thuốc và liều lượng của các vị thuốc cũng rất thấp.
1.2.2. Liều lượng các vị thuốc trong phương thuốc
Các vị thuốc cổ truyền có khoảng cách liều lượng khá lớn. Liều lượng thường dùng ghi cụ thể trong các sách thuốc. Tuy nhiên, dù tính an toàn cao nhưng ỏ các liều khác nhau có tác dụng khác nhau nên không thể dùng thuốc tùy tiện được.
Ví dụ: Bạch truật dùng ở liều 8g đến 12g để chữa tiêu chảy, nêu dùng liều 30g đến 40g có tác dụng chữa táo bón; Hoàng kỳ có tác dụng lợi tiểu với liều trùng bình, liều thấp không có tác dụng nhưng liều cao làm cho lượng nước tiểu giảm.
Liều dùng khác nhau căn cứ vào: tính chất vị thuốc, sự phối ngũ trong bài thuốc; tùy thuộc vào bệnh tình (nặng hay nhẹ)ì, thể chất bệnh nhân (khoẻ hay yếu), từng nơi, từng mùa mà tính toán cân nhắc toàn diện mới quyết định được.
Phối hợp các thuốc trong điều trị để tăng tác dụng chữa bệnh hoặc làm giảm độc tính, giảm tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, lạm dụng sự phối hợp này sẽ gây ra nhiều tai biến; tỷ lệ tai biến thường ty lệ thuận với số thuốc phối hợp. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về thuốc Tây y: Số lượng thuốc phối hợp tối ưu nhớ một lần kê đơn là 1,5 thuốc. Nếu phôi hợp 8 loại, tỷ lệ tai biến có thể là 10 %; nếu dùng 16 loại tỷ lệ có thể là 40%. Kết quả phối hợp thuốc tây ở nước ta tương đối cao (6 đến 10 thuốc và chiếm hơn 30%) nên tai biến do dùng thuốc cũng khó tránh khỏi. Một số người cho rằng thuốc cổ truyền không độc và không có tác dụng phụ; nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy một số thuốc cổ truyền gây ra nguy CƠ trực tiếp hoặc gián tiếp có hại đến sức khoẻ con người. Hiện nay, số lượng và liều lượng các vị thuốc trong phương thuốc tăng (16 đến 18 vị); thuốc thang chiếm khối lượng lớn trong các dạng thuốc cổ truyền. Theo thống kê của Nguyễn Văn Đoàn: Dị ứng do thuốc cổ truyền chiếm 5,13 % trong tổng số dị ứng do dùng thuốc, xếp thứ ba sau kháng sinh và Corticoid. Dị ứng thuốc cổ truyền thường xuất hiện muộn: 11,6 ± 4,7 ngậy. Sự tăng số vị thuốc và liều lượng thuốc trong phương thuốc liên quan đến chiều hướng gia tăng tai biến; do đó cần phải có nghiên cứu kỹ hơn về sử dụng thuốc cổ truyền.
2. CHẤT LƯỢNG THUỐC, MỐI LIÊN QUAN GIỮA HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN VỚI TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN
2.1. Mối liên quan giữa các hợp chất thiên nhiên với tác dụng chữa bệnh của thuốc cổ truyền
– Dược học hiện đại nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của thuốc dựa vào hợp chất có tác dụng cụ thể; vì vậy, người ta cố gắng sử dụng các phương pháp phân tích hiện đại (vật lý, hoá học, phân lập, xác định cấu trúc hoá học…) để xác định chất có tác dụng trong dược liệu (Alcaloid, Tanin, tinh dầu, Anthraglycosid, Flavonoid,.. ). Thuốc cổ truyền thường xác định các chất sau:
+ Hoạt tính sinh học là hoạt tính liên quan đến sự thay đổi về chức năng cơ bản của động vật (hay tiêu bản động vật) khi cho thử nghiệm thuốc cổ truyền trên động vật đó.
+, Tác dụng điều trị là tính tác dụng: cồ liên quan đến việc cải thiện tình trạng sức khoẻ của người bệnh khi có sự tác động của thuốc cổ truyền.
+ Chất đặc trưng là một thành phần tự nhiên của thuốc cổ truyền, dùng làm tiêu chuẩn để xác định đảm bảo chất lượng cho chế phẩm thuốc cổ truyền. Chất đặc trưng không nhất thiết phải là chất có tác dụng sinh học, hay tác dụng điều trị của thuốc.
Trong các nhóm hợp chất trên, đáng chú ý là tinh dầu, Alcaloid, Flavonoid có nhiều trong thuốc cổ truyền (Trần bì, Sa nhân, Quế, Hương nhu, Bạc hà, Mã tiền, Hoàng liên, Hoàng bá, Phụ tử, Hoàng cầm, Hoàng kỳ … ). Một số thuốc cơ truyền có Alcaloid được xếp vào nhóm thuốc độc mạnh, có trong quy chế’ thuốc độc và cần lưu ý khi sử dụng. Các nhóm chất có tác dụng Antioxidant (Tỏi, Thiên thảo, nấm Linh chi, rau má, Hà thủ ô, bài thuốc Sinh mạch tán, thuốc bổ huyết, bổ âm, tân lương giải biểu…)? hay có tác dụng trên hệ thống miễn dịch….
Các chất trên phù hợp vối tác dụng dược lý của thuốc cổ truyền nhưng chưa giải thích được tất cả mối liên hệ giữa tác dụng chữa bệnh và hợp chất chiết ra. Ví dụ: các chất chiết từ Nhân sâm không có tác dụng như củ Nhân sâm…
Mỗi thành phần trong thuốc đều có tác dụng phối hợp với nhau. Ví dụ: khổ Hạnh nhẵn là thuốc chỉ khái bình suyễn; có người cho rằng dầu Hạnh nhân không chứa chất có tác dụng chỉ khái bình suyễn nên ép lấy dầu dùng vào mục đích khác; nhưng khổ Hạnh nhân ngoại chỉ khái bình suyễn/còn có tác dụng nhuận tràng thông tiện, là tác dụng của dầu. Theo lý luận Y Dược cổ truyền phế có quan hệ biểu lý với đại tràng nên đàm trọc ứ tắc, phế khí không thông sinh chứng ho suyễn kiêm bí đại tiện hoặc kiết lỵ. Ngược lại, đại tiện bí kết cũng gây ra phế khí suyễn mạn. Làm đại tiện thông thì ho suyễn cũng tiêu theo. Dùng khổ Hạnh nhân với tác dụng chỉ khái bình suyễn là chữa chính bệnh, tác dụng nhuận tràng thông tiện giúp cho ho suyễn bị tiêu trừ.
Trong một thuốc có nhiều thành phần hoạt chất, mỗi hoạt chất có tác dụng dược lý khác nhau; khi dùng ỏ liều nhỏ, thành phần có hoạt tính mạnh phát huy tác dụng; khi tăng liều, các thành phần khác cũng đạt đến liều tác dụng, do đó thuốc có tác dụng khác khi dùng ở liều nhỏ.
Ở những thuốc có các thành phần tác dụng đối kháng cùng tồn tại thì biểu hiện tác dụng khác nhau càng rõ rệt. Đại hoàng ỏ liều 0,05 g đến 0,03 g, thuốc cỗ tác dụng táo bón do lượng Tanin nhiều, có tác dụng thu liễm; trong khi đó Anthraglycosid lại quá ít không đủ tác dụng tẩy xổ; nhưng ở liều cao, Anthraglycosid đạt liều tác dụng nên Đại hoàng có tác dụng tảy số ỏ liều cao. Nếu tách chiết riêng các chất để nghiên cứu không hoàn toàn đánh giá được tác dụng của thuốc cổ truyền; vì vậy, thiết kế mô hình nghiên cứu cần thể hiện được đặc điểm riêng của thuốc cổ truyền.
Dược học cổ truyền xác định tác dụng của thuốc do khí, vị quyết định. Thuốc có khí hoặc vị khác nhau cho tác dụng khác nhau.
Tứ khí là bốn tính chất của thuốc mà ta cảm nhận được khi dùng thuốc: hàn (lạnh), lương (mát); nhiệt (nóng), ôn (ấm). Quy nạp tứ khí vào âm dương: hàn, lương thuộc âm; ôn, nhiệt thuộc dương.
Ngũ vị là năm mùi vị của thuốc mà vị giác của người dùng thuốc cảm nhận được. Thuốc cộ năm vị chính: tân (cay), cam (ngọt), toan (chua), khổ (đắng), hàm (mặn). Quy nạp ngũ vị vào âm dương: vị cay, ngọt, nhạt thuộc dương; chua, đắng, mặn thuộc âm.
Thuốc có vị cay tính ôn, tác dụng phát tán phong hàn trị chứng biểu phong hàn; vị cay tính lương có tác dụng phát tán phong nhiệt trị chứng biểu phong nhiệt.
Khí vị của thuốc cũng thay 4pi trọng quá trình sao tẩm chế biến (Sinh địa và Thục cha, Chích Hoàng kỳ và Hoàng kỳ, Cam thảo và Chích thảo…). Vì vậy, sử dụng thuộc có hiệu quả phải biết cả khí, vị và tập hợp các vị thuốc theo nguyên tắc phối hợp nhất định (quân, thần, tá, sứ).
Khí và vị cũng là một khái niệm tương đối trừu tượng nên nhiều thuốc có khí và vị giông nhau những tác dụng khác nhau. Ví dụ: Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm đều cùng là thuốc đắng hàn có tác dụng thanh nhiệt tả hoả; nhưng Hoàng liên có tác dụng táo thấp, Hoàng cầm có tác dụng thanh phế chỉ khái, Hoàng bả có tác dụng lợi thấp thoái hoàng.
Vị của thuốc tạo ra do tỷ lệ các chất hoá học có trong thuốc. Nếu nhiều chất cay ngọt và ít chất chua đắng mặn thì thuốc có khí ôn hoặc nhiệt, đều thuộc dương; ngược lại nhiều chất chua đắng mặn và ít chất cay ngọt sẽ thành thuốc hàn hoặc lương, đều thuộc âm; nên khí và vị cũng có thể cụ thể hoá được bằng tỷ lệ các chất có trong thuốc cổ truyền.
Ví dụ: Hoàng liên, Hoàng bá đều là thuốc hàn lương, có các Alcaloid tương đối giống nhau, nhưng tỷ lệ các chất khác nhau nên mức độ hàn lương có khác nhau và chữa bệnh ở các vị trí khác nhau; nếu tâm nhiệt dùng Hoàng hên, bàng quang nhiệt dùng Hoàng bá….
Đa số thuốc cổ truyền chứa tinh dầu có vị cay thuộc nhóm ôn nhiệt (Quế, Gừng, Bạch chỉ, Tía tô, Khương hoạt, Đương quy, Xuyên khung, Ngô thù du, Hậu phác, Mộc hương, Địa liền, Ngải diệp, Trần bì…). Một số thuốc có tinh dầu thuộc nhóm lương (hơi hàn): Mẫu đơn bì, Cúc hoạ, Liên kiều, Bạc hà, Trắc bách …; do trong các dược liệu này thường có thêm các flavonoid, Glycosid và tinh dầu dễ bay hơi. Thuốc ngọt và bình thường có nhiều Protid, Acid amin và Vitamin hơn các vị thuốc cây ôn và đắng hàn Thuốc chua chát thường có nhiều Tanin và Acid hữu cơ. Thuốc mặn thường là các loài tảo có Iod và muối vô cơ. Thuốc có vị đắng thường có tinh dầu, Alcaloid …
Thuốc cổ truyền có tác dụng tại một số vị trí nhất định, gọi là quy kỉnh. Phần lớn thuốc hàn lương có tác dụng lợi tiểu và chống dị ứng. Gác thuốc hàn lương làm giảm hoạt động của thần kinh giao cảm, thuốc ôn nhiệt làm tăng hoạt động thần kinh giao cảm. Lục Quang Vỹ khảo sát sự phân bố các thành phần hữu hiệu trong 23 loại thuốc theo quy kinh: 14 loại có sự thống nhất với quy kinh (61 %), 6 loại phân bố gần với quy kinh (26 %), có 3 loại không liên quan đến quy kinh (13%). Điều đó cho thấy: Thành phần hữu hiệu của thuốc tác dụng có chọn lọc trên cơ sở quy kinh. Có tác giả cho rằng; Học thuyết quy kinh của Đông y gần giống học thuyết thụ thể của dược lý học hiện đại; nghĩa là trên bề mặt hoặc trong tế bào có các thụ thể: Thụ thể hàn lương/thụ thể ôn nhiệt….; thuốc và thụ thể tương ứng có ái lực khá mạnh, sự kết hợp đó quyết định hiệu lực của thuốc. Khái niệm âm dương trùng hợp với thuyết nhị phân đang ứng dụng trong toán học, tin học và kỹ thuật số hiện nay….
Sự giao thoa giữa khí vị và tỷ lệ các chất hoá học có trong thuốc cho phép chúng ta dung các kỹ thuật hiện đại (sắc ký lỏng hiệu năng cao, sắc ký khí …) để kiểm tra và giám sát thành phẩm thuốc cổ truyền đang được lưu hành.
2.2. Chất lượng thuốc
Dược học hiện đại và dược học cổ truyền giải thích tác dụng của thuốc theo quan điểm riêng của mình, nhưng chưa lý giải đầy đủ tác dụng chữa bệnh của thuốc. Nghiên cứụ các đơn cổ phương có cùng số vị thuốc, nhưng liều lượng khác nhau cho tác dụng khác nhau ỗ trong bảng 1.1.
Bảng 1.1: Các đơn cổ phương có cùng số vị thuốc
Tên bài thuốc | Liều lượng của vị thuốc (g ) | Tác dụng chữa bệnh của bài thuốc | ||
Đại hoàng | Hậu phác | Chỉ thực | ||
Tiểu thừa khí thang | 16 | 08 | 12 | Tả nhiệt, nhuận tràng |
Hậu phác tam vật thang | 08 | 32 | 12 | Đau bụng, viêm ruột, kiết lỵ, táo bón |
Hậu phác đại hoàng thang | 20 | 20 | 12 | Có nước ở màng phổi, màng tim |
Bảng 1.1. cho thấy: Các vị thuốc phải có chất lượng rất ổn định nên đã tạo ra tỷ lệ các chất khác nhau để có tác dụng chữa bệnh khác nhau. Việc sắp xếp các vị thuốc công tán bệnh tà, bồi bổ chính khí và điều hoà âm dương thực chất tạo ra tỷ lệ các chất hoá học có tác dụng chữa một bệnh cụ thể, như một đơn thuốc hay phác đồ điều trị của Y dược học hiện đại.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả trong y học hiện đại có liên quan đến thuốc cổ truyền một cách rõ nét:
- Phối hợp các vị thuốc trong điều trị (đơn thuốc).
- Dược động học của thuốc dùng theo đường uống (liều lượng, cách dùng, thời gian dùng thuốc).
- Sử dụng thuốc cho người già, phụ nữ có thai, trẻ em, người bị bệnh gan hay bệnh thận…
Khi đưa một dược chất vào sử dụng, dược học hiện đại nghiên cứu kỹ về dược động học (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ), được phản ánh qua các thông số dược động học (diện tích dưới đường cong, thể tích phân bố, hệ số thanh thải, thời gian bán thải). Trong các yếu tố này, diện tích dưới đường cong biểu diễn nồng độ chất còn hoạt tính trong máu theo thời gian bằng đường uống, thể hiện ỏ đồ thị 1.1:
Mô hình này liên quan đến thuốc sắc vì thuốc sắc là dạng thuốc dùng theo đường uống. Thuốc sắc là dạng thuốc cổ truyền dùng uống trực tiếp nên nồng độ thuốc có tác dụng sẽ tăng nhanh trong máu như đồ thí mẫu trên. Thuốc có phạm vi tác dụng càng rộng thì càng an toàn và ngược lại. Nếu uống thuốc sắt có khối lượng các vị thuốc vượt quá quy định chung, làm nồng độ thuốc trong máu vượt quá giới hạn có tác dụng sẽ gây ngộ độc. Tăng số vị thuốc là tăng nồng độ thuốc có tác dụng, đồng thời cũng tăng các chất có tác dụng không mong muốn; kết quả gây ngộ độc và sẽ gây nhiều tai biến.
Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy tài liệu nào nghiên cứu về dược động học của thuốc cổ truyền; nhưng qua những điểm chung trên, có thể dùng đồ thị này để giải thích mối liên quan giữa Số lượng, khối lượng các vị thuốc trong phương thuốc, cách dùng, thời gian dùng và xem xét tính an toàn, hiệu quả của thuốc cổ truyền, đặc biệt là thuốc sắc.
Hiện nay, khi dùng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong nghiên cứu thuốc cổ truyền, người ta thường căn cứ vào thành phần có tác dụng sinh học được phân bố trong các cơ quan nội tạng nhiều hay ít bằng cách dùng đồng vị phóng xạ, phóng xạ tự hiện ảnh hay kỹ thuật quang phổ hấp thụ nguyên tử để phân tích các nguyên tố vi lượng; hoặc quan sát tác dụng dược lý trên súc vật thí nghiệm để xác định thuốc có tác dụng vào bộ phận đó (quy kinh).
Những phân tích sinh hoá học hiện đại tuy chưa lý giải hoàn toàn môi liên quan giữa tác dụng thuốc đông dược với các chất chiết ra, nhưng rất có ích cho:
+ Giải thích phần nào tác dụng dược lý của thuốc với sự có mặt của các hợp chất thiên nhiên (tinh dầu, Alcaloid, Antioxidant…).
+ Góp phần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng thuốc (định tính, định lượng, xác định phổ trong sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao, sắc ký khí …, xác định thuốc thật thuốc giả với sự có mặt của các chất nhữ những chất đặc trưng).
+ Xây dựng kỹ thuật bào chế phù hợp với thuốc lấy khí và lấy vị, lựa chọn cách dùng đảm đảm an toàn và hiệu quả.
Kết quả tìm hiểu mối quan hệ giữa các hợp chất thiên nhiên và tác dụng chữa bệnh của thuốc cổ truyền cho thấy:
Tác dụng của thuốc cổ truyền phụ thuộc vào khí vị. Khí vị của thuốc là do tỷ lệ các chất có tác dụng sinh học trong thuốc tạo nên. Tỷ lệ các chất có trong thuốc phụ thuộc vào chất lượng dược liệu, cách sao tẩm chế biến và kỹ thuật bào chế. Vì vậy ổn định chất lượng dược liệu, thống nhất quy trình sản xuất và cách sử dụng là yếu tố quan trọng để sử dụng thuốc cổ truyền hiệu quả và an toàn.