Một số hướng dẫn khi sử dụng thuốc viên có dạng bào chế đặc biệt

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Một số hướng dẫn khi sử dụng thuốc viên có dạng bào chế đặc biệt

Biên soạn: Thạc sĩ – Dược sĩ Lương Thị Thanh Huyền, Khoa Dược, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Hiệu đính: Tiến Sĩ – Dược sĩ Nguyễn Tứ Sơn, Bộ môn Dược lâm sàng, Trường Đại học Dược Hà Nội.

1. Các dạng thuốc viên thường gặp

Thuốc viên có thể bào chế theo rất nhiều cách sử dụng, bao gồm viên đặt trong má, viên đặt dưới lưỡi, viên ngậm, viên nhai, viên pha hỗn dịch …cách phân loại này giúp bệnh nhân hiểu nhanh được phải dùng thuốc như thế nào.

Một số viên nén đặc biệt kéo dài tác dụng hoặc tránh phá hủy thuốc như viên giải phóng chậm, giải phóng kéo dài, viên trì hoãn giải phóng, viên bao tan trong ruột, viên bao có kiểm soát giải phóng… Theo các phân loại này, người ta chia thành 3 loại chính:

  • Viên phóng thích hoạt chất tức thời (viên quy ước): gồm các viên uống thông thường, tan trong dạ dày, viên ngậm, đặt dưới lưỡi, nhai, viên sủi,… các viên này giải phóng nhanh và hoàn toàn sau khi uống hoặc được hòa tan rồi uống, vì thế thời gian tác dụng thường ngắn (4-8 giờ).
  • Viên phóng thích hoạt chất trễ: là viên không giải phóng ngay mà đến một thời điểm hoặc vị trí nào đó viên mới bắt đầu giải phóng và tốc độ giải phóng nhanh như viên quy ước, tiêu biểu cho nhóm này là viên bao tan trong ruột sử dụng cho thuốc kém bền với acid dịch dạ dày nên cần được bảo vệ bằng màng bao, khi xuống đến ruột non mới bắt đầu giải phóng.
  • Viên phóng thích hoạt chất biến đổi: gồm các viên giải phóng kéo dài (thời gian tác dụng tối thiểu phaải gấp đôi viên quy ước) thường sử dụng các tá dược khác kéo dài thời gian giải phóng dược chất, có thể kết hợp phóng thích chậm với phần liều duy trì và phóng thích nhanh với liều khởi đầu hoặc giải phóng theo đợt

Tại Bệnh viện đã ban hành Danh mục thuốc không nhai bẻ nghiền và được cập nhật hằng năm, vì thế ở bản tin này chỉ tập trung vào các dạng bào chế còn lại.
Các dạng bào chế này bao gồm: viên ngậm dưới lưỡi, viên nhai, viên phân tán… Các loại viên này ngoài cách uống thông dụng nhất là nuốt nguyên viên, còn có thể sử dụng bằng các cách như sau:

Bảng 1: Cách sử dụng một số thuốc viên sử dụng đặc biệt

Dạng bào chế Đặc điểm Tên thuốc
(Hoạt chất)
Cách sử dụng
Viên phân tán trong miệng Thường cho tác dụng nhanh và hoàn toàn, hiệu quả ở liều thấp, ít kích ứng, thuốc kém bền, hoặc cần tác dụng nhanh
– Vị trí tác dụng là khoang miệng, dưới lưỡi.
Nykob 5mg
(Olanzapin)
– Đặt thuốc trong miệng tại vị trí dễ dàng được hoà tan bởi nước bọt, nuốt thuốc.
Hoà tan trong một ly nước đầy hoặc trong ly đồ uống thích hợp khác (nước cam, táo, sữa hay cà phê) và dùng ngay sau khi chuẩn bị
Trosicam 7,5mg
(Meloxicam)
– Đặt viên thuốc trên lưỡi, không nhai hay nuốt viên thuốc chưa tan, để hoàn tan chậm trong miệng trong 5 phút, sau đó uống với 240ml nước (có thể bẻ đôi viên)
Viên nén nhai – Rã nhanh trong khoang miệng, tan nhanh trong dạ dày, phù hợp cho thuốc cần sử dụng liều lớn, không thể nuốt toàn bộ viên
– Viên có thể nhai, nuốt hoặc nghiền và trộn với thức ăn
Singulair 4mg
Montelast 4mg
Kipel 4mg

(Montelukast natri)
Dùng đường uống, ngậm hoặc nhai, nghiền và trộn với thức ăn.
Ironkey
(Sắt (III) hydroxid polymaltose + Acid folic)
Biviantac
(Magnesi hydroxyd + Nhôm hydroxyd + Simethicon)
Viên sủi – Không uống trực tiếp mà phải phân tán, hòa tan trong nước tạo thành dung dịch, hỗn dịch, phóng thích CO2 từ phản ứng NaHCO3 + acid tartric/acid citric – dung dịch thu được thường có vị chua nhẹ.
– Thường cho tác dụng nhanh, tăng sinh khả dụng.
– Dạng bào chế này yêu cầu bảo quản ở môi trường có độ ẩm thấp cần vật chứa, vật liệu chống ẩm, khó bảo quản.
Partamol 500mg
Panadol 500mg

(Paracetamol)
Hòa tan vào trong một lượng nước nhất định (100 – 200ml), uống ngay sau khi viên nén sủi bọt hoàn toàn
Bodycan
Calcium Stella

(Canxi Carbonat)
Savi Drinate (Alendronat)
Viên phân tán trong nước – Thường phối hợp với các chất điều vị, tạo mùi dễ chịu, ưu điểm giống như viên sủi, khắc phục được các nhược điểm của viên nén.

– Viên thuốc được hòa với 1 lượng nước nhất định (5 – 50ml tùy theo nhà sản xuất) đợi 30 – 60 giây đến viên rã hoàn toàn

Trifene
(Ibuprofen)
Hòa và phân tán viên thuốc trong 50ml nước rồi uống ngay
Betadolac
(Etodolac)
Oceritec 80/25
(Telmisartan + hydrochlorothiazid)
Ocetebu
(Bambuterol)
Ocethizid 5/12,5
(Enalapril + Hydrochlorothiazid)
Ocebaten
(Ebastin)
Chymodk
(Alpha chymotrypsin)
3BTP
(Vitamin B1 + Vitamin B6 + Vitamin B12)
Cubabute
(Ceftibuten)
Ocerewel
(Vitamin B1 + Vitamin B6 + Vitamin B12 )
Ocepred
(Methyl prednisolon)
Ocevesin DT
(Alverin citrat )
Ocedio 80/12,5
Ocedio 160/25

(Valsartan + hydrochlorothiazid)
Gonzalez-125
Gonzalez-500

(Deferasirox)
Ocebiso
(Sulfamethoxazol + trimethoprim)
Viên nang cứng chứa vi hạt Thuốc chứa vi hạt (pellet) là các hạt thuốc nhỏ có dạng hình cầu/gần hình cầu (0, 25 – 1, 5mm). Khi viên rã tại dạ dày sẽ giải phóng các pellet, thuốc dễ dàng phân tán đều khắp dạ dày, hạn chế tác dụng kích ứng tại chỗ, giảm bớt nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày Nexium Mups
(Esomeprazol)
Thả viên thuốc vào 30ml nước, khuấy đều cho viên thuốc tan hết rồi để vài phút cho đặc lại, uống trong vòng 30 phút.

2. Ảnh hưởng của nước uống đến hấp thu thuốc

Loại nước, lượng nước dùng để uống thuốc đều có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc do có thể làm thay đổi mức độ hoặc tốc độ hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ của thuốc. Nhiều trường hợp thậm chí gây ngộ độc cho người dùng. Lượng nước cần để uống thuốc phụ thuộc vào dạng bào chế và bản chất của dược chất.

Đối với thuốc có kích thước lớn hoặc viên nang: Uống thuốc với lượng nước không đủ có thể làm thuốc lắng đọng tại thực quản dễ gây kích ứng, loét thực quản (nhất là với bệnh nhân nặng, không thể ngồi một thời gian sau khi uống thuốc hoặc người cao tuổi, thành thực quản khô do lượng dịch tiết ít). Bên cạnh làm thuốc không xuống được vị trí hấp thu, uống thuốc với quá ít nước có thể làm giảm độ tan dược chất, giảm khả năng hấp thu và gây ra tác dụng bất lợi trong một số trường hợp. Thuốc giảm đau chống viêm phi steroid (NSAID) thường được sử dụng như aspirin, ibuprofen và naproxen nếu được uống với ít nước làm tăng nguy cơ gây kích thích thực quản hoặc dạ dày hoặc thậm chí gây loét, thủng dạ dày.

Với thuốc có tác dụng chậm: Ngược lại, với một số thuốc dạng viên giải phóng chậm hoặc viên bao tan trong ruột, nếu uống với quá nhiều nước có thể làm thuốc di chuyển quá nhanh trong lòng ống tiêu hóa và ra ngoài trước khi được hấp thu tại vị trí tối ưu.
Trong hầu hết trường hợp, nước đun sôi để nguội là đồ uống thích hợp nhất vì không gây ra tương kỵ hay tương tác thuốc nào khi hòa tan thuốc. Tốt nhất hãy ngồi dậy khi nuốt thuốc và không nằm sớm hơn 30 phút sau khi uống thuốc.

3. Kết luận

– Tùy theo mục đích và đối tượng sử dụng, cần lựa chọn đúng dạng bào chế để đảm bảo cho việc sử dụng và tuân thủ thuốc đem lại hiệu quả điều trị như mong đợi.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, tìm kiếm thông tin về lượng nước nên uống với thuốc là ít hay nhiều. Lượng nước để uống thuốc sẽ tùy thuộc vào loại thuốc cần uống và các bệnh lý mắc kèm. Nếu không chắc chắn về lượng nước nên uống, cần hỏi dược sĩ hoặc nhân viên y tế khác.

Tài liệu tham khảo 

1. Florence, A. T. , & Siepmann, J. (Eds.). (2009). Modern Pharmaceutics Volume 1: Basic Principles and Systems. CRC Press, p. 123, p. 482 -484.

2. Lüllmann, H. , & Mohr, K. (2005). Color atlas of pharmacology. Georg Thieme Verlag, p. 8 – 10.

3. Skidmore-Roth, L. (2019). Mosby’s 2019 Nursing Drug Reference E-Book. Elsevier Health Sciences.

4. Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, NXB Y học, Kỹ thuật bào chế Pellet.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here