Bệnh quai bị: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả theo BMJ

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bệnh quai bị: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả theo BMJ

Nhà thuốc Ngọc Anh – Bài viết Bệnh quai bị: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả theo BMJ. Để tải file PDF, mời các bạn click vào link ở đây.

Tóm tắt

◊ Dấu hiệu của nhiễm khuẩn là sưng và viêm một hoặc cả hai tuyến mang tai (viêm tuyến mang tai).

◊ Các biến chứng nghiêm trọng hơn của bệnh quai bị, như viêm màng não, viêm não và viêm tinh hoàn, có thể xảy ra mà không có biểu hiện viêm tuyến mang tai, có thể gây trì hoãn việc chẩn đoán chính xác bệnh.

◊ Thông thường chỉ có thể chẩn đoán dựa trên các đăc̣ điểm lâm sàng đặc trưng của viêm tuyến mang tai và tiền triệu. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm dựa trên xác nhận huyết thanh hay nước bọt, phát hiện axit nucleic của vi-rút, hoặc phân lập vi-rút từ chất dịch cơ thể.

◊ Điều trị dựa theo triệu chứng, và có thể ngăn ngừa bệnh chủ yếu bằng cách tiêm chủng theo lịch.

◊ Vắc-xin quai bị được sử dụng hầu như là phổ biến tại các nước phát triển, là một phần của vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella). Các đợt bùng phát rải rác đã xảy ra trong các quần thể có tỷ lệ chủng ngừa cao, dẫn đến nhận định rằng hiệu lực của vắc-xin có thể không cao như dự kiến ban đầu và chính sách tiêm vắc-xin cần được xem xét lại, có thể cần sử dụng đến 3 liều.

Thông tin cơ bản

Định nghĩa

Quai bị là một bệnh nhiễm khuẩn toàn thân cấp tính do paramyxovirus RNA gây ra.[1] bệnh lây lan do hít phải những giọt nước bọt trong không khí và trước khi xuất hiện vắc-xin quai bị, bệnh thường ảnh hưởng đến trẻ em đang ở độ tuổi đi học.[2] Thông thường, quai bị gây sưng tuyến mang tai, các tuyến nước bọt khác, màng não, tuyến sinh dục, và tuyến tụy cũng thường bị ảnh hưởng.[1]

Dịch tễ học

Trước khi vắc-xin được đưa vào sử dụng, quai bị chủ yếu xảy ra ở trẻ em, với số lượng ca bệnh cao nhất là ở trẻ em từ 5 đến 9 tuổi.[2] Trong một đánh giá về các khảo sát huyết thanh trên toàn thế giới để đánh giá khả năng miễn dịch đối với quai bị, 50% trẻ em từ 4 đến 6 tuổi và 90% trẻ em từ 14 đến 15 tuổi có huyết thanh dương tính, cho thấy rằng gần như tất cả mọi người trong quần thể không tiêm vắc-xin sẽ bị nhiễm bệnh. Ở các nước không có chương trình tiêm vắc-xin kháng vi-rút quai bị, tỷ lệ mắc mới luôn cao, với đỉnh dịch xảy ra 2 đến 5 năm một lần.[3]

Tại châu Âu, vắc-xin MMR được đưa vào sử dụng đã giúp làm giảm tỷ lệ mắc mới bệnh quai bị; ví dụ, tại Phần Lan không còn bất cứ ca bệnh trong nước nào.[7] Tại Anh Quốc, các ca bệnh thường xảy ra ở những người lớn tuổi không tiêm vắc-xin. Tại Anh trong năm 2017, 1550 ca bệnh quai bị đã được báo cáo và hơn 70% trong số ca bệnh này xảy ra ở những người trên 15 tuổi.[8]

Tại Hoa Kỳ, sau khi vắc-xin quai bị được đưa vào sử dụng từ năm 1967, ban đầu tỷ lệ mắc mới bệnh quai bị đã giảm 99%. Sau đó, các đợt bùng phát bệnh quai bị được báo cáo từ năm 1986 đến năm 1987 ở những người vượt ngoài độ tuổi áp dụng chương trình tiêm chủng vắc-xin quai bị bắt buộc trước khi nhập học. Các đợt bùng phát này dẫn đến sự điều chỉnh trong hướng dẫn tiêm vắc-xin để áp dụng cho cả trẻ em và trẻ vị thành niên ở độ tuổi đại học.[9] Kết quả là đạt được tỷ lệmắc bệnh quai bị thấp lịch sử và mục tiêu đề ra là loại bỏ bệnh quai bị vào năm 2010.[10] Tuy nhiên, trong năm 2006, Hoa Kỳ có 6584 ca bệnh quai bị được báo cáo. Hầu hết các ca bệnh xảy ra ở miền trung tây và ở những người tuổi từ 18 đến 24 đang theo học tại các trường cao đẳng đại học. Ngoài ra, hầu hết các ca bệnh xảy ra ở những người đã được tiêm vắc-xin. [11] Mặc dù số người mắc bệnh quai bị tại Hoa Kỳ đã giảm từ năm 2006 đến năm 2013 (xuống còn 181 ca bệnh vào năm 2013), số ca bệnh đã lại tăng lên một lần nữa, lên đến 6369 vào năm 2016.[12]

Không có sự chênh lêc̣ h trong tỷ lệ bệnh quai bị giữa nam và nữ. Tuy nhiên, nam giới có nhiều khả năng có biến chứng hơn, cụ thể là biến chứng thần kinh.[2]

Bệnh căn học

Vi-rút quai bị là vi rút RNA sợi đơn và là thành viên của chi Paramyxovirus. Đó là một loại vi-rút có vỏ bọc bao gồm protein nền và 2 glycoprotein bề mặt. Glycoprotein, được gọi là kháng nguyên ngưng kết hồng cầu – neuraminidase và protein dung hợp, cho phép lần lượt hấp thụ vi-rút và dung hợp màng hạt vi-rút với màng tế bào chủ.[13] Lớp vỏ ngoài bao gồm màng hai lớp lipid, khiến cho vi-rút nhạy cảm với chất khử trùng chứa ête và cồn.[2]

Mười hai kiểu gen vi-rút quai bị đã được mô tả, được ký hiệụ từ A đến L. Tỷ lệ lưu hành bệnh thay đổi tùy theo vị trí địa lý.[13] Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của bệnh quai bị.[2]

Sinh lý bệnh học

Bệnh lây lan do hít phải giọt nước bọt trong không khí, tiếp xúc trực tiếp hoặc đồ vật truyền bệnh bị nhiễm khuẩn.[1] Thời kỳ ủ bệnh thường từ 14 đến 18 ngày, và đỉnh lây truyền xảy ra 1 đến 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng. Vi-rút lây lan đã được phân lập trong nước bọt ngay từ thời điểm 7 ngày trước khi có triệu chứng lâm sàng và cho đến 9 ngày sau khi có triệu chứng lâm sàng. Tình trạng tiêm vắc-xin có vẻ không ảnh hưởng đến thời gian lây lan vi-rút.[2]

Vị trí chủ yếu nơi vi-rút nhân lên là biểu mô của đường hô hấp trên, và, hiếm khi, tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra khu trú tại đường hô hấp. Thông thường, vi-rút lây lan nhanh chóng đến mô lympho tại chỗ và gây nhiễm vi-rút huyết, cho phép vi-rút lây lan đến các bộ phận xa của cơ thể.[1] Các tế bào đơn nhân nhiễm bệnh cũng là một phương tiện lây lan virút.[2] Vi-rút quai bị có ái lực đối với biểu mô tuyến; vi-rút thường nhân bản tại biểu mô ống dẫn tuyến mang tai, gây phù nề mô kẽ, viêm tại chỗ và sưng đau tuyến mang tai.[2]

Thông thường, sau khi nhiễm bệnh quai bị, bệnh nhân sẽ được miễn dịch suốt đời. Tuy nhiên, 1% đến 2% ca bệnh được cho là tái nhiễm

Phòng ngừa

Ngăn ngừa sơ cấp

Vắc-xin quai bị là vi-rút còn sống bị làm yếu. Tại hầu hết các nước, chủng Jeryl Lynn được sử dụng. Vắc-xin này trước đây có dưới dạng chế phẩm đơn (Mumpsvax), nhưng hiện nay chỉ có dưới dạng kết hợp với cả vắc-xin sởi và rubella còn sống bị làm yếu (vắc-xin MMR). Liều vắc-xin đầu tiên được khuyến cáo lúc 12 tháng tuổi hoặc một thời gian ngắn sau đó, nhưng thường không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ nhỏ hơn do liên quan thứ phát đến sự can thiệp của kháng thể thụ động được tiếp nhận từ người mẹ, làm giảm hiệụ quả của vắc-xin. Trong trường hợp xảy ra bùng phát dịch bệnh, có thể sử dụng vắc-xin cho trẻ trên 6 tháng có nguy cơ cao phát triển bệnh quai bị, nhưng liều này không thay thế cho liều lúc 12 tháng tuổi. Liều vắc xin thứ 2 được khuyến cáo ở trẻ em trong thời kỳ sau đó, thường trước khi bắt đầu đi học, nhưng có thể sớm hơn tại một số nước.[19] Tại Hoa Kỳ, liều thứ hai được khuyến cáo lúc 4 đến 6 tuổi, nhưng có thể được cho sử dụng sớm ngay từ thời điểm 4 tuần sau liều đầu tiên.[20] Trong một đợt bùng phát bệnh quai bị, Ủy ban Tư vấn về Thực hành Tiêm chủng Hoa Kỳ khuyến cáo trẻ em ≥12 tháng tuổi có nguy cơ cao và đã nhận được 2 liều vắc-xin có chứa vắc-xin quai bị cần dùng thêm một liều để tăng cường bảo vệ.[21]

Nếu cần, vắc-xin MMR có thể được sử dụng cho các cá nhân ở mọi lứa tuổi. Nhìn chung, tiêm vắc-xin quai bị bị làm yếu được khuyến cáo cho tất cả những người chưa được tiêm chủng trước đó, hoặc những người chỉ nhận được 1 liều vắc-xin trước đó.[1] [17]

Vắc-xin quai bị cũng có thể được cho dùng dưới dạng vắc-xin kết hợp sởi, quai bị, rubella và thuỷ đậu (MMRV).[16] Hai nghiên cứu sau khi cấp phép đã chỉ ra rằng, trong số trẻ em từ 12 đến 23 tháng tuổi, cứ 2300 đến 2600 trẻ thì có một trẻ có thêm biểu hiện co giật kèm sốt 5-12 ngày sau liều vắc-xin MMRV đầu tiên so với việc tiêm riêng các vắc-xin MMR và thuỷ đậu. Trước những phát hiện này, hướng dẫn khuyến cáo vắc-xin MMRV cần được dùng thận trọng ở trẻ em có tiền sử cá nhân hoặc gia đình (tức là anh chị em hoặc cha mẹ) từng bị co giật , và ở trẻ em từ 12-47 tháng tuổi, liều đầu tiên của các vắc-xin MMR và thuỷ đậu nên được tiêm riêng biệt. Với liều vắc-xin sởi, quai bị, rubella và thuỷ đậu thứ hai ở mọi lứa tuổi (15 tháng tuổi-12 tuổi) và liều đầu tiên ở độ tuổi lớn hơn 48 tháng, thường ưu tiên sử dụng vắc-xin MMRV kết hợp.[16] Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nguy cơ co giật sau liều vắc-xin MMR và MMRV đầu tiên khi được sử dụng cho trẻ 16 đến 23 tháng tuổi cao gấp hai lần so với trẻ 12-15 tháng tuổi.[22]

Trong một nghiên cứu so sánh những người có khả năng miễn dịch quai bị thứ phát do tiêm vắc-xin so với miễn dịch tự nhiên đối với quai bị, mức độ kháng thể IgG phát hiện được thấp hơn ở nhóm được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, các đáp ứng tăng sinh lympho đăc̣ hiệụ với kháng nguyên quai bị đã được phát hiện ở 98% trong số tất cả bệnh nhân, chứng tỏ khả năng miễn dịch tế bào chống lại vi-rút quai bị tồn tại lâu dài.[23] Việc sử dụng vắc-xin quai bị trên thực tế cho thấy chúng ít hiệu lực hơn so với các nghiên cứu trước khi cấp phép. Chưa rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Nguyên nhân có thể một phần liên quan đến việc tiêm vắc-xin không đạt hiệu quả nguyên phát và thiếu sự hòa hợp giữa một số biện pháp chuyển đảo huyết thanh và bảo vệ lâm sàng.

Một đánh giá phát hiện rằng ước tính tốt nhất về tính hiệu lực của vắc-xin MMR chứa Jeryl Lynn (chủng thường gặp nhất ở châu Âu và chỉ có tại Anh Quốc và Hoa Kỳ) trong việc ngăn ngừa các ca bệnh quai bị được xác nhận trong phòng thí nghiệm ở trẻ em và trẻ vị thành niên là 64% đến 66% khi sử dụng một liều và 83% đến 88% khi sử dụng hai liều.[24] Cũng có bằng chứng về miễn dịch suy yếu, do đó, việc tiêm vắc-xin không đạt hiệu quả thứ phát cũng có ảnh hưởng lớn.[25]

Khuyến cáo không sử dụng vắc-xin MMR trong thai kỳ, ở những bệnh nhân được điều trị dược lý bằng glucocorticoid, hoặc ở các cá nhân bị suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, có thể xem xét tiêm vắc-xin MMR ở những bệnh nhân nhiễm HIV có sự ức chế miễn dịch vừa phải (nhưng không nghiêm trọng),[17] mặc dù vẫn phải tuân thủ các phác đồ tại địa phương.

Các phản ứng bất lợi đối với các vắc-xin này thường ít xảy ra. Phản ứng bất lợi thường gặp nhất bao gồm các phản ứng tại chỗ, sốt nhẹ và phát ban. Viêm tuyến mang tai cũng có thể xảy ra. Năm 1998, một bài báo được xuất bản đưa ra khả năng có mối liên quan giữa vắc-xin MMR và chứng tự kỷ. Sau đó, bài báo ban đầu đã được rút lại và nhiều nghiên cứu không tìm thấy có bằng chứng về mối liên quan giữa MMR và chứng tự kỷ.[26]

Ngăn ngừa thứ cấp

Bệnh nhân mắc bệnh cần được cách ly để ngăn chặn lây truyền bệnh. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC), và Ủy ban Tư vấn về Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn y tế (HICPAC) cùng khuyến cáo một khoảng thời gian cách ly 5 ngày sau khi khởi phát viêm tuyến mang tai đối với những người bị bệnh quai bị trong cộng đồng hoặc các cơ sở y tế, đồng thời sử dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa nhiễm giọt nước bọt trong không khí.[41] Cơ quan Y tế công cộng Anh cũng khuyến cáo bệnh nhân nên được cách ly trong 5 ngày.[40] Tiêm chủng sau phơi nhiễm không cho thấy là có thể phòng chống lại sự lây lan của bệnh. Tuy nhiên, CDC khuyến cáo những người trước đó đã được tiêm chủng hai liều vắc-xin có chứa vi-rút quai bị và được xác định là có nguy cơ tăng cao mắc phải quai bị trong đợt bùng phát dịch cần được tiêm liều vắc-xin có chứa vi-rút quai bị thứ ba nhằm tăng khả năng phòng chống bệnh quai bị và các biến chứng liên quan.[38]

Chẩn đoán

Tiền sử ca bệnh

Tiền sử ca bệnh #1

Một sinh viên đại học 20 tuổi với bệnh sử không có gì đáng chú ý đến gặp bác sĩ với triệu chứng sưng đau hai bên gần hàm và má của mình. Cô mô tả bị “đau tai” và nói rằng cô thấy khó ăn, khó nuốt và nói khó khăn. Cô nhớ là đã bị sốt nhẹ và đau đầu một vài ngày trước khi khởi phát sưng. Cô không nhớ là đã tiêm liều MMR thứ hai trước khi bắt đầu vào đại học.

Các bài trình bày khác

Nhiễm quai bị không có triệu chứng xảy ra ở 15% đến 20% ca bệnh.[3] Viêm tinh hoàn là biến chứng có triệu chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị, xảy ra ở 20% ca bệnh ở nam giới sau tuổi dậy thì.[1] Bệnh viêm buồng trứng xảy ra ở 5% nữ giới sau tuổi dậy thì, và viêm vú cũng có thể xảy ra.[2]

Viêm màng não vô khuẩn là biến chứng ngoài tuyến nước bọt thường gặp nhất, mặc dù thường không có triệu chứng. Tăng bạch cầu trong dịch não tủy có thể xảy ra ở nhiều ca bệnh, lên đến một nửa trong tất cả các ca bệnh quai bị có triệu chứng, nhưng các triệu chứng kích ứng màng não thực sự chỉ xảy ra ở 5% đến 25% ca bệnh. Viêm màng não vô khuẩn xảy ra ở nam giới nhiều hơn gấp 3 lần so với nữ giới và có thể xảy ra trước, trong hoặc sau một đợt viêm tuyến mang tai.[4] Ở một số loạt ca bệnh, lên đến 50% trong số những người phát triển viêm màng não do quai bị không bị viêm tuyến mang tai.[5]

Các biểu hiện CNS ít gặp khác của việc nhiễm quai bị bao gồm viêm não (khoảng 0,1% các ca bệnh), điếc, thất điều tiểu não, liệt mặt, viêm tủy ngang và hội chứng Guillain-Barre.[6] Viêm tụy xảy ra ở khoảng 4% ca nhiễm quai bị, thường là với diễn biến tương đối nhẹ.[2]

Cách tiếp cận chẩn đoán từng bước

Khi một bệnh nhân là ca bệnh viêm tuyến mang tai điển hình, thường chỉ cần dựa vào các đặc điểm lâm sàng là có thể chẩn đoán bệnh quai bị và không cần xét nghiệm xác nhận.[1] Sưng mang tai biểu hiện ở 95% các ca bệnh quai bị có triệu chứng. Tuy nhiên, trong trường hợp các biểu hiện không điển hình không có viêm tuyến mang tai, với ảnh hưởng nổi bật ngoài tuyến nước bọt, hoặc trong một đợt bùng phát bệnh quai bị cần số liệu về tỷ lệ mắc mới chính xác, cần tiến hành xét nghiệm xác nhận.[2]

Tiền sử

Thông thường, chẩn đoán dựa trên lâm sàng. Nhiễm quai bị thường bắt đầu với tiền triệu là sốt nhẹ, khó chịu, đau đầu, đau cơ, và biếng ăn.[1] Ở thời kỳ sau khi vắc-xin ra đời, hầu hết các ca bệnh quai bị xảy ra người trẻ và sinh viên đại học. Trong dịch bệnh quai bị tại Hoa Kỳ vào năm 2006, 48% số ca bệnh xảy ra ở những người từ 17 đến 25 tuổi và 30% là sinh viên đại học.[27] Tại Anh và xứ Wales trong năm 2005, trên 56.000 ca bệnh quai bị đã được báo cáo và hơn 80% số ca bệnh này xảy ra ở những người trên 15 tuổi.[28] Ở các nước không có chương trình tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị, nhóm tuổi thường bị ảnh hưởng nhiều nhất là trẻ em.[3] việc xác định tiền sử tiêm vắc-xin là rất quan trọng.

Các biến chứng liên quan đến bệnh quai bị bao gồm viêm tinh hoàn, viêm màng não vô khuẩn, viêm não (khoảng 0,1% các ca bệnh), và điếc. Các biến chứng này có thể xảy ra mà không biểu hiện viêm tuyến mang tai, có thể trì hoãn việc chẩn đoán chính xác bệnh.

Các thăm dò

Các xét nghiệm có thể hữu ích trong các ca bệnh cần xác nhận chẩn đoán thêm; ví dụ, trong trường hợp không có biểu hiện viêm tuyến mang tai.

• Công thức máu

• Thông thường, số lượng bạch cầu có đếm thành phần từng loại bạch cầu là bình thường. Quan sát thấy tăng bạch cầu ở bệnh viêm màng não, viêm tinh hoàn hoặc viêm tụy do quai bị.[2]

• Huyết thanh học

• Cần thực hiện xét nghiệm IgM trong huyết thanh không sớm hơn 3 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng, và khuyến nghị thời gian lý tưởng để xét nghiệm IgM là 7 đến 10 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng.[29] Kết quả xét nghiệm IgM quai bị dương tính là dấu hiệu mới bị nhiễm bệnh.[30] Xét nghiệm sẽ thường vẫn dương tính trong khoảng thời gian lên đến 4 tuần. Tuy nhiên, đã quan sát được kết quả âm tính giả lên đến 50% trong các mẫu bệnh phẩm từ người nhiễm bệnh quai bị cấp tính đã được tiêm chủng trước đó.[31] Chuẩn độIgM âm tính ở người đã tiêm chủng trước đó không loại trừ nhiễm khuẩn cấp tính, vì IgM không phải là thành phần chính của đáp ứng miễn dịch thứ phát. Nếu IgM ban đầu là âm tính ở người đã tiêm chủng, cần thu thập̣ mẫu bệnh phẩm thứ hai trong trường hợp xảy ra đáp ứng IgM châṃ trễ.[30]

• Xét nghiệm huyết thanh IgG xác nhận bệnh quai bị có giá trị chẩn đoán nếu chuẩn độ kháng thể IgG ở giai đoạn cấp tính tăng gấp 4 lần so với giai đoạn hồi sức. Chuẩn độ cấp tính cần được lấy khoảng 4 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng ban đầu. Mẫu bệnh giai đoạn hồi sức cần được lấy 2 đến 3 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng. Mức gia tăng gấp 4 lần được chứng minh bằng xét nghiệm định lượng hoặc chuyển đảo huyết thanh từ âm tính đến dương tính trong xét nghiệm miễn dịch enzym được coi là xác nhận chẩn đoán.[30] Một lần nữa, sự gia tăng này có thể không được quan sát thấy ở những người đã tiêm chủng, do đó, xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng nhiễm quai bị.[2]

• Xét nghiệm nước bọt

• Tại Anh Quốc, xét nghiệm IgM quai bị trong nước bọt là xét nghiệm tiêu chuẩn. Mô hình đáp ứng và độ chính xác rất giống như trong xét nghiệm IgM huyết thanh.[32]

• Xét nghiệm phản ứng khuếch đại chuỗi gien (PCR )

• Việc sử dụng PCR cho phép xác nhận bệnh quai bị nhanh chóng và chính xác hơn. Xét nghiệm được thực hiện trực tiếp trên mẫu bệnh phẩm lâm sàng, mẫu này tốt nhất là sử dụng nước bọt. Xét nghiệm phản ứng chuỗi sao chép ngược (RT-PCR) sử dụng một mảnh gen đăc̣ hiệụ nhỏ có thể xác nhận nhiễm khuẩn, nhận dạng chủng vi-rút đăc̣ hiệụ và thúc đẩy các nghiên cứu dịch tễ.[2] RT-PCR hữu ích trong việc phân biệt các chủng vi-rút quai bị rời rạc về bộ gen liên quan đến các đợt bùng phát dịch cụ thể.[31]

• Trong các nghiên cứu so sánh, RT-PCR cho thấy độ nhạy hơn về tổng thể so với các kỹ thuật nuôi cấy vi-rút.[2] Trong một nghiên cứu trên những người được chẩn đoán lâm sàng mắc bệnh CNS do vi-rút, RT-PCR đã phát hiện vi-rút quai bị trong CSF của 96% số bệnh nhân, trong khi kỹ thuật nhuộm hóa mô miễn dịch chỉ phát hiện 39% số bệnh nhân có nuôi cấy CSF dương tính.[33]

Nếu nghi ngờ biến chứng thần kinh (ví dụ: đau đầu nặng, ý thức mờ mịt, dấu hiệu thần kinh khu trú), có thể sử dụng phân tích CSF và chụp CT đầu để loại trừ bệnh lý khác.

• CSF

• Số lượng tế bào trong CSF: chủ yếu tăng tế bào lympho ở viêm màng não và viêm não do quai bị.[2] Tăng bạch cầu có thể phát triển trong 50% số ca bệnh quai bị lâm sàng.[1]

• Áp lực và glucose CSF: nhìn chung là bình thường.[2] Protein CSF nhìn chung là bình thường. Tuy nhiên, các nồng độ protein tăng cao đã được báo cáo.[2]

• Chẩn đoán hình ảnh

• Có thể sử dụng CT đầu làm xét nghiệm ban đầu nếu có triệu chứng thần kinh khu trú, bao gồm cả bất thường về cảm giác hoặc vận động, thay đổi thị lực, hoặc bất thường về nhận thức.

Các xét nghiệm khác

• Nuôi cấy vi-rút

• Kết quả phân lập vi-rút chọn lọc bị hạn chế do sự nhân bản vi-rút quai bị mang tính tức thời. Vi-rút được phân lập thường xuyên từ CSF, nước bọt, nước tiểu hoặc tinh dịch trong tuần đầu tiên của triệu chứng lâm sàng; kết quả phân lập vi-rút giảm đáng kể sau tuần đầu tiên.[2] Phát hiện sự có măṭ của virút bằng kỹ thuâṭ nhuộm mẫu bằng huỳnh quang miễn dịch.

• Mặc dù tình trạng nhiễm vi-rút huyết là thường gặp , vi-rút quai bị thường không được phân lập từ máu và chỉ được phân lập trong 2 ngày đầu tiên của bệnh.[34] việc không có khả năng phân lập vi-rút quai bị trong máu có thể là do sự có măṭ đồng thời của kháng thể kháng vi-rút.[2]

Amylase huyết thanh

• Mức độ có thể tăng cao trong viêm tuyến mang tai và viêm tụy do quai bị (đau bụng, ớn lạnh, sốt và nôn mửa liên tục), nhưng xét nghiệm này không đăc̣ hiệụ.[1]

Các yếu tố nguy cơ

Mạnh

Tình trạng không được tiêm chủng

• Một liều vắc-xin quai bị sống bị làm yếu có tác dụng bảo vệ chống nhiễm quai bị ở 96% ca bệnh, nhưng khả năng miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian.[14]

Khách du lịch quốc tế

• Nguy cơ phơi nhiễm đối với khách du lịch có thể cao. Khuyến cáo tất cả khách du lịch cần đảm bảo là đã được tiêm chủng đầy đủ.

Yếu

Sự ức chế miễn dịch

• Có ít dữ liệu về nguy cơ mắc bệnh quai bị ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Người ta cho rằng, sự ức chế miễn dịch thường không phải là yếu tố nguy cơ đáng kể gây nhiễm quai bị. Trong một loạt ca bệnh được công bố về nhiễm quai bị ở trẻ em bị bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính, nhiễm khuẩn hiếm khi nghiêm trọng và thường ở mức cận lâm sàng, như ở trẻ em có sức đề kháng bình thường.[15]

Nhân viên y tế

• Nhân viên y tế có nguy cơ cao nhiễm bệnh quai bị do có nhiều cơ hội phơi nhiễm với vi-rút. Tất cả nhân viên y tế cần cung cấp bằng chứng hợp lệvề việc tiêm phòng bảo vệ sức khoẻ, bao gồm cả 2 liều vắc-xin MMR.[16] [17] [18]

Những người sống trong môi trường có sự tiếp xúc gần gũi (sinh viên đại học, tù nhân, quân nhân)

• Đợt bùng phát bệnh quai bị tại Hoa Kỳ vào năm 2006, và một đợt bùng phát tương tự tại Anh Quốc, đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn sinh viên đại học. Những người sống trong môi trường có sự tiếp xúc gần gũi với người khác, bao gồm sinh viên đại học, tù nhân và quân nhân có nguy cơ phơi nhiễm bệnh cao.

Tiêm vắc-xin không đạt hiệu quả

• Vắc-xin quai bị đã mang lại hiệu quả phòng bệnh ước tính cao đến 95%.[2] Tuy nhiên, phân tích một số đợt dịch cho thấy, 1 liều vắc-xin quai bị sẽ bảo vệ chống nhiễm bệnh ở 96% số ca bệnh, nhưng khả năng miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian.[14]

Các yếu tố về tiền sử và thăm khám

Các yếu tố chẩn đoán chủ yếu

Có các yếu tố nguy cơ (thường gặp)

• Các yếu tố nguy cơ chính là tình trạng không tiêm vắc-xin, du lịch quốc tế và phơi nhiễm tiềm tàng với ca bệnh đã biết hoặc môi trường bùng phát dịch.

Viêm tuyến mang tai (thường gặp)

• Sưng mang tai biểu hiện ở 95% số ca bệnh quai bị có triệu chứng. Nguyên nhân là do nhiễm khuẩn trực tiếp tại biểu mô ống dẫn và phản ứng viêm tại chỗ.[1]

Tiền sử tiêm không đủ liều hoặc không tiêm vắc-xin hoặc có thể tiêm vắc-xin không đạt hiệu quả (nguyên phát hoặc thứ phát) (thường gặp)

• Trước khi vắc-xin ra đời và ở các nước không có chương trình tiêm vắc-xin phòng bệnh quai bị, trẻ em từ 5 đến 9 tuổi là nhóm thường bị ảnh hưởng nhiều nhất.[3] Ở thời kỳ sau khi vắc-xin ra đời, hầu hết các ca bệnh quai bị xảy ra người trẻ và sinh viên đại học. Trong dịch bệnh quai bị tại Hoa Kỳ vào năm 2006, 48% số ca bệnh xảy ra ở những người từ 17 đến 25 tuổi và 30% là sinh viên đại học.[27] Tại Anh và xứ Wales trong năm 2005, trên 56.000 ca bệnh quai bị đã được báo cáo và hơn 80% số ca bệnh này xảy ra ở những người trên 15 tuổi.[28] Nhiều nước châu Âu khác, bao gồm cả Hà Lan, đã có các đợt bùng phát tương tự.[35]

Các yếu tố chẩn đoán khác

Các triệu chứng thể tạng (thường gặp)

• Nhiễm quai bị thường bắt đầu với tiền triệu là sốt nhẹ, khó chịu, đau đầu, đau cơ, và biếng ăn.[1]

Viêm tinh hoàn (thường gặp)

• Bệnh viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn là biến chứng ngoài tuyến nước bọt có triệu chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị, xảy ra ở nam giới trưởng thành và có thể phát triển ở nam giới sau tuổi dậy thì với tỷ lệ nhiễm bệnh lên đến 38%.[36] bệnh biểu hiện đau và sưng một hoặc cả hai bên tinh hoàn.

Viêm buồng trứng (thường gặp)

• Xảy ra ở khoảng 7% nữ giới sau tuổi dậy thì. Biến chứng vô sinh và mãn kinh sớm đã được báo cáo nhưng hiếm gặp.[1] bệnh biểu hiện sốt kèm đau vùng thắt lưng, đau bụng, hoặc đau lưng.

Viêm màng não vô khuẩn (thường gặp)

• Viêm màng não vô khuẩn là biến chứng ngoài tuyến nước bọt tương đối thường gặp của nhiễm quai bị. Trong các đợt bùng phát bệnh quai bị lâm sàng lớn, biến chứng viêm màng não vô khuẩn lâm sàng dao động từ 4% đến 6%,[37] và đã được ghi nhận lên đến 25% số ca bệnh.[1] Các triệu chứng bao gồm cứng cổ, sợ ánh sáng và nôn.

Viêm vú (không thường gặp)

• Thỉnh thoảng có thể xảy ra ở phụ nữ, và hiếm khi xảy ra ở nam giới.

Viêm não (không thường gặp)

• Trong thời kỳ trước khi có vắc-xin, tỷ lệ mắc mới bệnh viêm não do quai bị là 1 trên 6000 ca bệnh. Kể từ khi vắcxin MMR được sử dụng rôṇ g rãi, bệnh viêm não do quai bị đã gần như biến mất, chỉ xảy ra ở khoảng 0,1% số ca bệnh. Triệu chứng bao gồm đau đầu, nôn mửa, co giật và rối loạn ý thức.

Điếc (không thường gặp)

• Trong thời kỳ trước khi có vắc-xin, nhiễm quai bị là nguyên nhân thường gặp gây ra mất thính lực thần kinh cảm giác, thường là một bên, ở trẻ em. Khởi phát bệnh có thể cấp tính hoặc diễn ra âm ỉ. Với sự ra đời của vắc-xin MMR, quai bị đã không còn là nguyên nhân thường xuyên gây nên điếc.[1]

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm thứ nhất cần yêu cầu

Xét nghiệm Kết quả
IgM quai bị trong nước bọt

•    Mô hình đáp ứng và độ chính xác của xét nghiệm IgM trong nước bọt rất giống như trong xét nghiệm IgM huyết thanh.[32]

Dương tính hoặc âm tính đối với quai bị

Các xét nghiệm khác cần cân nhắc

Xét nghiệm Kết quả
Công thức máu và thành phần bạch cầu

•    Hữu ích nếu cần xác nhận chẩn đoán thêm, ví dụ: nếu không bị viêm tuyến mang tai.

Có thể tăng bạch cầu ở bệnh viêm màng não, viêm tinh hoàn hoặc viêm tụy do quai bị
Chọc dò tủy sống

•    Tuy nhiên, các nồng độ protein tăng cao đã được báo cáo.[2]

Số lượng tế bào CSF: tăng tế bào lympho trong viêm màng não và viêm não do quai bị; có thể tăng bạch cầu; áp lực, glucose, protein CSF: nhìn chung bình thường
IgM quai bị trong huyết thanh

•    IgM dương tính xác nhận chẩn đoán. Xét nghiệm âm tính không loại trừ nhiễm quai bị.[30] Hữu ích nếu cần xác nhận chẩn đoán thêm, ví dụ: nếu không bị viêm tuyến mang tai.

•    Cần thực hiện không sớm hơn 3 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng, và khuyến nghị thời gian lý tưởng để xét nghiệm IgM là 7 đến 10 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng.[29]

Dương tính hoặc âm tính đối với quai bị
IgG quai bị trong huyết thanh

•    Mức tăng chuẩn độ IgG gấp 4 lần giữa chuẩn độ giai đoạn cấp tính và giai đoạn phục hồi xác nhận chẩn đoán. Xét nghiệm âm tính không loại trừ nhiễm quai bị.[30] Hữu ích nếu cần xác nhận chẩn đoán thêm, ví dụ: nếu không bị viêm tuyến mang tai.

•    Chuẩn độ giai đoạn cấp tính cần được lấy khoảng 4 ngày sau khi khởi phát các triệu chứng ban đầu. Chuẩn độ giai đoạn hồi sức cần được lấy 2 đến 3 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng.

Dương tính hoặc âm tính đối với quai bị
Phản ứng chuỗi sao chép ngược

•    Xét nghiệm được thực hiện trực tiếp trên mẫu bệnh phẩm lâm sàng, mẫu này tốt nhất là sử dụng nước bọt. Có thể xác nhận chẩn đoán, nhận dạng chủng vi-rút và hỗ trợ các nghiên cứu dịch tễ.[2] Hữu ích nếu cần xác nhận chẩn đoán thêm, ví dụ: nếu không bị viêm tuyến mang tai. Đây không phải là xét nghiệm ưu tiên tìm vi-rút trong nước tiểu.

Dương tính
Amylase huyết thanh

•    Có thể tăng ở viêm tuyến mang tai và viêm tụy.[1] Hữu ích nếu cần xác nhận chẩn đoán thêm, ví dụ: nếu không bị viêm tuyến mang tai.

Tăng
Nuôi cấy vi-rút (CSF, nước bọt hoặc nước tiểu)

•    Nuôi cấy vi-rút từ CSF, nước bọt hoặc nước tiểu xác nhận chẩn đoán.[38] Hữu ích nếu cần xác nhận chẩn đoán thêm, ví dụ: nếu không bị viêm tuyến mang tai.

Dương tính
Chụp CT đầu

•    Được sử dụng làm xét nghiệm ban đầu nếu có triệu chứng thần kinh khu trú, bao gồm cả bất thường về cảm giác hoặc vận động, thay đổi tầm nhìn, hoặc bất thường về nhận thức.

Bình thường trong bệnh không biến chứng, nhưng có thể có tổn thương khu trú; loại trừ các bệnh lý khác

Chẩn đoán khác biệt

Tình trạng Các dấu hiệu/triệu chứng khác biệt Các xét nghiệm khác biệt
Á cúm •  Thường gây ra viêm đường hô hấp cấp tính với sốt, viêm mũi, viêm họng và ho. Cũng có thể xảy ra viêm phổi.[1] Ít có khả năng gây ra viêm tuyến mang tai hơn so với quai bị. • Xét nghiệm huyết thanh hoặc nuôi cấy vi-rút giúp xác nhận chẩn đoán.
Vi-rút Coxsackie •  Thường gây ra bệnh chân-tay- miệng và bệnh herpangina (bệnh có các tổn thương dạng loét trên các cấu trúc sau họng miệng). Có thể xảy ra viêm kết mạc xuất huyết. Các biến chứng nặng hơn bao gồm viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim và viêm não.[1] Ít có khả năng gây ra viêm tuyến mang tai hơn so với quai bị trên quy mô dịch bệnh. • Xét nghiệm huyết thanh hoặc nuôi cấy vi-rút giúp xác nhận chẩn đoán.
Nhiễm HIV cấp tính • Có thể gây ra bệnh cấp tính kèm theo sốt, khó chịu, hạch to và nổi ban sần.[1] • Xét nghiệm huyết thanh HIV dương tính.
EBV • Là nguyên nhân gây tăng bạch cầu đơn nhân do nhiễm trùng, đặc trưng bởi sốt, đau họng, hạch to và tăng tế bào lympho không điển hình. EBV cũng liên quan đến một số khối u ở người, bao gồm ung thư hệ bạch huyết Burkitt, bệnh Hodgkin, và ung thư hệ bạch huyết tế bào B.[1] • Dương tính đối với kháng thể heterophile.
Bệnh cúm A • Khởi phát đột ngột các triệu chứng đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau cơ, và khó chịu đi kèm với các dấu hiệu đường hô hấp. Cúm có tính biến động theo mùa, thường xảy ra nhiều nhất trong các tháng mùa đông.[1] • Phân lập vi-rút từ mẫu dịch họng, dịch rửa mũi họng hay đờm.
Viêm tuyến mang tai mưng mủ cấp • Nhiễm khuẩn cấp tính tuyến mang tai, nguyên nhân thường gặp nhất là do tụ cầu vàng gây ra.[1] • Siêu âm cho thấy các phát hiện phù hợp với áp-xe. S aureus từ nuôi cấy dịch hút từ lỗ ống dẫn.
Hội chứng Sjogren • Viêm tuyến nước bọt mạn tính. Còn gây ra khô mắt, miệng, mũi, âm đạo và da quá mức. • Các nghiên cứu máu chẩn đoán thấp khớp dương tính, bao gồm cả ANA (kháng thể kháng nhân), hội chứng Sjogren (SS)- A, kháng thể SS-B, RF.
Tắc ống tuyến mang tai • Tắc nghẽn dòng chảy nước bọt ra khỏi tuyến mang tai, gây đau và viêm. Có thể đến từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như sỏi và khối u. • Chụp X-quang phát hiện sỏi có thể hữu ích.

Các tiêu chí chẩn đoán

Định nghĩa ca bệnh năm 2012 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC) [39]

Nghi ngờ

• Viêm tuyến mang tai, sưng tuyến nước bọt cấp, viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng không giải thích được theo chẩn đoán khác, hoặc

• Kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm dương tính mà không có triệu chứng lâm sàng của bệnh quai bị.

Nghi ngờ mức độ cao

• Viêm tuyến mang tai hoặc sưng tuyến nước bọt khác kéo dài ít nhất 2 ngày, hoặc viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng không giải thích được theo chẩn đoán khác có khả năng hơn, và cả hai

• Xét nghiệm dương tính đối với IgM quai bị trong huyết thanh, hoặc

• Liên kết dịch tễ với ca bệnh nghi ngờ mức độ cao hoặc đã được xác nhân khác hoặc liên kết dịch tễ đến một nhóm/cộng đồng được xác định bởi cơ quan y tế công cộng trong đợt bùng phát dịch bệnh quai bị.

Chẩn đoán xác nhận

• Xác nhận cận lâm sàng bằng phản ứng chuỗi sao chép ngược hay nuôi cấy ở bệnh nhân mắc bệnh cấp tính đặc trưng bởi bất kỳ trong các dấu hiệu sau:

• Viêm tuyến mang tai hoặc sưng tuyến nước bọt khác kéo dài ít nhất 2 ngày

• Viêm màng não vô khuẩn

• Viêm não

• Điếc

• Viêm tinh hoàn

• Viêm buồng trứng

• Viêm vú

• Viêm tụy.

Điều trị

Cách tiếp cận điều trị từng bước

Không có thuốc điều trị kháng vi-rút đặc hiệu cho bệnh quai bị. Do bệnh thường là lành tính và tự khỏi, phương pháp điều trị nhằm mục đích chăm sóc nâng đỡ và giảm triệu chứng, chủ yếu bằng thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt.

Bệnh nhân mắc bệnh cần được cách ly để ngăn chặn lây truyền bệnh. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC), và Ủy ban Tư vấn về Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn y tế (HICPAC) cùng khuyến cáo một khoảng thời gian cách ly 5 ngày sau khi khởi phát viêm tuyến mang tai đối với những người bị bệnh quai bị trong cộng đồng hoặc các cơ sở y tế, và để sử dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa giọt nước bọt trong không khí. Cơ quan Y tế công cộng Anh cũng khuyến cáo bệnh nhân nghỉ học hoặc nghỉ làm trong 5 ngày.[40] Các chuyên gia y tế không có bằng chứng về miễn dịch quai bị phơi nhiễm với bệnh nhân quai bị cần được cho nghỉ làm từ ngày thứ 12 sau ngày phơi nhiễm đầu tiên đến ngày thứ 26 sau ngày phơi nhiễm cuối cùng.[41]

Globulin miễn dịch bệnh quai bị không được cho là hữu ích trong biện pháp dự phòng hoặc điều trị bệnh đang khởi phát và hiện không còn được cung cấp ở hầu hết các nước.

Tổng quan về các chi tiết điều trị

Tham khảo cơ sở dữ liệu dược địa phương của quý vị để biết thông tin toàn diện về thuốc, bao gồm các chống chỉ định, tương tác giữa các loại thuốc, và liều dùng thay thế. ( xem Tuyên bố miễn trách nhiệm )

Cấp tính
Tất cả bệnh nhân
1 Biện pháp cách ly + chăm sóc nâng đỡ

Các lựa chọn điều trị

Cấp tính
Tất cả bệnh nhân
1 Biện pháp cách ly + chăm sóc nâng đỡ

Các lựa chọn sơ cấp

» Paracetamol: trẻ em: 10-15 mg/kg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 75 mg/kg/ngày; người lớn: 500-1000 mg uống mỗi 4-6 giờ khi cần, tối đa 4000 mg/ngày

HOẶC

» Ibuprofen: trẻ em: 5-10 mg/kg đường uống 6-8 tiếng một lần nếu cần, tối đa 40 mg/kg/ngày; người lớn: 300-400 mg đường uống 6-8 tiếng một lần nếu cần, tối đa 2400 mg/ngày

» Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC), và Ủy ban
Tư vấn về Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn y tế (HICPAC) cùng khuyến cáo một khoảng thời gian cách ly 5 ngày sau khi khởi phát viêm tuyến mang tai đối với những người bị bệnh quai bị trong cộng đồng hoặc các cơ sở y tế, đồng thời sử dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa nhiễm giọt nước bọt trong không khí.[41]

» Cơ quan Y tế công cộng Anh cũng khuyến cáo bệnh nhân nghỉ học hoặc nghỉ làm trong 5 ngày.[40]

» Thường chỉ cần thuốc giảm đau và thuốc hạ sốt để giảm triệu chứng.

Liên lạc theo dõi

Khuyến nghị

Giám sát

Quai bị là bệnh cần khai báo tại Anh Quốc và các ca bệnh phải được báo cáo cho Cơ quan Bảo vệ sức khỏe địa phương để cơ quan này sắp xếp thu thập mẫu nước bọt. Tại Hoa Kỳ, các ca bệnh phải được báo cáo với Sở Y tế Tiểu bang, sau đó Sở sẽ gửi thông tin này đến Hệ thống Giám sát Bệnh cần khai báo Quốc gia của CDC. [CDC: National Notifiable Diseases Surveillance System] Cần thu thập và báo cáo thông tin nhân khẩu học cơ bản, ngày khởi phát triệu chứng, và tiền sử tiêm vắc-xin.

Hướng dẫn dành cho bệnh nhân

• Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh (CDC), và Ủy ban Tư vấn về Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn y tế (HICPAC) và Cơ quan Y tế Công côṇ g Anh (PHE) cùng
khuyến cáo một khoảng thời gian cách ly 5 ngày sau khi khởi phát viêm tuyến mang tai đối với những người bị bệnh quai bị trong cộng đồng hoặc các cơ sở y tế, đồng thời sử dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa nhiễm giọt nước bọt trong không khí.[41] Cơ quan Y tế công cộng Anh cũng khuyến cáo bệnh nhân nghỉ học hoặc nghỉ làm trong 5 ngày.[40]

• Bệnh nhân cần biết rằng có thể phòng bệnh bằng vắc-xin MMR.

Các biến chứng

Các biến chứng Khung thời gian Khả năng
viêm mào tinh hoàn-viêm tinh hoàn Ngắn hạn Trung bình
Biến chứng thường gặp nhất của nhiễm quai bị ở nam giới trưởng thành xảy ra ở lên đến 38% nam giới bị nhiễm bệnh sau tuổi dậy thì. Tổn thương hai bên xảy ra ở 15% đến 30% trong số các ca bệnh này. Các triệu chứng bao gồm sốt, sưng đau tinh hoàn nặng và ban đỏ bìu. Vi-rút quai bị có thể phá hoại mô tinh hoàn, gây phù nề nhu mô, tắc ống dẫn tinh và thâm nhiễm các tế bào lympho quanh mạch.[43] Teo tinh hoàn sau này phát triển ở một nửa trong số nam giới bị ảnh hưởng, và số lượng tinh trùng giảm hoặc hình thái tinh trùng bất thường xảy ra ở 25% bệnh nhân. Quai bị hiếm khi gây vô sinh.[2] [43] Không có bằng chứng cho thấy có liên quan giữa viêm tinh hoàn do quai bị và ung thư tinh hoàn.[2]

Điều trị duy trì bao gồm nghỉ ngơi, truyền dịch và nâng cao bìu. Can thiệp phẫu thuật nhằm giảm áp lực trong tinh hoàn, nếu có, hiếm khi được khuyến cáo. Nhiều tác giả ủng hộ việc sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng trong các ca bệnh lâm sàng khi không thể loại trừ nguyên nhân do vi khuẩn.

Tiêm dưới da interferon alpha-2b cũng đã được nghiên cứu trong điều trị viêm tinh hoàn do quai bị. Trong một nghiên cứu trên 21 bệnh nhân bị viêm tinh hoàn do quai bị, những người được điều trị bằng interferon alpha-2b cải thiện triệu chứng nhanh hơn (2 đến 3 ngày so với 4 đến 5 ngày điều trị duy trì) và không bị teo tinh hoàn (so với 3 bệnh nhân bị teo trong nhóm điều trị duy trì).[43]

Viêm màng não vô khuẩn Ngắn hạn Trung bình
Viêm màng não vô khuẩn là biến chứng ngoài tuyến nước bọt thường gặp thứ hai sau viêm tinh hoàn, xảy ra ở lên tới 25% người nhiễm bệnh.[1] Biến chứng này xảy ra ở nam giới nhiều gấp 3 lần so với nữ giới. Viêm màng não vô khuẩn do quai bị thường lành tính, và hầu hết bệnh nhân đều hồi phục hoàn toàn, không bị di chứng tổn thương thần kinh và không có nguy cơ tử vong. Bệnh nhân cần được chăm sóc hỗ trợ bằng thuốc giảm đau/thuốc hạ sốt đầy đủ, thuốc chống nôn mửa nếu bị nôn mửa, và truyền dịch đường tĩnh mạch nếu thiếu dịch.
Viêm buồng trứng Ngắn hạn Thấp
Xảy ra ở khoảng 7% nữ giới sau tuổi dậy thì. Biến chứng vô sinh và mãn kinh sớm đã được báo cáo nhưng hiếm gặp.[1] Bệnh biểu hiện sốt kèm đau vùng thắt lưng, đau bụng, hoặc đau lưng.
Viêm não do quai bị Ngắn hạn Thấp
Xảy ra ở khoảng 0,1% ca nhiễm quai bị. Việc xuất hiện các cơn co giật , giảm ý thức và các triệu chứng thần kinh khu trú là dấu hiệụ viêm não do quai bị. Cũng có thể thấy các bất thường trong điện não đồ và thường tự hết sau một vài tuần. Tỷ lệ tử vong là từ 1% đến 5% và tỉ lệ mắc bệnh thời gian dài là hiếm gặp.[1] [2]

Điều trị quai bị bằng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG) không có hiệu quả. Tuy nhiên, cách này đã cho thấy hiệu lực trong điều trị các triệu chứng của bệnh quai bị tự miễn, chẳng hạn như viêm não.[2] Đây là trường hợp cấp cứu y tế. Điều trị bao gồm các biện pháp hồi sức cơ bản đảm bảo phục hồi đường thở, hô hấp và tuần hoàn, kết hợp điều trị kháng vi-rút theo kinh nghiệm đối với trường hợp viêm não có các nguyên nhân có thể do vi-rút khác đồng thời với các bước chẩn đoán (quan trọng nhất là aciclovir nếu nghi ngờ nhiễm HSV).

Viêm tụy Ngắn hạn Thấp
Xảy ra ở 4% ca nhiễm khuẩn quai bị và thường là với diễn biến rất nhẹ.[1] Viêm tụy xuất huyết nặng và hình thành nang giả là hiếm gặp. Viêm tụy do quai bị đã được báo cáo ở cả trẻ em và người lớn. Phần lớn bệnh nhân mắc viêm tụy cấp sẽ cải thiện trong vòng 3 đến 7 ngày sau điều trị duy trì.[46]
Tổn thương cơ tim Ngắn hạn Thấp
Các thay đổi trên điện tâm đồ, bao gồm đoạn ST thấp, đảo sóng T, và khoảng thời gian PR kéo dài xuất hiện ở 15% ca nhiễm quai bị.[47] Các ca bệnh viêm cơ tim gây tử vong với bệnh cơ tim phì đại đã được báo cáo nhưng cực kỳ hiếm.
Viêm khớp Ngắn hạn Thấp
Có thể tổn thương một khớp lớn (đầu gối hoặc hông) hoặc tổn thương đa khớp di trú.[2] Không có ghi nhận về tổn thương khớp để lại di chứng.
Điếc Biến thiện Thấp
Trong một nghiên cứu, mất thính lực tần số cao tạm thời xảy ra ở 4% nam giới trưởng thành mắc bệnh quai bị.[44] Điếc một bên vĩnh viễn xảy ra ở khoảng 1 trong 20.000 ca bệnh. Mất thính hai bên cực kỳ hiếm gặp.[45]

Tiên lượng

Bệnh quai bị là bệnh tự khỏi và thường khỏi trong vòng 1 đến 2 tuần. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh quai bị đều phục hồi mà không để lại di chứng lâu dài. Một lần mắc bệnh quai bị thường tạo miễn dịch suốt đời.

Mang thai

Không có bằng chứng cho thấy mắc bệnh quai bị khi đang mang thai làm tăng nguy cơ gây ra các dị tâṭ bẩm sinh nghiêm trọng hoặc trẻ sinh ra nhẹ cân. Một nghiên cứu trong những năm 1960 cho thấy nhiễm khuẩn quai bị trong ba tháng đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai,[42] trong khi các nghiên cứu gần đây cho thấy tỷ lệ sẩy thai không hề tăng.[2]

Hướng dẫn

Hướng dẫn điều trị

Châu Âu
Immunisation guidelines for Ireland

Nhà xuất bản: Royal College of Physicians of Ireland

Xuất bản lần cuối: 2016

Immunisation against infectious disease

Nhà xuất bản: Public Health England

Xuất bản lần cuối: 2014

Bắc Mỹ
Recommended immunization schedule for children and adolescents aged 18 years or younger – United States, 2018

Nhà xuất bản: Centers for Disease Control and Prevention

Xuất bản lần cuối: 2018

Recommended immunization schedule for adults aged 19 years or older – United States, 2018

Nhà xuất bản: Centers for Disease Control and Prevention

Xuất bản lần cuối: 2018

Prevention of measles, rubella, congenital rubella syndrome, and mumps, 2013

Nhà xuất bản: Centers for Disease Control and Prevention

Xuất bản lần cuối: 2013

Châu Á
Consensus recommendations on immunization and IAP immunization timetable 2012

Nhà xuất bản: Indian Academy of Pediatrics

Xuất bản lần cuối: 2012

Nguồn trợ giúp trực tuyến

1. CDC: National Notifiable Diseases Surveillance System (external link)

Các bài báo chủ yếu

• Hviid A, Rubin S, Muhlemann K. Mumps. Lancet. 2008;371:932-944. Tóm lược

• Galazka AM, Robertson SE, Kraigher A. Mumps and mumps vaccine: a global review. Bull World Health Organ. 1999;77:3-14. Tóm lược

• Watson JC, Hadler SC, Dykewicz CA, et al. Measles, mumps, and rubella – vaccine use and strategies for elimination of measles, rubella, and congenital rubella syndrome and control of mumps: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep. 1998;47:1-57. Toàn văn Tóm lược

Tài liệu tham khảo

1. Gershon A. Mumps. In: Fauci AS, Braunwald E, Kasper DL, et al. Harrison’s principles of internal medicine. 17th ed. New York, NY: McGraw Hill Professional; 2008.

2. Hviid A, Rubin S, Muhlemann K. Mumps. Lancet. 2008;371:932-944. Tóm lược

3. Galazka AM, Robertson SE, Kraigher A. Mumps and mumps vaccine: a global review. Bull World Health Organ. 1999;77:3-14. Tóm lược

4. Johnstone JA, Ross CA, Dunn M. Meningitis and encephalitis associated with mumps infection: a 10 year survey. Arch Dis Child. 1972;47:647-651. Tóm lược

5. Levitt LP, Rich TA, Kinde SW, et al. Central nervous system mumps: a review of 64 cases. Neurology. 1970;20:829-834. Tóm lược

6. Nussinovitch M, Volovitz B, Varsano I. Complications of mumps requiring hospitalization in children. Eur J Pediatr. 1995;154:732-734. Tóm lược

7. Peltola H, Heinonen P, Valle M, et al. The elimination of indigenous measles, mumps and rubella from Finland by a 12-year, two-dose vaccination program. N Engl J Med. 1994;331:1397-1402. Toàn văn Tóm lược

8. Public Health England. Measles, mumps and rubella: laboratory confirmed cases in England 2017. Feb 2018 [internet publication]. Toàn văn

9. Watson JC, Hadler SC, Dykewicz CA, et al. Measles, mumps, and rubella – vaccine use and strategies for elimination of measles, rubella, and congenital rubella syndrome and control of mumps: recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep. 1998;47:1-57. Toàn văn Tóm lược

10. Dayan GH, Quinlisk MP, Parker AA, et al. Recent resurgence of mumps in the United States. N Engl J Med. 2008;358:1580-1589. Toàn văn Tóm lược

11. Marin M, Quinlisk P, Shimabukuro T, et al. Mumps vaccination coverage and vaccine effectiveness in a large outbreak among college students – Iowa, 2006. Vaccine. 2008;26:3601-3607. Tóm lược

12. Centers for Disease Control and Prevention. National Notifiable Diseases Surveillance System, 2016 Annual Tables of Infectious Disease Data. Aug 2017 [internet publication]. Toàn văn

13. Muhlemann K. The molecular epidemiology of mumps virus. Infect Genet Evol. 2004;4:215-219. Tóm lược

14. Cohen C, White JM, Savage EJ, et al. Vaccine effectiveness estimates, 2004-2005 mumps outbreak, England. Emerg Infect Dis. 2007;13:12-17. Tóm lược

15. deBoer AW, deVaan GAM. Mild course of mumps in patients with acute lymphoblastic leukaemia. Eur J Pediatr. 1989;148:618-619. Tóm lược

16. McLean HQ, Fiebelkorn AP, Temte JL, et al. Prevention of measles, rubella, congenital rubella syndrome, and mumps, 2013: summary recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep. 2013;62:1-34. Toàn văn Tóm lược

17. Public Health England. Immunisation against infectious disease. September 2014. https://www.gov.uk/ (last accessed 27 February 2017). Toàn văn

18. Immunization Action Coalition. Healthcare personnel vaccination recommendations. Item #P2017. July 2012. http://www.cdc.gov/vaccines/spec-grps/hcw.htm (last accessed 27 February 2017). Toàn văn

19. World Health Organization. WHO vaccine-preventable diseases: monitoring system 2010 global summary. http:// www.who.int (last accessed 27 March 2017). Toàn văn

20. Robinson CL, Romero JR, Kempe A, et al. Advisory Committee on Immunization Practices recommended immunization schedule for children and adolescents aged 18 years or younger – United States, 2018. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2018 Feb 9;67(5):156-157. Toàn văn Tóm lược

21. Marin M, Marlow M, Moore KL, Patel M. Recommendation of the Advisory Committee on Immunization Practices for use of a third dose of mumps virus-containing vaccine in persons at increased risk for mumps during an outbreak. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2018 Jan 12;67(1):33-38. Toàn văn Tóm lược

22. Hambidge SJ, Newcomer SR, Narwaney KJ, et al. Timely versus delayed early childhood vaccination and seizures. Pediatrics. 2014;133:e1492-e1499. Toàn văn Tóm lược

23. Jokinen S, Osterlund P, Julkunen I, et al. Cellular immunity to mumps virus in young adults 21 years after measles- mumps-rubella vaccination. J Infect Dis. 2007;196:861-867. Toàn văn Tóm lược

24. Demicheli V, Rivetti A, Debalini MG, et al. Vaccines for measles, mumps and rubella in children. Evidence-Based Child Health. 2013;8:2076-2238. Toàn văn

25. Peltola H, Kulkarni PS, Kapre SV, et al. Mumps outbreaks in Canada and the United States: time for new thinking on mumps vaccines. Clin Infect Dis. 2007;45:459-466. Toàn văn Tóm lược

26. [No authors listed]. Retraction: Ileal-lymphoid-nodular hyperplasia, non-specific colitis, and pervasive developmental disorder in children. Lancet. 2010;375:445. Tóm lược

27. Centers for Disease Control and Prevention. Mumps epidemic: Iowa, 2006. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2006;55:366-368. Toàn văn Tóm lược

28. Health Protection Agency. Notifications by age group, 1989-2009. September 2010. http://www.hpa.org.uk (last accessed 28 July 2011). Toàn văn

29. Krause CH, Molyneaux PJ, Ho-Yen DO, et al. Comparison of mumps-IgM ELISAs in acute infection. J Clin Virol. 2007;38:153-156. Tóm lược

30. Centers for Disease Control and Prevention. Laboratory testing for mumps infection. May 2015 [internet publication]. Toàn văn

31. Boston Public Health Commission. Health alert: mumps outbreak. April 2006.

32. Perry KR, Brown DW, Parry JV, et al. Detection of measles, mumps, and rubella antibodies in saliva using antibody capture radioimmunoassay. J Med Virol. 1993;40:235-240. Tóm lược

33. Poggio GP, Rodriguez C, Cisterna D, et al. Nested PCR for rapid detection of mumps virus in cerebrospinal fluid from patients with neurological diseases. J Clin Microbiol. 2000;38:274-278. Toàn văn Tóm lược

34. Overman JR. Viremia in humans mumps infections. AMA Arch Intern Med. 1958;102:354-256. Tóm lược

35. Whelan J, van Binnendijk R, Greenland K, et al. Ongoing mumps outbreak in a student population with high vaccination coverage, Netherlands, 2010. Euro Surveill. 2010;15:pii=19554. Tóm lược

36. Manson AL. Mumps orchitis. Urology. 1990;36:355-358. Tóm lược

37. Russell RR, Donald JC. The neurological complications of mumps. Br Med J. 1958;2:27-30. Toàn văn Tóm lược

38. Centers for Disease Control and Prevention. Mumps vaccination. http://www.cdc.gov (last accessed 27 February 2017). Toàn văn

39. Centers for Disease Control and Prevention. National Notifiable Diseases Surveillance System (NNDSS). Mumps 2012 Case definition. [internet publication]. Toàn văn

40. Public Health England. Health protection in schools and other childcare facilities. February 2018 [internet publication]. Toàn văn

41. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Updated recommendations for isolation of persons with mumps. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2008;57:1103-1105. Toàn văn Tóm lược

42. Siegel M, Fuerst HT, Peress NS. Comparative fetal mortality in maternal virus diseases. A prospective study on rubella, measles, mumps, chicken pox and hepatitis. N Engl J Med. 1966;274:768-771. Tóm lược

43. Lane TM, Hines J. The management of mumps orchitis. BJU Int. 2006;97:1-2. Tóm lược

44. Vuori M, Lahikainen EA, Peltonen T. Perceptive deafness in connection with mumps: a study of 298 servicemen suffering from mumps. Acta Otolaryngol. 1962;55:231-236. Tóm lược

45. Everberg G. Deafness following mumps. Acta Otolaryngol. 1957;48:397-403. Tóm lược

46. Suskovic T, Vukicevic-Baudoin D, Vucicevic Z, et al. Severe pancreatitis as a first symptom of mumps complicated with pseudocyst and abscess of pancreas. Infection. 1997;25:39-40. Tóm lược

47. Ozkutlu S, Soylemezoglu O, Calikoglu AS, et al. Fatal mumps myocarditis. Jpn Heart J. 1989;30:109-114. Tóm lược

Xem thêm:

Bại não là bệnh gì? Nguyên nhân, chẩn đoán, cách chữa trị và phòng ngừa theo BMJ.

Bệnh béo phì ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa theo BMJ.

Bệnh hồng ban đa dạng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị theo BMJ.

Bệnh Kawasakis là bệnh gì? Nguyên nhân, các dấu hiệu cần chú ý, điều trị và cách phòng ngừa theo BMJ.

2 thoughts on “Bệnh quai bị: Nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả theo BMJ

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here