Bài viết Y âm án – Những bệnh án tử vong ghi chép bởi Hải Thượng Lãn Ông.
Tham khảo từ quyển I, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học tải bản pdf Tại đây.
Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG ÂM VONG DƯƠNG HẾT
Một người lái buôn tên là Tiên. Sau khi ốm nặng khỏi rồi, về thương thực cảm gió, bỗng phát chứng thổ tả, chân tay giá lạnh, hơi thở thoi thóp. Từ ngọn nguồn đi về Nam đã một ngày một đêm rồi, vội tới nói với tôi. Khi tới thăm bệnh thì thấy 6 mạch trầm vi, như có như không, tinh thần mê man. Tôi thấy đã đủ chứng thoát thế nguy không thể chữa được không dám nhận chữa, vợ và mẹ vợ người đó, nức nở kêu van xin chữa, vả người vợ đã có thai 3 tháng, sinh hoạt hàng ngày đều trông cậy ở người chồng cả. Nếu không may mà chết, thì 3 mạng đó không biết nương tựa vào đâu. Thấy tình cảnh này, không thể cầm lòng được. Tôi nghĩ thầm rằng: “Thầy thuốc là giữ tính mạng người ta, nếu tiếc danh dự so tính lợi lộc, coi nhẹ sự sống chết của người thì sao đáng gọi là nhân thuật? Liền lấy Sâm, Truật Phụ làm tễ to sắc đặc cho uống. Uống hết 3 tễ thì thổ tả khỏi, mạch đã nổi dần lên chốn tay hơi điều hòa rồi mới tỉnh lại tiếp cho uống Cứu dương thang, mỗi một lần uống thuốc lại cho ăn xen 1 chén nhỏ cháo đặc, cứ như thế một ngày một đêm, vị khí dần dần trở lại, ăn uống dần dần tiến lên, lại phát nóng dữ, khởi từ bàn chân lên nóng như lửa đốt, phiền khát nhiều. Đó là thổ nhiều hại dương, tả nhiều hại âm, tuy Sâm phục hồi lại dược dương, nhưng dương không có âm liễm nạp lại thi không thể giữ được lâu. Hỏa không có thủy hâm lại, khó khỏi phù việt lên được, nóng khởi từ huyệt Dũng tuyền, là do âm hỏa bốc lên. Tòi dùng 2 lạng Thục địa, 3 đồng cân Đan sâm, 2 đồng cân Mạch môn, 1 đồng cân ngũ vị, một đồng cân Đại phụ, 1 đồng cân Ngưu tất, Gia Đảng, Tâm sắc đặc cho uống hết. Quả nhiên một tễ mà phiền khát khỏi hẳn, thế nóng không lui lại thêm ghê rét quá run bần bật không chịu được, Nội kinh có câu: “Dương lui thì ghê rét, âm lui thì phát nóng” đó là dương vong ở ngoài, âm hết ở trong liền dùng bài át vị làm thang to, bỏ Trạch tả, gia Mạch môn, ngũ vị, Ngưu tất, Lộc giao, cho uống một tễ thì bệnh bớt được một nửa hai tễ thì nóng lui mình mát, xem mạch thì hồng sác lộn xộn, một hơi thở, bỗng thấy hỗng không, vô thần vô lực, tôi thấy bệnh nguy mà đã chóng như thế, chỉ là sức mạnh của thuốc đó thôi. Nhưng nóng lui mà mạch không hòa đó là âm dương li liệt nhau thủy hỏa không còn gốc. Tôi bảo bà mẹ và vợ rằng: “Tôi tuy hết sức giúp đỡ nhưng thế không sao được, nên tìm thầy khác, để khỏi hối hận về sau. Nhà kia thấy bệnh đã bớt được quá nửa, mà tôi cố sức từ chối, ngờ là không có lỗ hậu, nên giữa chừng mà bỏ chăng? Liền đem quần áo đồ đạc trong thuyền đến và nói là :”Nhà rất nghèo túng, chỉ có những đồ vật này xin đem là chi phí về thuốc”. Lúc đó tôi thẹn và giận vô cùng, họ coi mình là đồ ham lợi, không rõ khổ tâm cho mình liền bảo họ rằng: “Đó là tôi thành thực, chớ không phải là thủ đoạn chẹt người lấy của đâu” người kia nói: ” Một mạng sống chết là nhờ cả ở tay ông, còn dám mời ai, nếu không giúp cho thì đành chịu đợi chết ở nơi bến nước đó thôi”.
Tôi thấy họ có nài, nếu mà bỏ không chữa thì bể khô còn thấy đáy, tấm lòng cứu sống người của ta khó tỏ ra được, vả không khôi mang tiếng là vì người kia tiền ít, không giúp thuốc tốt. Phàm những vật người kia mang lại tôi không lấy một chút gì, lại dùng Bát vị hoàn trước, uống xen với Quy Tý thang, được vài ngày tinh thần tinh hơn, ăn uống hơn thêm nhà bệnh vui mừng khôn xiết, nhưng tôi cho công hiệu chóng như vậy trong bụng vẫn sợ là giả tượng, vì rằng phàm chứng đại hư, dùng thuốc tiếp bổ, thì khỏe dần dần mới là điều tốt đó cũng như nhà nghèo lâu rồi, cửa nhà trống rỗng không phải việc trong một sớm hôm mà hồi phục được. Nên thấy công hiệu mau như vậy, tất là mượn sức thuốc, khác nào như ngọn đèn hết dầu, lại cháy bùng lên, huống lại chóng vào thì chóng ra, chóng được thì chóng mất, đó cũng là lẽ thường. Quả nhiên được vài hôm bỗng dưng người đó mê đặc ngã vật ra và không thở được người nhà vội lại tìm tôi, tôi cho uống Sâm phụ, thuốc vừa vào miệng, suyễn nghịch phát lên rồi chết. Tôi nghĩ người làm thuốc cốt giúp người là hàng tâm, mấy tuần vất vả, không ngại đêm hôm mưa gió, tuy mất thuốc men người ta không giả cũng không đáng kể, mừng rằng một tấm chân thành của tôi đối với qủy thần cũng không thẹn với nghề làm phúc. Tôi nhân làm một bài thơ để giãi bày tâm sự như sau:
Cố công cứu sống mà không nổi,
Mệnh bạc khôn đôn tấc dạ lo!
Vì nghĩa, vì vàng ai kể biết,
Quỷ thần chắc cũng chứng minh cho.
Bệnh án này tôi tuy biết chết mà không nỡ bỏ, cố gắng làm kế tin cái sống ở chỗ chết, nhưng y lý mông mênh, sự không khỏi có cái lỗi “làm hư bệnh đã hư làm thực bệnh đã thực” hoặc là bệnh nặng thuốc nhẹ thành ra gãi ngứa ngoài giầy, xin ghi lại để hỏi các bậc cao minh.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG THƯƠNG THỬ THUẦN NÓNG VONG ÂM
Một người lái buôn tên là Lỗi, nhân khi ngược nguồn đi buôn gặp mùa hè nắng dữ, người vợ bị cảm mạo đau nhức như búa bổ, mình đau như bị đòn, ghê rét nóng dữ, phiền khát, uống nước nhiều, tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, đại tiện rắn, lồng ngực đầy trướng, hai sườn đau rát. Người chồng đi đường bộ về tới nhà tôi xin thuốc. Tôi thấy thương thử ghé thấp chứng biểu chứng lý đã rõ, lại hỏi hình thể người ấy thì tuổi đã bốn mươi, sinh đẻ nhiều lần, tóc ngắn, tim nóng. Biết người này âm khí đã suy mất một nửa nên không dám dùng toàn thuộc công trục mà cho uống Thanh thử ích khí để bổ lý, gia Hương nhu khương hoạt để giải biểu, uống hết một thang thì những chứng đầu nhức mình đau bụng đầy sườn đau, tự ra mồ hôi đều bớt 7, 8 phần; riêng chứng ghê rét khỏi hẳn. Nhưng nóng dữ mình như lửa đốt, phiền khát, tăng thêm, lại kèm theo mê man nói nhảm, hơi thở ngắn, mỏi mệt, đó là vì nhiệt nhiều thì âm tất hư, trong sách nói: “Chữa nhiệt tất phải chữa huyết” lại nói: “Nóng lâu thì hại phần âm” Nội kinh nói: “Thương hàn cần phải cứu chân âm làm chủ”.
Nay phiền khát uống nhiều, đó là “Thận thủy khô, cầu thủy để tự cứu” Tâm hỏa đi lung tung, cho nên mê mệt, nói nhảm; nóng thì hai khí cho nên hơi thở ngắn mỏi mệt; lưỡi khô môi nút. đó là vì lẽ hỏa long lôi cũng làm khô sém được cỏ cây, tôi cho uống phương bổ âm liễm dương an thần, thì tinh thần hơi tỉnh, mỏi mệt dần khỏi, lại tiếp dùng bài lục vị hội Thục địa gia Ngưu tất để dương khỏi phũ vượt lên, Mạch môn, Ngũ vị đổ thêm Kim thủy, Tri mẫu + Hoàng bá sao khô để tạm nén sức hỏa mạch làm một thang to sắc đặc cho uống, các chứng bớt được một nửa; lại cho uống luôn 2 thang nữa, bỏ vị Tri mẫu Hoàng bá thì phiền khát nói nhảm khỏi hẳn, nóng dữ bớt được 7,8 phần, nhưng hơi thở càng yếu, thở hít không đủ hơi, tinh thần càng mê mẩn, không ăn uống gì, buồn bực vật vã, không biết gì cả, ra mồ hôi nhiều lau không kịp, đó là chân âm ở trong đã hết, dương không nương tựa vào đâu được, vả buồn bực vật vã là cái cớ tinh thần hao kiệt; lại mồ hôi ra mà nóng không bớt, đó là vì âm mất trước rồi. Tôi thấy hiện ác chứng, chứng hư phát ra rất nhiều hết chứng này lại sinh ra chứng khác, tôi bảo người chồng rằng: “Bệnh tình nguy cấp đến nơi, anh nên chở chị ấy về đây để tôi được sớm tối trong coi, hết sức giúp đỡ, may ra muôn phần cứu được một chăng? Người đó nghe lời, vội vàng đi về một ngày một đêm mới tới bến chỗ tôi ở.
Khi tôi lại xem, thì thấy thỉnh thoảng có nấc, xem mạch thì hai bộ quan, thốn hồng sác lộn xộn, tay ấm vừa thì mạch tản mạn ra như muốn đứt, hai bộ xích đều không thấy, xem hình thể thì cơ nhục thoát hết, người như củi khổ hơi miệng rất thối, không dám tới gần, tôi bảo người chồng rằng: “Bệnh tình mười phần trầm trọng cả mười cứ theo sức tôi thì không thể chữa được nữa, vả lại ở dọc đường không tiện, anh nên đưa chị ấy về quê để tìm thầy khác, chậm thì không cứu vãn được” Người đó khóc van nói :”Nhà tôi xa cách, tuy có một vài ông lang cũng không tin cậy được, tôi đến buôn bán ở đây, đã vài năm nay tuy chưa được bái kiến ngài, nhưng thường thấy bao nhiêu chứng nguy kịch, dù đã chết đi nhờ ngài cứu chữa thường được sống lại nếu vợ tôi có tận số chăng nữa, được chết ở đây cũng không hối hận!” Tôi thấy người đó là người thuần cẩn, nói ra những lời lẽ dặm đà, kích thích lương tâm tôi không nỡ bỏ được, tôi bảo người đó rằng; “Vợ anh bệnh nặng, khó lòng khỏi được, anh đã một lòng tin cậy, tôi không thể không hết sức để đáp lại tấm lòng thành khẩn của anh chữa cho đến khi không chữa được nữa mớí thôi” liền dùng bài Bát vị gia Mạch môn Ngũ vị, Ngưu tất làm thang sắc, pha nước Sâm bố chính cho uống, lại cho ăn thêm cháo loãng để cứu vị khí, một thang thì chứng nấc khỏi, thở hút hơi đều, phiên táo hơi yên, uống hai thang thì các chứng khỏi hết. Được nửa ngày, bỗng tay chân lạnh giá, chỗ mỏ ác một đám nóng như lửa đốt, tôi vội dùng Cứu âm thang cho uống lại yên.
Được một dêm bỗng chứng nấc lại phát, tay chân quyết lạnh, mồ hôi như dội, tay chân co quắp uốn ván, vội dùng bài Sâm truật Phụ thang đổ cho luôn, mới được một vài chén nhỏ, bỗng đờm dãi vọt lên, trong hầu kéo cưa, một giọt nước cũng không rỏ vào được nữa. Tôi bảo người chồng rằng: “Thầy thuốc chữa người chỉ nhờ thuốc để chữa bệnh, bệnh đến thế này, thuốc không nuốt vào được nữa thì cũng chịu thôi” cáo biệt ra về, chừng quá canh 3 thì người đó tắt nghỉ. Người chồng lại vào chào tôi để về. Tôi hỏi; “Chắc tát hơi rồi mình vẫn còn nóng, chân tay còn mềm” người kia hỏi tại sao? Tôi nói: “Đó là vì lẽ ấm mất trước rồi”.
Bệnh án này, tôi không có ý kiến gì không rõ, mà bệnh đã nấp vào chỗ cao hoang để đến nỗi phượng loan chia rẽ, ai oán não lòng, mây mù bao phủ, vì sai từ trước hay là vì bất cẩn về sau? xin bày tỏ ra đây để nhờ các bậc cao minh phủ chính cho.
=> Đọc thêm bài viết sau: Tọa thảo lương mô: Những phương pháp tốt khi sinh đẻ.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG THỦY KIỆT HỎA BỐC LÊN
Trời đã sang thu mà nóng nung nấu lại hơn tiết tam phục, vợ ông Luận người làng Bàn Thượng bị cảm mạo, bà mẹ đến xin thuốc. Tôi hỏi chứng thì đau nặng như đội đá, nhức như búa bổ, mình nóng như lửa, tay không dám gần, đòi nằm chỗ ẩm ướt, da đỏ như bôi son, gò má hồng, mắt đỏ, uống nước lạnh nhiều uống vào khỏi họng thì mửa khan, hoặc lại ọc ra nước, tiểu tiện trong và lợi, nhắm mắt lại thì thấy ma quỷ, nói nhảm lầm rầm, tay chân mỏi rã, không giở mình được, lìm lịm như chết, nhưng hỏi về hình dạng thì mới 21 tuổi, tóc ngắn khô đỏ, thân thể đen gầy, ham ăn của chua. Từ khi có thiên quý đến nay chi hành kinh có 3, 4 lần. Tôi thấy hết thấy là chứng chân âm suy kiệt, tuy có cảm ngoại tà chẳng qua chỉ là cái mối sinh ra bệnh mà thôi, nên không dám dùng mảy may thuốc phát biểu, chỉ dùng thang Toàn chân nhất khí, bỏ Nhân sâm bội Thục địa, Mạch môn, gia Đỗ trọng tẩm rượu sao để cho đi khắp toàn thân, trừ phong thấp cho uống.
Sáng sớm hôm sau người chồng gõ cửa vào, lúc đó vì tôi vừa đang chữa một bệnh nguy cấp, suy nghĩ suốt đêm, đến gà gáy mới chợp mắt một chút, người đó đến, tối còn mơ màng trong giấc mộng, đang hỏi chứng này đã bớt thế nào? người kia nói là không bớt chút nào cả. Tôi nghe giật mình tỉnh dậy hỏi lại kỹ càng, thì người đó có lúc nói là tăng lên, có lúc nói là đã bớt, hoặc nói là tăng, hỏi lại lại nói là bớt, tôi thấy nói lẩn quẩn, vả lại trong người đang mệt, không muốn hỏi nữa bực mình bảo người đó rằng: “Tôi đã xem bệnh như thế, cho uống thuốc như thế tự mình cho là đúng, anh đã nói là không bớt, tôi cũng không còn cách nào hơn nữa. Thôi vê tìm thầy khác chưa cho, người đó năn nỉ mãi, tôi cũng không cho thuốc nữa, rồi lại vào nằm ngủ. Mặt trời lên cao 3 cây sào tôi mới tỉnh dậy, thấy gia đồng nói: “Người đó lần chần chờ lại mãi không đi, sau một lúc mới về. Tôi nghĩ thầm rằng: “Bệnh này có bao nhiêu triệu xấu, là vì trọc âm tràn lên dương, dương với âm tàn hại lẫn nhau, cho nên đâu nặng mà nhức, chân thủy khô khan, hỏa không có chỗ nương náu, càng bốc lên mạnh, bởi vậy nóng dữ không dám gắn hỏa bức huyết ở bì phu, cho nên mình đỏ như bôi son, gò má ửng hồng, mắt đỏ là âm hư ở dưới, bức dương ở trên, cho nên tiểu tiện trong và lợi. Thích uống nhiều nước lạnh, không phải là thực nhiệt, đó là vi thủy ở kiệt quá mà phải cần nhờ thủy ở ngoài để tự cứu. Nước xuống khỏi họng lại mửa khan, hoặc lại ọc ra, do hỏa long lôi gặp thủy lại càng bốc mạnh, nếu là thực hỏa thì uống vào tất dễ chịu, có lẽ nào lại ngược lên mà mửa nữa. Phàm hỏa đi lung tung thì quân hỏa mất quyền, cho nên trông thấy ma quỷ, nói nhảm, hòa thịnh khắc kim, kim là con đã hư thì thổ là mẹ cũng hư, cho nên lìm lịm mỏi mệt. Ham ăn của chua là vì can hư không tàng được huyết, muốn của chua để thu liễm hao tán, cũng như người có thai tháng thứ ba kinh quyết âm dưỡng thai, mộc hư mà thích của chua.
Thiên quý đầy đủ mà kinh không hành, là vì mạch nhậm khô, huyết ở trong không dư, nên kinh ở ngoài không đủ. Thực thế hết thảy cái cơ bại kiệt, sợ các thầy thuốc kém cho ngoại cảm là chứng hữu dư, không nghĩ gì đến chính khí đã suy yếu, chỉ thấy nóng nhiệt thì cho uống thuốc hàn, đau thì cho là phong, nặng thì cho là thấp, vần đỏ như son cho là ban, tiểu tiện trong cho là biểu. Vì hỏa long lôi không phải lấy thủy tắt được, không phải thấp nép đi được, nếu không mau góp nhóm lại để làm cái nguồn gốc chứa hỏa ở trong thủy mà cứ mặc kệ cho thoải mái cái tính bốc lên của nó thì hết sức mới thôi, mà hỏa đà hốt thì khí cũng tuyệt, huống chi âm đã mất ở trong, chi còn một. minh dương phù việt ở ngoài da mà tự ý cho uống nhiều thuốc hàn lương, lại hại đốn dương thì thành âm dương đến hết. Tai họa theo ngay.
Tôi suy đi tính lại hối hận vô cùng muốn sai gia đồng chạy theo như bắn, nhưng tên rời dây cung, người kia đã xa quá mất rồi, lòng áy náy không kể xiết được! Đến tối chợt nghe tin vợ người đó chết rồi, đêm hôm ấy tôi rất hối hận, băn khoăn ở ngoài sân, không sao chợp mắt được. Sáng sớm mai, cho người lại dò thăm, bà mẹ người bệnh nói: “Chồng nó vì vợ ốm mệt, hoảng sợ, noi nắng thất thố, đến nỗi cụ không cho thuốc, trước nó lấy được một thang, thì các chứng đều bớt, đầu nặng khỏi hẳn, giá được thang nữa, thì không đến nỗi chết như thế này! Khi chồng nó không xin được thuốc trở về, không biết chạy đâu, bỗng gặp một thầy thuốc rong cho uống một thang thì phát ra buồn bực vật vã, uống thang thứ hai thì suyễn, nấc mà chết.” Tôi nghe nói lại càng thêm hối hận, nghĩa là vì nói về việc, thì chết tuy ở tay người khác; nhưng nói về tình thì tôi khó trốn được cái trách nhiệm giết người. Làm thuốc là việc giữ mạng người, cứu sống người là bổn phận mình, gặp chứng dễ dàng, hỏi đi hỏi lại kỹ càng rồi cho thuốc; gặp bệnh khó khăn, không nên vì giàu nghèo sang hèn mà thay đổi lòng, tùy chỗ gấp thì phải gấp đành chịu vất vả, không ngại đêm hôm mưa gió, thân đến nơi xem, tuy không có tài thần thánh công xảo(4), nhưng vọng văn vấn thiết (5) cũng không thể bỏ sót một cái nào, nhận đúng bệnh tình, rồi mới cho thuốc, há nên coi mạng người như cỏ rác mà mò mẫm để làm thí nghiệm hay sao? Nếu có sai lầm, thì trong chỗ u những oan hồn không khỏi căm hờn ở nơi chín suối! Tôi thề lấy đó làm răn mỗi bệnh đều phải xem xét kỹ càng, không nề khó nhọc, sẵn lòng mong mỏi ứng nghiệm, lấy sự giúp người làm tốt, hết lòng làm trách nhiệm của mình, nếu bệnh không chữa được tất báo trước nhà bệnh, để khỏi tiếng dèm chê về sau, còn về phần mình thì suy nghĩ khốn khổ đem hết khả năng để làm kế tìm cái sống ở trong chỗ chết cho người ta, vừa ý thì mừng, khác ý thì hào, không nỡ bưng miệng mà bó tay đợi chết, như thế mới khỏi thẹn với trời đất, việc làm mới đành lòng. Nên chép lại đây để làm gương răn bảo cho mình, mong các đồng chí, thấy cái nhầm việc trước càng nên cảnh tỉnh, cũng là cái may cho nghề làm thuốc.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG SAU KHI ĐẺ PHÙ NỀ
Tháng tư năm Đinh Hợi, giặc ở Trân Ninh kéo đến cướp phá Hương Sơn, quân giặc đóng đinh trại liền vài dặm, voi ngựa hàng đàn. Lúc bấy giờ quân nhà vua quen yên ổn gia đình không phòng bị, và quân ít thế yếu đến nỗi thất thủ. Khi vội vàng tôi mang được người nhà. Liều mình chạy trốn, may mà cả nhà lánh thoát trọ ở góc chân núi Thành thôn Hưng Nhân, chỉ lấy nghề thuốc làm kế sinh nhai. Một hôm lên chơi chùa Am Hà có đề một bài thơ, tạm ghi lại đây để nhớ cái khổ khi lưu lạc:
Hương sơn ngảnh lại xa xa,
Than ôi vườn thuốc nay ra chiến trường.
Đem nghề vào chốn Vân hương (6),
Thông reo chim hót lòng thường tạm nguôi.
Lúc đó có vợ 1 phú nông ở xã Thành Lãng trong huyện đẻ xong bị phù thũng, đã nhiều thầy chữa không khỏi, từ xa lại mời tôi chừa, khi tôi tới xem bệnh thế mười phần nguy khốn, âm mất dương, thoát, nửa dưới người tuyệt không còn khí, da lạnh như băng; nửa trên người tuy có hơi nóng, nhưng hỏa vô căn đã phù việt ra biểu, người bệnh đòi quạt không ngớt, hơi thở ngắn, tiếng nói nhỏ, trong bụng đầy xốc lên đại tiểu tiện đều bí, sáu bộ mạch trầm vi gần hết, mạch xung dương không thấy động, ấn lâu mới thấy ở trong phần thịt phảng phất như sợi tơ, tựa không tựa có. Tôi thấy tình hình không tốt, nhưng tinh thần chưa đến nỗi mê mẩn, có lúc muốn ăn đó là vị khí chưa hết, hoặc là tại thuốc không phải trị bệnh, vả lại nhà đó khá có sức uống thuốc, may cứu vãn được chăng? Tôi bảo phú ông rằng: “Lúc này chỉ có thể chữa mệnh, không có thể chữa được bệnh nữa, vì âm dương đều ly thoát cả rồi khó thể chữa khỏi trong một mai một chiều được, nhưng cảm tấm lòng thành khẩn, từ xa lại mời, tôi cũng hết lòng cứu vãn, họa may cứu vớt được phần nào”
Tôi liền dùng Sâm phụ cho uống, lúc đầu nhà đó thấy bệnh nóng âm, muốn quạt không ngớt lại cho uống thuốc nóng, có ý e ngại; đến khi thấy uống tễ thứ hai nhân thấy hỏa vô căn đã thu liễn lại được ở trong tỳ thận, chân tay ôn hòa, thôi quạt, ghê gió, lại muốn đắp chân, chỗ ngực đầy trướng tạm bớt, lại dùng phương thuốc trước gia Bạch truật tẩm sữa sao khô, Thục địa để bổ tỳ âm, Ngũ vị tẩm mật chưng, để nạp khí về nơi cũ; Can khương bào Cam thảo chích để làm ấm trung khí, uống xong vài thang thì ngực bụng khoan khoái, ăn uống ngon hơn đầu, cứ thế, chữa chừng một tuần, lại dùng mạnh những vị thuốc loại tinh huyết hưu tình, trong tễ thuốc cam ôn cam lương lại trọng dụng Quế phụ để bổ hỏa, hồi dương, cổ vũ khí huyết, dương dần vừng thì cứu âm; âm dần vượng thì cứu dương, thủy dược khí thì thông, trường được huyết thì nhuận, tiểu tiện tuy ngắn sẻn, đại tiện tuy táo kết, nhưng đã thường đi được, không đến nỗi nhỏ giọt không thông như trước, nhà bệnh mỉrng rỡ vô cùng, riêng có người anh bệnh nhân hơi biết y lý, thấy tôi hỏi chứng lập phương, nhằm chững vào gốc, không cần vụn vặt, mà tà không nơi lén lút, hết sức khen phục, tiếc là gặp và biết tôi khi muộn, mừng nói rằng: “Người tốt trời giúp, ngại bị nạn đem gia đình chạy sang đây. Tay áo gió đưa, trời đem phú ông này để giúp ngài đó” Lạ thay, chí lý thay! Tiên sư nói:” Phàm chứng nguy gặp một thầy thuốc chữa khỏi; mà thầy thuốc chữa khỏi một chứng nguy, đều là duyên trước định sản, không phải là việc ngẫu nhiên”.
Khi tôi mỏi đến nhà đó, trong lòng nơm nớp lo lắng như không kịp để chữa khỏi cho người, sau qua một tuần, thì trong lòng như lửa đốt, nằm ngồi như kim châm, lại có chỗ không được vừa ý, không biết vì đâu mà trong dạ tức đầy, chán không muốn chữa. Tôi bảo phú ông rằng: “Quý bà bệnh đã bớt được vài phần, có thể không lo gì nữa chỉ cần điều bổ nữa thôi, thì nên làm dần dần. Gia đình tôi trọ nơi đất khách, tôi không ở lại đây lâu được, cần phải về ngay, ông sẽ cho người nhà lại mà lấy thuốc”. Cả nhà này nghe xong có ý lo sợ, người chồng quỳ xuống, nói năng hết cách, cố ý giữ lại. Tôi thấy vậy càng bực thêm, không nói nửa lời, rảo bước ra đi. Người kia biết không thể giữ được, vội sai 4, 5 người thầy tớ sắm sửa cái cáng đưa tôi về.
Tôi về nơi trọ đã vài ngày; cũng không thấy nhã kia lại lấy thuốc. Sau nghe tin nhà kia nghĩ vơ nghĩ vẩn, hoặc bảo là có người nào thiếu cung kính; hoặc vì cơm nước thiếu lịch sự, để tôi giận bực chăng? chỉ có người anh một lòng khuyên nhủ lại đến xin thuốc, và nói:” Uống thuốc người này mà chết là số; Không uống thuốc người này mà chết là oan!” Nhưng nhà kia vi kẻ nói ra người nói vào, đi mời một cụ lang gia truyền trong cho uống thuốc công hạ ngoài bắt tắm gội mỗi ngày một lần, loanh quanh chỉ công hạ, được hơn 20 ngày thì chết. Tôi được tin lại càng kinh sợ, nghĩ thầm rằng: “Khi ta mới đến, lòng ân cần thương xót thế nào, không bao lâu hình hư chán nản, không phải là mình chán đời đâu. Huống chi đương lúc lúng túng tuy không kể lợi gì, nhưng cũng đỡ được phần nào, thế mà khăng khăng không muốn dùng đắng, lại càng tin rằng làm thầy chữa bệnh không phải là ngẫu nhiên. Giá lúc này tôi không tự bỏ trước tất cũng biến sinh cớ khác, mà người bệnh này cũng không sống được, Người xưa có câu: “Thầy thuốc có thể xoay chuyển được trời đất, chữa chết làm cho sống lại” hẳn cũng là phúc chủ lộc thầy chăng?
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG CỔ CÁCH
Một người thuyền chài tên là Ba, bị chứng cổ đã vài năm nay, chữa khắp đó đây, đều không chút công hiệu, sau mời tôi chữa, tôi xem mạch 2 bên tay tả hữu: Bộ thốn, bộ quan đều phù nhuyễn vô lực; 2 bộ xích trầm vi, mà bộ hữu xích trầm vi hơn, đó là khí huyết của hậu thiên đều hao, hỏa mạnh môn của tiên thiên lại yếu không bốc lên được, tỳ thổ không làm tròn nhiệm vụ vận hành, thì không sinh chứng ngừng tụ sao được. Về hình thể thì sắc mặt tối đen, mắt trắng răng khô, da như than đốt, tay chân như củi khô, bụng to như cái thúng, nói nhỏ hơi ngắn, đó đều là triệu chứng khí huyết hao tổn. Hỏi về chứng thì buổi chiều phát nóng, đến nửa đêm mới lui, tự ra mồ hôi, đổ mồ hôi trộm, trong bụng đầy tức, ăn xong thì chân tay rã rời, mỏi mệt nằm ngủ, trong bụng có hòn tích to dài hàng thước, trên xói lên mỏ ác, dưới đến bụng dưới to 7, 8 tấc, trước che nửa bụng, sau giáp xương sống, tiểu tiện ngắn sẻn, đại tiện có lúc sột sệt, có lúc táo bón. Tôi thấy hết thảy chứng hư đều bởi tỳ nguyên, tất đã uống nhiều thuốc khắc phạt, dùng tiêu trước phá tích cho là cách chữa hơn hết, cho nên cái cơ sinh hóa của hậu thiên hao mòn, tinh huyết không sinh ra được, trong sách nói: “Bệnh mới mắc dùng tiêu làm bổ, bệnh kỳ giữa vừa bổ vừa tiêu, bệnh kỳ cuối dùng bổ làm tiêu”. Người xưa có lời than “nuôi ong tay áo” đó là nói bổ thì tà mạnh lên, công thì chính khí hư đi, hai đằng đều khó.
Đại để thực thì không có tích, hư thì tất có, nếu hỏa ở mạnh môn đầy đủ ở nơi Đan điền thì có sức nung nấu, kiện vận không ngừng đâu đến nỗi tử huyết đờm dãi thực tích quần tụ làm hại được? Nhưng phép chữa chỉ biết thuốc thơm ráo để làm mạnh tỳ dương; mà không biết dùng thuốc mềm nhuận để bổ tỳ âm, làm cho thổ không được móc mưa tưới nhuần lại thành ra những cồn gò khô táo, muốn không đầy trướng, có thể được không? Tôi liền dùng 1 lạng Bạch truật sao mật làm quân, 5 đồng cân thục địa sao khô làm thần, 3 đồng cân Nhân sâm, 3 đồng cân chích thảo làm, tá 1 đồng cân Bào khương, 5 phân Đại phụ làm hướng sứ sắc đặc cho uống luôn luôn, uống hơn 20 thang thì các chứng khỏi hết, ăn uống ngày một hơn, khí lực ngày dần mạnh, tinh thần khác hẳn, riêng hòn ở trong bụng vẫn cứ như cũ. Tôi dùng phân gà sao đen, mỗi liều 1 đấu, hòa nửa cái nửa rượu lọc kỹ hợp với thuốc trước cho uống xen kẽ hơn 10 thang thì hòn trong bụng không biết tiêu mòn đi đâu, chỉ còn lại bằng chiếc vỏ trai thôi. Về ăn uống và tinh thần của người bệnh thì lại tăng hơn ngày thường. Liền bỏ bài Ki thì lễ, sớm tối cho uống mỗi lần 4 – 50 viên kim quỹ thận khí chiêu với nước thang Quy tỳ, được gần 2 tháng, bỗng một hôm đương buổi chiều thấy người nhà kia vội vã lại nói:” Trước đây 3 hôm người này ăn thịt cò trắng, lại đến chiều hóng mát cảm gió, bỗng phát nóng rét mũi ngạt tiếng nặng, đầu nhức mình đau, được hai ngày thì bớt. Đến đêm vừa qua lại phát nóng rét từ gà gáy đến giờ mê mẩn không biết gì, nói năng lẫn lộn, chân tay run giật, vãi đái không biết”. Tôi cho là nhiệt thắng thì tinh thần mê mẩn, chế bài Bổ trung thang gia mạch môn, ngũ vị, Phòng phong Đại phụ, táo gừng sắc cho uống, chưa sắc xong, bỗng tay chân lạnh toát, suyễn đờm, nhà kia lại báo, tôi cho đại tễ Sâm phụ gia Bạch truật, ngũ vị nuốt vừa khỏi cổ là chết.
Bệnh án này tôi rất là ngờ, không biết đổ cho tại sao? Tại số hay tại thuốc? Tôi dùng bổ, thì tinh lực đã dần tiến bộ bệnh không có cớ gì chóng thêm chóng bớt được cả; tôi dùng tiêu, thì bụng nhẹ hòn kết; dần dà bệnh bớt, quá nửa, thì đều dùng thuốc bổ thủy hỏa của tiên thiên, thuốc chữa khí huyết của hậu thiên, để bổ mà tiêu đi, đó là học thuật nông nổi của tôi, chỉ có như thế mà mạng kia đến nỗi không cứu được, thì phân tích tại sao? Xin các bậc cao minh phủ chính cho. Tôi chữa bệnh đã vài chục năm nay, chỉ có chứng này là ngờ và sợ nhất, không bao giờ quên. Lại đáng tiếc công trình đắp núi đã đến lúc gần xong! mà trong đó riêng có chỗ đáng ngờ, xin kể qua ra đây, để mở mối ngờ nguyên chàng kia thấp xấu, mà vợ lại có chút nhan sắc, vốn lại ép uổng lấy nhau, đúng như câu: “Ngựa hèn sánh với ngựa hay, vợ hiền lấy phải chồng ngây tức mình” nay bệnh đã bốt 6, 7 phần, thường thường căn dặn mẹ và anh hắn, không được để vợ chồng hắn cũng ở một thuyền, sợ lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Ngờ đâu nhà kia không biết giữ gìn, đến nỗi sau khi người đó chết đi, trong gia tộc cũng sinh hối hận.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG THỔ TẢ
Con gái anh tôi 14 tuổi, một buổi chiều tắm xong, ăn rau sống, lại nằm ngủ chỗ gió, đến đêm chùng canh hai bỗng phát chứng đau bụng vừa thổ vừa tả. Lúc đó tôi có ông bạn thân là Trần mỗ Hầu coi đòn Thủy bính chống giữ đạo Hương Sơn, gia đình cũng ở trong doanh trại, có đứa con gái nhỏ bị ốm nặng, mời tôi đến chữa đã có thể bớt, không ngờ đứa cháu tôi ở nhà mắc bệnh, tuy trong làng cũng có vài ông thầy thuốc, nhưng anh tôi không dám mời chữa, cần đợi tôi về. Đêm đó tôi nóng ruột muốn về, sáng sớm cố từ giã Mỗ hầu, rồi đi chiếc thuyền con về, quá trưa tới nhà, đã thấy anh tôi đợi ở bến đò, nói rõ căn do bị bệnh, tôi vội vào thăm, lúc tà này đứa cháu thổ đã hơi bớt, mà tả còn dữ dội, nước tả ra đỏ như đờm có máu, có lúc trong bụng đau như xoắn, xen mạch nhân nghi bệnh đã gấp mười mạch khí khẩu, 6 bộ mạch hồng sắc hữu lực. Tôi cho là ngoại cảm nặng nên dùng tán biểu chút ít, liền cho uống bài Hoắc hương chính khí thang, uống xong nước đầu, thì thấy các chứng giảm bớt, liền bỏ không uống nữa trong sách nói “Thổ thì hại dương, tả thì hại âm”. Thổ tả là cái cơ âm dương hư cả, tiếp dùng uống bài Bát vị làm thang sắc 3 nước trộn đều cho uống, để cứu lấy căn bản của âm dương. Tôi vì đi thuyền mỏi mệt, về nhà nghỉ một chút, đến sau giờ thân, thấy người nhà gọi dậy, bệnh đứa cháu lại bạo phát dữ, tôi vội tới xét mạch thấy 6 bộ mạch trầm vi nhuyễn nhược, không phải hồng sác như trước nữa. Lúc này phát ra phiền táo, nói mê nói nhảm, tinh thần mê mẩn, tôi hỏi đã uống thang Bát vị chưa? anh tôi nói: “mới sắc xong chưa kịp uống” Tôi nói: Thể đã sắp thoát, âm dược không dùng được”. Liền dùng 2 lạng nhân sâm, một lạng Bạch truật, 8 đồng cân Đại phụ để hồi dương, suốt đêm cho uống luôn, không biết bao nhiêu lạng, duy chứng đau bụng đi tả ra huyết càng nặng.
Vả lại đã dùng lực dược như thế mà cơ thể vẫn lạnh như băng, phiền táo càng thêm, khi khóc khi hát, đòi nằm chỗ bùn nước, mạch trầm vi tựa có tựa không, như sắp hết. Tôi lo nghĩ đến sờ sạc mà không biết làm thế nào? dùng dương dược thì sinh ra phiền táo làm trở ngại, tạm dùng âm dược thì sợ mạch trầm vi sắp hết, lại dùng Nhân sâm Bạch truật làm quần để giúp cho vị khí mà cứu nghịch lạnh vì dương thoát, Lộc nhung Ban Long làm thần để tuấn bổ tinh huyết mà cứu phiền táo vì âm vong, gia Can khương sao đen là tá để ôn vị giữ âm, bốc đại tễ sắc đặc cho uống. Lúc đó có thần ứng vào đồng phán rằng: “Đó là triệu chứng lên đậu, đến tối đậu mọc sẽ yên” vì khi ấy xóm làng đang có đậu, anh tôi ngờ là có thật. Tôi nói: Vì bằng có đậu, mới báo như thế, là triệu chứng rất dữ, cách chữa cũng không ngoài việc tuấn bổ âm dương, để đưa độc ra, nhưng đậu thì thực vô lý”. Hôm đó phiền táo mê mẩn nói nhảm càng thêm, anh tôi cũng hiểu y lý thuốc bảo tôi rằng:” mê cuồng nói nhảm như thế, hoặc là cái cơ hỏa cực, chớ cho là ngoài hàn”. Tôi nói: “Chứng có giả tượng mạch há không bằng cứ phiền táo là cái triệu vong âm, táo mà mình nóng còn là nhiệt, có thể dùng âm dược được; mà chứng này nặng về vọng dương, trong sách nói: “Thấy chứng dương thoát sắp thì một chút âm dược cũng không được dùng, huống là thuốc hàn lương? là vỉ âm thịnh thì dương phải tiêu. Nếu anh muốn thử dùng lương dược, thì lấy cao Lộc giác là thứ thuốc tuấn bổ chân âm giáng hư hỏa rất hay, mà không hại đến dương lắm, thử cho uống để xem có ứng nghiệm không? anh tôi vui vẻ làm ngay, liền nhận dùng 5 đồng cao Lộc giác nấu cách thủy cho tan ra cho uống, chẳng thấy gì cả, lại thử cho uống nước lạnh với nước thuốc Bát vị sắc trựớc, cũng vẫn y nguyên như dội nước lên đá. Cùng kế, tôi không biết làm thế nào, bảo anh tôi rằng: “Thế đã hết rồi, khó cứu vãn được, anh nên mời các thầy khác, họa may cứu vớt chút đỉnh chăng?”. Anh tôi sai người nhà chia ngả đi mời các thầy thuốc, chưa kịp đến thì đứa cháu tắt thở.
Án này là kế cùng chữa người nhà không những lo nghĩ hết sức và thương xót như nát ruột gan, tôi chỉ theo mạch dùng thuốc, không dám chữa lung tung, chỉ chăm chú về chữa mạch làm chính, phải hay không phải, xin chép ra đây để nhờ góp ý kiến chung. Sau nghe tin anh tôi đem việc đó hỏi các thầy lang khác, có kẻ bảo là nên chữa về chứng trường phong hạ huyết; có kẻ bảo không nên theo lẽ chữa về chứng thương phong của lục dâm, ý kiến lung tung, anh tôi cũng ngờ thấy hình ra những lời than thở âu sầu tự như hối hận là chết oan. Tôi thấy vậy, nhưng khó nói ra được, chỉ đành chịu vậy thôi!
Lại một năm nay đứa con giai anh tôi mắc chứng âm hư thuần nóng, lúc đầu về cảm phong, tôi cho uống thuốc phát tán, chưa khỏi, lại nghe thầy lang khác, thấy nóng dữ, cho uống Hoàng Liên, tôi cố can không nghe, vì trong lòng anh tôi thấy việc trước vẫn sợ, nhưng tôi không vì dùng hay bỏ mà yêu ghét, đã làm thuốc chỉ cốt sao cứu sống được người đối với người khác còn chẳng nghĩ gì đến ơn với thù, nữa là người nhà. Tôi nghĩ rằng đành hết sức can ngăn không nghe, không nỡ ngồi nhìn cái sai lầm đó, mà không nói quả nhiên uống xong 6, 7 thang, bệnh càng trầm trọng, nóng đốt càng thêm, nói nhảm, không biết gì, anh tôi lo sợ, mới cho tôi xem bệnh, thì thấy 6 mạch phù sác mà vô lực, hai bộ xích rất vi, liền cho uống đại tễ âm dược như những vị Thục địa, Ban Long, Mạch môn, Nhân nhũ, Nhân sâm gia Quế phụ để cổ võ lên, quả nhiên uống một lần mà nóng khỏi hẳn, thần tình tỉnh hơn, không dám uống hết tễ, vì lẽ âm chử sát, đổi dùng dương dược để giữ vị khí, không ngờ bị hàn lương khắc phạt đã lâu, nguyên dương đã kém, cho nên giả nhiệt lui đi chân hàn lại sinh, tinh thần lại thấy mỏi mệt, ngủ say, da mát lắm thở ra hơi lạnh, dưới chân quyết lạnh, thậm chí nước tiểu cũng lạnh buốt, mạch trầm vi sáp hết, liền vội dùng đại tễ Sâm phụ gia Bạch truật để cứu vãn, tuấn bổ một ngày, đến đêm toàn thân mới ấm dần, tinh thần tỉnh táo, muốn ăn uống lại dùng thuốc đều bổ tư âm, độ một tuần thì khỏi. Lúc đó anh tôi mới biết thuốc có vượng đạo và bá đạo khái nhau, thấy nóng không chữa nóng, mà công hiệu khác nhau như một trời một vực dùng 5, 6 lạng Đại phụ mới gỡ được 3, 4 đồng cân Hoàng Liên, xuýt không cứu được, như thế cái hại của thuốc hạn lương đã rõ. Qua việc này anh tôi mới bỏ hết cái ngờ sâu sắc về trước.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG ĐẬU KHÍ HƯ
Người ở trại tôi tên là Nhạ mới 19 tuổi, lúc đầu vì đi làm đồng bị mưa, phát ra nóng rét, mình đau như dần nhà đo cho là cảm phong, chữa bằng thuốc phong, trong uống thuốc ngoài xoa, được 4 ngày bỗng thấy phát ban chi chít như trứng tầm, hét to chạy nhằng, nhiều người cũng không giữ được, mới biết là lên đậu. Lúc đó tôi đương mất việc tổ chức buổi lễ tế Tiên sư đầu xuân, công việc bề bộn không nhìn tới được. Bà mẹ hắn mời một danh y chữa đậu đến chữa, thầy đó thấy hiện nhiều ác chứng nghịch không chịu chữa. Tôi bảo thầy đó rằng: “Vì tôi bận việc, không thể chữa được, ông nên chữa giúp nhà này, sau vài ngày xong lễ tôi lại xin thay”. Thầy đó nhận lời, tôi đưa lại xem, thì thấy 6 bộ mạch trầm vi, trì và lại nhuyễn, tuy phát cuồng mà mình mát, mặt xanh mà không khát nước, tôi bảo thầy đó rằng: “Đây là chứng nghịch vì nguyên khí đại hư, cho nên mạch vi mình mát, khí hư không thải độc ra được, vì độc bế tắc lại mà phát ra chạy nhăng, chỉ cần phải bổ khí, khí ấm áp thì huyết cũng nhu nhuận, khí huyết đã mạnh thì trị tống ra được độc ra, đừng nên nệ là đậu trong 3 ngày đầu, riêng dùng Nhân sâm, chỉ cần độc ra hết được mới không lo hãm phục, phàm một mẩy thanh nhiệt thác độc, nhất thiết đừng dùng”. Tôi cùng với thầy đó lập một phương dùng 1 lạng Nhân sâm, 2 đồng cân Bạch truật, 5 đồng cân Hoàng Kỳ, tẩm rượu sao, 4 đồng cân Đại phụ, 1 động cân Nhục quế, 2 quả táo tốt, 5 miếng gừng nướng. Rồi tôi ra về thầy đó cho là mê cuồng không dám dùng Quế phụ, thầy dùng thuốc thanh nhiệt thác độc cho uống, uống 1 lần thì phát nấc, tôi bảo đem bã thuốc xem thì là dùng bài Thăng ma Cát căn thang gia Liên kiều Ngưu bàng, liền biên giấy đưa cho bà mẹ hắn đốt đèn lại thầy lang kia, xin đổi thuốc khác và nói là nguyên khí đại hư, lại cho uống hàn lương thanh nhiệt thác độc, cho nên phát nấc, là hỏa sắp tắt rồi, cứ theo đơn trước, may còn cứu vãn được. Thầy đó mới theo đơn trước cho uống, sau vài thang, quả nhiên mình ẩm, mê cuồng được yên, tinh thần dần tỉnh và muốn ăn, các mụn đậu khắp mình, còn mụn nào không thành vừng đều được nổi lên đẫy đà cà. Hôm đó xong tiệc lễ, tôi mới lại thay để trông coi việc chữa bệnh, đến kỳ mưng mủ chỉ dùng Bảo nguyên thang gia Lộc nhung, Nhục quế và chính Thảo thục địa, bốc đại tễ cho uống. Đến ngày thứ 12, những chỗ ngực bụng có mụn đậu đã có mủ đặc được 5, 6 phần khắp mình những chỗ thành vừng tuy quá nửa là nước trong, nhưng cũng nổi lên cả. Bên ngoài tuy đầu sưng mắt sưng mũi híp ghịt, nhưng trong thì ăn ít, đi ỉa sột sệt, họng đau, bụng đầy và đau, cũng dùng Bảo nguyên thang gia giảm cho uống, mày được bớt cả, mủ đến kỳ sác trắng xanh, ngửi thấy mùi thối, tôi mừng là độc được tiết ra ngoài, biểu khí vững vàng thì tốt không lo ngứa dập nữa, trung khí đầy đủ không lo hãm phục nữa, lại theo phương trước cho uống vài thang.
Đến ngày thứ 17, bỗng phát ra sốt cao, đầu các mụn đậu khô lại chực áp. Tôi cho là thuộc mạnh mẽ như thế, huyết khí vận hành khỏi lo độc tà chạy vào trong, nhưng các mụn thủy bào khó giữ được khỏi dập. Không chịu để đến nỗi thế, trong tôi cho uống bài Ngũ lưu tán, lộc Bạch truật gia sâm; ngoài dùng kim bạc khêu các mụn thủy bào cho chảy nước ra, lúc đó nước trào ra ướt cả áo quần giường chiếu và nhiều chỗ bị dập ra, tôi bảo dùng Bại thảo tán bôi dày vào. Đến ngày thứ 22 đậu đều đóng vảy, nhưng không lóc. Chỗ nào thành quả cũng có chỗ lóc vẩy, nhưng vẩy rất mỏng, thịt trắng lõm sâu, biết đó là khí hư quá, chỉ gia giảm thuốc bổ vị cho uống, có khi cần dùng âm dược như Thục địa thì sao thơm, Quy dược thì tẩm rượu sao khô. Đến ngày thứ 24, khắp mình các vẩy lóc hết, da không chỗ nào hở, riêng 2 gan bàn chân, nước trong mụn áp chưa khô, bệnh nhân khổ vì bẩn thỉu vì thấy sức khỏe ngày thêm dần, ăn uống khá hơn, muốn tắm rửa cho sạch sẽ, tôi vẫn căn dặn không nên, vì đậu vốn thuộc hư, uống thuốc vào, khí huyết hóa ra mủ, thì chất doanh dưỡng của ngũ tạng đã kiệt rồi, phàm ăn uống, tắm rửa, gió lạnh phải giữ gìn rất cẩn thận. Đến ngày thứ 29, ban tối thấy mẹ hắn chạy lại báo: “Con bà bữa chiều ăn một bát cơm chưa được no, lại ăn thêm bát cháo, khi đi nằm phát rét run, hắn xuống bếp sưởi, rét quá lại lên giường nằm đắp áo, bỗng thấy tay chân co quắp, lưỡi rụt lại không nói được” Tôi nghe xong không kịp xem mạch, vội lấy đại tễ Sâm phụ cho uống, vừa đổ được một chén nhỏ, đơm kéo lên rồi tắt thở.
Án bệnh này, đáng tiếc cho tôi hơn một vất vả, tốn hết bao nhiêu công thuốc men, nghĩ đến tình mẹ góa con côi, chỉ có một người con ấy, hơn mười năm nay nương tựa ở tôi làm học trò, vất vả bao phen, hết lòng làm việc cho nên chứng tuy mười phần hung hiểm, không kể gì thành hay bại, chỉ hết sức cứu vãn, công trình đắp núi đã lúc gần xong! Đương dữ chuyển lành, đương lành hóa dữ, chứng đáng như thế chăng? hoặc là thuốc không đúng chăng? Xin ghi lại đây để hỏi các bậc cao minh. Sau tôi lại hỏi, được biết là nhà đó đối cửa buồng có một cái cửa sau, lúc giờ thân có một cơn gió trái mùa (mùa xuân mà lại gió tây) hắn đứng hóng gió ở cửa, bỗng sơn sởn chân lông, mình hơi hâm hấp nóng, vì thế đến tối phát ra rét run. Tôi nghe xong lại càng hối hận, tuy sơ ý tại người nhưng cũng bất cẩn tại mình nữa.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG M HƯ HẦU TÝ (phụ thêm án chữa hư lao)
Ong Giải nguyên họ Đinh, người làng Tùng xá huyện tôi, là một bậc danh nho trong huyện, ông không thích đi làm quan, thích nhàn dưỡng ở gia đình, dậy tập hơn ngàn học trò, phàm những người ở trong huyện đỗ đạt, phần nhiều là học trò ông cả. Một hôm ông bị bệnh nặng, sai con lại mời tôi, đồng thời có một người ở làng Tự Trì huyện Nam Đường mắc bệnh cấp, từ xa lại mời tôi, tôi đã di thuyền đến nửa đường, mới nghe ông Giải nguyên họ Đinh cho con đến đón tôi mà không gặp, tôi nghĩ rằng:Ông Giải nguyên họ Đinh là người văn học, lấy đạo lý tôn trọng thì kính yêu gì bằng! Với người làng Tự trì mình đã trót hẹn, không muốn để họ phải mất công vất vả mà ôm lòng mong đợi! Nhưng tấm lòng cứu sống người, không kể gì là người với mình, là quỹ với tiện, lòng lành cứu người biết đặt vào đâu? Nếu không gặp mà đi, thì tình đồng, thanh đồng khí với nhau, lại càng áy náy, được chỗ này hỏng chỗ kia, thực là khó nghĩ. Trong lúc theo tôi đi, có anh học trò họ Lê nói: “Thưa thầy: Thầy nên vào chỗ ông Giải nguyên trước, xem qua để rõ bệnh tình nặng nhẹ, cho uống một vài thang, rồi từ biệt ra đi, dận, rõ tên hiệu và đường lối mình đi, nếu có cơ chữa được, thuốc hợp với bệnh, thì bất nhật nhà kia phải tìm đến làng Tự Trì, sẽ bàn cách điều trị, như thế thì vẹn cả hai bề”, tôi mừng nói “Anh bàn rất phải”.
Lúc đó đã cuối giờ mùi, liền ghé thuyền vào bến xã Tùng Xá, báo tin cho nhà ông Giải Nguyên biết, một lúc thấy người nhà và học trò ông Giải Nguyên kéo ra bến đò đón tiếp. Tôi vào xem, thây ông Giải Nguyên cổ đã nghẹo đi, khôn xiết kinh ngạc, chân tay sưng đỏ rắn chắc như gỗ đá, bộ thốn khấu da căng như mặt trống, 6 bộ mạch không thấy gì, không biết làm thế nào. Hỏi về chứng, thì nói là mắc bệnh đã 7, 8 tháng nay, chỗ lồng ngực tựa như đầy trướng, mà không phải đây trướng, ăn uống khi trệ khi tiêu, trong họng như có vật gì vương vướng, ăn uống trở ngại, đã dùng khắp những thuốc hành khí tiêu đờm giáng hỏa, đều không công hiệu, bệnh ngày càng tăng, trong thời gian đo chỉ có bài Tứ vật hợp nhị trần uống đến hơn trăm tễ, tuy bệnh có tăng, nhưng trong ngực khoan khoái dễ chịu, tư hơn một tháng nay, cổ họng nhỏ lại, ăn uống khó khăn, mỗi bữa chỉ ăn được một vài viên cơm dẻo bằng quả táo nhỏ, không dám ăn hơn, vì ăn hơn thì đình lại ở mỏ ác, đầy trướng khó chịu, mỗi khi ăn lại phải chiêu theo nước canh, mới xuôi xuống được, không như thế thì không nuốt vào được. Tôi nghe xong, thở than không ngớt, và nói: “Lệnh công lúc thường hay uống rượu, nên chân âm hư quá, âm hư thì thủy suy, thủy suy thì hỏa bốc, phàm trong ngực đầy trướng, cổ họng vướng mắc, đều vì giả tượng của hỏa hư, chớ không phải là có vật gì, cái hỏa này không phải là thuốc hàn lương mà dẹp được, đờm này không phải là thuốc hành khí mà trừ được, huống chi uống bài Trần vật nhiều thì nhị trần tỉnh táo làm khô chân âm, Túi vật tỉnh nhu nhuận càng làm tổn Tỳ dương, đều là gãi ngứa ngoài giày, không biết gốc bệnh. Than ôi! nguồn của 4 loại thể dịch đã hết, bẻ của tinh huyết đã khô, bẩy tám tháng nay, không được một chút Thục địa điều tinh bổ tủy, để cứu lấy chân âm sắp tắt; một phân Nhục quế bổ hỏa dẫn hỏa, để bổ cho chân hỏa sắp tàn, chỉ dùng những vị hương táo, ngày thêm cháy mòn, đợi đến khi cháy lan khắp đồng điền mới thôi!” Người nhà nói: “Các thầy cho trong ngực cách, chân tay nền, không dám dùng Thục, các hỏa xông ngược lên, trong hầu đau tác không dám dùng Quế? Tôi nói: “Giữa sông mất chèo, níu lại sao kịp? Nhưng nay không côn mạch để xem khó thể chữa được”. Tôi liền dùng những thứ thuốc tiêu sưng tan rắn như các vị Diêm tiêu, Hải tảo, Ô long, Cam toại, Quế chi đồ nơi Thốn khẩu để nắn bóp, rồi da thịt được mềm, tôi xem đi xét lại, 3 bộ mạch tay tả, tuyết không thấy gì, 3 bộ tay hữu hơi lờ mờ, tựa có tựa không, đó là âm mất trước đi rồi, hỏa vô căn không thể sáng mãi được, dương không không chỗ dựa rồi cũng cần tắt nốt. Trước mặt ông Giải Nguyên tuy tôi không nói rõ, nhưng thấy bệnh trầm trọng lại càng lo sợ, ông Giải Nguyên bảo tôi rằng: “Tôi thiết tha mong cụ nghĩ tình đồng đạo, hết sức cứu vãn, may được sống lại, không những cứu được mạng tôi, mà tôi mới được tròn đạo hiếu (Mẹ ông Giải nguyên mới chết chưa xong tang) đó là nhờ ơn cụ cả”. Nói xong khóc nức nở, mối tình bùi ngùi khôn xiết. Tôi ra nhà ngoài bốc thuốc, trách và nói với người thân của ông rằng: “tôi với lệnh công cùng trong một huyện, cũng không phải là xa gì, giá trước đây vài tháng tôi được xem bệnh tuy chưa chắc đã thành công, nhưng ngăn được dùng thuốc hương táo, tất không đến nỗi nguy khốn như ngày nay, nay đón tôi lại, bệnh đã quá rồi, chữa cũng vô ích.
Vả ngọn đèn trước gió, còn được là bao! Các ông nên sắp sửa hậu sự đi thôi”. Tôi chào để đi, các người con và người thân thuộc của ông Giải Nguyên thấy tôi không chữa, cố ý kêu nài cứu vớt không chịu cho đi, tôi không đừng được phải ưng theo, và nghĩ thầm rằng: Họa may là tại thuốc, chớ không phải tại bệnh, ta hãy tạm chữa, để hết sức người, tôi bảo họ rằng: “Bây giờ tôi quyết dùng Thục địa để chữa nề cách, Quế phụ để chữa hậu tắc, nếu bớt thì các ông tin lời tôi là đúng” mọi người đều vâng, tôi liền dũng bài Bát vị làm thang, bộ Thục địa đến 2 lạng, Quế phụ mỗi thứ đều 5 phần, bỏ Đan bì gia Xa tiền, Ngưu tất, Ngũ vị, xen với thuốc hồi dương: 1 lạng Bạch truật, 3 đồng cân Phụ tử, 5 đồng cân Nhân sâm sắc riêng hòa vào cho uống. Uống xong nước thuốc đầu 2 thang, đến nửa đêm bớt được vài phần, riêng cổ họng khoan khoái được 6, 7 phần, lúc đó mọi người khen ngợi không ngớt và đều hối tiếc. Tôi lại theo phương trước bốc 2 tễ nữa để lại rồi từ biệt ra đi mọi người đều có giữ. Tôi nói: “Lệnh công là người tiêu biểu trong phái văn học, đạo lý tôn trọng, ai không có lòng kính mến, còn người kia từ phương xa lại, từ trước chưa từng quen biết, nếu kể thân sơ cao thấp thì khác nhau xa, nhưng vì người kia mới đến, tôi đã hứa lời, có lẽ nào nửa đường mà trở lại. Làm thuốc là nhân thuật, chỉ nghĩ việc cứu sống người, không vì giàu sang mà đổi lòng, không vì ơn thù mà khác chí, làm ơn giúp người là lòng thường, cho nên gọi là “đạo”. Các ông ở hoàn cảnh này, các ông giúp tôi khu xử thế nào cho được trọn nghĩa Mọi người thấy tình thiệt không thể sao được, vâng dạ không dám giữ nữa, tôi dặn rõ đường lối và tên người bệnh, từ biệt mà lên thuyền đi, lúc đó:
Hai bên núi nhuộm lam mờ,
Vừng giăng gợn sóng nhấp nhô giữa dòng.
Lửa chài le lói bên sông,
Canh khuya gà gáy thôn trong rộn ràng.
Giăng soi gối khách mơ màng,
Thuyền đi lớp sóng nhịp nhàng tiễn đưa.
Sớm mai đi qua bờ sông núi Thành, đến tối mới tới bên chợ Hồng, nhà bệnh cho đem cáng ra đón, soi đuốc mà đi, sang canh hai mới tới nhà bệnh. Nguyên do người đàn bà này mắc chứng Nậu lao (Sản mòn), đã hơn một năm trước đã đến tôi xin thuốc, dáng như có bớt, vì nay giở bệnh, lại mời tôi chữa, lúc đó thấy bệnh nhân hình thân bắp thịt đã róc hết nói không ra tiếng, ngoài thì da nóng như đốt, trong thì hàn kết, đi ỉa sột sột, 6 mạch trầm vi tế sác, âm dương đều bại, tôi chỉ dùng bài Bát vị để cứu căn bản của tiên thiên, lại uống xen với thuốc chữa vị để cứu nguồn sinh hóa của hậu thiên, hoặc bổ âm để tiếp dương, hoặc bổ dương để tiếp âm, cho uống thay đổi. Được vài ngày, tôi lại thấy cháu ông Giải Nguyên lặn lội mà lại, tỏ vẻ mừng rỡ nói: “Chú tôi từ sau khi uống vài tễ thuốc, càng ngày càng bớt, hiện nay chân tay sưng nề đã bớt đến 7, 8 phần, trong hầu khoan khoái ăn uống được khá, tinh thần tỉnh táo hơn, cả nhà và mọi người thân thuộc cho là có thể sống được”.
Tôi nghe nói rất ngờ và sợ, bào y rằng: “Phép chữa bệnh hư lâu hư nhiều, nếu điều bổ đúng, cần phải khỏi dần thì căn bản mới vững được, nếu một khi thấy hiệu ngay, sợ là giả trượng.” Y nói: “Xin cụ đừng ngờ, chắc muôn phần thắng lợi! Chú tôi cho tôi từ xa lại mời, mong cụ ưng cho, tôi xin về đem cáng lại đón, đi lối đường núi Thiên Nhẫn, chỉ một ngày là tới”. Tôi bảo y rằng: “Từ khi tôi tới nhà này, xem thấy bệnh thể trầm trọng, không thể chữa được nữa, nhà này tuy biết là chết, nhưng vì có lực uống thuốc cũng muốn cố chữa đến cùng sức mới thôi. Vì cảm tấm lòng chân thành không nỡ vội bỏ, ông hãy tạm về, không phải tôi không hết lòng với lệnh công, nhưng tôi đã trót hứa ở đây để chữa tuy biết bệnh nguy, cũng không lẽ thấy khó lại bỏ đi, đợi khi xong việc thì tôi mới về được. Tôi có ông bạn thân là Nguyễn Tiên Sinh ở làng An ấp làm nhà ỏ dưới núi Tiên Sơn, đạo học tinh thông, có thể thay tôi được, ông nên về ngay đó, nói rõ tình hình, tốt ông ấy không từ chối. Người kia cười và nói: “Tưởng là ai, con cả cụ này đã đỗ Hương Cống, cũng là học trò chú tôi, trước cụ đã có tới thăm và cho một đơn thuốc, cũng không công hiệu”. Tôi hỏi cho uống phương gì? – “Bài Lục quân gia vị” Tôi nghĩ thầm cụ này là thầy thuốc giỏi, chứng này cho bài này, tất cũng có duyên cớ sao đây? Tôi nói: “Nguyễn Tiên Sinh học thuật hơn tôi, khi bệnh đang cường, một bài thuốc khỏi ngay sao được, đừng nên vì phương thuốc trước không khỏi mà không dùng nữa, ông nên về ngay mời cụ, có thể chữa được, quyết không ngại chi”. Y vâng lời mà về. Quả nhiên, sau 5 hôm, người đàn bà đó tắt nghỉ, tôi sai chuẩn bị thuyền nhỏ, không ngại đêm mưa, đến bến Tùng Xá cho người vào báo tin, người nhà ông Giải Nguyên và cụ Nguyễn Tiên Sinh vui mừng khôn xiết, đều ra bến đò đón tiếp. Tôi với Nguyễn Tiên Sinh giắt tay nhau đi vào nhà đó đã quét dọn sạch sẽ một nhà riêng để mời tôi và Nguyễn Tiên Sinh an nghỉ chế thuốc. Tôi hỏi Nguyễn Tiên Sinh: “Mấy hôm nay cụ cho uống phương gì?” Tiên sinh nói: “Không ngoài 2 chữ Thủy hỏa” Tôi cười và nói: “Hai chữ Thủy hỏa trong bàn tay ý kiến giống nhau” Tôi lại hỏi sẽ: “Trước đây tiên sinh cho uống Lục quân thang là muốn chữa về gì?” Tiên Sinh nói: “Họ coi tôi là thầy thuốc xoàng, nên tôi phải cho uống thuốc xoàng”.
Tôi cười và nói: “Nếu coi là quốc sỹ, thì sẽ báo đều bằng lối quốc sỹ, như thế thật phân biệt rõ ràng!” Nguyễn Tiên Sinh lại hỏi tôi rằng: “Trước đây cụ chữa đã bớt 7, 8 phần, vài hôm sau lại thêm một hai phần, từ khi tôi lại chữa lại bớt một vài phần, ước chừng nay bớt được một nửa. Tôi nói: “Khi lên khi xuống như vậy, là rõ ràng vì nhầm tại thuốc, nếu có thể chữa được thì bớt dần dần, nhưng cho uống thuốc tuấn bổ mười phần bớt 7, 8 phần, sợ là giả tượng, được to tất phải thua to, tôi chưa dám mừng, nên phải vội về xem qua để rõ chân với giả”. Tiên sinh nói: “Như vậy cần nên xem ngay”. Vừa nói xong đã thấy nhà đó bưng cơm rượu cỗ bàn đến. Nguyên trước tiên sinh là người thích uống rượu, nay gặp tri kỷ, ngại gì uống say! Cùng tôi cùng uống vài chén, tiên sinh nói: “Chúng ta đương nên lúc cao hứng lại xem bệnh, nếu đã loáng choáng thì trong bụng rối ren, biết đâu mạch lý phù trầm nữa?” Tôi cường và nói: “Nguyễn Tiên Sinh nói đúng, mới cùng nhau lại xem. Khi ông Giải Nguyên thấy tôi, vui mừng khôn tả, bảo tôi rằng: “Tôi thực vô duyên, trước đây vài tháng đã định lại mời cụ, vì kẻ nói ra người nói vào, nên đến nỗi khốn đốn thế này! dám mong cụ hết sức cứu vớt, ơn tái sinh tôi xin ghi lòng tạc dạ”. Tôi xem mạch thì 3 bộ bên tả vẫn không thấy như cũ, tuy uống mấy đại tễ âm dược vẫn không thấy hồi lại, ông Giải Nguyên hỏi sống chết thế nào? Tôi giả vờ nói là không can gì. Lúc lui ra nói nhỏ với Tiên Sinh ràng: “Chân âm hết trước rồi, chỉ còn một sợi có dương, hỏa vô căn có thể sáng mãi sao được? chết sắp đến nơi!” chúng ta ở đây cũng vô ích. Tiên Sinh nói: “Các chứng đều bớt vả chăng uống thuốc còn thấy đỡ”. Tôi nói: “Ta không nên thấy thế mà hàm hồ, nếu có bớt một vài phần, chỉ là giả tượng, ta nên đi ngay”. Nguyễn Tiên Sinh nói: “Nếu vậy cần phải kiếm kế mà đi, ông Giải Nguyên với con tôi vẫn có tình thầy trò, đi hay ở tôi không thể tự do được. Xin cụ tạm ở lại, thì tôi mới có cớ thoát thân về trước được. Tôi ưng theo, rồi Tiên Sinh nói dối là nhà có người mệt cần phải về bất nhật sẽ trở lại, nhà bệnh thấy tôi còn ở lại, dùng cáng đưa Nguyễn Tiên Sinh về, đi được nửa ngày, tôi liền nói với người nhà ông Giải Nguyên rằng: “Tôi muốn cố sức chữa, thế nhưng bệnh đã cùng, không còn có thể cứu vãn được nữa, tôi ở đây cũng không được việc gì, chỉ thêm bận ra thôi, giúp cho tôi một chiếc thuyền nhỏ, đưa tôi về quê nhà”. Nhà bệnh thấy bệnh nhân ăn uống và tỉnh táo hơn trước, ngờ hay vì không hậu lễ nên đội không hết lòng, liền nói xin biện tiền tạ và viết giấy để làm tin. Tôi cười và nói: “Các ông không rõ lòng tôi, nếu vì lợi, thì trước ở làng Tự trì mấy nhà mời tôi đã ở lại không về chỉ vì nghĩa đến tình Lệnh công mà tôi phải vội về đây, tiếc rằng giời chẳng chiều người, dù hết sức cũng không sao được, tôi quyết phải về, các ông không nên cố giữ tôi nữa”. Lúc đó học trò ông Giải Nguyên cắt phen túc trực ở đây, trong đó có một người nho sinh tên là Quán, vốn biết tôi thích ngâm vịnh, làm 2 bài thơ để tỏ ý giữ tôi:
Bài thơ thứ I: Những là nghe tiếng bấy lâu nay.
Nay được thừa nhan thực rất may!
Tố số được nhờ ơn quý khách;
Mừng lòng may tỏ nghĩa tôn thầy!
Thần đan ví chẳng công rèn trước,
Diệu tễ sao đà bệnh bớt ngay?
Nguồn đạo từ nay còn mãi mãi,
Tiên công Quốc lão thực là đây!
Bài II: Biển thước phải đâu chuyện bịa nào.
Non bồng thì mới có tiên sao?
Tháo xe chuyện cũ tình càng thắm;
Buộc ngựa thơ xưa ý mới hào!
Chiếu cố mong lưu vải tối nữa;
Nhờ ơn riêng đội may trời cao.
Trước bàn đánh bạo xin soi xét,
Ơn nặng muôn tầm kể xiết bao!
Tôi xem xong không nói chi, cầm bút viết luôn một bài để đáp lại:
Sách nát Kỳ Hoàng có mấy sào!
Thuốc phàm bệnh quỷ biết làm sao?
Mang bầu, tài những e còn kém;
Giữ mạng lòng đâu dám tự hào!
Cảm bác bận lòng tròn nghĩa cả,
Buồn tôi, đáy giếng ngó trời cao!
Canh ba ngán nỗi xuôi dòng nước,
Cây ngọc vùi bùn tiếc biết bao!
Người học trò đó thấy tôi không phải suy nghĩ cất bút là viết ngay xong, cũng khen là nhanh, nhưng xem lời thơ biết là bệnh nhân không thể sống được, liền sắm một chiếc thuyền chài nhỏ đưa tôi về nhà.
Sau một ngày một đêm thì ông Giải Nguyên mất. Bênh này tuy vì thuốc chữa trước mà đến nỗi bệnh phải nguy khốn, tôi theo mạch bốc thuốc, hết sức cứu vãn mà không sao gỡ được, không biết tại sinh cơ đã hết, hay tại phương pháp chưa đúng, xin trình bày để rõ cái lỗi đo tại đâu?
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG NÓNG RÉT NHƯ BỆNH SỐT RÉT
Một người học trò ở chỗ tôi mắc bệnh cấp, người em ruột đến tôi xin thuốc, hỏi về chứng bệnh thì kể là lúc đầu vì cảm thời khí, phát nóng rét như chứng sốt rét, nhức đầu đau mình, đi mua thuốc phong ở chợ, chiêu bàng nước thang lá chỉ thiên nhưng không thấy bớt; lại đến một thầy lang khác lấy thuốc, thầy này cho là nhọc mệt vì nội thương, dùng bài Đào thị Bổ trung thang gia giảm cho uống, uống một lần phát ra chứng nóng rét phiền táo, muốn nằm chó bùn nước, mê mẩn nói nhảm, khát nước uống nhiều, đau bụng đi tả vài lần, người em thấy vậy không dám cho uống cả tễ, vội đến thầy lang đó hỏi. Thầy này bảo: “Không việc gì, cứ sắc nước nữa cho uống”. Người em này trước đã thôi học nho xoay học thuốc, có hiểu chút y lý, cho là thuốc trái với bệnh, quyết không cho uống, xin thay phương khác, Thầy lang nói: “Ngoài thì nóng rét, trong thì đi tả, nên uống bài Sài Linh”, người em bệnh nhân nói; “Nóng quá mê mẩn, táo khát lạ thường, tôi muốn dùng bài Lục vị gia mạch môn ngũ vị”, Thầy lang nói: “Thế cũng được, rồi bốc cho một tễ, thì các chứng khỏi hết mình mát, tinh thần tỉnh táo, ăn ở như thường; họ thấy công hiệu như vậy cho uống luôn 2 tễ nữa. Đến hôm sau lại phát ra nóng rét, táo khát, mê mẩn nói nhảm như trước, nhưng không đau bụng đi tả, người em bệnh nhân mới lại tôi xin thuốc, kể hết đầu đuôi. Tôi nói: “Người bệnh này trước kia tôi đã chữa vài lần, biết vốn là người âm hư, thủy suy, can hỏa vượng, lại rất lo lắng về quyến luyến tinh dục quá nhiều, nên tinh huyết càng thêm hao tổn, lại đương mùa nóng nực, âm không tàng được, cùng dương phù việt ra ngoài dạ cho nên nóng dữ, nếu có là mạnh cảm xúc cũng là bệnh gốc ở đó đã nhầm dùng phong dược công trục, lại nhầm dùng thuốc Bổ trung thăng đề, trong sách nói: ” m hư thì không thể dùng một chút thuốc thăng đề nào được? là ví thăng đề thì không gìn giữ được dương, mọi khí dương đã theo khí trời phù việt ra ngoài, còn lại ở trong chỉ là chút chân dương mỏng manh, lại cho bốc lên, tài nào không sinh ra mê mẩn nói nhảm, táo khát, đau bụng đi tả, may có phương thuốc cứu thủy bệnh được khỏi dần.
Nếu biết đúng bệnh thì thôi, mà cho uống ngay thuốc chữa trị, làm cho dương sinh âm lớn, tại sai lại thấy bớt uống thêm vãi tễ, dùng âm dược nhiều quá, vị khí phải thương tổn mà phát trở lại. Tôi lại nghĩ rằng tuy căn nguyên bệnh như thế, nhưng xét một phen nóng rét như chứng sốt rét thì âm dương đều tàn lại một phen, đã hư hư thêm, tiêu cần hơn bản liền dùng thang Bát trân, bỏ Xuyên khung bội Sâm truật, Quy, Thục, gia Đan bì, Sài hồ, Hắc Khương, mới uống một nước phát ngay chứng nấc, người em sợ hãi, đương đêm lại hỏi tôi. Tôi nghĩ rằng: bệnh vì nhầm uống thuốc thăng đề, hoặc là khí uất mà thế chăng, muốn dùng bài Tiêu Đạo để đạt khí, nhưng lại ngờ nấc là triệu chứng dương tuyệt âm mất, không dám dùng bừa, tôi bảo người kia rằng: “Tạm đợi sáng mai tôi lại xem đã, không dám bốc thuốc ngay”. Người kia nghĩ đêm khuya đường núi, thú dữ rao bạo, không dám khinh suất đi lại, cố ý xin thuốc, tôi bất đắc dĩ bốc cho 2 thang, một là thang Sâm phụ gia Ngũ vị; một là thang Toàn chân, và dặn người kia rằng: “Nếu nấc mà thấy mình mát thì cho uống thang Sâm phụ; nếu thấy mình nóng thì cho uống thang Nhất khí”. Sáng sớm mai, người kia cho mang cáng lại đón tôi, khi tôi đến xem thì thấy người bệnh khi mê khi tỉnh, mình nóng chân tay lạnh, ra mồ hôi, hơi khát nước, khi nấc thì so vai thóp bụng, khí từ chỗ Đan điền đưa ngược lên, xem mạch thì 3 bộ tay tả trầm vi, trì và nhược, ba bộ tay hữu thì hồng sác như mạch Phũ phí, ấn nặng tay xuống thì tản mạn lộn xộn, đó đầy đủ là triệu chứng âm vong dương thoát. Tôi bảo người em rằng: “Không ngờ bệnh đã thoát hết đến thế, không còn tài nào chữa được”. Tôi lại hỏi: “Ban đêm tôi đưa cho 2 tễ thuốc đã uống chưa?” người em đó nói: “Nửa đêm, tôi thấy bệnh không nóng không rét, nấc có khi đỡ, cho nên chưa dám vội dùng”. Tôi thấy thế bệnh âm dương đều mất, chỉ còn kế bổ dương để tiếp âm, liền dùng Nhân sâm làm quân, Bạch truật làm thân, Thục địa chích khô làm tá, Đại phụ làm sứ, sắc uống, hơn một canh không thấy bớt gì cả. Tôi lại xem thấy 3 bộ mạch tay hữu tuy hồng sác lộn xộn, nhưng không như cách phũ phí nữa, lại cho uống bài Nhất khí trước, cũng vẫn như cũ, tôi bảo người em rằng: “Thế đã tuyệt rồi, không sao được nữa tôi về” Mẹ già và vợ con nhà kia sùi sụt xin cứu. Tôi nói: “Mười phần nguy khốn còn được một phần, nhưng tình không nỡ bỏ, muốn cùng sức người, nên không tiếc thuốc cho uống một tễ to, nếu phúc ấm còn chút mảy may, thì uống xong sẽ đỡ; nếu số đã hết thì cũng chết ở lúc này”. Nhà kia đều vui về theo lời, liền cho cáng đưa tôi về, người em cũng theo tôi đến lấy thuốc.
Khi đi đường y hỏi thường tại sao lại có cơ cứu được? Tôi nói: “Nói điều kém của người ta là không có lượng tốt, việc đã đến như thế này thì biết chẳng bằng không biết, bài vì nhầm thuốc mà sinh ra trầm khốn như vậy, nếu nguyên khí chưa đến nỗi tàn thì còn cứu được; nếu căn bản hết thì bó tay đợi chết” Tôi liền chế bài Bát vị làm thang gia Ngũ vị, Ngưu tất mạch môn và cao Lộc Nhung uống xen với đại tễ Sâm, Truật, Phụ. Sáng mai người kia đến nói “Sắc uống một đêm liên tục không ngớt, vẫn trơ trơ như trước, lại xin tễ khác, tôi nói: “Tình anh em không cần phải nói, nhưng thế đã hết rồi, cho uống cũng vô ích, chỉ tốn thêm thôi, nên về lo liệu hậu sự”. Nhà kia cố nài, tôi khuyên bảo rõ, rồi sau mới về, đến ngày hôm sau người đo mới chết. Án bệnh này sửa chữa chỗ nhầm, song cũng vô công, được mất không biết tại đâu, xin thuật lại để làm gương cho người sau rõ.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG ÂM HƯ HỌNG ĐAU
Chỗ tôi ở có một người 22 tuổi, chưa lấy vợ, cùng ở với anh, vì làm việc nhọc mệt dầm mưa, bỗng phát chứng mình nóng như lửa, trong họng đau dữ, ngoài không sưng đỏ, đến tôi xin thuốc, tôi dùng bài Tứ vật bội Sinh địa gia Hoàng cầm, Mẫu đơn phòng phong cho uống, bệnh lại nặng thêm, yết hầu bế tắc, không ăn uống được, tôi ngờ là hỏa hư, mới thân tới xem, thấy mạch thốn Hồng sác phù mà vô lực, hai bộ xích trầm vị, bộ tả xích yếu lắm, rõ là chứng chân thủy suy mà tưởng hỏa bốc, cho nên không thể dùng cách chữa chính trị phong hỏa được, liên cho uống đại tễ Lục vị gia Huyền sâm, Ngũ vị, Ngưu tất, uống 1 – 2 tễ, rồi lại dùng Bát vị gia Ngũ vị, Ngưu tất, Đỗ trọng (để sống) để bổ căn bản của tiên thiên, uống xen với thang Quy tỳ, để bổ nguồn sinh hoa của hậu thiên, đều uống hết tễ là khỏi. Sau 4, 5 ngày, vì ăn phải vật lạnh lại phát chứng đi lỵ nặng, đi luôn, bụng đau như xoắn, đi ra rặt huyết, tôi dùng bài Nhân Sâm Lý trung thang gia Mộc hương, Hậu phác, bệnh vẫn như cũ, mót rặn càng tăng, mình phát nóng dữ, bụng nóng phiền tức, buồn bực càng dữ. Tôi nghĩ chứng trệ xuống là vì những thức ăn vào, không tiêu xuống được mã trệ lại, tuy hành khí mạnh mà chứng mót rặn không bớt, chi bằng hãy tạm thông rồi sau hãy bổ, liền dùng thang Tứ vật gia Chỉ thực, Đại Hoàng (chế rượu) tôi bảo người anh bệnh nhân rằng: “Uống một nước đầu, bớt được thế nào, lại báo cho tôi biết”, người đó thấy uống một nước, nóng lui lỵ bớt, mót rặn đau quặn hơi dãn 3, 4 phần vả lại đêm mưa bùn lầy không lại báo được, lại sắc nước thứ hai cho uống, đến sáng mai đi vọt như tháo ống. Phàm có ăn uống vật gì thì từ cổ họng có tiếng òng ọc lại đi ra nguyên vật, tình thần mệt lắm, người anh vội vàng lại báo tôi tôi than thở không ngớt, liền dùng đại tễ Sâm truật thụ gia Phá cố, Nhục đậu khấu, cho uống luôn đê ngăn lại, nhưng thế như nước chảy xuống chỗ trũng, không thể ngăn được, đến chiều suyễn đờm lên mà chết.
Bệnh án này vì bệnh nhân vốn là nông dân ở vùng núi, khỏe mạnh, bỗng nhiên cảm bệnh cùng chỉ là trong chứng thực mới hơi hư, vả trước đã uống tễ lớn về đều nguyên cố bản, tuy ăn nhàm mà trệ, lỵ thì tạm dùng cách thông cho uống nhè nhẹ cũng không hại gì, tôi vô tình không dặn kỹ, anh người kia thấy bớt cho uống cả tễ, nên âm hư tù trước không giữ vững được nguyên dương, một khi gặp hàn lương thì xua đuổi hết chân dương nguyên hòa trong người, sức cùng mà chết!
Than ôi! Tiên hiền có câu; “Thà lấy cách chữa bất túc để chữa hữu dư thì được, đem cách chữa hữu dư để chữa bất túc thì không được”. Lại có câu: “Thà nhầm về ôn bổ còn hơn là nhầm về hàn lương”. Nghĩa là gặp phải thuốc nhiệt, mà bệnh tăng, còn thể cứu vớt; gặp thuốc hàn mà sinh cơ tự suy tàn dương như giãy dứt, còn cứu vãn sao kịp? Từ đó hàng tuần, tôi suốt đêm không ngủ được hơn một tháng nói năng như vơ vẩn, cử chỉ như mất hồn nghĩ rằng vì tôi bất cẩn, đến nỗi người kia bị chết, trời đất quỷ than soi xét tội của tôi không thể trách được! Tôi thường thấy các nhà làm thuốc hiện nay, con cháu không được thịnh vượng, hoặc có người đến nghèo, túng tuyệt duyệt, hoặc có người nói là kè đó thừa lúc người ta nguy cấp, sách nhiều tiền của; tôi nghĩ rằng vì người vất vả, nhận lấy trọng báo của người, tuy không phải là lòng người nhân hậu, lại còn hơn là bọn thầy kiện hư không bịa đặt ra lẽ phải lẽ trái làm nổi sóng gió, khiến người ta đến nỗi tan nhà hết của sao quỷ thân không thâm oán họ, mà chỉ oán thầy thuốc? Vì cái tội làm hại đời sống. Không gì hơn tội giết người, đã là thầy thuốc có tiếng, thì người ta đến nhờ chữa trong khi đến chật cửa đầy nhà, trong khi đó có thể nhất nhất đúng lẽ mà không làm lỗi được ư? Nhưng không những thế, như có chứng nên xem xét đã rồi sau bốc thuốc, hoặc vì ngại đêm mưa vất vả, không chịu tới thăm, qua loa chữa bệnh, thì đó là tội “lười”; lại như có chứng này nên uống thứ thuốc này, mới cứu vãn được, nhưng sợ nhà kia nghèo thiếu, không trả được vốn chi cho loại thuốc rẻ tiền, đó là tội “bủn xỉn”, lại như thấy chứng chết đã rõ, không bảo thực lại nói lơ mơ để làm tiền, đó là cái tội “Tham”; lại như thấy chứng bệnh dỗ chữa nói dối là khó khăn, lè lưỡi chau mày, dọa cho người sợ hãi, để lấy nhiều tiền, đó là cái tội “lừa dối”; lại như thấy chúng khó khăn, cần nên bảo thực mà hết lòng hốt sức đê chữa, nhưng sợ mang tiếng không biết bệnh, vả lại chưa chắc thành công thì không được hậu lợi, kiên quyết không chịu chữa, đến nỗi người ta bó tay chịu chết, đó là cái tội “bất nhân”; lại như có người ngày thường có sự bất bình với mình, khi mắc bệnh phải nhờ đến mình, nảy ra cái ý nghĩ ơn thù. Không chịu hết lòng đế chữa, đó là cái tội “hẹp hòi”, lại như thấy những người mồ côi ở góa kẻ hiền, con hiếu lại nghèo đói ốm đau mà cho là mất công vô ích, không chịu hết lòng giúp đỡ, do là tội “thất đức”; lại như nhận chứng còn lờ mờ, sức học non nớt mà dùng công, bổ sai làm, đó là cái tội “dốt” nghĩ như vậy, thì thầy thuốc nếu không có những đức tính thương người, sáng suốt đạo đức, khôn khéo, rộng lượng, thành khẩn, liêm khiết, siêng năng thì không nên làm thầy thuốc. Tôi thường răn bảo học trò: “Làm thuốc mà không lấy hàng tâm giúp đỡ người, không có ý nghĩ sâu sắc cứu sống người, chỉ chăm chăm về kể lợi tính công, lấy của hại người, thì khác gì bọn…. giặc cướp”. Các bậc quân tử đời sau, lấy cái nhầm của tôi làm cái xe đổ trước để đề phòng lấy lời nói của tôi làm cái gương để sửa chữa, mới khỏi thẹn với hai chữ “nhân thuật”.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG ĐẬU KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ
Người ở trại tôi có đứa con gái lên 2 tuổi, sinh ra béo tráng như một khối thịt, mùa xuân năm Tân Mão lên đậu, phát nóng mê man, mồ hôi như mưa dội, mới được 2 ngày đã thấy mọc mụn, một loạt khắp người trên dưới dầy chi chít như trứng tằm, sắc đỏ như son, trông thấy đỏ đẹp rất thích, mình mẩy chân tay đều lạnh, khát nước uống không chán, tiểu tiện đi luôn, bụng trướng, đại tiện sột sệt, thường có tiếng ọe.
Trong làng có một thầy lang chữa đậu có tiếng xem thấy vậy bỏ không chữa, người kia lại mời tôi chữa, kể hết đầu đuôi, tôi đốt đèn lại xem, và xét mạch thì phù sác vô lực, mạch tới tản mát lớt phớt như gió thổi trên lông ngan, tôi thấy chứng nghịch mạch hết, cũng không dám nói đến chữa, nhưng cha mẹ nó van xin khẩn thiết, tôi nói: “Đậu này quyết không sống được, ông bà nên mời một vài ông danh y khác để thử xem, nếu cùng bỏ cả, thì tôi sẽ liệu”, nhà kia nghe lời, đi mời các thầy đến, thầy nào cũng bảo là chết, không thể chữa được, nhà kia nói thực với tôi, tôi nói: “Tôi làm thế là để cho ông bà biết rõ là tất chết, ông bà cũng không tiếc của, mà tôi cũng không tiếc công lao vất vả, mong hết sức người mà thôi, để cho tình nghĩa thịt xương, sau khỏi hối hận mãi mãi”, nhà kia gật đầu lạy và nói: “Chúng tôi tình nguyện như thế, chết cũng cam lòng!”,
Nguyên do tôi thấy đứa trẻ này khát, uống nước nhiêu có sức chịu đựng được nước thì tức thuốc cũng nhân đó mà tuấn bổ dược, vả từ trước đến nay những chứng đậu nguy hiểm, tôi thường chữa mười chứng may cũng được một vài chứng, cho nên lấy lòng cha mẹ nó làm lòng mình, thà chữa mà no không sống; còn hơn là bó tay mà để nó chết, lại nghĩ rằng: Vị hư thì tỳ yếu, tỳ đã yếu thì thận cũng hư, đứa bé nãy tỳ thận đều hư, đậu mọc ra một loạt, tức là trung khí không tự giữ gìn được, mặc cho độc tà hoành hành. Sắc đỏ nõn tản mạn là huyết đã hư, sắc không tươi, thì khí cũng hư mà chân mụn không gọn. Mồ hôi trút ra là vì khí ở phần biểu không vững, âm không có dương hộ vệ, mà tân dịch hao kiệt. Tiểu tiện đi luôn là trung khí hư, không làm được nhiệm vụ trị tiết, dương khỉ không lên được, mà âm khí cũng thoát xuống, phát ra tiếng ọc, ví như dây đàn đứt thì bật ra tiếng rè, là triệu chứng âm dương ly cách nhau, mình mát chân tay lạnh là dương mất; khát nhiều là tân dịch kiệt; bụng trướng là trọc khí đầy, đại tiện sột sệt là thổ bại, cho nên “Đáng phải phạm thì cứ phải làm” đậu tuy mới 3 ngày cũng không ngại gì, tôi liền dùng một lạng Sâm, 4 đồng cân Truật (tẩm sữa sao) 3 đồng cân Chích thảo, 3 vị này làm quân để giữ vững tỳ vị, 8 phân Đại phụ, 1 đồng cân Nhục quế làm tá, để làm ấm kinh mạch và thấu ra phần biểu, dùng tễ to, sắc rồi cô lại như nước hồ loãng cho uống tiếp tục một đêm. Sáng sớm ngày mai thấy mụn đậu phổng dần và nhón đầu lên, tôi nghĩ rằng huyết không thu lại ở dưới mụn thì lấy gì làm thành mủ được, lại dùng 1 lạng Nhân sâm, 4 đồng cân Hoàng Kỳ, 5 đồng cân Sơn dược, 5 phân Nhục quế, 2 đồng cân Bạch thược (Sao rượu) uống hết một tễ thì vầng đậu thu gọn, địa giới rõ ràng, không tản mạn như trước nữa. Trong đó còn hiện ra nhiêu chứng nghịch chứng chết như lắc đầu, giật chân, đầu mặt. hơi sưng, hơi miệng rất thối, quanh miệng lở loét, nghiến răng trém lưỡi, nhai tóp tép, phát suyễn nấc, không thiếu chứng nào. Tôi chỉ luôn luôn chú trọng điều bổ nguyên khí, giữ vững căn bản. Sớm chiều bằng cứ vào đậu mà chữa thuốc, không kể đến các chứng lặt vặt khác, vì độc có thể cùng phát ra một lúc, thì cũng có thể chạy vào trong cũng một lúc. Nhân khí thế độc ở ngoài, cần phải bổ trung khí, cho nguyên khí đầy đủ để phong cái vạ chạy vào, và khí huyết có tính ấm áp, mềm nhuận thì tự nhiên nung mủ, lúc đo thêm bớt dùng những vị như 1 lạng Nhân sâm, 5 đồng cân Hoài Sơn, 5 đồng cân Hoàng Kỳ, 8 đồng cân Thục Địa (chích khô), 2 đồng cân cao Lộc Nhung (pha vào thuốc sau), 1 đồng cân Nhục quế, được 8, 9 ngày, tuy khắp mình có đến nửa đậu thủy bào, những mụn đau nung mủ, tuy không đặc lắm, cũng đều đới sác trắng xanh; bỗng thấy mặt sưng tiêu đi, mắt mở ra được.
Tôi nghĩ đậu này tuy đủ mọi chứng xấu, duy đứa bé mà đậu dầy ví như cái thuyền nhỏ mà lại chở nặng…. kho giữ khỏi chìm, còn may là đứa bé khát cho nên thuốc uống được nhiều, sức ấm áp nhu nhuận của thuốc vận chuyển không ngừng, làm cho độc tụ ở ngoài, thành hình hình mập, sắc tươi, mủ đặc, nhưng đem khí huyết có hạn mà chống với chứng bệnh không ngần thì dù phá được thành thu được đất, tới đâu được đó, nhưng kho tàng rỗng tuếch, lương thực không còn tiếp tế được, một khi hết lương, thì quân vỡ phía trước, địch tràn vào sau, khó giữ được khỏi tan vỡ, tưởng đã tuấn bổ như thế mà hãy còn áp ngược, thì trung khí còn thiếu, nên tôi kíp dùng 1 lạng Hoàng Kỳ, 5 đồng cân Nhân sâm, 3 đồng cân Bạch truật, 1 đồng cân Nhục quế, 1 đồng cân Lộc nhung, Xuyên khung ngăn giữ lại để độc khỏi vỡ vào trong, đến ngày thứ 15 mới áp từ trên xuống, nhưng rất là mau chưa nửa ngày mà áp đến ngực rồi ngừng lại, tinh thần ngày càng mê mẩn, hơi thở ngắn ít, ngoài thấy mình nóng như lửa, miệng ngậm vú thấy giá như băng, lúc này tôi chỉ dùng thang Độc Sâm gia ít Truật phụ và cháo nhừ cho thay đổi để cho giữ gìn được đến ngày thứ 27 mới chết.
Chữa bệnh này tôi quên ăn mất ngủ, dốc hết tinh thần, theo chứng xoay thuốc, không câu chấp ngoài cách chữa đậu tầm thường, vận dụng phương pháp linh hoạt trước sau chi trọng ở khí huyết, để cho trọn cái công, không dám nệ vào những điều ngăn cấm của người xưa, cương quyết một lòng, không dám nghĩ đến những việc xảy ra lành dữ thế nào cả. Hơn 2 tuần, chỉ biết chúi đầu để cố giữ gìn cho được. Những người biết, không ai không cho là 7 ngày hay 9 ngày là chết, vì khí huyết không tiếp tục, chỉ đến đấy là cùng, mà tôi còn bồi dưỡng dược đốn thế. Đầu đuôi án này xin kể ra đây để rõ là khéo hay vụng.
BỆNH ÁN CHỮA CHỨNG HƯ LAO
Một hiệu sinh họ Trần xã Phúc hoàn huyện Hưng Nguyên mới 16 tuổi, học giỏi tài cao nhiêu người biết tiếng mắc bệnh lao do mẹ truyền nhiễm, đã vài năm nay, nhiều thầy chững cũng không công hiệu, ngày càng nguy khốn, ông thân sinh đưa thuyền đến Hương Sơn mời tôi chữa. Nguyên trước ông này với tôi có quen biết nhau, nghĩ tới lời lẽ thiết tha, không đi không được. Đêm hôm đó canh tư ra thuyền, vừa lúc giăng sáng ra đi. Lúc này bầu giời im lặng mây trôi giăng tỏ lạnh ngắt lòng sông, tôi ngồi ở mũi thuyền hào hứng chứa chan, khề khà vài chén, ngâm vịnh mấy câu, để thêm vui cảnh giăng thanh gió mát:
Chiều giời êm song gió, ven đê sương lạnh lùng.
Màu cây liền mây núi, chuông chùa láng giăng sông.
Bến tam soa mờ tỏ, Núi thiên nhẫn chập chừng.
Thú vui thơ với rượu, ngoài đời dễ mấy ông.
Đến chiều tối mới tới nhà, khi tôi xem mạch, thấy 2 bộ thốn phù sác vô luận, tản mạn không rõ; bộ hữu quan vô lực, hai bộ xích lại rất vi, mình nóng chân tay lạnh, bụng đầy, tiết tả, thì đờm dãi nhiều nhổ không kịp. Tôi nghĩ: Chứng hư lao là vì tinh huyết suy kém, âm hư mà nóng, nay lại chân lạnh, bụng đầy, tiết tả, cái cớ vong dương đã rõ, hai bộ thốn tán sác là âm hư đến cực độ, bộ hữu quan vô lực là trung khí cũng hư, 2 bộ xích vô căn, là âm dương đều hư cả. Người ta sinh ra, là bẩm thụ ở hai khí âm dương, âm dương nên thăng bằng không nên thiên lệch, lệch thì bệnh, bệnh thì chết. Nếu lúc âm dương ly thoát, thì phải trước bổ rồi sau tiếp, tiếp rồi sau bổ, để cho âm dương trở lại thăng bằng bình thường thì mới được nếu cả hai cùng hai cực độ, cho uống dương dược thì nóng đốt âm cháy sém càng dữ; cho uống âm dược thì dập tắt dương, hoạt thoát càng thêm, tình thế còn lờ mờ, dùng thuốc khó mà vẹn toàn. Trong sách có câu: “Thổ vượng thì sinh kim, đừng khu khu về giữ phế, Thủy mạnh thì hỏa tắt, chớ chăm chăm ở Thanh tâm” đó chỉ là cách chữa khi bệnh chưa nặng lắm. Nay chứng đã hiện ra, ngoài thì da nóng như đốt, ho nhổ đờm dãi, mình gầy như củi khô; trong thì hơi thở ngán, không ăn được, đại tiện đi hoạt, chân lạnh bụng đầy, lúc này muốn bổ thổ thì khô khan khó chịu, muốn tráng thủy thì tả lợi khôn cầm, thực là kinh nong sợ lạnh mà phải bó tay, người xưa nói: ” m hư khó bổ” chính lã lẽ đó.
Tôi liền hết sức suy nghĩ, chế ra 2 phương thuốc như tễ cứu dương thì dũng 3 lạng Bạch truật, 3 lạng (sao Hoàng thổ) làm quân, và Thục địa 1 lạng (sao khô, vì có đầy trệ) làm thần; tễ Cứu âm thì dùng 3 lạng Thục địa làm quân, và Bạch truật 1 lạng (sao sữa) làm thần, thông dụng Nhân sâm ( 1 lạng 5 đồng cân) là huyết dược ở trong khí, di với khí dược thì bổ khí, đi với huyết dược thì bổ huyết để làm tá, phân phối cho 2 phương lại dùng Bạch thược (2 đồng cân) để liễm âm và nhờ đông tiêu sao đen làm cho hỏa tự giáng để làm tá cho âm phương; dùng chính thảo (4 đồng cân) vào tỳ giúp sức Sâm truật đẻ giữ gìn trưng khí, làm tá cho dương phương; Bào Khương (1 đông cân) có thể dẫn huyết dược vào huyết phận, khí dược vào khí phận, vẫn dùng làm sứ cho âm phương; Phụ tử (1 đồng cân 5 phân) làm thần cho Sâm truật thì bô khí làm thần, Thục địa thì chỉ có khả năng dẫn hỏa vào phân âm, nên dùng làm hướng dẫn cho dương phương. Như vậy thì dùng âm không bỏ mất dương, dùng dương không bỏ mất âm, trong bổ có thể tiếp, trong tiếp có thể bổ, để làm cho dương có sức sinh ra âm, âm co công hóa ra dương, khô nhuận không chênh lệch, âm dương khí huyết có tác dụng lẫn cho nhau, tựa hồ không trở ngại gì. Chỉ dựa vào chỗ âm dương thiên lệch, sớm chiều thêm bớt mà dùng trong khoảng một tuần thì các chứng dân khỏi ăn uống thêm lên.
Tôi vì ở quê có việc không thể ở lại lâu được, nhà này cũng không dám cố giữ, liền chuẩn bị một chiếc thuyền chờ bệnh nhân theo về chỗ tôi uống thuốc. Tôi mượn một cái nhà ở hàng xóm cho bệnh nhân ở, ngày đêm coi sóc thuốc thang dùng những bài Bát vị hoàn, Quy tỳ thang, cao Tuấn bổ tinh huyết, cao Ngũ tạng quân tư, hoặc bổ dương tiếp âm, hoặc bổ âm tiếp dương, phàm những phẩm chất bổ hưu tình cho tinh huyết đều chú trọng hơn, càng ngày càng mạnh. Vừa hơn 2 tuần, lại thấy tinh thần ngày sút, các chứng lại phát ra, khi tôi tới xem, viên Hiệu sinh ứa nước mắt xin cứu, than phiên nỗi cha già con dại, tôi nói: “Thầy là người trong phái văn học, tài hạnh đáng tiếc, tôi đêm ngày đem hết những cái bí tàng, dốc hết tâm lực, đổi phương hợp pháp, dùng pháp làm phương, xoay nhiều thứ thuốc, nhưng tình thế không khác gì, thuyền lên thác dốc, lên chưa được một thước, lại sụt xuống hơn một trượng! Thầy là người đọc sách há không hiểu lẽ, phàm uống một hớp ăn một miếng, còn nói là có tiền định, huống là tính mạng con người! Thầy Nhan hồi là bậc đại hiền, hưởng thọ không được bao nhiêu, há chả phải số mạng là gì? Trong kinh phật có câu: “Thân mình còn không giữ được, vợ con còn tiếc làm gì” đó thực là lẽ rất đúng của Đạo phật”. Lúc đó viên Hiệu sinh nghe nói ngậm ngùi núc nở khôn xiết, tôi liền thuê một chiếc thuyền cho chở gấp về nhà, được trông thấy vợ con, hơn một tuần thì chết.
Bệnh này tuy là một trong 4 chứng khó chữa của trăm thứ bệnh, nhưng tôi thấy người này tài học gồm đủ, tình nghĩa đáng thương, không nỡ bỏ ngay, muốn hết sức người để mong xoay chuyển hóa cơ, nhưng rút cục vẫn không như ý muốn, hoặc là lòng tuy hết mà thuốc chưa kịp bệnh chăng? Xin kể hết đầu đuối để làm tấm gương cho sau này.
CHÚ GIẢI
- Cao hoang: Cao là màng mỡ dưới tâm, hoang là màng mỡ trên cách mạc là nơi thuốc kho tới được, bệnh vào chỗ cao hoang là nói bệnh không thể chữa được nữa.
- Gia đồng: người nhà.
- Thiên quý: Một thứ nước của con giai con gái độ 14 – 16 có khi dậy thì.
- Thần thánh công xảo là nói người tài về xét sắc, tài về nghe tiếng, tài về hỏi bệnh và tài về xem mạch biết bệnh.
- Vọng: Phép xem sắc, vãn: phép nghe tiếng, Vấn: phép hỏi bệnh, thìết: phép xem mạch.
- Vân hương: Tên một làng.
- Tinh huyết hưu tình: là loài động vật có cảm giác, dùng xương thịt để làm thuốc chữa bệnh thì có sự cảm ứng mau hơn.
Bài dẫn của họ Lê biệt hiệu là Hải thượng Lãn ông.
=> Tham khảo thêm bài viết: Cầu tự và tổng luận về thụ thai – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.