[Tìm hiểu] Thuốc Tả Hạ: Tác dụng và phân loại

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc Tả Hạ

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có công năng thông lợi đại tiện, bài trừ tích trệ, trục thủy ẩm trệ, trị các chứng lý thực được gọi là thuốc tả hạ. Thuốc thuộc nhóm này chủ yếu quy kinh đại tràng, vị, tiểu tràng. Có tác dụng nhuận tràng thông tiện, bài trừ tích trệ, thông phủ tản nhiệt, trừ thủy ẩm… trị các chứng lý thực. Căn cứ mức độ nhuận tràng khác nhau, có thể chia thành 3 loại:

thuốc tuấn hạ trục thủy, thuốc công hạ và thuốc nhuận hạ. Thuốc tuân hạ trục thủy bao gồm nguyên hoa, cam toại, khiên ngưu tử, thương lục; thuộc công hạ bao gồm đại hoàng, phan tả diệp, lô hội; thuốc nhuận hạ bao gồm chi ma (vừng), uất lý nhân. Phương thuốc hay dùng gồm Đại thừa khí thang, Đại hoàng mẫu đơn thăng, Đại hoàng phụ tử thang, Ôn tỳ thang…
Nguyên nhân dẫn đến chứng lý thực bao gồm nhiệt kết, hàn kết, táo kết và thủy kết. Trong đó biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đại tràng thực nhiệt nội kết, âm hư tân khô hoặc thủy ẩm nội đình dẫn đến các chứng hậu khác nhau. Chứng vị tràng thực nhiệt nội kết tương đồng với các chứng viêm tắc ruột cấp tính, viêm túi mật cấp tính, viêm tuyến tụy cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính… Biểu hiện triệu chứng nhiễm trùng cấp tính như sốt cao, đau bụng, nói nhảm, hôn mê, bồn chồn, co giật… m hư tân dịch khô táo chủ yếu gặp ở người già, trẻ em và phụ nữ sau sinh dẫn đến đại tiện bí kết, hoặc gặp ở người ốm nặng lâu ngày hay sau phẫu thuật dẫn đến thể chất suy nhược, nhu động ruột giảm mà dẫn đến đại tiện bí kết. Chứng thủy ẩm nội đình tương tự với chứng viêm màng ngực, xơ gan cổ chướng, suy tim dẫn đến phù thũng, biểu hiện chủ yếu là ứ nước ở ngực, bụng. Các nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc tả hạ chủ yếu dựa trên nội hàm của “lý thực chứng”, liên quan đến nhu động ruột, nhiễm khuẩn, các nguyên nhân khác nhau dẫn đến phù thũng (ngực, bụng)…

Thuốc tả hạ có các tác dụng dược lý

Gây tiêu chảy

Các vị thuốc và phức phương có tác dụng gây tiêu chảy ở các mức độ khác nhau theo cơ chế làm tăng nhu động ruột. Căn cứ đặc điểm tác dụng, chia thành 3 loại: thuốc có tác dụng kích thích; gây tăng dung tích (khối lượng phân); nhuận hoạt.
Bảng 3: Phân loại thuốc tả hạ, thành phần hữu hiệu và cơ chế tác dụng
Phân loại
Tăng nhu động
Tăng dung tích
Nhuận hoạt
Thuốc
Đại hoàng, phan tả diệp lô hộ, ba đậu, khiên ngưu tử, nguyên hoa
Mang tiêu
Vừng, uất lý nhân
Thành phần hoạt chất
Glycosid anthracen kết hợp, pharbitidis glycosid, dầu croton, yuanhuacin
MgS04
Dầu béo
Cơ chế tác dụng
Glycosid anthracen dùng đường uống, đến đại tràng bị thủy phân bởi enzym vi khuẩn đại tràng (E. coli) tạo thành các aglycon kích thích niêm mạc đại tràng, gây gia tăng nhu động ruột, tạo phản xạ đại tiện.
Pharbitidis glycosid, dầu croton, yuanhuacin kích thích mạnh niêm mạc ruột, gây tăng nhu động ruột, gây tiêu chảy mạnh
lon SO4- dùng đường uống không được hấp thu, gây tăng áp lực thẩm thấu cục bộ trong đường ruột, dẫn đến một lượng lớn nước giữ lại trong ruột, tăng dung tích (khối lượng) phân trong ruột, kích thích cơ học của thành ruột, thúc đẩy nhu động ruột và gây tiêu chảy
Lượng lớn dầu béo giúp cho đại tràng nhuận hoạt, phần mềm ra, mặt khác trong môi trường kiềm của dịch đường ruột, dầu béo bị thủy phân tạo thành acid béo có tác dụng kích thích nhẹ thành ruột, tạo nhu động ruột mà dẫn đến tác dụng nhuận tràng thông tiện

Lợi thủy

Nguyên hoa, cam toại, khiên ngưu tử, thương lục, đại kích… đều có tác dụng lợi tiểu. Anthranoid trong đại hoàng cũng có tác dụng lợi niệu nhẹ, cơ chế tác dụng có liên quan đến ức chế enzym Na+-K+-ATPase biểu mô ống thận.
Kháng vi sinh vật gây bệnh
Đại hoàng và lô hội chứa rhein, emodin và aloe emodin có tác dụng ức chế nhiều chủng vi khuẩn, nấm, virus và amip. Đại kích, nguyên hoa, phan tả diệp, ba đậu có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, virus cúm, Shigella và nấm da. Đại hoàng có tác dụng ức chế mạnh virus cúm, virus viêm gan B, virus Coxsackie.

Chống viêm

Đại hoàng và thương lục có tác dụng kháng viêm mạnh, có thể ức chế phản ứng viêm ở thời kỳ đầu-giai đoạn phù xuất tiết hoặc thời kỳ muộn, giai đoạn tăng sinh tổ chức viêm; emodin có thể thông qua ức chế tế bào bạch cầu đơn nhân tiết TNF-a, interleukin 1,6,8 cytokin (IL-1, IL-6, IL-8)… và các chất gây viêm khác mà từ đó có tác dụng kháng viêm; esculentoside thông qua kích thích hệ tuyến yên I thượng thận mà có tác dụng chống viêm.
Khảng tế bào ung thư
Đại hoàng, lô hội, thương lục, nguyên hoa, đại kích có tác dụng ức chế tế bào ung thư. Rhein, emodin và lô hội emodin ức chế khối u ác tính chuột, ung thư vú và ung thư biểu mô Ehrlich. Yuanhuacin có tác dụng ức chế trên chuột bị bệnh bạch cầu P388, pokeweed ức chế chuột ung thư sarcom Si80.
Tóm lại, thuốc tả hạ và phức phương có tác dụng nhuận tràng thông tiện, tiêu trừ tích trệ, thông phủ tản nhiệt, khu trừ thủy ẩm, chủ yếu có tác dụng nhuận tràng, lợi niệu, kháng khuẩn, chống viêm… Các tác dụng này có thể chứng minh nội hàm khoa học về tác dụng điều trị chứng “lý thực” của thuốc tả hạ có liên quan đến tác dụng dược lý trên hệ tiêu hóa và tác dụng kháng khuẩn.

Một số vị thuốc thường dùng

Đại hoàng

Là thân rễ đã cạo bỏ vỏ phơi hay sấy khô của các loài đại hoàng Rheum palmatum L., Rheum officinale Baill. hoặc giống lai của hai loài trên, họ Rau răm (Polygonaceae). Thành phần hoá học chinh của đại hoàng là anthranoid, phần lớn ở dạng kết hợp, một lượng nhỏ ở dạng aglycon, như rhein, chrysophanol, emodin, aloe-emodin và physcion. Ngoài ra, đại hoàng còn chứa lượng lớn tanin như D-catechin, gallic acid và pọlyssacharid. Anthranoid dạng kết họp và anthron glycosid là những thành phần có tác dụng tả hạ, trong đó nhóm bisanthracen (sennosid A, B, c, D, E, F) có tác dụng tả hạ tốt nhất.
Đại hoàng có vị đắng, tính hàn, quy kinh tỳ, vị, đại tràng, cản, tâm bào, có công năng tả nhiệt thông tràng, lương huyết giải độc, trục ứ thông kinh. Chủ trị tiện bí, phát cuồng nói nhảm, giai đoạn đầu của bệnh lỵ, huyết nhiệt nục huyết, bế kinh huyết ứ… Đại hoàng có các tác dụng dược lý sau:

– Tác dụng trên hệ tiêu hoá:

+ Nhuận tràng: đại hoàng dùng đường uống sau 6-8 giờ xuất hiện đại tiện mềm nát. Thành phần có tác dụng gây tiết tả chủ yếu là anthranoide dạng kết hợp, trong đó sennosid A và rhein glycosid có tác dụng mạnh nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, emodin làm tăng nhu động ruột, khiến cho đại tiện dễ dàng hơn. Cơ chế tác dụng: (1) sau khi uống đại hoàng, glycosid anthraquinon dạng kết hợp phần lớn không được hấp thu ở tiểu tràng mà chuyển xuống đại tràng. Enzym của vi khuẩn đường ruột (chủ yếu là yổ-glucosidase) thuỷ phân thành rhein anthron kích thích niêm mạc ruột và đám rối thần kinh cơ ruột trong, thúc đẩy nhu động ruột gây tiêu chảy; (2) rhein anthron với một hiệu ứng giống như cholin, kích thích lên các thụ thể M-cholinergic của cơ trơn, làm tăng nhu động ruột; (3) rhein anthron ức chế enzym Na+-K+-ATPase màng tế bào ruột, gây cản trở hấp thụ Na+, khiến cho áp suất thẩm thấu đường ruột tăng lên, kéo nước vào ruột, làm tăng khối lượng phân, kích thích cơ thành ruột, làm tăng nhu động ruột; (4) một phần anthracen glycosid sau khi hấp thu ở ruột non, được chuyển hoá ở gan, tạo anthron rhein và được vận chuyển đến đại tràng bỏi máu hoặc dịch mật, dẫn đến tác dụng tả hạ như trên; (5) emodin cũng có tác dụng tương tự acetylcholin, gây tăng nhu động ruột, khiến cho đại tiện được dễ dàng.

Đại hoàng làm tăng nhu động của đại tràng, emodin làm tăng nhu động tiểu tràng. Emodin liều 0,1 g/kg TT và 0,2 g/kg TT làm tăng bài tiết bột than, giảm hấp thu ở đường ruột, làm tăng khối lượng phân, kích thích thành ruột, tăng phản xạ nhu động ruột, giúp đại tiện thuận lợi. Tác dụng này có liên quan đến khả năng ức chế Na+-K+-ATPase, ngăn cản sự hấp thu glucose, Na+ và nước ở ruột.

Thời gian sắc và phương pháp chế biến có thể ảnh hưởng đến tác dụng tả hạ của đại hoàng. Sau khi chế biến và sắc, anthraquinon glycosid dễ dàng thủy phân thành aglycon, chỉ còn lượng nhỏ sennosid A, aglycon dễ bị phân huỷ ở ruột non, do vậy tác dụng tả hạ giảm. Trong đại hoàng có chứa lượng lớn tannin, do vậy, nếu sắc kéo dài, sẽ chết được lượng lớn tannin, mà tannin lại ức chế nhu động ruột. Nghiên cứu cho thấy, sắc đại hoàng 10 phút thì hiệu suất chiết anthraquinon glycosid cao nhất, tác dụng tả hạ mạnh nhất; tác dụng tả hạ của đại hoàng sống mạnh hơn đại hoàng trích giấm và trích rượu.

+ Tác dụng trên dạ dày: làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động dạ dày, nhưng khi tăng liều lại gây ức chế pepsin. Đại hoàng có hiệu quả trong điều trị loét dạ dày thực nghiệm. Tanin trong đại hoàng làm giảm tiết dịch vị, giảm nồng độ acid dịch vị, trên tá tràng cô lập hoặc không cô lập đều có tác dụng giảm nhu động; rhein, emodin, aloe- emodin có tác dụng ức chế vi khuẩn Helicobacter pylori.

+ Bảo vệ gan, lợi mật: đại hoàng thường được dùng để điều trị bệnh gan mật trên lâm sàng. Modin có tác dụng bảo vệ gan tổn thương thực nghiệm, làm giảm tế bào gan bị phù nề, thoái hóa và hoại tử. Đại hoàng cải thiện vi tuần hoàn, khôi phục sự trao đổi chất và cung cấp máu bình thường đến tế bào mô và thúc đẩy tái sinh tế bào gan. Emodin làm giảm đáng kể hàm lượng acid hyaluronic và laminin trong huyết thanh, làm giảm hàm lượng collagen trong mô gan, cải thiện xơ hóa mô gan, làm giảm tổn thương tế bào gan; polysaccharide đại hoàng cũng có tác dụng bảo vệ gan trong thực nghiệm tổn thương tế bào gan; rhein có tác dụng bảo vệ gan, chống xơ gan. Ngoài ra, đại hoàng còn có tác dụng ức chế virus viêm gan B. Tiêm tĩnh mạch thuốc tiêm đại hoàng làm tăng tiết mật trên chuột cống trắng, có khả năng sở thông ống mật và vi ống mật ứ trệ, tăng cường nhu động ống mật. Tác dụng thoái hoàng của đại hoàng có liên quan đến tác dụng tăng bài tiết bilirubin và ức chế phản ứng tan máu.

+ Tác dụng trên viêm tuyến tụy thực nghiệm: các nhóm chất trong đại hoàng như emodin, aloe emodin, rhein đều có tác dụng ức chế trên nhiều loại enzym tuyến tụy như kallikrein, trypsin, lipase và các enzym amylase… làm giảm thiểu hiện tượng tiêu hoá tự thân tế bào tuyến tụy.
Kháng vi sinh vật gây bệnh: đại hoàng có mức độ ức chế khác nhau trên nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh, thành phần có tác dụng kháng khuẩn chủ yếu là các dẫn xuất anthraquinon: rhein, aloe emodin trong đó aloe emodin có tác dụng kháng khuẩn mạnh nhất. Các chất này có tác dụng mạnh trên Staphylococcus sp.f Neisseria gonorrhoea, Corynebacterium diphtheriae, Bacillus anthracis, Salmonella typhi và Shigella sp.. Cơ chế kháng khuẩn là ức chế quá trình oxy hoá ẩ khử glucose, các acid amin và dẫn chất; ức chế sự tổng hợp protein và acid nucleic.

Trên tế bào ung thư: ức chế hô hấp tế bào, ức chế chuyển hóa glucose, oxy hóa – khử các chất trung gian, đồng thời ức chế sinh tổng hợp DNA, RNA và protein mà không có ảnh hưởng đáng kể đến tế bào bình thường của túc chủ. Emodin có tác dụng ức chế tăng sinh tế bào trên dòng tế bào ung thư, ức chế phát triển khối u. Cơ chế tác dụng là ức chế tổng hcrp DNA tế bào khối u, dẫn đến tiêu giảm khối u:
Lợi tiểu, cải thiện chức năng thận: emodin, rhein, aloe-emodin có tác dụng lợi tiểu rõ rệt. Tác dụng lợi tiểu của đại hoàng có liên quan đến tác dụng ức chế enzym Na+- K+-ATPase ở thận, giảm tái hấp thu Na+, tăng bài tiết nước. Đại hoàng làm giảm đáng kể hàm lượng BUN và creatinin trên mô hình động vật gây suy thận mạn tính. Thành phần hoạt chất chính được xác định là tannin. Trong hầu hết các bài thuốc/chế phẩm điều trị suy thận cấp/mạn tính đều có đại hoàng, hiệu quả điều trị tốt.
Điều hoà miễn dịch: làm tăng chức năng miễn dịch trên động vật nhiễm khuẩn thực nghiệm. Trên nhiễm trùng huyết, đại hoàng ức chế đại thực bào tiết cytokin do nội độc tố gây ra, tác dụng này phụ thuộc vào thời gian và liều dùng. Thí nghiệm trên động vật cho thấy, trên chuột bị bỏng và nhiễm nội độc tố, đại hoàng làm giảm nồng độ TNF- a trong huyết tương và gan động vật, giảm hàm lượng IL-6 trong huyết tương.

– Chống oxy hoa và dọn gốc tự do: đại hoàng có tác dụng dọn gốc tự do, chống oxy hóa, có khả năng loại trừ Ơ2* và OH‘ đồng thời ức chế OH* gây peroxy hóa lipid ở gan chuột nhắt trắng. Cường độ tác dụng phụ thuộc vào phương pháp chế biến khác nhau, trong đó đại hoàng sống đại hoàng trích rượu vi sao.
Ngoài ra, đại hoàng còn có tác dụng hạ đường huyết, làm chậm biến chứng thận và giảm thiểu biến chứng thận do tiểu đường, cải thiện đáng kể tình trạng kháng insulin. Emodin làm giảm đáng kể bài tiết protein niệu, đối kháng TNF-J3 gây phì đại thận và tích tụ cơ chất ngoại bào (ECM). Nhiều dữ liệu lâm sàng cho thấy đại hoàng có tác dụng bảo vệ dạ dày ruột sau phẫu thuật ồ bụng: tăng áp lực ổ bụng, cải thiện chức năng dạ dày ruột, thận, chức năng phổi, làm giảm thiểu hiện tượng rối loạn chức năng đa cơ quan. Đại hoàng làm giảm thiểu tổn thương tổ chức não do thiếu máu cục bộ – tưới máu lại, có tác dụng trên chuột cống trắng tổn thương não, đặc biệt khi dùng emodin và aglycon.
Tóm lại, công năng tả hạ, thanh nhiệt lương huyết, khứ ứ của đại hoàng có liên quan đến tác dụng nhuận tràng, tả hạ, bảo vệ gan, lợi tiểu, kháng khuẩn, cầm máu, giảm độ nhớt máu, là cơ sở quan trọng trong điều trị táo bón, lỵ, chảy máu cam. Hiện đại hoàng được sử dụng trong điều trị táo bón, viêm ruột thừa cấp tính, tắc ruột, viêm tụy cấp, viêm loét, xuất huyết tiêu hóa, và các bệnh khác. Ngoài ra đại hoàng còn được sử dụng cho viêm thận cấp tính và điều trị suy thận mạn tính trên cơ sở tác dụng lợi tiểu và tăng cường chức năng thận. Tác dụng thanh nhiệt phù hợp với điều trị viêm gan vàng da trên lâm sàng. Thành phần hoạt chất lá các anthraquinon và catechins.

Độc tính và phản ứng bất lợi: LD50 đường uống trên chuột cống trắng của anthron toàn phần (hàm lượng emodin trong bột đại hoàng khoảng 51,41%) là 18,73 g/kg TT. Đánh giá độc tính trường diễn trên chuột cống trắng cho thấy: liều hàng ngày đại hoàng 4,5 g/kg TT, dùng liên tục 26 tuần, có độc tính với thận, đặc biệt là ở ống lượn gần thận, có thể gây suy thận, xuất hiện phù nề tế bào ống lượn gần, dẫn đến hẹp ống thận đồng thời tế bào thượng bì. Phản ứng bất lợi này có thể khôi phục lại sau khi đáp ứng thuốc. Một số báo cáo cho thây, đại hoàng và anthranoid toàn phần có khả năng gây đột biến gen và gây viêm ruột.

Xem thêm: Thuốc cố sáp là gì? Công dụng và một số vị thuốc thường dùng

Mang tiêu

Là muối khoáng tự nhiên tinh chế, còn được gọi là bột huyền minh. Thành phần chủ yếu là Na2SƠ4. IOH2O chiếm khoảng 96%-98%, ngoài ra còn một lượng nhỏ MgSO4, CaCk và NaCl.
Mang tiêu có vị mặn, đắng, tính hàn, quy vị, đại tràng, có công năng tả hỏa thông tiện, nhuận táo nhuyễn kiên, thanh hỏa tiêu thũng. Chủ trị thực nhiệt tiện bí, đại tiện khô táo, mắt đỏ, đau họng, bụng đau tích trệ, ung nhọt sưng đau, dùng ngoài trị viêm vú, bệnh trĩ sưng đau (sa búi trĩ)… Mang tiêu có các tác dụng dược lý:
Nhuận tràng: thành phần hóa học của mang tiêu chủ yếu gồm Na2SƠ4, sau khi uống, muối natri sulfat được hòa tan, phân ly thành các ion, khó được hấp thụ bởi thành
ruột, khiến cho áp lực thẩm thấu trong ruột tăng lên, cản trở sự hấp thu nước của ruột, làm tăng khối lượng, thể tích phân, kích thích thành ruột dẫn đến tăng nhu động và đại tiện. Bản thân Na2SƠ4 cũng có tác dụng kích thích trực tiếp trên thành ruột. Tác dụng nhuận tràng của mang tiêu còn liên quan đến lượng nước sử dụng, uống nhiều nước, tác dụng nhuận tràng xuất hiện nhanh, ngược lại, tác dụng chậm hơn. Thường sau khi uống 4-6 giờ xuất hiện bài tiết phân lỏng.

Chống viêm: bôi ngoài da dung dịch 10%-25% Na2SƠ4 làm tăng lưu thông bạch huyết, tăng khả năng thực bào của tế bào lưới nội mô, có tác dụng chống viêm, ức chế tác nhân gây ung thư: bột mang tiêu làm giảm tỷ lệ ung thư do các tác nhân ung thư gây ra. Cơ chế chống ung thư có liên quan đến việc toàn hóa môi trường đường tiêu hóa, giảm hàm lượng deoxycholate, ức chế tổng hợp DNA tế bào biểu mô ruột, giảm thiểu sự nhạy cảm với tác nhân gây ung thư…
Lợi mật: uống lượng nhỏ mang tiêu, có tác dụng kích thích hành tá tràng, gây phản xạ co thắt túi mật, giãn cơ vòng túi mật, từ đó tăng tiết mật.
Tóm lại, công năng tả nhiệt thông tiện, nhuận táo nhuyễn kiên, thanh hỏa tiêu thũng của mang tiêu có liên quan đến tác dụng tả hạ, chống viêm… là căn cứ quan trọng trong điều trị thực nhiệt tiện bí, đại tràng táo kết, tích nhiệt phúc thống, viêm ruột… thường dùng trong điều trị các loại đại tràng táo kết, làm sạch đường ruột trước phẫu thuật ruột thừa… Thành phần hoạt chất của mang tiêu là Na2SƠ4.
Độc tính và phản ứng bất lợi: khi dùng mang tiêu đường uống nồng độ quá cao có thể dẫn đến co thắt môn vị, gây cảm giác khó chịu ở dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng bài tống ở dạ dày. Mang tiêu chứa nhiều ion natri, nên thận trọng ở những bệnh nhân phù thũng. Phụ nữ mang thai cấm dùng.

Hỏa ma nhân

Là hạt phơi khô của cây hỏa ma (Cần sa) Cannabis sativa L., họ Gai dầu (Cannabaceae). Thành phần hoạt chất chủ yếu là dầu béo, chiếm khoảng 30%, bao gồm acid oleic, acid linoleic, acid linolenic và acid béo bão hòa.
Hỏa ma nhân có vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ, vị đại bàng, công năng nhuận tràng thông tiện, chủ trị các trường hợp cơ thể hư nhược đại tiện bí kết. Hoả ma nhân có các tác dụng dược lý sau:

Nhuận tràng thông tiện: hỏa ma nhân có chứa dầu béo, có khả năng trực tiếp nhuận hoạt thành ruột và phân. Sau khi uống, dầu béo được thủy phân đường ruột thành acid béo, kích thích niêm mạc ruột, tăng nhu động ruột, giảm thiểu hấp thu nước trong ruột, từ đó có tác dụng nhuận tràng.

Hạ lipid máu: cho chuột cống đắng ăn chế độ ăn giàu chất béo thêm 10% hỏa ma nhân 10 ngày, kết quả cho thấy, hoả ma nhân có tác dụng hạn chế sự tăng nồng độ cholesterol trong huyết thanh. Hỏa ma nhân làm giảm cholesterol, TG, LDL và lipoperoxid trong huyết thanh ở chuột mỡ máu cao. Tác dụng này liên quan đến khả năng tăng phân giải, bài tiết cholesterol.

Hạ áp: trên mèo gây mê cho uống nhũ tương hỏa ma nhân liều 28 g/kg TT, sau 30 phút huyết áp từ từ giảm, sau 2 giờ có thể giảm đến 50% so với giá trị ban đầu, nhịp tim, nhịp hô hấp không có thay đổi đáng kể. Cho chuột uống cặn chiết ethanol hỏa ma nhân liều 2 g/kg TT và 10 g/kg TT, thấy giảm huyết áp rõ rệt.
Chống viêm, giảm đau: cắn chiết ethanol hỏa ma nhân liều 5 g/kg TT và 15 g/kg TT dùng đường uống trên chuột nhắt trắng, có tác dụng chống viêm trên mô hình phù tái do xylen, phù chân do carrageenan, ức chế acid acetic gây tăng tính thấm mao mạch phúc mạc. Hỏa ma nhân có tác dụng chống viêm và giảm đau, nhưng tác dụng không rõ ràng trên mô hình mâm nóng.

Dầu hỏa ma nhân có chứa nhiều nguyên tố vi lượng, vitamin E, vitamin c… có tác dụng chống oxy hóa và bảo vệ hoạt tính enzym chống oxy hóa trong cơ thể. Cho chuột cống trắng uống hỏa ma nhân liều 10g/kg TT có hiệu quả rõ rệt trong chống hình thành huyết khối.

Tóm lại, công năng nhuận tràng thông tiện của hỏa ma nhân có liên quan đến tác dụng nhuận hạ, là cơ sở quan trọng sử dụng trong điều tri táo bón ở người già, cơ thể hư nhược, ốm lâu ngày, âm hư tân dịch thiếu sau sinh. Hỏa ma nhân có hàm lượng dầu béo cao, có tác dụng nhuận tràng tương đối ôn hòa, kích thích thành ruột, làm mềm phân giúp đại tiện dễ dàng hơn. Thành phần hoạt chất của hỏa ma nhân là dầu béo.

Độc tính và phản ứng bất lợi: hỏa ma nhân có chứa muscarin, cholin và các thành phần khác, người dùng quá liều có thể ngộ độc. Biểu hiện ngộ độc trước tiên là buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, chân tay tê mỏi, mờ mắt, rối loạn, mất phương hướng, sau đó có thể thấy co giật, hôn mê, giãn đồng tử, và thậm chí tử vong.

Một số phương thuốc thường dùng

Đại thừa khí thang

Đại thừa khí thang có xuất xứ từ “Thương hàn luận”, gồm đại hoàng 12g, hậu phác 15g, chỉ thực 12g, mang tiêu 9g.

Đại thừa khí thang có công năng tuấn hạ nhiệt kết. Chủ trị chứng lý nhiệt tích trệ thực chứng, thấy đại tiện bất thông, bụng đầy chướng, phúc thống cự án, ra mồ hôi chân tay, rêu lưỡi vàng khô, hoặc nứt nẻ, mạch trầm thực. Đại thừa khí thang có các tác dụng dược lý sau:

Nhuận tràng: nghiên cứu thực nghiệm trên động vật và lâm sàng đều cho thấy, đại thừa khí thang làm tăng cường trương lực ruột, giúp đại tiện dễ dàng. Đại thừa khí thang dùng đường uống trên chuột nhắt trắng, tăng cường khả năng bài tống của đường tiêu hóa, sau 10 phút, đã biểu hiện tác dụng rõ, đồng thời có tác dụng tăng dung tích ruột rõ rệt.

Tác dụng bảo vệ trên mô hình tắc ruột thực nghiệm: trên lâm sàng thường dùng điều trị tắc ruột cho hiệu quả rõ rệt, cơ chế tác dụng của nó có liên quan đến: (1) tăng tốc độ lưu lượng tuần hoàn mạc treo ruột. Cải thiện tình trạng ứ huyết và thiếu máu ở đoạn ruột tắc, giảm mức độ hoại tử; (2) giảm nồng độ peptid vận mạch (VTP) trong máu động mạch và tổ chức tá tràng động vật tắc ruột, ức chế hoạt tính histamin huyết tương và giảm hàm lượng histamin trong tổ chức niêm mạc ruột, đồng thời ức chế vận chuyển Ca2+ vào trong cơ trơn ruột cô lập.

Kháng khuẩn, chống viêm, chống nội độc tố: thí nghiệm in vivo và in vitro cho thấy, Đại thừa khí thang có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, Escherichia coli và Proteus, đồng thời có tác dụng ức chế hoặc điều trị nhiễm khuẩn gây áp-xe và dính ruột.

Trên các mô hình thực nghiệm, Đại thừa khí thang còn có tác dụng chống viêm. Cơ chế tác dụng: ức chế sự tăng hoạt tính phospholipase A2 (PLA2) trong quá trình hình thành bệnh lý intestinal endotoxemia, cân bằng PGFla/TXB2 trong các tạng động vật thí nghiệm gây viêm thực nghiệm; đồng thời bảo vệ các ty thể gan, giảm peroxide hóa lipid do nội độc tố gây ra. Trên chuột nhắt trắng gây viêm phúc mạc cấp bằng LPS đường uống, nội độc tố ở các cơ quan thận, phổi, gan, tụy, hạch bạch huyết mạc treo ruột, tim tăng lên. Đại thừa khí thang có tác dụng làm giảm nội độc tố intestinal endotoxemia, tăng bài tiết LPS qua phân; tác dụng bảo vệ phổi, chống tổn thương phổi do nội độc tố gây ra.
Đại thừa khí thang có tác dụng điều tiết chức năng miễn dịch; điều trị xuất huyết não cấp tính, giảm thiểu các độc tố gây tổn thương hệ thống thần kinh hình thành sau xuất huyết não. Quân dược đại hoàng có tác dụng cầm máu trong trường hợp xuất huyết nội, ngoại, rút ngắn thời gian máu đông, tăng cường phục hồi chức năng thần kinh, giảm phù não.

Tóm lại, công năng tuấn hạ nhiệt kết của Đại thừa khí thang chủ yếu liên quan đến tác dụng tả hạ, kháng khuẩn, chống viêm, chống nội độc tố, bảo vệ trên mô hình tắc ruột thực nghiệm, là cơ sở quan trọng trong điều trị các chứng lý nhiệt tích trệ thực chứng, thường dùng trong các bệnh hệ tiêu hóa và một số bệnh truyền nhiễm.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here