Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Vibatazol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Vibatazol là thuốc gì? Thuốc Vibatazol có tác dụng gì? Thuốc Vibatazol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết
Vibatazol là thuốc gì?
Vibatazol là một sản phẩm của công ty cổ phần dược phẩm VCP Pharmaceutical Joint – Stock Company , là thuốc dùng trong điều trị nhiễm trùng nhiễm khuẩn , với các hoạt chất là Cefoperazon, Sulbactam. Một lọ Vibatazol có các thành phần:
Cefoperazon natri: 0,5 mg
Sulbactam natri: 0.5 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 lọ
Thuốc Vibatazol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Vibatazol có 1,5 hoặc 10 lọ, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 760 000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Vibatazol là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Vibatazol tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Zefobol-SB 1000 là một sản phẩm của công ty Zeiss Pharmaceuticals PVT. Ltd
- Thuốc Sulcilat được sản xuất bởi ATABAYKIMYASANAYIVETICARET.A.S Tavsanli Koyu, Esentepe Mevkii. Gebzc Kocacli. Turkey/Thổ Nhĩ Kỳ.
- Thuốc Vimotram được sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM VCP. VCP Pharmaceutical Joint – Stock Company, Thanh Xuân – Sóc Sơn – Hà Nội – Việt Nam
Tác dụng
Cefoperazon là một loại kháng sinhđược sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn , là một loại kháng sinhđược sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Sulbactam là một chất ức chế-lactamase. Cơ chế hoạt động: là một chất ức chế không thể đảo ngược của-lactamase; nó liên kết với enzyme và không cho phép nó làm giảm kháng sinh.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu, da, xương khớp
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh nhiễm trùng túi mật, viêm phúc mạc, viêm ổ bụng
Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ( như các bệnh về mũi, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa) hay nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ( như viêm phế quản, viêm phổi)
Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm bang quang, viêm niệu đạo,…
Kết hợp với các thuốc khác trong liệu trình điều trị các bệnh nhiễm khuẩn
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Dạng bột pha tiêm
Liều dùng:
Liều dùng dành cho người lớn: mỗi ngày dùng 1-2 g Cefoperazon, 1-2 g Sulbactam, tương đương với 2-4 viên, chia làm 2 lần trong ngày
Liều tối đa: mỗi ngày dùng 4 g Cefoperazon, 4 g Sulbactam, tương đương với 8 viên
Liều dùng điều trị cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận
Độ thanh thải Creatinin ( ml/phút) | Liều dùng | Khoảng cách đưa liều ( giờ) |
15 -30 | 1g Sulbactam | 12 giờ |
< 15 | 500 mg Sulbactam | 12 giờ |
Liều dùng dành cho trẻ em: mỗi ngày dùng 40-20 mg/kg Cefoperazon, 40-20 mg/kg Sulbactam. Thời gian đưa liều: 6-12 giờ
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Vibatazol cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Vibatazol
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này cho người lái xe hoặc vận hành máy móc nặng vì thuốc ảnh hưởng tới hệ thần kinh
- Thận trọng với bệnh nhân cao tuổi, thể trạng yếu, ko hấp thu được thức ăn qua đường tiêu hóa
- Thận trọng khi sử dụng thuốc này cho người bệnh gặp tình trạng hen phế quản, nổi ban đỏ, suy giảm chức năng thận
- Theo dõi kĩ với đối tượng mắc viêm đại tràng
- Cân nhắc khi sử dụng thuốc với bệnh nhân có tiền sử dị ứng kháng sinh nhóm β-lactam
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Vibatazol
Tác dụng phụ thường gặp
- Shock thuốc
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy
- Hồng ban đa dạng, ngứa, sốt cao
- Suy hô hấp, khó thở
- Suy giảm chức năng miễn dịch
- Thiếu máu, giảm số lượng hồng cầu, tiểu cầu
- Suy giảm chức năng gan
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Vibatazol thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng, thuốc Vibatazol có thể tương tác với một số nhóm thuốc khác, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể như:
Aminoglycoside
Thuốc chống đông máu: Warfarin, Heparin
Kháng sinh nhóm cephem
Thuốc lợi tiểu :Turosemide
Rượu
Không sử dụng thuốc chung với Aminoglycoside, Lactat Ringer, Lidocain
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Vibatazol
Quá liều: Các biểu hiện khi dùng quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không dùng chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.