Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Valmagol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Valmagol là thuốc gì? Thuốc Valmagol có tác dụng gì? Thuốc Valmagol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Valmagol là thuốc gì?
Valmagol là một sản phẩm của công ty TNHH Davipharm, là thuốc dùng trong điều trị động kinh, với hoạt chất là Magnesi valproat. Một viên Valmagol có các thành phần Magnesi valprot với hàm lượng 200mg. Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Thuốc Valmagol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Valmagol có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 120 000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Valmagol là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Valmagol tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Depakine được sản xuất bởi công ty Sanofi-aventis S.A.
- Thuốc Encorate được sản xuất bởi công ty Sun Pharmaceutical Industries Ltd.
Tác dụng
Mangnesi Valproat có tác dụng làm tăng nồng độ valproat trong máu và trong não, đồng thời các chất chuyển hóa của valproat trong não có tác dụng trực tiếp lên màng tế bào hoặc tácđộng gián tiếp lên chất ức chế dẫn truyền thần kinh như g-amino butyric acid.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị ở bệnh nhân động kinh toàn thể có cơn co cứng, cơn giật cơ, cơn co giật.
Điều trị bệnh nhân động kinh cục bộ: cơn động kinh đơn giản hoặc cơn động kinh lớn
Điều trị cho bệnh nhân gặp hội chứng West, hội chứng Lennox –Gastaut.
Điều trị cơn co giật nguyên nhân sốt cao ở trẻ bú mẹ, trẻ nhỏ đã có tiền sử co giật.
Hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát cơn hưng cảm ở người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Người bệnh có thể dùng trực tiếp với nước. Nên dùng thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn để thuốc có tác dụng tốt nhất.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho trẻ em: Uống 15-30mg mỗi kg thể trọng cơ thể trong 24 tiếng đồng hồ. Chia thuốc thành 2-3 lần uống
Liều dùng dành cho người lớn: Khởi đầu điều trị với liều 600mg mỗi 24 tiếng đồng hồ, chia thuốc thành 2-4 lần uống. Sau mỗi 3 ngày tăng liều thêm 200mg mỗi ngày cho tới khi đạt đươc liều cắt cơn.
Liều tối đa uống 2,5g trong 24 tiếng đồng hồ.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Valmagol cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân viêm gan cấp, viêm gan mạn, người có tiền sử viêm gan nặng,viêm gan do dùng thuốc.
Không dùng thuốc ở người bệnh có rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Valmagol
- ChỈ sử dụng thuốc cho trẻ nữ, người vị thành niên là nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, phu nữ đang mang thai khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả do thuốc có nguy cơ cao gây dị dạng thai nhi, rối loạn phát triển ở trẻ. Bác sĩ cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc ở nhóm người bệnh này. Cần sử dụng các biện pháp tránh thai hợp lý khi người bệnh đang ở độ tuổi sinh sản trong thời gian điều trị.
- Không ngừng thuốc đột ngột, không sử dụng rượu trong thời gian dùng thuốc.Kiểm tra chức năng gan, xét nghiệm máu định kì để có kế hoach hiệu chỉnh liều phù hợp.
- Chỉ dùng thuốc đơn trị liệu cho trẻ dưới 3 tuổi khi đã chứng minh được lợi ích cao hơn nguy cơ mắc các bệnh về gan.
- Tránh kê đơn phối hợp thuốc cùng các dẫn xuất salicylat cho trẻ em.
- Khi người bệnh gặp phải tác dụng không mong muốn đau bụng cấp cần định lượng amylase máu để xác định có phải viêm tụy cấp hay không.
- Cần giảm liều điều trị ở bệnh nhân suy thận.
- Trước khi quyết định dùng thuốc cho bệnh nhân Lupus ban đỏ rải rác nên đánh giá lơi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Với các thuốc hết hạn sử dụng hặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
Tác dụng phụ của thuốc Valmagol
- Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: Nôn nao, nôn mửa, đau dạ dày. Một số trường hợp hiếm gặp bị viêm tụy cấp.
- Tác dụng phụ trên hệ huyết học: giảm riêng rẽ fibrinogen, kéo dài thời gian chảy máu.
- Tác dụng phụ trên hệ thần kinh: trạng thái sững sờ, xuất hiện cơn động kinh khi sử dụng nhiều liệu pháp hoặc tăng lên đột ngột.
- Ở bệnh nhân nữ có thể gặp tình trạng tăng cân, mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, buồng trứng đa nang,tăng nồng độ testosterone. Ở bệnh nhân nam giới có thể làm suy giảm chức năng sinh sản, chứng vú to.
- Dị tật bẩm sinh và rối loạn phát trí tuệ ở trẻ
- Rối loạn chức năng gan, suy gan và các bệnh về gan khác.
Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc làm tăng nồng đô Phenobarbiatal trong máu do vậy cần theo dõi bệnh nhân 15 ngày đầu dùng thuốc và khi có triệu chứng an thần phải giảm liều Phenobarbital.
Valproal khi vào cơ thể có thể làm tăng tác dụng của các thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc ức chế MAO. Do vậy cần giảm liều các thuốc này khi dùng cùng.
Thuốc làm tăng nồng độ Phenytoin trong huyết tương và nồng độ Phenytoin tự do.
Thuôc làm giảm chuyển hóa Lamotrigin, do vậy cần phải chỉnh liều.
Thuốc làm tăng nồng độ của Primidon do đó làm tăng tác dụng không mong muốn của nó. Cần theo dõi lâm sàng và hiệu chỉnh liều khi cần.
Erythromycin, cimetidin làm giảm chuyển hóa thuốc ở gan do vậy làm tăng nồng độ thuốc trong máu.
Các chất liên kết mạnh với protein huyết tương mạnh như aspirin làm tăng nồng độ valproat trong máu.
Phenobarbital, phenytoin, carbamazepin làm giảm nồng độ valproal do đó cần giảm liều điều trị các thuốc này khi dùng cùng.
Mefloquin làm tăng chuyển hóa valproat và có tác dụng gây động kinh.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Valmagol
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc như hôn mê nhẹ đến sâu,giảm phản xạ, giảm trương lực cơ, đồng tử co nhỏ, giảm tự chủ hô hấp. Bệnh nhân cần được rửa dạ dày, gây lợi tiểu thẩm thấu, kiểm soát tim mạch, hô hấp, Chạy thận nhân tạo hoặc thay máu khi có biến chứng nguy hiểm.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.