Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Cefotaxone 1g Bidiphar như: Cefotaxone 1g Bidiphar là thuốc gì? Thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Cefotaxone 1g Bidiphar để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết.
Thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar là gì?
Cefotaxone 1g Bidiphar là 1 thuốc kháng sinh nhóm Cephalosorin thế hệ III. Thuốc được sản xuất bởi công ty Dược và trang thiết bị Y tế Bình Định (BIDIPHAR), được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói: Cefotaxone 1g Bidiphar có thành phần gồm 1 lọ thuốc bột pha tiêm và 1 ông dung môi tương ứng.
SĐK: VD-23776-15.
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thành phần
- Mỗi lọ bột pha tiêm chứa Cefotaxim natri hàm lượng tương ứng 1g Cefotaxim.
- Mỗi ống dung môi chứa Nước cất pha tiêm thể tích 4 ml.
Thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar có tác dụng gì?
Thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar với hoạt chất chính là Cefotaxim natri – 1 kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ III đầu tiên được sử dụng, có hoạt phổ kháng khuẩn:
- Trên trực khuẩn Gram âm tương đương kháng sinh nhóm Aminosid như: E.coli, Serratia, Shigella, Salmonella, P. mirabilis, P.vulgaris, Haemophilus influenzae, Haemophilus… không bao gồm Acinebacterium, trực khuẩn mủ xanh – Pseudomonas aeruginosa, 1 số Enterobacter. Có tác dụng trên cả các Gram âm đa kháng, tốt hơn Moxalactam, Ceftazidim…
- Trên tụ cầu vàng (kém hơn các Cephalosporin thế hệ trước).
- Có khả năng kháng men cao, kháng lại nhiều loại beta lactamase do vi khuẩn sinh ra.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar
Cefotaxone 1g Bidiphar được chỉ định trong các trường hợp:
- Viêm màng não do vi khuẩn Gram âm.
- Nhiễm khuẩn nặng ở đường niệu, xương khớp do vi khuẩn Gram âm.
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật.
- Phối hợp với kháng sinh Aminosid trong các trường hợp bệnh lý nặng.
- Nhiễm khuẩn da do Gram âm: Viêm mô tế bào, chốc lở, nhọt, áp-xe.
- Viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản, viêm ruột.
- Nhiễm trùng máu, bệnh lậu.
Dược động học
Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh sau khi tiêm. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương là 40%.
Phân bố: Sau khi vào cơ thể, thuốc phân bố rộng khắp các mô và dịch của cơ thể. Hoạt chất Cefotaxim trong thuốc đi qua nhau thai và có trong sữa mẹ. Sau khi tiêm thuốc theo đường tiêm bắp nồng độ đỉnh trong huyết thanh là 20,5 mcg/mL đạt được sau 0,5 giờ. Khi tiêm tĩnh mạch với liều lượng 1g và 2g, nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh tương ứng là 101,7 mcg/mL và 214,4 mcg/mL (phụ thuộc liều dùng).
Chuyển hóa: thuốc chuyển hóa ở gan, một phần thành desacetyl cefotaxim và các chất chuyển hoá không hoạt tính khác.
Thải trừ: Qua thận. Thời gian bán thải của thuốc này trong huyết tương khoảng 1 giờ và của chất chuyển hóa hoạt tính desacetyl cefotaxim khoảng 1,5 giờ
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Ceftibiotic: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Cách dùng – liều dùng của thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar
Cách dùng
Cefotaxone 1g Bidiphar được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, có thể dùng đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Dung dịch đã pha cần dùng ngay trong ngày.
Bảo quản ở tủ lạnh dưới 5 độ C có thể dùng trong 1 tuần.
Liều dùng
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, liều tối đa 12g/ngày tương đương 12 lọ.
Trong điều trị lậu: tiêm tĩnh mạch đơn liều 1g (tương ứng 1 lọ).
Trường hợp nhiễm khuẩn không biến chứng: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch liều 1g/lần, ngày tiêm 2 lần.
Trường hợp nhiễm khuẩn vừa đến nặng: tiêm tĩnh mạch/ tiêm bắp liều 1-2g/ lần, ngày tiêm 3 lần.
Trường hợp nhiễm khuẩn đe dọa tính mạng: tiêm tĩnh mạch 2g/lần, nhắc lại sau 4h.
Điều trị nhiễm trùng máu: tiêm tĩnh mạch liều 2g/lần, cách nhau 6-8 giờ.
Với trẻ dưới 7 ngày tuổi: tiêm tĩnh mạch liều 50mg/kg/lần, mỗi liều cách nhau 12h.
Với trẻ 1-4 tuần: tiêm tĩnh mạch liều 50mg/kg/lần, mỗi liều cách nhau 8 giờ. Với trẻ 1 tháng-12 tuổi, dưới 50kg: tiêm tĩnh mạch liều 50-100mg/kg/ngày, chia thành 2-4 lần.
Hiệu chỉnh liều với bệnh nhân suy thân có mức lọc cầu thận dưới 20 ml/phút.
Hãy tuân thủ liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Chống chỉ định
Thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar không được dùng trong các trường hợp bệnh nhân dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc (Không chỉ với Cefotaxone 1g Bidiphar mà bất kỳ thuốc nào nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc đều không được phép sử dụng).
Hãy tham khảo ý kiến chuyên môn từ bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ lâm sàng để có thêm những tư vấn chống chỉ định cụ thể đối với Cefotaxone 1g Bidiphar cho bản thân mình.
Tác dụng phụ của thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar
Khi sử dụng Cefotaxone 1g Bidiphar có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau:
- Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm đại tràng giả mạc…
- Trên hệ hô hấp: khó thở, tức ngực…
- Miễn dịch: nổi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng, phát ban trên da, sốt…
- Trên tim mạch: tăng nhịp tim, loạn nhịp tim
- Trên thần kinh: ảo giác, nhức đầu, hoa mắt
Trên đây không phải đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Cefotaxone 1g Bidiphar, tùy vào tình trạng sức khỏe cũng như phác đồ điều trị mà các tác dụng không mong muốn gặp trên các bệnh nhân khác nhau là khác nhau. Hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề gặp phải khi dùng Cefotaxone 1g Bidiphar để có được các biện pháp hỗ trợ hoặc lựa chọn thuốc thay thế thích hợp.
Tương tác thuốc
Chính vì tương tác thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cũng như độc tính khi sử dụng thuốc nên bạn cần hỏi bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác. Nếu như không thể nhớ được tên thuốc, bạn có thể đem theo thuốc đang sử dụng cho bác sĩ kiểm tra.
Khi sử dụng đồng thời Cefotaxone 1g Bidiphar với:
- Các thuốc gây cảm ứng enzym (như Phenobarbital, Phenylbutazon, Rifampicin…) các thuốc này gây cảm ứng enzyme gan làm kích thích quá trình giáng hóa và chuyển hóa thuốc, Cefotaxone bị đào thải nhanh, giảm nồng độ, do đó giảm hoặc mất tác dụng điều trị.
- Các thuốc ức chế enzyme (Cimetidine, Cloramphenicol, Isoniazid…) làm ức chế quá trình giáng hóa thuốc gây tăng nồng độ Cefotaxone trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ quá liều và tăng tác dụng phụ của thuốc
- Thuốc chống trầm cảm IMAO: dùng sau khi ngừng IMAO ít nhất 12 ngày.
- Cần hiệu chỉnh liều khi phối hợp đồng thời các thuốc này.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Cefipron Sachet được sản xuất bởi công ty MAXIM PHARMACEUTICALS PVT. LTD.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar
Lưu ý và thận trọng
Khi dùng Cefotaxone 1g Bidiphar cần thận trọng trong trường hợp mẫn cảm với Penicillin. Trước khi điều trị bằng Cefotaxone phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với Cephalosporin, Penicilin và các thuốc trong nhóm này.
Bệnh nhân suy thận. Nếu dùng đồng thời với thuốc có khả năng gây độc với thận (như Aminoglycosid) thì phải theo dõi chức năng thận.
Kết quả xét nghiệm: Cefotaxone có thể gây dương tính giả với test Coombs, xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzyme
Nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như chóng mặt, hoa mắt, khó thở, nhịp tim nhanh… sau khi dùng Cefotaxone 1g Bidiphar, cần lập tức ngừng dùng thuốc và trao đổi với bác sĩ điều trị để lựa chọn đổi thuốc phù hợp hơn cho bạn.
Tiêm ngay sau khi pha thuốc, tránh để thuốc chuyển hóa, mất tác dụng.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Khuyến cáo không sử dụng thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar khi mang thai và cho bà mẹ đang cho con bú do chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn của thuốc sau khi sử dụng cho hai đối tượng này.
Bảo quản
Nơi khô ráo, kín, tránh ánh sáng mặt trời, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Quá liều, quên liều và cách xử trí Cefotaxone 1g Bidiphar
Quá liều
Khi sử dụng quá liều thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar gây ra các triệu chứng ngộ độc cấp, shock, trụy tim mạch…cần đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời và được hỗ trợ điều trị các triệu chứng quá liều gây ra nhằm duy trì tính mạng và hạn chế tối đa các di chứng về sau.
Quên liều
Khi quên sử dụng Cefotaxone, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để có phương án dùng thuốc đúng nhất. Không tự động gộp liều hoặc dùng 2 liều quá gần nhau làm tăng nồng độ thuốc trong huyết tương, gây tăng độc tính và tác dụng không mong muốn của thuốc.
Với bất kì thuốc nào, khi sử dụng đều cần thận trọng sử dụng đúng liều, đúng lúc, tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh các tác dụng không mong muốn.
Thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar giá bao nhiêu?
Thuốc tiêm Cefotaxone 1g Bidiphar do BIDIPHAR sản xuất, hiện đang được bán tại các nhà thuốc và cơ sở y tế trên cả nước với giá 21.000 VNĐ/ hộp 10 lọ. Hiện nay, thuốc đang có bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí.
Thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar mua ở đâu uy tín, chính hãng?
Bạn có thể tìm mua thuốc Cefotaxone 1g Bidiphar tại các nhà thuốc, quầy thuốc, bệnh viện, phòng khám hoặc đặt mua online để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc.
Nên chọn mua thuốc ở nơi có uy tín để đảm bảo tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng; hoặc cũng có thể chọn mua online qua những nhà thuốc uy tín để tiết kiệm thời gian và công sức. Bạn có thể đến trực tiếp Nhà Thuốc Ngọc Anh để mua thuốc hoặc liên hệ vào số hotline của nhà thuốc để được hướng dẫn mua hàng trực tuyến.
Hiện nay Cefotaxone 1g Bidiphar có được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh và được giao hàng trên toàn quốc.
Tài liệu tham khảo
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc cefotaxone 1g. Tải bản đầy đủ tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Hùng Đã mua hàng
sp tốt