Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc STOGURAD tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: STOGURAD là thuốc gì? Thuốc STOGURAD có tác dụng gì? Thuốc STOGURAD giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
STOGURAD là thuốc gì?
STOGURAD thuộc nhóm thuốc an thần kinh chống loạn thần có cấu trúc benzamid, thuốc được chỉ định để điều trị một số triệu chứng lo âu ở người lớn và điều trị các vấn đề về hành vi nghiêm trọng ở trẻ em trên 6 tuổi.
- Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú.
- Địa chỉ: Lô M7A, Đường D17, KCN Mỹ Phước 1, phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương Việt Nam.
- Dạng bào chế: Sản phẩm được bào chế dạng viên nang cứng.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- SĐK: VD-27452-17.
Thành phần
Một viên nang cứng Stogurad 50mg chứa:
Sulpirid hàm lượng 50 mg.
Tá dược: cellulose vi tinh thể, natri starch glycolat, magnesi stearat, talc, povidon, natri lauryl sulfat.
Tác dụng của thuốc Stogurad
Sulpirid thuộc nhóm benzamid, có tác dụng chống loạn tâm thần thông qua phong bế chọn lọc các thụ thể dopamin D2 ở não. Sulpirid có tác dụng an thần và chống trầm cảm tùy theo liều dùng. Sulpirid liều thấp (50 – 150 mg/ ngày) có tác dụng chống trầm cảm, còn Sulpirid liều cao (800 – 1000 mg/ ngày) có tác dụng kiểm soát được các triệu chứng rầm rộ của bệnh tâm thần phân liệt.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Stogurad
Điều triệu chứng ngắn ngày chứng lo âu ở người lớn trong trường hợp thất bại với các điều trị thông thường.
Khi dùng ở trẻ em trên 6 tuổi, thuốc có công dụng điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn hành vi nghiêm trọng.
===> Bạn đọc có thể xem thêm thuốc: Thuốc Sulpirid: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, giá bán.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Stogurad
Liều dùng
Khi tình trạng lâm sàng ổn định, bệnh nhân nên khởi đầu điều trị từ liều thấp nhất rồi tăng liều từ từ cho đến khi đạt hiệu quả (lưu ý: luôn sử dụng liều tối thiểu có hiệu quả).
Người lớn: Uống 50 – 150 mg/ ngày trong tối đa 4 tuần.
Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 5 – 10 mg/ kg/ ngày. Ở trẻ em các dạng dung dịch uống phù hợp hơn.
Cách dùng
Uống nguyên viên với nước.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Stogurad cho những trường hợp sau đây:
- Quá mẫn với sulpirid hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Có khối u phụ thuộc prolactin (khối u tuyến yên hoặc ung thư vú)
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
- U tế bào ưa crom
- Trạng thái thần kinh trung ương bị ức chế, hôn mê, ngộ độc rượu và thuốc ức chế thần kinh.
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc điều trị parkinson như levodopa và ropinirole hoặc cabergolin và quinagolid.
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Stogurad, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như sau:
Thường gặp: tăng prolactin huyết, mất ngủ, an thần hoặc buồn ngủ, rối loạn ngoại tháp (những triệu chứng này thường hồi phục khi dùng thuốc điều trị Parkinson), Parkinson, run, đứng ngồi không yên, ban dát sẩn, tăng enzym gan, đau vú, tiết sữa, tăng cân.
Ít gặp: giảm bạch cầu, tăng trương lực cơ, rối loạn vận động, rối loạn trương lực cơ, hạ huyết áp thế đứng, tăng tiết nước bọt, vú to, mất kinh, bất thường cực khoái, rối loạn chức năng cương dương.
Hiếm gặp: cơn vận nhãn, loạn nhịp thất, rung thất, nhịp nhanh thất, giảm bạch cầu trung tính, mất bạch cầu hạt, phản ứng phản vệ, mày đay, khó thở, hạt huyết áp, sốc phản vệ, lú lẫn, hội chứng an thần kinh ác tính, giảm khả năng vận động, rối loạn vận động muộn, co giật, kéo dài khoảng QT trên điện tâm đồ, ngừng tim, xoắn đỉnh, đột tử, thuyên tắc tĩnh mạch, thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, tăng huyết áp, vẹo cổ, cứng hàm, triệu chứng ngoại tháp, hội chứng cai thuốc ở trẻ sơ sinh, vú to ở nam.
Tương tác thuốc
Thuốc an thần:
Stogurad khi dùng chung với thuốc an thần có tác dụng ức chế thần kinh trung ương có thể cộng dồn với nhau và làm giảm sự tỉnh táo. Những thuốc tránh dùng chung với Stogurad bao gồm dẫn xuất morphin, thuốc an thần, barbiturat, benzodiazepin, meprobamat, thuốc ngủ, amitriptilin, doxepin, mianserin, mirtazapin, trimipramin, baclofen và thalidomid, thuốc kháng histamin H1 có tác dụng an thần, thuốc hạ huyết áp tác động lên thần kinh trung ương.
Thuốc dễ gây xoắn đỉnh:
Một số thuốc có thể gây ra rối loạn nhịp tim nặng, có thể là thuốc chống loạn nhịp hoặc không. Hạ kali huyết là một yếu tố tham gia, như là nhịp tim chậm hoặc đã có khoảng QT kéo dài, bẩm sinh hoặc
Các thuốc được nhắc đến đặc biệt là ở trong nhóm thuốc chống loạn nhịp Ia và III, một số thuốc an thần. Với erythromycin, spiramycin và vincamin, chỉ có đường tiêm tĩnh mạch bị ảnh hưởng bởi tương tác này. Theo quy định, chống chỉ định sử dụng hai thuốc có thể gây xoắn đỉnh chung với nhau. Tuy nhiên, methadon và một số nhóm nhỏ nhất định là ngoại lệ của quy định này.
Phối hợp chống chỉ định:
Thuốc chủ vận dopamin không kháng Parkinson (cabergolin, quinagolid) chống chỉ định phối hợp với sulpirid vì đối kháng lẫn nhau.
Phối hợp không khuyến cáo:
Thuốc trị ký sinh trùng có thể gây xoắn đỉnh (halofantrin, lumefantrin, pentamidin)
Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, bao gồm xoắn đỉnh.
Nếu có thể, ngừng sử dụng thuốc kháng nấm nhóm azol.
Nếu việc dùng phối hợp là không thể tránh, nên kiểm tra QT và theo dõi điện tâm đồ trước khi điều trị.
Thuốc chủ vận dopamin kháng Parkinson (amantadin, apomorphin, bromocriptin, entacapon, lisurid, pergolid, piribedil, pramipexol, selegilin)
Đối kháng lẫn nhau giữa dopamin và thuốc an thần kinh. Thuốc dopamin có thể gây hoặc làm nặng thêm các rối loạn tâm thần. Trong trường hợp cần thiết phải điều trị thuốc an thần kinh cho người bị bệnh Parkinson đang điều trị thuốc chủ vận dopamin, phải giảm liều thuốc dopamin cho tới khi ngừng hẳn (nếu ngừng thuốc này đột ngột, có nguy cơ bị hội chứng ác tính do thuốc an thần kinh).
Các thuốc khác có thể gây xoắn đỉnh: Thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia (quinidin, hydroquinidin, disopyramid) và nhóm III (amiodaron, sotalol, dofetilid, ibutilid) và các thuốc khác như bepridil, cisaprid, diphemanil, erythromycin IV, mizolastin, vincamin IV, moxifloxacin, spiramycin IV.
Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, bao gồm xoắn đỉnh.
Các thuốc an thần có thể gây xoắn đỉnh (amisulprid, chlorpromazin, cyamemazin, droperidol, haloperidol, levomepromazin, pimozid, pipotiazin, sertindol, sultoprid, tiaprid).
Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, bao gồm xoắn đỉnh.
Ruợu
Rượu làm tăng tác dụng của thuốc an thần. Sự thay đổi phản xạ có thể làm cho việc lái xe và vận hành máy móc nguy hiểm hơn. Tránh sử dụng rượu và các chế phẩm có chứa rượu khi đang dùng sulpirid.
Methadon
Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, bao gồm xoắn đỉnh.
Phối hợp cần thận trọng khi sử dụng
Thuốc chẹn beta điều trị suy tim (bisoprolol, carvedilol, metoprolol, nebivolol)
Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, bao gồm xoắn đỉnh. Nên theo dõi triệu chứng lâm sàng và điện tâm đồ.
Thuốc gây chậm nhịp tim (bao gồm thuốc chống loạn nhịp nhóm Ia, thuốc chẹn beta, một số thuốc chống loạn nhịp nhóm III, các thuốc kháng calci, digitalis, pilocarpin, thuốc kháng cholinesterase)
Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, bao gồm xoăn đỉnh. Nên theo dõi triệu chứng lâm sàng và điện tâm đồ.
Thuốc làm hạ kali huyết (thuốc lợi tiểu làm hạ kali huyết, dùng đơn độc hay phối hợp, thuốc nhuận tràng kích thích, glucocorticoid, tetracosactid và amphotericin B IV)
Tăng nguy cơ rối loạn nhịp thất, bao gồm xoắn đỉnh. Điều trị hạ kali huyết trước khi dùng sulpirid, và nên theo dõi triệu chứng lâm sàng, điện giải và điện tâm đồ.
Sucralfat
Giảm sự hấp thu ở đường tiêu hóa của sulpirid. Nên dùng sucralfat cách xa sulpirid (cách nhau hơn 2 giờ nếu có thể).
Các thuốc có tác động tại chỗ trên đường tiêu hóa, kháng acid và than hoạt tính
Giảm sự hấp thu ở đường tiêu hóa của sulpirid. Nên dùng các thuốc trên cách xa sulpirid (cách nhau hơn 2 giờ nếu có thể).
Phối hợp cần phải chú ý
Thuốc điều trị tăng huyết áp
Tăng nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt là hạ huyết áp thế đứng.
Thuốc chẹn beta (trừ esmolol, sotalol và thuốc chẹn beta điều trị suy tim)
Tác dụng giãn mạch và nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt là hạ huyết áp thế đứng.
Dẫn xuất nitrat và các chất liên quan
Tăng nguy cơ hạ huyết áp, đặc biệt là hạ huyết áp thể đứng.
Tương tác khác
Lithi
Làm tăng khả năng gây rối loạn ngoại tháp của sulpirid có thể do lithi làm tăng khả năng gắn sulpirid vào thụ thể dopamin D2 ở não.
===> Bạn đọc có thể xem thêm thuốc: Thuốc Sulpragi 50mg: Công dụng, liều dùng, giá bán.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Stogurad
Lưu ý và thận trọng
Trước khi dùng thuốc này, thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang có các vấn đề về sức khỏe sau đây:
- Bạn có những cơn hành vi quá khích hoặc rất kích động.
- Bạn có vấn đề về thận Bạn có vấn đề về tim hoặc tiền sử gia đình bị bệnh tim.
- Bác sĩ có thể sẽ xét nghiệm chức năng tim của bạn trước khi cho bạn dùng sulpirid.
- Bạn từng bị đột quỵ.
- Nếu bạn hay người trong gia đình có tiền sử bị cục máu đông, do sulpirid có liên quan đến sự hình thành cục máu đông.
- Bạn có nồng độ kali trong cơ thể thấp (hạ kali máu).
- Bạn từ 65 tuổi trở lên.
- Bạn bị mất trí nhớ.
- Bạn bị Parkinson.
- Bạn có nồng độ kali, calci và magnesi trong máu thấp. Bác sĩ có thể sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu để kiểm tra.
- Bạn bị động kinh hoặc co giật.
- Bạn có số lượng bạch cầu thấp (chứng mất bạch cầu hạt). Điều này có nghĩa là bạn dễ bị nhiễm khuẩn hơn bình thường.
- Bạn bị nhiễm khuẩn thường xuyên như sốt, ớn lạnh, đau họng hoặc loét ở miệng. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh giảm bạch cầu.
- Bạn bị tăng huyết áp.
- Bạn bị đau mắt và nhìn mờ (tăng nhãn áp).
- Bạn bị tắc ruột.
- Bạn bị đi tiểu khó.
- Bạn bị phì đại tuyến tiền liệt.
- Bạn có vấn đề về tiêu hóa gọi là hẹp đường tiêu hóa bẩm sinh.
- Bạn hoặc người trong gia đình có tiền sử ung thư vú.
Dùng thuốc cho trẻ em: Không khuyến cáo sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 14 tuổi
Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú: Nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sỹ trước khi dùng thuốc nếu bạn đang mang thai, có thể mang thai hoặc có ý định mang thai. Không cho con bú nếu bạn đang uống sulpirid. Bởi vì một lượng nhỏ sulpirid có thể tiết qua sữa mẹ. Nếu bạn đang cho con bú hoặc có ý định cho con bú, nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Những triệu chứng sau có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh có mẹ dùng sulpirid trong 3 tháng cuối thai kỳ: run, cứng cơ và hoặc yếu, buồn ngủ, kích động, vấn đề về hô hấp, và khó cho ăn. Nếu con của bạn có những triệu chứng trên bạn nên liên hệ với bác sĩ.
Lái xe và vận hành máy móc: Khi bạn dùng thuốc này, bạn có khả năng bị buồn ngủ, gây ảnh hưởng đến phản xạ của bạn. Do đó, bạn không nên thực hiện các công việc cần tập trung cao độ như lái xe hoặc vận hành máy móc, cho đến khi xác định chắc chắn mình có bị ảnh hưởng hay không.
Bảo quản
Giữ thuốc trong bao bì gốc của nhà sản xuất, đậy kín.
Để thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30oC, và ngoài tầm với của trẻ em.
Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn in trên bao bì (hộp và vỉ thuốc).
Cách xử trí quá liều, quên liều của thuốc
Quá liều
Ngưng dùng thuốc và liên lạc ngay với bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất.
Mang theo viên thuốc cùng với bao bì để bác sĩ biết bạn đã uống thuốc gì và có biện pháp xử lý kịp thời.
Quên thuốc
Nếu bạn quên không dùng 1 liều, uống liều đó càng sớm càng tốt khi bạn nhớ ra, nếu đã gần đến liều tiếp theo, bỏ qua liều đó và uống liều tiếp theo như lịch trình cũ. Không uống gấp đôi liều.
Thuốc Stogurad có giá bao nhiêu?
Thuốc Stogurad 50mg là một sản phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc với mức giá dao động khác nhau, giá trung bình của một hộp khoảng 195.000đ.
Thuốc Stogurad chính hãng mua ở đâu uy tín nhất?
Thuốc Stogurad 50mg hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc trên toàn quốc và Nhà Thuốc Ngọc Anh là một sự lựa chọn tin cậy nhất. Hãy liên hệ trực tiếp website https://nhathuocngocanh.com/ để tư vấn đặt hàng sản phẩm Stogurad 50mg chính hãng.
Tài liệu tham khảo
- Dược thư Việt Nam 2018 (trang 1314-1316)
- Tờ hướng dẫn sử dụng. Tải file PDF tờ hướng dẫn sử dụng Tại đây
Thanh Nguyen Đã mua hàng
Tôi đã mua thuốc tại đây, dược sĩ tư vấn rất có tâm.