Thuốc Pimaxol được biết đến với công dụng giảm ho do cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, hen phế quản, ho gà, viêm phổi. Vậy thuốc Pimaxol có tốt không? Xin mời bạn đọc cùng Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) theo dõi những thông tin đầy đủ về thuốc trong bài viết này.
Pimaxol là thuốc gì?
Thuốc Pimaxol thuộc nhóm thuốc kê đơn, thành phần chính gồm Dextromethorphan, Clorpheniramin, Amoni clorid, Guaifenesin, có tác dụng giảm ho cho người bị cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, hen phế quản, ho gà, viêm phổi. Đây là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây và đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD-24191-16.
Thành phần
Thành phần chính của thuốc Pimaxol bao gồm: Mỗi 60 ml siro chứa:
- Dextromethorphan HBr 60 mg
- Clorpheniramin maleat 15,96 mg
- Amoni clorid 600 mg
- Guaifenesin 600 mg
- Tá dược khác: vừa đủ
Cơ chế tác dụng của thuốc Pimaxol
- Dextromethorphan thuộc nhóm thuốc giảm ho nhờ tác động trực tiếp lên trung tâm ho ở hành não. Thuốc không có tác dụng giảm đau và hầu như rất ít thể hiện tác dụng an thần. Thành phần này thường được sử dụng để giảm ho do bị kích thích nhẹ ở phế quản, trong cảm lạnh, cảm cúm. Thuốc thể hiện tác dụng tốt nhất trong ho mạn tính và ho không có đờm. Dextromethorphan không có tác dụng long đờm. Theo nghiên cứu của Jonathan D. Journey; Suneil Agrawal; Evan Stern về Độc tính của Dextromethorphan, cho thấy thuốc có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch, hệ cơ xương nhưng có thể được kiểm soát bởi cán bộ y tế.
- Clorpheniramin thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể histamin H1, ít có tác dụng an thần. Thuốc thể hiện tác dụng qua cơ chế cạnh tranh thụ thể H1 ở các tế bào đích, từ đó bất hoạt hoạt động của chúng, giảm các triệu chứng dị ứng. Nghiên cứu của Mari L Tesch về tác dụng điều trị viêm họng do virus cấp tính cho thấy thuốc cải thiện đáng kể triệu chứng sau 3 ngày sử dụng.
- Amoni clorid có công dụng long đờm, hỗ trợ trong điều trị cho bệnh nhân ho có đờm.
- Guaifenesin có khả năng kích ứng niêm mạc dạ dày, giúp tăng tiết dịch đường hô hấp, tăng thể tích và giảm độ nhớt dịch tiết, từ đó có tác dụng long đờm. Ngoài ra, sự có mặt của Guaifenesin giúp tăng phản xạ ho và tống đờm ra ngoài dễ dàng hơn.
Dược động học
- Dextromethorphan: Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, thể hiện tác dụng sau khoảng 15-30 phút và kéo dài trong vòng 6-8 giờ. Thuốc chuyển hóa chính tại gan, tạo thành các chất chuyển hóa có tác dụng giảm ho nhẹ hơn so với Dextromethorphan. Hoạt chất gốc cùng các chất chuyển hóa được thải trừ qua nước tiểu.
- Clorpheniramin: Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, nồng độ đỉnh đạt được sau khoảng 2,5-6 giờ. Tỷ lệ thuốc liên kết với protein huyết tương khoảng 70%. Clorpheniramin chuyển hóa nhanh và nhiều tại gan, tạo thành một số chất chuyển hóa có hoạt tính và một số chất khác chưa xác định được. Các chất được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
- Amoni clorid: Thuốc hấp thu tốt qua đường tiêu hóa. Sau khi vào cơ thể, ion amoniac được chuyển hóa thành ure trong gan và giải phóng vào máu.
- Guaifenesin: Hoạt chất hấp thu tốt khi dùng đường uống, chuyển hóa tạo thành các chất không có hoạt tính. Các chất được thải trừ chủ yếu qua thận. Sử dụng Guaifenesin liều 400mg không phát hiện thuốc dạng ban đầu trong nước tiểu. Thời gian bán thải được ghi nhận khoảng 1 giờ.
Công dụng – Chỉ định Pimaxol
Thuốc Pimaxol được chỉ định sử dụng để giảm cơn ho trong các trường hợp sau: cảm cúm, cảm lạnh, viêm phế quản, hen, ho gà, lao, viêm phổi, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí quản, kích ứng màng phổi, hít phải các chất gây kích ứng, viêm khí phế quản.
Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
- Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 15 ml/lần x 3-4 lần/ngày
- Liều dùng cho trẻ em từ 7 đến 12 tuổi: uống 10 ml/lần x 3-4 lần/ngày
- Liều dùng cho trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: uống 5 ml/lần x 3-4 lần/ngày
Cách dùng
Thuốc Pimaxol dạng siro, sử dụng đường uống.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định sử dụng siro Pimaxol cho người có tiền sử dị ứng với Dextromethorphan, Clorpheniramin, Amoni clorid, Guaifenesin và bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
- Không dùng thuốc cho người đang sử dụng IMAO
- Không dùng thuốc cho bệnh nhân hen suyễn, suy hô hấp, rối loạn niệu đạo, viêm tuyến tiền liệt, glaucom góc hẹp.
Lưu ý và thận trọng
- Chú ý sử dụng đúng liều lượng siro ho Pimaxol đã được bác sĩ hướng dẫn. Không tự ý tăng liều hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc cho người cao tuổi và bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận.
- Có thể uống trực tiếp Pimaxol hoặc uống cùng với nước.
- Không tiếp tục sử dụng thuốc khi thuốc đã hết hạn sử dụng, hoặc siro có hiện tượng đổi màu, tách lớp, có cặn.
- Việc sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 2 tuổi chưa được nghiên cứu, không khuyến cáo sử dụng cho đối tượng này.
Thuốc có ảnh hưởng đến phụ nữ có thai và đang cho con bú không?
Hiện tại chưa có đầy đủ dữ liệu về việc sử dụng thuốc ho Pimaxol cho phụ nữ có thai và đang cho con bú. Chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết và có sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ/ dược sĩ.
Thuốc có ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc không?
Thuốc siro Pimaxol có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc. Tránh sử dụng thuốc cho người đang lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Khuyến khích bảo quản thuốc trị ho Pimaxol ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cường độ cao. Nên để thuốc cách xa tầm tay trẻ em.
Tác dụng phụ của thuốc Pimaxol
- Thường gặp: mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, đỏ bừng da, ngủ gà, an thần, khô miệng
- Ít gặp: dị ứng, mề đay
- Hiếm gặp: buồn ngủ nhẹ, rối loạn tiêu hóa, chóng mặt
Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ về các triệu chứng gặp phải khi dùng Pimaxol.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Thuốc ức chế MAO | Tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương, không nên sử dụng đồng thời |
Quinidin | Làm giảm chuyển hóa của dextromethorphan ở gan |
Thuốc an thần gây ngủ | Tăng tác dụng ức chế trên hệ thần kinh trung ương |
Phenytoin | Tăng nguy cơ ngộ độc phenytoin |
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều
Sử dụng quá liều Pimaxol ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể gây co giật và sốt cao. Quá liều ở người lớn gây buồn ngủ, kích động, nhịp tim nhanh, co giật, cơ động kinh.
Bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc ngay và đến cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.
Quên liều
Trường hợp phát hiện quên liều thuốc Pimaxol, người dùng nên bổ sung liều ngay sau đó nhưng đảm bảo khoảng thời gian tối thiểu giữa các liều. Không nên sử dụng gấp đôi liều Pimaxol để bù cho liều đã quên.
Xem thêm Thuốc Cidemax là thuốc gì, có tác dụng gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Thuốc Pimaxol có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc Pimaxol dạng siro, dễ uống, dùng được cho cả người lớn và trẻ em
- Thuốc giúp giảm ho nhanh chóng, bao gồm cả ho khan và ho có đờm.
Nhược điểm
- Trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây 1 số tác dụng không mong muốn.
- Thuốc có thể gây mệt mỏi và chóng mặt trong quá trình điều trị.
Sản phẩm thay thế thuốc Pimaxol
- Tosren DM chứa thành phần Clorpheniramin, Dextromethorphan, Phenylephrin, được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược TW Mediplantex, có công dụng tương tự Pimaxol.
- Glotadol Flu Abbott chứa thành phần Dextromethorphan, Guaifenesin, Paracetamol, Phenylephrin, được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Glomed, có công dụng tương tự Pimaxol.
Thông tin về sản phẩm thay thế cho thuốc Pimaxol chỉ mang tính chất tham khảo Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc Pimaxol giá bao nhiêu?
Giá thuốc Pimaxol tại nhà thuốc Ngọc Anh được cập nhật ở trên. Để nhận được ưu đãi và biết thêm thông tin chi tiết, độc giả có thể liên hệ với nhà thuốc chúng tôi.
Thuốc Pimaxol mua ở đâu?
Thuốc Pimaxol mua ở đâu? Độc giả mua thuốc Pimaxol có thể đặt trực tiếp trên trang chủ hoặc đến Nhà thuốc Ngọc Anh gần. Nhà thuốc Ngọc Anh cam kết bán thuốc Pimaxol chính hãng với giá cả ưu đãi. Độc giả vui lòng liên hệ với website nhà thuốc Ngọc Anh hoặc hotline 0333.405.080 để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc Pimaxol, tải file tại đây.
Thương Đã mua hàng
Con tôi bị ho dùng Pimaxol rất hiệu quả