Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Pharcotinex tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu: Pharcotinex là thuốc gì? Thuốc Pharcotinex có tác dụng gì? Thuốc Pharcotinex có giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Pharcotinex là thuốc gì?
Thuốc được sản xuất bởi công ty Pharco Pharmaceuticals. Thuốc Pharcotinex được sản xuất từ các thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện các rối loạn đau thận và sỏi đường niệu
Mỗi viên nang mềm tan trong ruột Pharcotinex có chứa:
- Pinene (α + β) có hàm lượng 31 mg
- Camphene có hàm lượng 15 mg
- Cineol B.P.C (1973) có hàm lượng 3 mg
- Fenchone có hàm lượng 4 mg
- Borneol có hàm lượng 10 mg
- Anethol USP có hàm lượng 4 mg.
Trình bày: Viên nang mềm, hình cầu, tan trong ruột, màu vàng.
Đóng gói: 5 vỉ x 12 viên nang mềm trong một hộp
Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30 C, tránh ánh sáng
Thuốc sản xuất theo TCCS
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Thuốc Pharcotinex giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Giá thuốc Pharcotinex là trong khoảng trên dưới từ 270.000 đồng/hộp cho tới 280.000 đồng một hộp. Thuốc được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc, đội ngũ dược sĩ tư vấn miễn phí.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Pharcotinex tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Mời quý khách tham khảo một số thuốc tương tự tại nhà thuốc:
- Thuốc Kim Đởm Khang được sản xuất bởi Công ty cổ phần sản xuât và thương mại Hồng Bàng
Tác dụng
Thuốc Pharcotinex được sản xuất từ các thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện các rối loạn đau thận và sỏi đường niệu
Thuốc cũng làm tăng lượng máu tưới qua thận dẫn đến tăng bài tiết nước tiểu đẩy sỏi ra khỏi đường niệu.
Tác động xung huyết trên màng nhầy thận là giảm đau kết hợp với chống viêm. Thêm vào đó, thuốc tác động lên cơ trơn của đường niệu làm dễ bài xuất sỏi và làm giảm co thắt gây nên cơn đau quặn thận và bàng quang.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Các rối loạn thận và tiết niệu
- Đau do viêm và có thắt đường tiết niệu kết hợp với sỏi niệu
- Hòa tan và tống xuất sỏi đường niệu
Cách dùng – Liều dùng
Bệnh nhân uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
- Người lớn: Liều thông thường 1-2 viên/ lần x 3 lần/ ngày trước các bữa ăn. Trong trường hợp cơn đau sỏi thận có thể uống 2-3 viên/ lần x 4-5 lần/ngày.
- Trẻ em 6-14 tuổi: Liều thông thường 1 viên/lần x 2 lần/ ngày trước các bữa ăn.
Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc đối với những người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Pharcotinex
- Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn ,nôn,…
- Dị ứng, phát ban
- Mệt mỏi
Khi nhận thấy các dấu hiệu của tác dụng phụ cần đến ngay bệnh viện để được chữa trị ngay, tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Pharcotinex
Thận trọng với bệnh nhân dùng thuốc chống đông, các thuốc lệ thuộc gan về chuyển hóa và bài tiết.
Bác cáo các tình hình về sức khỏe, tiền sử bệnh cho nhân viên y tế để có tư vấn trước khi sử dụng sản phẩm.
Phụ nữ thời kỳ mang thai: chưa có đủ dữ liệu về độ an toàn cũng như ảnh hưởng đến thai nhi của Bài thạch khi dùng cho phụ nữ mang thai, không nên chỉ định thuốc cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ đang cho con bú: chưa có báo cáo về việc bài tiết qua sữa mẹ cũng như ảnh hưởng đến trẻ của Bài thạch nên cần tránh dùng thuốc cho phụ nữ thời kỳ cho con bú, nếu dùng thuốc thì nên cho con ngừng bú.
Người lái xe và vận hành máy móc: chưa có khuyến cáo về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ là đau đầu chóng mặt nên cần thẩn trọng khi dử dụng thuốc trước khi lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Lưu ý khi phối hợp với Levodopa: ức chế sự hấp thu của carbidopa và giảm nồng độ levodopa trong huyết tương. Theo dõi và chỉnh liều levodopa cho hợp lí.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Pharcotinex
Quên liều:
Nếu bạn bỏ lỡ một liều có thể uống bổ sung ngay, tuy nhiên nếu đã sắp đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều trước và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng thêm liều để bù lại liều đã lỡ. Nếu quên quá nhiều lần, bạn nên thảo luận với bác sĩ việc thay đổi lịch dùng thuốc hoặc thiết kế một lịch mới để bù cho những liều đã bỏ lỡ nếu bạn bỏ lỡ quá nhiều liều gần đây.
Quá liều:
Không dùng quá liều lượng được kê. Dùng thuốc nhiều hơn so với chỉ định không những không làm tiến triển bệnh chứng của bạn, mà chúng có thể gây ngộ độc hoặc những tác dụng phụ nghiêm trọng.
Không đưa thuốc của bạn cho người khác dù bạn biết họ có cùng bệnh chứng hoặc trông có vẻ như họ có thể có bệnh chứng tương tự. Điều này có thể dẫn tới việc dùng quá liều.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.