Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Perglim M-2 tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Perglim M-2 là thuốc gì? Thuốc Perglim M-2 có tác dụng gì? Thuốc Perglim M-2 giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Perglim M-2 là thuốc gì?
Perglim M-2 là một sản phẩm của công ty INVENTIA HEALTHCARE PVT.LTD.F1- F1/1, Additional Ambernarth M.I.D.C., Ambernath( East) 421 506, Dist. Thane, India, là thuốc dùng trong điều trị đái đường type II, với hoạt chất là GlimepirideUSP và Metformin hydroclorid BP . Một viên Perglim M-2 có thành phần:
Glimepiride USP: 2mg
Metformin hydroclorid BP: 500mg.
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Thuốc Perglim M-2 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Perglim M-2 lớn gồm 5 hộp nhỏ, mỗi hộp nhỏ có 1 vỉ, mỗi vỉ có 20 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 190000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Perglim M-2 là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Perglim M-2 tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Jardiance 10mg được sản xuất bởi công ty Boehringer Ingelheim (Đức).
- Thuốc IRBESARTAN được sản xuất bởi công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế DOMESCO.
- Thuốc Semiflit 120mg được sản xuất bởi công ty Pymepharco.
Tác dụng
Hoạt chất Glimepiride USP: là chất có tác dụng kép cả ở ngoài tụy và trong tụy, nó kích thích giải phóng insulin tự nhiên trong cơ thể.
Hoạt chất Metformin hydroclorid BP: có tác dụng hạ đường huyết ở những bệnh nhân mắc tiểu đường.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị bệnh cho những người mắc tiểu đường type 2, liên quan đến rối loạn tiết insulin của tuyến tụy, có thể hiểu là có insulin nhưng không sử dụng được, thuốc được dùng cho những người bệnh trên 18 tuổi khi chế độ sinh hoạt và ăn uống không điều chỉnh được lượng đường trong máu.
Sử dụng thay thế cho bệnh nhân tiểu đường đã được điều trị ổn định với các thành phần của thuốc.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Thuốc được bào chế dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội. Người bệnh nên bắt đầu mỗi ngày với 1 viên.
Liều dùng:
Với Glimepiride 1mg/ Metformin hydroclorid 500mg: mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 hoặc 2 viên, có thể uống nhiều nhất 3 viên 1 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ.
Với Glimepiride 2mg/ Metformin hydroclorid 500mg: mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 1 viên, theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các yếu tố như sự lệ thuộc vào thuốc hay hiệu quả của thuốc quyết định liều dùng cho mỗi bệnh nhân, không nên dùng vượt quá liều được bác sĩ kê đơn.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Perglim M-2 cho người mẫn cảm với Sulfonylurea, các Sulfonamid khác, hoặc có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân mắc tiểu đường trước hôn mê hay hôn mê, bệnh nhân mắc tiểu đường type 1, tiểu đường nhiễm ceton hoặc kèm theo biến chứng.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân suy gan, thận, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tim hay gặp vấn đề về hô hấp; hoặc vừa trải qua những ca phẫu thuật lớn, nhiễm trùng nặng.
Chống chỉ định cho những người bệnh thiếu Vitamin B12, acid folic và sắt.
Không dùng thuốc cho những người nghiện rượu.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Perglim M-2
- Không sử dụng cho bệnh nhân trong thai kỳ và cho con bú.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân lớn tuổi và nên giảm liều và kiểm tra định kì nồng độ creatinin máu.
- Nếu trong quá trình điều trị bằng Glimepiride hoặc do chế độ sinh hoạt ăn uống hằng ngày của bệnh nhân gây nguy cơ giảm lượng đường trong máu thì cần thay đổi liều lượng tổng quát hoặc điều chỉnh Glimepiride.
- Khi dùng Glimepiride, cần theo dõi những trường hợp bị hạ đường huyết, nên luôn mang theo mình kẹo ngọt để có thể kiểm soát ngay lượng đường khi hạ đường huyết. Còn khi dùng Metformin thì không bị hạ đường huyết, trừ khi kết hợp với Sulfonylurea và/ hoặc rượu.
- Với những bệnh nhân hạ đường huyết nặng có thể phải nhập viện, còn trường hợp bệnh nhân bị stress thì nên dùng insulin thay thế tạm thời.
- Người bệnh nên kiểm tra thường xuyên nồng độ glucose máu, niệu cũng như glucosylated hemoglobin.
- Thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc làm giảm sự tập trung, tỉnh táo do tăng hay hạ đường huyết, đặc biệt ở thời điểm mới dùng hoặc khi ngừng dùng thuốc, hay do uống thuốc không đều.
- Khi đang điều trị bằng Metformin, nếu có nguy cơ nhiễm toan lactic, hay xảy ra ở các trường hợp suy gan, thận, nhiễm trùng, mất nước, hay tuổi già, thì cần giảm liều tối thiểu nhưng vẫn có tác dụng và nên thường xuyên đi khám thận, còn nên dừng dùng thuốc nếu người bệnh bị nhiễm toan lactic, điều trị hỗ trợ và thẩm tích máu phù hợp.
- Chú ý khi sử dụng thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận cũng như sự phân bố Metformin.
- Những người bệnh nên dừng thuốc trước 2 ngày khi chụp X quang có dùng các chất cản quang chứa iod và chỉ dùng lại khi chức năng thận hồ phục.
- Nếu bệnh nhân suy gan hay đang trong tình trạng thiếu oxi thì không nên dùng thuốc.
- Các bệnh nhân phẫu thuật nên dừng thuốc tạm thời và chỉ dùng lại khi thận đã hồi phục.
- Những bệnh nhân dùng metformin mà uống rượu có thể xảy ra các tương tác cấp hoặc mãn tính.
- Trong quá trình dùng Metformin có thể bị thiếu acid folic, sắt và vitamin B12, nên kiểm tra định kì chúng và nên xét nghiệm cận lâm sàng chỉ số glucose máu và glucosylated hemoglobin.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết.
Tác dụng phụ của thuốc Perglim M-2
Tác dụng không mong muốn là hạ đường huyết do tác dụng của Glimepiride.
Trong giai đoạn đầu dùng thuốc có thể xảy ra rối loạn thị giác tạm thời.
Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: có các biểu hiện như nôn nao, nôn mửa , đầy hơi, ỉa chảy, đau bụng, có thể dẫn đến rối loạn chức năng gan.
Tác dụng phụ về máu: có thể gây thiếu máu, giảm các tế bào máu như giảm bạch cầu, hồng cầu; viêm mạch máu dị ứng và giảm natri máu.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Perglim M2 thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Metformin, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm thuốc Cimetidine sẽ gây ra tương tác thuốc, vì vậy cần giảm liều.
Khi dùng đồng thời thuốc tăng đường huyết với Metformin có thể ảnh hưởng đến tác động chống tăng đường huyết của thuốc, nên điều chỉnh liều.
Không được uống rượu trong quá trình dùng thuốc.
Nồng độ Metformin sẽ tăng khi dùng với furosemide và nifedipine, giảm khi dùng với acarbose và chất gôm.
Khi dùng Glimepiride với các thuốc như acetazolamide, barbiturats, thuốc lợi tiểu, thuốc tiết tố tuyến giáp,… sẽ làm tăng đường huyết, còn khi dùng với insulin, chất ức chế men chuyển, các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam,… hay các beta- blocker thì sẽ làm hạ đường huyết. Khi dùng với các thuốc đối kháng thụ thể H2, clonidine, reserpine thì sẽ có tác dụng tăng hoặc giảm đường huyết.
Khi dùng đồng thời với dẫn chất coumarin sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng chất đó.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Perglim M-2
Quá liều: Trong trường hợp quá liều Metformin thì nên làm thẩm tách máu.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.