Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Metasone tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Metasone là thuốc gì? Thuốc Metasone có tác dụng gì? Thuốc Metasone giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Metasone là thuốc gì?
Thuốc Metasone là thuốc có tác dụng chủ yếu trong bổ sung chất có vai trò tương tự như hormon corticosteroid trong cơ thể. Thuốc được sử dụng trong các trường hợp viêm hay hen phế quản.
Thuốc Metasone được sản xuất bởi nhà sản xuất Brawn Laboratories., Ltd – ẤN ĐỘ.
Thuốc được bào chế dạng viên nén, chứa trong hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén.
Số đăng ký: VN-16595-13.
Thành phần
Mỗi viên nén Metasone có thành phần chính là:
- Betamethasone với hàm lượng 0.5mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
>Đây là thuốc kê đơn, không dùng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Cơ chế tác dụng của thuốc Metasone
Metasone có thành phần chính là Betamethasone, đây là một dẫn xuất tổng hợp của Prednisolon – một corticosteroid hay glucocorticoid, có vai trò tương tự hormone cortison trong cơ thể
Sau khi vào trong cơ thể, với bản chất là 1 steroid, chúng thấm qua màng tế bào, gắn vào các thụ thể nằm bên trong tế bào, hoạt hóa DNA tổng hợp các chuỗi ARN. Từ đó kích thích tăng tổng hợp protein là các men cần thiết cho nhiều quá trình chuyển hóa và nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Trong phản ứng viêm và sự hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể: betamethasone có tác dụng ức chế phospholipase A2, giảm tổng hợp leucotrien và prostaglandin giảm sự giãn mạch trong phản ứng viêm, ổn định màng lysosome. Do đó hoạt chất có tác dụng chống viêm; ức chế phospholipase C, giảm giải phóng histamine và giảm sản xuất các chất trung gian hóa học gây dị ứng. Từ đó có tác dụng chống dị ứng; làm teo các cơ quan lympho, giảm tế bào lympho, ức chế chức năng thực bào, ức chế sản xuất kháng thể, giảm số lượng các bạch cầu cần vị trí viêm. Nhờ vậy hoạt chất có tác dụng có ức chế miễn dịch.
Trên chuyển hóa, chúng có tác dụng:
- Glucid: tăng tạo glycogen ở gan, tăng tạo glucose từ protein và acid amin, tăng cường tân tạo đường và giảm sự hấp thu và tiêu thụ đường ở các mô làm tăng nồng độ đường huyết trong cơ thể và tăng glucose niệu nên tăng nguy cơ tiểu đường
- Protid và lipid: tăng dị hóa protein, tăng phân giải lipid ở các chi, tăng tổng hợp và dự trữ lipid ở vùng măt, cổ, dẫn đến sự phân bố lại mỡ trong cơ thể.
Metasone còn có tác dụng tăng tái hấp thu nước và Natri, tăng thải Kali, dùng lâu có thể gây ra phù và giảm Kali huyết
Như vậy thuốc có tác dụng chủ yếu trong chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, hỗ trợ điều trị triệu chứng của các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch và phản ứng viêm trong cơ thể.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Metasone 0,5mg có công dụng tương tự như hormon glucocorticoid vỏ thượng thận. Với công dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch, thuốc được chỉ định trong các trường hợp:
- Bất thường chức năng vỏ thượng thận, người bị thiểu năng thượng thận.
- Viêm khớp cấp do Gout, viêm bao hoạt dịch cấp hoặc bán cấp.
- Sử dụng với đối tượng phẫu thuật cấy ghép các cơ quan, các bệnh tự miễn.
- Các triệu chứng viêm, dị ứng như lupus ban đỏ, dị ứng da.
- Hen phế quản.
- Viêm khớp, thấp khớp, viêm gân.
- Giảm tiểu cầu tự phát hay thứ phát ở người lớn, leukemia cấp.
- Hội chứng thận hư nguyên phát.
- Các loại viêm da như viêm da tiếp xúc, viêm da do dị ứng, eczema, viêm giác mạc,…
- Xơ hóa phổi, tràn khí màng phổi.
Dược động học
Betamethasone hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa. Phân bố tới các mô trong cơ thể. Sau đó chuyển hóa qua gan và thải trừ qua nước tiểu.
Betamethasone có thể đi qua nhau thai và đi vào sữa mẹ.
===>> Xem thêm thuốc có tác dụng tương tự Thuốc Betamethasone: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ.
Liều dùng – Cách dùng thuốc Metasone
Liều dùng
Thay đổi theo đối tượng dùng thuốc và mục đích dùng thuốc.
- Người lớn:
Người dùng ngắn ngày; 4- 6 viên/ngày vào các ngày đầu. Sau đó giảm dần 0,25-0,5mg/ngày trong 2-5 ngày sau đó theo sự đáp ứng thuốc của người bệnh.
Đối với viêm thấp khớp: Khởi đầu uống 2 đến 4 viên trong 1 ngày, ngày chia 2 lần. Liều duy trì: liều thấp nhất cho hiệu quả điều trị.
Một số bệnh lý khác: 3 -8 viên/ngày, sử dụng kéo dài 1-3 tuần. Sau đó giảm dần đến liều thấp nhất có tác dụng.
- Trẻ em:
Hiệu chỉnh liều theo chỉ định của bác sĩ với trẻ trên 12 tuổi.
Trên đây là mức liều mang tính chất tham khảo,liều dùng có thể thay đổi theo chỉ định của bác sĩ.
Cách dùng
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, dùng bằng đường uống.
Sử dụng thuốc với nước ở dạng nguyên viên.
Thời điểm sử dụng là trong hoặc ngay sau khi ăn.
Không nên nhai/nghiền nhỏ hoặc bẻ viên thuốc trước khi uống.
===>> Xem thêm thuốc có thành phần tương tự Thuốc Colergis: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán.
Chống chỉ định
Viên nén Metasone 0,5mg không sử dụng với các đối tượng:
- Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc và tá dược.
- Nhiễm nấm toàn thân.
- Mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, sốt rét, thủy đậu,…
- Nhiễm khuẩn nặng hoặc nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi nặng.
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú
- Trẻ em dưới 1 tuổi.
- Người có xuất huyết tiêu hóa nặng.
Để biết mình có khả năng sử dụng thuốc hay không cần cung cấp cho bác sĩ điều trị những tình trạng bệnh lí đang gặp phải.
Tác dụng phụ của thuốc Metasone
Thuốc Metasone có thành phần chính là Betamethasone chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng mà không điều trị nguyên nhân bệnh. Thuốc có rất nhiều tác dụng phụ khi dùng:
Các tác dụng phụ thường gặp:
- Loãng xương, teo da.
- Phù các dạng, mất kiềm, hạ kali huyết.
- Đái tháo đường, yếu cơ, tăng lipid máu, rối loạn kinh nguyệt.
- Gây viêm loét, chảy máu, thủng dạ dày do thuốc làm tăng tiết pepsin
Các tác dụng phụ hiếm gặp:
- Suy giảm miễn dịch, dễ bị nhiễm khuẩn, co giật.
- Thay đổi tâm lý, rối loạn thần kinh, mất ngủ, gây đục thủy tinh thể khi dùng kéo dài.
- Vết thương trên da lâu lành.
- Sốc phản vệ.
Trên đây chỉ là một số tác dụng phụ điển hình thường gặp khi dùng thuốc Metasone.
Khi dùng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ/dược sĩ về các tác dụng phụ có thể gặp của thuốc để nhận diện và phòng tránh.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu gặp kì tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể gây ra các tác dụng bất lợi cho thuốc điều trị như ảnh hưởng về tác dụng điều trị hay làm tăng các tác dụng không mong muốn, vì vậy người bệnh cần liệt kê những thuốc kê toa hoặc không kê toa cung cấp cho bác sĩ để tránh các tương tác bất lợi.
Một số tương tác thuốc thường gặp như:
Thuốc | Tương tác |
Các thuốc làm tăng chuyển hóa ở gan như Phenobarbital, Rifampicine | Có thể làm giảm tác dụng của Metasone |
Thuốc lợi tiểu giảm Kali | Gây ra hiệp đồng tác dụng |
Thuốc điều trị đái tháo đường | Metasone có tác dụng làm tăng đường huyết nên phải dùng liều cao của thuốc trị đái tháo đường |
Aspirin | Tăng nguy cơ chảy máu dạ dày |
Paracetamol | Làm tăng độc tính trên gan |
Thuốc chống đông | Tác dụng chống đông máu của các thuốc chống đông có thể bị thay đổi khi dùng phối hợp với Metasone, do đó cần chỉnh liều cho phù hợp. |
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng | Có thể gây ra các rối loạn trên thần kinh trung ương |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Metasone
Lưu ý và thận trọng
Không lạm dụng thuốc Metasone để tránh các tác dụng không mong muốn.
Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và thời gian dùng thuốc. Có thể uống thuốc trong 1 đợt để đạt được tác dụng của thuốc cho cơ thể.
Tuyệt đối không dừng thuốc đột ngột mà phải giảm liều từ từ trước khi ngưng thuốc
Thận trọng khi dùng thuốc trên các đối tượng mắc bệnh:
- Các bệnh do virus Herpes.
- Viêm ruột thừa.
- Tiểu đường, tăng lipid máu.
- Tăng huyết áp nặng.
- Hạ Kali huyết.
- Bệnh nhân có phù nặng.
- Suy gan, thận nặng.
- Người có nhược cơ nặng.
- Bệnh nhân có loét dạ dày, tá tràng.
- Người có ưu năng tuyến giáp.
Đặc biệt, đối với trẻ em do trẻ em rất nhạy cảm thuốc, trong trường hợp bắt buộc cần giảm liều.
Lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc có khả năng đi qua hàng rào nhau thai và hàng rào tế bào biểu mô tuyến vú. Vì vậy thuốc có khả năng có mặt trong máu thai nhi và trong sữa mẹ. Điều này có thể gây tác động xấu đến sức khỏe của con.
Chính vì vậy, trên đối tượng này, cần lưu ý và cân nhắc để việc sử dụng thuốc an toàn.
Bảo quản
Không để thuốc ở nơi có nhiệt độ cao hơn 30 độ C.
Tránh ánh nắng mặt trời.
Không để ở tầm với trẻ em.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
- Quá liều:
Quá liều có thể xảy ra do không tuân thủ liều lượng và chế độ dùng thuốc vô ý hoặc cố ý. Khi quá liều có thể gây ra hội chứng Cushing toàn thân, nhiễm khuẩn nặng, yếu cơ nhược cơ, giảm bạch cầu, loãng xương, phù nặng, giảm Kali huyết nặng,…
Xử trí: đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Quên liều:
Uống sớm nhất có thể sau quên.
Nếu đã gần đến liều sau thì bỏ liều đó uống liều kế tiếp như bình thường.
Không uống thuốc bù liều trước vào liều kế tiếp tránh quá liều.
Tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ khi có thắc mắc về thuốc cũng như cách dùng thuốc .
Thuốc Metasone có tốt không?
Ưu điểm
- Được phép lưu hành rộng rãi trên thị trường do vượt qua đánh giá từ Bộ y tế. Để được như vậy, nhà sản xuất đã kiểm soát chặt chẽ các khâu để đảm bảo an toàn cũng như chất lượng cao nhất khi đến tay người dùng.
- Thành phần Betamethasone là một thuốc có khả năng chống viêm và ức chế hệ thống miễn dịch.
- Thuốc dạng viên tiện dụng và dễ dàng cho việc bảo quản.
Nhược điểm
Thuốc có hiệu quả khác nhau tùy từng tình trạng và cơ địa.
Thuốc Metasone có phải kháng sinh không?
Thuốc này chứa Betamethasone thuộc nhóm chống dị ứng chứ không phải thuốc kháng sinh.
Thuốc Metasone 0.5mg giá bao nhiêu?
Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.
Hiện nay, thuốc Metasone được bán với giá 150.000đ/hộp 10 vỉ x 10 viên nén.
Thuốc Metasone mua ở đâu chính hãng?
Metasone hiện nay có bán ở nhiều nhà thuốc, quầy thuốc hoặc các trung tâm y tế. Người mua có thể mua thuốc trực tuyến hoặc mua tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.
Liên hệ ngay với Nhà thuốc Ngọc Anh qua HOTLINE 0985729595 để được tư vấn và hỗ trợ mua sản phẩm chính hãng.
Tài liệu tham khảo
- Trang thông tin Dược phẩm Hoa Kỳ, Betamethasone, drugs.com. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.
- Thư viện thuốc Vương quốc Anh, Viên nén Betamethasone 500mcg, org.uk. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2022.
Thanh Đã mua hàng
Sản phẩm chính hãng, tốt.