Thuốc Medsolu 16mg được chỉ định để kháng viêm và ức chế miễn dịch. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ nhất về thuốc Medsolu 16mg.
Medsolu 16mg là thuốc gì?
Medsolu 16mg có chứa hoạt chất có tác dụng chống viêm Methyl Prednisolon thuộc nhóm Corticosteroid.
Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Quảng Bình, được bào chế dưới dạng viên nén.
SĐK: VD-21348-14.
Quy cách đóng gói: Hộp gồm 3 vỉ x 10 viên/vỉ.
Thành phần
Thuốc Medsolu 16mg có thành phần là:
- Methyl Prednisolon: 16mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Medsolu 16mg
Methyl Prednisolon có khả năng ức chế các bạch cầu thoát khỏi mạch và thấm vào vị trí bị viêm. Đồng thời, Methyl Prednisolon làm tăng sự huy động bạch cầu trung tính từ tủy xương ra và làm giảm tế bào lympho, bạch cầu ưa eosin, bạch cầu đơn nhân. Nhờ đó mà hoạt chất này có khả năng chống viêm hiệu quả.
Khả năng chống viêm của Methyl Prednisolon còn nhờ vào quá trình hoạt hóa Phospholipase A2, ức chế tổng hợp Prostaglandin – là chất trung gian của các phản ứng viêm.
Methyl Prednisolon còn ức chế hoạt động của các tế bào lympho và các đại thực bào, làm giảm khả năng đáp ứng của chúng với các kháng nguyên. Qua đó, hạn chế khả năng thực bào, khả năng diệt vi sinh vật và ức chế việc sản sinh các chất khác như Interferon – gama, Interleukin – 1, Interleukin – 2…
Công dụng – Chỉ định của thuốc Medsolu 16mg
Thuốc Medsolu 16mg được chỉ định cho các trường hợp:
- Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
- Viêm mạch, viêm động mạch thái dương, quanh động mạch nút.
- Bệnh Sarcoid.
- Hen phế quản.
- Bệnh thiếu máu tan huyết, giảm bạch cầu.
- Các trường hợp bị dị ứng nặng, sốc phản vệ.
- Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, bệnh ung thư: u lympho, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…
- Và một số trường hợp khác theo chỉ định của bác sĩ.
Dược động học
Medsolu 16mg được chuyển hóa qua gan và bài tiết qua nước tiểu. Sinh khả dụng của thuốc đạt khoảng 80%, nồng độ đạt mức tối đa trong huyết tương sau 1-2 giờ khi dùng thuốc.
Thời gian tác dụng của thuốc khoảng 36 giờ và thời gian bán thải là 3 giờ.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Thylmedi 16 mg: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Medsolu 16mg
Liều dùng của thuốc Medsolu 16mg
Tùy vào từng bệnh nhân mà liều lượng sử dụng khác nhau, liều bắt đầu thông thường là 6-40mg/ngày.
Liều duy trì: liều thấp nhất có tác dụng điều trị và được xác định bằng cách giảm liều lượng dần dần cho tới khi thấy dấu hiệu bệnh tăng lên.
Khi cần điều trị với liều lớn trong thời gian dài ngày cần uống thuốc cách ngày sau khi kiểm soát được bệnh để giảm các tác dụng phụ của thuốc.
Cách dùng thuốc Medsolu 16mg hiệu quả
Thuốc Medsolu 16mg cần được uống với lượng nước vừa đủ sau khi ăn no vào buổi sáng để đạt hiệu quả và giảm tác dụng phụ của thuốc.
Chống chỉ định
Không sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng trừ sốc nhiễm khuẩn, lao màng não.
Bệnh nhân bị dị ứng với Methyl Prednisolon hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Người bị tổn thương da do tác nhân là virus, nấm hoặc bị lao.
Bệnh nhân đang sử dụng vaccin virus sống.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Solu Medrol 40mg: Công dụng, liều dùng, lưu ý
Tác dụng phụ của thuốc Medsolu 16mg
Tác dụng không mong muốn phổ biến nhất của Medsolu 16mg là ảnh hưởng đến dạ dày dày do ức chế tổng hợp Prostaglandin – có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Tác dụng phụ thường gặp là:
- Trên thần kinh trung ương: mất ngủ, dễ bị kích động.
- Hệ tiêu hóa: ăn uống khó tiêu, buồn nôn,…
- Hệ hô hấp: nguy cơ chảy máu cam.
- Tăng nguy cơ đái tháo đường, đau khớp, đục thủy tinh thể, glocom.
Tác dụng phụ ít gặp:
- Trên thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, rối loạn tâm thần, thay đổi tâm trạng, mê sảng…
- Hệ tiêu hóa: loét dạ dày, chướng bụng, viêm loét thực quản…
- Hệ thần kinh, cơ – xương: gây yếu cơ, loãng xương, gãy xương.
- Phản ứng trên da: mụn trứng cá, thâm tím da, tăng sắc tố.
- Có thể gây ra phản ứng quá mẫn.
Tương tác thuốc
Medsolu 16mg ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của các chất: Ciclosporin, Erythromycin, Phenobarbital, Phenytoin, Carbamazepin, Rifampicin,…
Ngược lại, Phenytoin, Phenobarbital, Rifampicin gây giảm hoạt tính của thuốc.
Medsolu 16mg làm tăng nồng độ Glucose trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường, do đó cần tăng liều Insulin ở những bệnh nhân này.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị suy gan, suy thận, mắc viêm loét dạ dày, tá tràng, đái tháo đường…
Cần xem kỹ hướng dẫn sử dụng và liều lượng dùng của thuốc trước khi dùng, tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ.
Đặc biệt, không được tự ý sử dụng Medsolu 16mg hoặc sử dụng kéo dài khi chưa có đơn thuốc của bác sĩ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.
Khi xuất hiện các tác dụng phụ hoặc thắc mắc về quá trình sử dụng thuốc hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Chưa có đầy đủ nghiên cứu về việc sử dụng Medsolu 16mg cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Do đó, các đối tượng này nên hạn chế sử dụng thuốc và phải có sự cân nhắc thật kỹ lưỡng nếu việc dùng thuốc là cần thiết.
Bảo quản
Thuốc Medsolu 16mg cần bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát.
Tránh xa tầm tay của trẻ.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Khi quá liều bệnh nhân có thể xuất hiện hội chứng Cushing, nhược cơ, loãng xương… Bệnh nhân cần được đưa ngay đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí.
Quên liều
Trong trường hợp quên sử dụng thuốc nên bổ sung khi nhớ ra nhưng cần uống sau ăn no. Hoặc gần đến liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng như bình thường.
Medsolu 16mg giá bao nhiêu?
Giá bán tham khảo của thuốc Medsolu 16mg đã được Nhà Thuốc Ngọc Anh cập nhật bên trên. Bạn cần tìm hiểu kỹ hơn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn.
Thuốc Medsolu 16mg mua ở đâu uy tín?
Thuốc Medsolu 16mg có bán tại các quầy thuốc, nhà thuốc tại các khu vực trên toàn quốc. Bạn hãy mang đơn có thuốc Medsolu 16mg đến các địa chỉ uy tín hoặc có thể liên hệ qua Nhà Thuốc Ngọc Anh của chúng tôi để được mua thuốc chính hãng.
Tài liệu tham khảo
1. Tác giả: Julie Lynn Marks, Methylprednisolone (Medrol), everydayhealth, đăng ngày 18 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 19/03/2022.
2. Tác giả: Chuyên gia của drugs, Methylprednisolone, Drugs, đăng ngày 13 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 19/03/2022.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Nhi Đã mua hàng
Bổ ích