Thuốc Levosum Tablet được chỉ định để điều trị dự phòng tái phát bệnh sau khi phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, điều trị bướu giáp đơn thuần lành tính. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Levosum Tablet.
Levosum Tablet là thuốc gì?
Levosum Tablet 0.1mg là thuốc có tác dụng điều trị dự phòng tái phát bệnh sau khi phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, điều trị bướu giáp đơn thuần lành tính.
Thuốc được sản xuất bởi công ty Samnam Pharmaceutical Co., Ltd, đến từ Hàn Quốc.
Levosum Tablet là thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn (ETC).
Số đăng ký: VN-22010-19.
Dạng điều chế: viên nén.
Quy cách đóng gói: hộp 100 viên nén, chia làm 10 vỉ thuốc. Mỗi vỉ chứa 10 viên.
Thành phần
Mỗi viên nén Levosum Tablet có thành phần chính như dưới đây:
- Natri Levothyroxine với hàm lượng 0.1mg.
- Cùng với một số tá dược khác cho vừa đủ 1 viên thuốc.
Tác dụng của thuốc Levosum Tablet
Tuyến giáp tiết ra 2 hormon chính là hormon T3 triodothyronine và T4 thyroxin. Hoạt chất Levothyroxin chính là một loại đồng phân tả tuyền của hormon T4 – một loại hormon quan trọng của tuyến giáp. Nhờ các tế bào thần kinh đóng vai trò là tế bào đích của hormon tuyến giáp, hormon này có vai trò kích thích đến hầu hết các tế bào trong cơ thể, nhất là các cơ. Từ đó, T4 giúp điều hoà sự phát triển và biệt hoá của tế bào, cải thiện tốc độ chuyển hóa của các mô cơ thể. Trẻ em bị thiếu hormon T4 sẽ bị chậm phát triển, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng và đặc biệt sẽ bị chậm cốt hoá tại các đầu xương dài cũng như chậm phát triển não bộ.
Natri Levothyroxine 0.1mg có tác dụng tăng cường mức tiêu thụ oxy ở các mô, từ đó hỗ trợ tăng tốc độ các chuyển hoá cơ bản trong cơ thể cũng như các chuyển hoá protein, lipid và đường. Bên cạnh đó, hoạt chất còn có khả năng phòng trừ và điều trị một số khối u được sinh ra ở tuyến giáp, giúp cải thiện sự suy giảm hormon được sinh ra tại tuyến giáp. Ngoài ra hormon tuyến giáp cũng có khả năng tăng co bóp cơ tim, giúp cơ tim hoạt động tốt hơn.
Công dụng – Chỉ định của thuốc
Thuốc Levosum Tablet có công dụng:
- Phòng ngừa và hạn chế tái phát sau khi phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, phụ thuộc vào tình trạng của hormon sau phẫu thuật.
- Hỗ trợ chữa trị bướu giáp đơn thuần lành tính.
- Điều hoà sự tiết Thyrotropin (TSH) trong suy giáp.
- Giúp cải thiện kích thước của bướu cổ trong bướu cổ đơn thuần và bướu giáp mạn tính Hashimoto.
- Hỗ trợ thay thế trong suy giáp.
- Chẩn đoán trong xét nghiệm ức chế tuyến giáp.
- Phục hồi tình trạng cường giáp.
Levosum Tablet là thuốc được chỉ định để dùng cho những đối tượng sau:
- Phối hợp với các thuốc kháng giáp trong nhiễm độc giáp cho người bệnh mắc bướu giáp và suy giáp.
- Người bệnh mắc các hội chứng suy giáp ở tất cả các lứa tuổi (kể cả ở phụ nữ có thai) do bất cứ nguyên nhân nào, trừ trường hợp suy giáp nhất thời trong thời kỳ đang hồi phục viêm giáp bán cấp.
- Người bệnh mắc ức chế tiết hormon TSH.
Dược động học
- Hấp thu: Hoạt chất Levothyroxin được hấp thu ở hỗng tràng, hồi tràng và một ít ở tá tràng. Độ hấp thu dao động từ khoảng 48% đến 79% tùy thuộc vào một số yếu tố của cơ thể.
- Phân bố: Trên 99% hormon lưu hành sẽ liên kết với protein huyết tương.
- Chuyển hóa: T4 và T3 sẽ liên hợp với sulfuric và acid glucuronic để được chuyển hoá trong gan.
- Thải trừ: Thời gian bán thải trong huyết tương của T3 là 1 ngày và thời gian bán thải trong huyết tương của T4 là từ 6 đến 7 ngày. T4 và T3 sẽ liên hợp với Sulfuric và acid Glucuronic để được chuyển hoá trong gan và bài tiết theo đường mật.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Levothyrox: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách dùng của thuốc
Liều dùng của thuốc Levosum Tablet
Người bệnh có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo một số liều tham khảo như sau:
- Đối với người lớn mắc suy giáp nhẹ: Liều khởi đầu có thể là 50mcg/lần mỗi ngày. Có thể tăng thêm liều từ 25 đến 50mcg mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 2 tới 4 tuần cho đến khi cơ thể có những đáp ứng như mong muốn.
- Đối với người lớn mắc suy giáp nặng: Liều khởi đầu có thể là từ 12,5 đến 25mcg/lần mỗi ngày. Có thể tăng thêm liều 25mcg mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 2 tới 4 tuần.
- Đối với người mắc bệnh tim: Liều khởi đầu có thể là 25mcg hoặc 50mcg mỗi 2 ngày/lần. Cứ 4 tuần thêm 25mcg cho tới khi cơ thể có những đáp ứng như mong muốn đối với sản phẩm. Liều duy trì ở người mắc bệnh tim có thể nhanh chóng đạt được khoảng 100 đến 200mcg mỗi ngày.
- Đối với người cao tuổi mắc suy giáp nặng: Liều khởi đầu có thể là từ 12,5 đến 25mcg/lần mỗi ngày. Có thể tăng thêm liều 25mcg mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 2 tới 4 tuần cho đến khi cơ thể có những đáp ứng như mong muốn. Liều duy trì có thể đạt được là 100 – 1200 mcg/lần mỗi ngày.
- Đối với điều trị thay thế cho trẻ em từ 1 tuổi trở xuống: 3 – 5mcg/kg/lần mỗi ngày.
- Đối với điều trị thay thế cho trẻ em từ 1 tuổi trở lên: 25 – 50mcg/lần mỗi ngày. Tăng dần liều cho đến khi đạt được liều của người lớn khoảng 150 mcg mỗi ngày, có thể đạt ở đầu hoặc giữa tuổi thiếu niên. Liều duy trì đạt được ở một số trẻ có thể cao hơn. Ngoài ra cũng có thể dùng liều như sau cho trẻ:
- Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi: từ 25 đến 50 mcg hoặc từ 8 đến 10 mcg/kg mỗi ngày.
- Đối với trẻ từ 6 đến 12 tháng: từ 50 đến 75 mcg hoặc từ 6 đến 8 mcg/kg mỗi ngày.
- Đối với trẻ từ 1 đến 5 tuổi: từ 75 đến 100 mcg hoặc từ 5 đến 6 mcg/kg mỗi ngày.
- Đối với trẻ từ 6 đến 12 tuổi: từ 100 đến 150 mcg hoặc từ 4 đến 5 mcg/kg mỗi ngày.
- Đối với trẻ từ trên 12 tuổi: từ 150 mcg trở lên hoặc từ 2 đến 3 mcg/kg mỗi ngày.
Cách dùng thuốc Levosum Tablet hiệu quả
- Sản phẩm có dạng bào chế là viên nén nên phải được sử dụng theo đường uống.
- Người bệnh cần sử dụng thuốc khi bụng rỗng, tốt nhất là uống thuốc 30 phút trước khi ăn bữa sáng.
- Sản phẩm cần được uống với một lượng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội vừa đủ.
- Tránh sử dụng thuốc Levosum Tablet chung với sữa, các loại nước ngọt, nước có ga, bia, rượu hoặc những đồ uống chứa cồn khác.
- Đối với trẻ em, ngay trước khi uống cần hoà tan viên thuốc với một ít thuốc để tạo thành hỗn dịch.
Chống chỉ định
Thuốc Levosum Tablet chống chỉ định khi sử dụng cho những đối tượng dưới đây:
- Người bị dị ứng hoặc có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Người mắc các bệnh nhiễm độc do tuyến giáp hoặc nhồi máu cơ tim.
- Người mắc các hội chứng suy tuyến thượng thận.
Tác dụng phụ của thuốc Levosum Tablet
Dưới đây là một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp khi sử dụng thuốc:
- Tác dụng phụ thường gặp: sốt, bồn chồn, đánh trống ngực, vã mồ hôi, sụt cân, tăng cảm giác thèm ăn, rối loạn tiêu hoá, co cứng bụng, ỉa chảy, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim, mất ngủ, rung giật, sợ nóng, rối loạn kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ ít gặp: Rụng tóc.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Suy tim, mề đay, dị ứng, u giả ở não trẻ em, loãng xương, tăng chuyển hóa, gây liền sớm đường khớp sọ ở trẻ em.
Tương tác thuốc
Thuốc Levosum Tablet có thể xảy ra tranh chấp với những thuốc hoặc hoạt chất như dưới đây:
- Đối với Insulin, thuốc chữa đái tháo đường: người bệnh khi sử dụng thuốc cần được theo dõi việc kiểm soát các chỉ số đường máu bởi sản phẩm có khả năng tăng cao lượng đường trong cơ thể.
- Đối với thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Khi sử dụng chung với sản phẩm sẽ làm tăng tác dụng và độc tính của cả 2 loại thuốc bởi cơ thể bị tăng nhạy cảm với Catecholamin.
- Đối với thuốc chống đông máu và Corticoid: sản phẩm sẽ làm thay đổi sự chuyển hoá của 2 loại thuốc này khi dùng chung bởi vậy bác sĩ cần điều chỉnh liều cho thích hợp với bệnh nhân.
- Đối với thuốc Glycosid trợ tim và thuốc chẹn Beta-Adrenergic: sản phẩm sẽ làm giảm tác dụng của 2 nhóm thuốc này khi dùng chung.
- Đối với thuốc giống thần kinh giao cảm: Khi sử dụng chung với thuốc sẽ làm tăng nguy cơ suy mạch vành ở người bệnh bị mắc chứng mạch vành.
- Đối với thuốc Amiodarone: Khi sử dụng chung với thuốc có thể gây chứng cường giáp hoặc suy giáp.
- Đối với thuốc Somatropin và Somatrem: Khi sử dụng chung với Levosum Tablet có thể gây cốt hóa nhanh các đầu xương dài.
- Đối với thuốc Cytokine: Khi sử dụng chung với Levosum Tablet có thể gây chứng cường giáp hoặc suy giáp.
- Đối với thuốc Theophylin: Khi sử dụng chung với Levosum Tablet có thể gây suy giảm sự thanh thải của thuốc.
- Đối với thuốc Ketamin: Khi sử dụng chung với Levosum Tablet có thể gây tăng huyết áp hoặc tăng nhịp tim.
- Đối với thuốc Natri Iodid: Khi sử dụng chung với Levosum Tablet có thể gây giảm hấp thu ion đánh dấu phóng xạ.
- Đối với thuốc Maprotiline: Khi sử dụng chung với Levosum Tablet có thể gây nguy cơ tăng rối loạn nhịp tim.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Thận trọng khi sử dụng cho những người lái xe và vận hành máy móc.
- Thận trọng khi sử dụng cho người mắc các bệnh tim mạch hoặc tăng huyết áp.
- Thận trọng khi sử dụng cho người mắc bệnh suy tuyến thượng thận, tiểu đường hoặc đái tháo nhạt.
- Thời gian điều trị với thuốc Levosum Tablet có thể là suốt đời.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
- Đối với phụ nữ mang thai: Do chưa có bất kỳ báo cáo về ảnh hưởng của Levosum Tablet đến đứa trẻ khi người mẹ sử dụng thuốc nên việc điều trị thiểu năng tuyến giáp vẫn được diễn ra. Nhu cầu về hormon Levothyroxin có thể tăng trong thời kỳ mang bầu vì vậy, cần kiểm tra định kỳ nồng độ TSH huyết thanh để điều chỉnh lại liều lượng thuốc cho hợp lý.
- Đối với bà mẹ đang cho con bú: hormon Levothyroxin có thể được bài xuất một lượng nhỏ qua sữa. Lượng hormon này sẽ không gây hại cho trẻ nhỏ bú mẹ và cũng không gây ra khối u. Tuy nhiên người mẹ đang cho con bú nên thận trọng khi sử dụng sản phẩm.
Bảo quản
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và những nơi có nhiệt độ cao.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Khi sử dụng thuốc Levosum Tablet quá liều, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng như sau: sốt, bồn chồn, đánh trống ngực, vã mồ hôi, sụt cân, tăng cảm giác thèm ăn, rối loạn tiêu hoá, co cứng bụng, ỉa chảy, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim, mất ngủ, rung giật, sợ nóng, rối loạn kinh nguyệt.
Nếu những dấu hiệu trên xuất hiện, người bệnh cần được giảm liều hoặc tạm thời ngưng sử dụng thuốc Levosum Tablet. Khi bị quá liều cấp, người bệnh cần được hỗ trợ và điều trị triệu chứng ngay. Việc điều trị chủ yếu có mục tiêu là chống tác dụng của thuốc trên hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi (đặc biệt là những tác dụng có khả năng làm tăng hoạt động giao cảm) và giảm hấp thu thuốc ở đường tiêu hoá.
Nếu không bệnh nhân không có các hiện tượng hôn mê, mất phản xạ nôn hay co giật, bác sĩ có thể gây nôn hoặc rửa dạ dày để giúp giảm triệu chứng quá liều ở người bệnh. Nếu cần, các bác sĩ còn có thể cho thở oxy hoặc duy trì thông khí cho người bệnh. Người ta cũng sử dụng than hoạt tính hoặc Cholestyramin để giảm hấp thu hoạt chất Levothyroxin. Đối với các tác dụng có khả năng làm tăng hoạt động giao cảm, các bác sĩ sẽ dùng các nhóm thuốc chẹn beta – Adrenergic ví dụ như tiêm tĩnh mạch Propranolol 1 – 3 mg trong vòng 10 phút hoặc uống từ 80 đến 160mg thuốc mỗi ngày. Nếu suy tim sung huyết xuất hiện, các Glycosid trợ tim sẽ được sử dụng.
Quên liều
Nếu người bệnh đã quên sử dụng 1 liều sản phẩm, hãy dùng ngay liều đó khi nhớ ra, càng sớm càng tốt. Nếu đã gần đến thời gian uống liều kế tiếp, người bệnh cần bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo đúng liệu trình. Tránh uống 2 liều cùng một lúc bởi khi người bệnh uống 2 liều cùng một lúc có thể xảy ra tình trạng quá liều với những tác dụng không mong muốn.
Thuốc Levosum Tablet giá bao nhiêu?
Levosum Tablet giá bao nhiêu? Hiện nay giá cho 1 hộp Levosum Tablet là 165.000 VNĐ cho một hộp 100 viên nén. Tuy nhiên, đây chỉ là giá tham khảo khi quý khách hàng mua thuốc tại những nhà thuốc uy tín. Giá thuốc có thể thay đổi lên hoặc xuống tuỳ theo từng nhà thuốc khác nhau hoặc từng thời điểm khác nhau.
Thuốc Levosum Tablet mua ở đâu uy tín (chính hãng)?
Thuốc Levosum Tablet đã được bộ y tế kiểm duyệt và cấp phép nên quý khách hàng hoàn toàn có thể mua được sản phẩm ở bất kỳ nhà thuốc nào trên toàn quốc. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng kém chất lượng, quý khách hàng nên tìm đến những cơ sở nhà thuốc uy tín nhất. Từ đó, quý khách sẽ mua được sản phẩm thuốc Levosum Tablet chất lượng nhất.
Ưu nhược điểm của thuốc Levosum Tablet
Ưu điểm
- Sản phẩm có tác dụng phòng ngừa và hạn chế tái phát sau khi phẫu thuật bướu giáp đơn thuần, phụ thuộc vào tình trạng của hormon sau phẫu thuật.
- Thuốc được sản xuất bởi công ty Samnam Pharmaceutical Co., Ltd – là một công ty dược phẩm vô cùng uy tín đến từ Hàn Quốc.
- Sản phẩm cũng được bộ y tế cấp phép và kiểm duyệt với số đăng ký tại Việt Nam là VN-22010-19 nên có thể mua được ở bất kỳ nhà thuốc nào trên toàn quốc.
- Dạng điều chế chính của sản phẩm là viên nén nên người bệnh có thể dễ dàng mang đi hoặc sử dụng.
- Sản phẩm thuốc Levosum Tablet hiện giờ đang được bán với giá niêm yết là 165.000 VNĐ cho một hộp 100 viên nén. Đây là một mức giá khá rẻ so với những sản phẩm có cùng công năng.
Nhược điểm
- Có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: sốt, bồn chồn, đánh trống ngực, vã mồ hôi, sụt cân, tăng cảm giác thèm ăn, rối loạn tiêu hoá, co cứng bụng, ỉa chảy, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, rối loạn nhịp tim, mất ngủ, rung giật, sợ nóng, rối loạn kinh nguyệt.
- Liệu trình sử dụng kéo dài rất lâu.
Nguồn tham khảo
Bibinaz Eghtedari, Levothyroxine, National Library of Medicine. Truy cập ngày 25/01/2024.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Quang Đã mua hàng
sản phẩm hiệu quả tốt