Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc LevoDHG 750 tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: LevoDHG 750 là thuốc gì? Thuốc LevoDHG 750 có tác dụng gì? Thuốc LevoDHG 750 giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
LevoDHG 750 là thuốc gì?
LevoDHG 750 là một sản phẩm của công ty Cổ phần dược Hậu Giang- Chi nhánh nhà máy dược phẩm DHG tại Hậu Giang, là thuốc dùng trong điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn, với hoạt chất là Levofloxacin. Một viên LevoDHG 750 có thành phần là Levofloxacin 750mg.
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên.
Thuốc LevoDHG 750 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc LevoDHG 750 có 2 vỉ, mỗi vỉ 7 viên nén bao phim, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 100.000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén LevoDHG 750 là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc LevoDHG 750 tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Levofloxacin là một sản phẩm của công ty Cooper S.A.Pharmaceuticals- HY LẠP
- Thuốc Volfacine do Lek Pharmaceuticals d.d sản xuất.
- Thuốc Fogum 500mg do công ty Stallion Laboratories Pvt., Ltd – ẤN ĐỘ sản xuất
Tác dụng
Hoạt chất Levofloxacin: có tác dụng ức chế sự tổng hợp ADN của vi khuẩn nên ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn. Từ đó điều trị các chứng bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp bao gồm viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản mạn.
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh nhiễm khuẩn ở da và một số phần mềm
Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm khuẩn ở 1 số cơ quan đường tiết niệu như thận, bể thận hay đường tiểu.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Nên uống thuốc vào trong bữa ăn hoặc giữa hai bữa ăn. Thuốc được bào chế dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với lượng nước đun sôi để nguội vừa đủ. Để chia liều phù hợp có thể chia thuốc theo đường khía.
Dung dịch levofloxacin sẽ dùng 1-2 lần trên ngày và chỉ dùng truyền tĩnh mạch chậm, yêu cầu về thời gian truyền với chai 250mg là nửa tiếng, còn chai 500mg là 1 tiếng.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho người lớn:
Liều dùng cho bệnh nhân viêm xoang cấp: mỗi ngày dùng 500mg, tương đương với 2/3 viên, dùng 1 lần duy nhất trong ngày và duy trì trong 10-14 ngày.
Liều dùng điều trị đợt kịch phát cấp viêm phế quản mạn: mỗi ngày dùng 250-500mg, mỗi ngày 1 lần và duy trì từ 7-10 ngày.
Liều dùng cho bệnh nhân viêm phổi mắc phải: mỗi ngày uống hoặc truyền tĩnh mạch 500mg, tương đương với 2/3 viên, từ 1-2 lần trong 1 ngày, duy trì từ 7-14 ngày.
Liều dùng cho người bệnh nhiễm khuẩn 1 vài cơ quan đường tiết niệu: mỗi ngày uống hoặc truyền tĩnh mạch 250mg, tương đương với 1/3 viên, mỗi ngày 1 lần và duy trì trong 7-10 ngày. Chú ý có thể tăng liều khi truyền tĩnh mạch đối với trường hợp bệnh nặng.
Liều dùng đối với người bệnh nhiễm khuẩn da và phần mềm: mỗi ngày dùng 1 lần với liều 250mg theo đường uống hoặc truyền tĩnh mạch, hoặc dùng liều 500mg nhưng từ 1 đến 2 lần trong 1 ngày, kéo dài từ 7-14 ngày. Tùy độ nặng của nhiễm khuẩn mà có sự khác nhau trong liều dùng với bệnh nhân người lớn bị suy thận.
Với bệnh nhân không thích hợp khi dùng đường uống thì ban đầu cần truyền tĩnh mạch, sau vài ngày chuyển từ đường truyền tĩnh mạch sang đường uống với liều lượng phụ thuộc vào tình trạng người bệnh.
Với bệnh nhân suy gan thì không cần chỉnh liều, còn với người già suy giảm chức năng thận thì cần điều chỉnh sao cho hợp lí.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc LevoDHG 750 cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em hoặc thiếu niên.
Chống chỉ định trên những người bệnh đã từng bị đau cơ, gân có liên quan đến fluoroquinolone.
Chống chỉ định trên người bệnh có vấn đề về thần kinh.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc LevoDHG 750
- Trong khi điều trị phải cẩn thận với những bệnh nhân bị co giật.
- Cần đặc biệt lưu ý với tình trạng người bệnh bị tiêu chảy nặng, kéo dài và có thể kèm theo máu trong và sau khi dùng thuốc, cần ngưng dùng thuốc ngay nếu xuất hiện các triệu chứng trên vì nó giống với bệnh viêm đại tràng giả mạc.
- Thận trọng khi dùng thuốc với những bệnh nhân bị viêm gân, đứt gân, nhất là gân gót. Tình trạng trên dễ gặp ở người già hơn và có thể xuất hiện sau 48h dùng thuốc, khi đó cần ngưng dùng thuốc ngay.
- Người dùng cần biết rằng hoạt chất Levofloxacin được bài tiết chủ yếu qua thận nên phải điều chỉnh liều trên những người mắc bệnh suy thận.
- Người bệnh nên tránh ánh nắng chói hoặc tia cực tím nhân tạo.
- Cần kiểm tra tình trạng bệnh nhân thường xuyên để nắm được tình trạng vi sinh vật kháng thuốc cũng như phát hiện bội nhiễm để có các biện pháp thích hợp.
- Bệnh nhân nên đặc biệt quan tâm đến tình trạng thiếu hoạt tính enzym G6P hay phản ứng tan huyết khi dùng thuốc.
- Chú ý tới các nguy cơ khi lái xe hoặc vận hành máy như buồn ngủ, chóng mặt, loạn thị giác.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc LevoDHG 750
Tác dụng phụ trên hệ
- Hệ tiêu hóa: biểu hiện người bệnh hay gặp nhất là nôn nao và đi ngoài, tác dụng ít gặp là lười ăn, nôn mửa, đau bụng, khó tiêu; còn tác dụng hiếm gặp là xuất hiện máu khi tiêu chảy và rất hiếm gặp trường hợp bệnh nhân tiểu đường có lượng đường trong máu giảm.
- Hệ thần kinh: bệnh nhân ít khi có hiểu hiện chóng mặt nhức đầu,rối loạn giấc ngủ. Người bệnh hiếm gặp các triệu chứng như lo lắng, run rẩy, bỏng rát, trầm cảm và rất hiếm khi bị rối loạn các giác quan hay nhược cảm.
- Hệ tim mạch: nhịp tim bệnh nhân hiếm khi nhanh, huyết áp giảm, rất hiếm khi gặp sốc phản vệ, giống phản vệ.
- Hệ cơ và xương: hiếm khi xuất hiện triệu chứng đau mỏi cơ, khớp hay gân; rất hiếm khi bệnh nhân bị đứt gân, yếu cơ tuy nhiên có 1 số trường hợp bị tiêu cơ vân.
- Gan và thận: bệnh nhân thường gặp các trường hợp như tăng enzym gan, ít gặp tăng nồng độ bilirubin và creatinin huyết thanh, tác dụng phụ về viêm gan và suy thận cấp rất hiếm gặp.
- Máu: tác dụng ít gặp là rối loạn số lượng bạch cầu, giảm tiểu cầu, rất hiếm mất bạch cầu hạt. Một số người bệnh đặc biệt bị giảm số lượng hồng cầu rõ rệt và giảm tất cả các tế bào máu.
- Da: bệnh nhân ít khi ngứa ngáy, hiếm gặp tình trạng nổi mẩn đỏ, khó thở, rất hiếm gặp tình trạng sưng nhanh và đột ngột cả dưới và trên bề mặt da và niêm mạc, huyết áp giảm, sốc hay giống phản vệ. Một số trường hợp cá biệt khi bị nổi mụn rộp nặng.
- Người bệnh cũng có thể hay mắc 1 số tác dụng phụ khác như đau, đỏ tại chỗ tiêm và viêm tĩnh mạch; các tác dụng ít gặp như nhiễm nấm, suy nhược cơ thể hay tình trạng kháng thuốc của các vi khuẩn; có thể kể đến các tác dụng hiếm gặp như sốt, viêm phổi dị ứng; và cuối cùng là các tác dụng rất hiếm như các rối loạn về cơ, viêm mạch máu dị ứng và các rối loạn porphyrin.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc LevoDHG 750 thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Không nên uống các chế phẩm như các muối sắt hoặc thuốc chống acid trong khoảng 2h trước và sau khi uống thuốc vì nó có thể làm giảm khả năng hấp thu.
Trong quá trình sử dụng thuốc nếu nếu dùng đồng thời với theophyllin, fenbufen hoặc thuốc NSAIDs có thể làm giảm ngưỡng co giật ở não.
Chú ý theo dõi đến việc dùng chung với các thuốc ảnh hưởng đến sự bài tiết của thận như probenecid hay cimetidine.,,,
Khi sử dụng thuốc đối kháng vitamin K trong quá trình dùng thuốc LevoDHG 750 sẽ làm ảnh hưởng đến tình trạng đông máu của cơ thể.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc LevoDHG 750
Quá liều: Biểu hiện quá liều khi dùng thuốc là lũ lẫn, co giật thần kinh, rối loạn tri giác. Nếu xảy ra quá liều thì nên điều trị triệu chứng.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.