Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Japet tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Japet là thuốc gì? Thuốc Japet có tác dụng gì? Thuốc Japet giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết về thuốc Japet.
Japet là thuốc gì?
Thuốc Japet là thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc có chỉ định trong điều trị rối loạn lipid máu.Thuốc được đóng gói theo quy cách gồm hộp 2 vỉ x 10 viên nén bao phim được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm An Thiên và được cấp phép lưu hành tại thị trường Việt Nam với số đăng ký VD-31599-19..
Thành phần
Trong mỗi ống 1ml thuốc Japet 10/20 có chứa:
Thành phần | Hàm lượng |
Ezetimibe | 10mg |
Atorvastatin | 20mg |
Tá dược | Vừa đủ |
Cơ chế tác dụng của thuốc Japet
Thuốc Japet 20mg/10mg thuộc nhóm thuốc điều trị rối loạn lipid máu.
Cơ chế tác dụng của thuốc:
- Ezetimibe: có tác dụng ức chế sự hấp thu cholesterol ở ruột non. Thuốc không có tác dụng ức chế tổng hợp cholesterol ở gan và không tăng bài tiết acid mật Ezetimibe nằm tại vị trí bờ bàn chải ruột non và ức chế quá trình hấp thu cholesterol dẫn tới kết quả sự phân phối cholesterol từ ruột vào gan. Quá trình này làm giảm sự dự trù của cholesterol tại gan, tăng thành thải cholesterol máu. Đây chính là cơ chế bổ sung cho cơ chế của nhóm thuốc statin.
- Atorvastatin: Thuốc có tác dụng giảm cholesterol thông qua cơ chế ức chế enzym HMG-reductase và ức chế quá trình tổng hợp cholesterol, giảm cholesterol trong tế bào gan, kích thích tổng hợp thụ thể LDL, qua đó tăng vận chuyển LDL. Thuốc cũng làm giảm sản xuất cholesterol LDL.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Japet
Thuốc mỡ máu Japet được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị tăng cholesterol máu:thuốc làm giảm LDL (cholesterol trọng lượng phân tử thấp) và tăng HDL ( Cholesterol trọng lượng phân tử cao)
- Điều trị bệnh động mạch vành: Người bệnh mắc bệnh động mạch vành kèm tăng cholesterol. Thuốc được chỉ định giúp giảm nguy cơ tử vong của bệnh lý, giảm cơn nhồi máu cơ tim không gây tử vong, giảm tình tình trạng phải tái tạo mạch máu của cơ tim, giảm hình thành các tổn thương, giảm quá trình xơ vữa động mạch.
Dược động học
Dược động học của thuốc Japet như sau:
Ezetimibe | Atorvastatin |
Thuốc có khả năng hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá | Cmax đạt được sau 1- 2 giờ sử dụng thuốc. Độ hấp thu tỉ lệ thuận với liều dùng. Sinh khả dụng tuyệt đối của thuốc khoảng 14%. Sinh khả dụng toàn thân khoảng 30%. Thức ăn ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc. |
Ezetimibe liên kết với protein huyết tương cao khoảng 90% | Atorvastatin có tỷ lệ liên kết là 98% với protein huyết tương. Thể tích phân bố khoảng 381L. |
Thuốc được chuyển hoá chủ yếu tại gan và ruột non sau đó được bài tiết qua thận. Ezetimibe và chất chuyển hoá được đào thải ra khỏi huyết tương với thời gian bán thải là khoảng 22 giờ. | Thuốc được chuyển hoá nhờ CYP450 tại gan tạo các chất chuyển hoá có hoạt tính. Atorvastatin không trải qua chu kỳ gan ruột đáng kể. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 14 giờ. |
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Roswera 10mg là gì? Công dụng? Cách dùng? Giá thành?
Liều dùng – Cách dùng thuốc Japet
Liều dùng
Thuốc Japet 20mg được sử dụng theo đáp ứng của mỗi cá nhân với liều sử dụng khuyến cáo từ 1 đến 4 viên/ ngày.
- Liều khởi đầu khuyến cáo là 1 viên/lần/ngày. Kiểm tra nồng độ lipd/huyết tương sau 2 tuần sử dụng và điều chỉnh liều nếu cần thiết.
- Đối với bệnh nhân suy gan, suy thận, người già: Không cần điều chình liều dùng.
- Đối với người sử dụng thuốc cyclosporin: chỉ sử dụng khi người bệnh có thể dung nạp từ 5mg atorvastatin trở lên, không dùng nhiều hơn ½ viên / ngày.
- Đối với người sử dụng thuốc amiodaron hoặc verapamil: liều khuyến cáo không nhiều hơn 1 viên/lần/ngày.
Cách dùng
Thuốc Japet được uống nguyên viên với lượng nước vừa đủ.
Thời gian sử dụng là sau bữa ăn sáng- tối.
Nên kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng ít cholesterol trong suốt quá trình điều trị và sau quá trình điều trị.
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Japet cho đối tượng:
- Người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú.
- Người mắc bệnh tăng men gan.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Simvastatin Stella 10mg là thuốc gì? Tác dụng? Liều dùng? Mua ở đâu?
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Japet 20/10 có thể gây ra một số tác dụng phụ dưới đây:
- Gây tình trạng nhiễm khuẩn như bệnh cúm, viêm mũi -họng.
- Các triệu chứng rối loạn tâm thần: Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
- Các biểu hiện rối loạn của hệ thần kinh: Chóng mặt, đau đầu.
- Rối loạn chức năng tim mạch: chậm nhịp xoang.
- Rối loạn chức năng hô hấp: Gây khó thở
- Các biểu hiện rối loạn tiêu hoá: đau bụng,buồn nôn, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy,..
- Xuất hiện các triệu chứng mề đay, mụn trứng cá
- Các triệu chứng trên cơ xương: đau cơ.
Tương tác thuốc
Khi sử dụng cần lưu ý các tương tác dưới đây:
Thuốc | Tương tác |
Clarithromycin, thuốc ức chế HIV , itraconazole, … | Tăng nồng độ atorvastatin trong huyết tương. |
Cyclosporine | Tăng sinh khả dụng của Atorvastatin.
Tăng nồng độ Ezetimibe/máu. |
Nước ép bưởi | Tăng nồng độ atorvastatin/ huyết tương. |
Gemfibrozil | Tăng nguy cơ tiêu cơ vân |
Niacin | Ảnh hưởng đến xương |
Digoxin | Tăng nồng độ digoxin / huyết tương |
Thuốc tránh thai đường uống | Tăng nồng độ thuốc tránh thai / huyết tương. |
Colchicine | Tiêu cơ vân |
Cholestyramine | Giảm AUC của ezetimibe. |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Cần thận trọng sử dụng trên các đối tượng người mắc bệnh lý suy gan, suy thận.
- Trước khi dùng cần kiểm tra hạn dùng của thuốc, nếu có các biểu hiện bất thường hãy đưa loại bỏ và dùng thuốc mới.
- Thuốc Japet 20mg cần được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Thuốc Japet chống chỉ định cho phụ nữ mang thai. Cần có các phương pháp tránh thai an toàn trong thời gian sử dụng thuốc.
Khả năng bài tiết vào sữa chưa được xác nhận. Do đó, không sử dụng thuốc này khi đang cho con bú.
Lưu ý cho người lái xe, vận hành máy móc
Thuốc Japet an toàn khi sử dụng cho đối tượng này. Do thuốc không gây các tác dụng bất lợi đến khả năng tập trung, tỉnh táo.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc Japet tại nơi có nhiệt độ không vượt quá 30 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để thuốc ở vị trí xa tầm mắt của trẻ.
- Hạn dùng Japet là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Thuốc Japet chưa có báo cáo về các triệu chứng khi sử dụng quá liều. Khi phát hiện người bệnh quá liều cần ngưng sử dụng thuốc và báo với cơ quan y tế để tiến hành các điều trị triệu chứng nếu có.
Quên liều
Khi quên liều thuốc Japet, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra hoặc bỏ qua liều đó nếu khoảng cách giữa các liều gần nhau. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều Japet trong 1 lần, để tránh vượt quá liều tối đa.
Thuốc Japet giá bao nhiêu?
Thuốc Japet được bán ở nhiều nhà thuốc trên toàn quốc với giá cả dao động tuỳ thuộc vào từng nhà thuốc và nơi bán khác nhau. Hiện Nhà thuốc Ngọc Anh có bán giá thuốc Japet như được đề cập ở trên, mời quý bạn đọc tham khảo.
Thuốc Japet mua ở đâu uy tín?
Để mua các thuốc Japet chính hãng, quý bạn đọc nên đến các cửa hàng uy tín hoặc tham khảo website nhà thuốc Ngọc Anh. Chúng tôi luôn cam kết về chất lượng và giao tận tay quý khách thuốc Japet chính hãng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình đặt hàng, vui lòng liên hệ, để lại câu hỏi, nhân viên nhà thuốc sẽ giải đáp đến bạn.
Sản phẩm thuốc thay thế Japet
Trường hợp thuốc Japet không có sẵn, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số thuốc sau đây:
- Thuốc Ezenstatin 10/20 2 thành phần kết hợp đó là Ezetimibe và atorvastatin là thuốc được chỉ định trong điều trị tăng cholesterol được sản xuất bởi Công Ty CP Dược Phẩm Agimexpharm. Xem thêm tại đây.
- Thuốc Etivas 20 sản phẩm được sản xuất và đăng ký bởi Công ty Liên doanh Meyer – BPC thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Xem thêm tại đây.
Ưu nhược điểm của thuốc Japet
Ưu điểm
- Thuốc Japet là thuốc có sự kết hợp của 2 thành phần Ezetimibe và Atorvastatin giúp tăng hiệu quả điều trị rối loạn lipid máu và giảm tác dụng không mong muốn.
- Thuốc được sản xuất trên dây chuyền sản xuất hiện đại, đạt chứng nhận GMP và được Bộ Y Tế cấp phép, kiểm định
Nhược điểm
- Thuốc có thể gây tương tác với một số thuốc khi dùng cùng.
Nguồn tham khảo
- Chuyên gia của Drugs.com Ezetimibe Prescribing Information Truy cập ngày 11/11/2023.
- Chuyên gia của Drugs.com Atorvastatin Prescribing Information Truy cập ngày 11/11/2023
Diệu Đã mua hàng
Thuốc tốt, giao hàng nhanh chóng nhân viên nhiệt tình