Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Faszeen tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Faszeen là thuốc gì? Thuốc Faszeen có tác dụng gì? Thuốc Faszeen giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Faszeen là thuốc gì?
Thuốc Faszeen là thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị nhiễm khuẩn.
Một hộp thuốc Faszeen có 20 gói, mỗi gói 1,5 g. Trong một gói Faszeen có chứa 1 hoạt chất chính:
Cefradin hàm lượng 250 mg
Ngoài ra thuốc còn được kết hợp bởi các Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: avicel, aerosil, aspartam, đường trắng, bột hương dâu.
Thuốc Faszeen giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Faszeen là một sản phẩm của Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 120.000 vnđ được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Faszeen là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Faszeen tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Augmentin do Glaxo wellcome Production sản xuất.
Thuốc Benzylpenicilin do Công ty cổ phần dược phẩm TW1( Pharbaco) – VIỆT NAM sản xuất.
Tác dụng của thuốc Faszeen
Faszeen có hoạt chất chính là Cefradin.
Cefradin là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm beta – lactam. Cefradin là một cephalosporin thế hệ đầu tiên có phổ hoạt động tương tự cefalexin. Cefradin ức chế quá trình tổng hợp peptidoglycan – một thành phần quan trọng của thành tế bào vi khuẩn, có thể bằng cách acyl hóa enzyme transpeptidase hay penicillin nối các protein (PBPs) nằm bên trong thành tế bào vi khuẩn, sự liên kết này gây ức chế enzyme transpeptidase, dẫn đến ức chế giai đoạn thứ ba và giai đoạn cuối cùng của quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Sự ly giải tế bào sau đó được thực hiện qua trung gian bởi các enzyme tự động của thành tế bào vi khuẩn như các autolysin, có thể cefradin can thiệp vào chất ức chế autolysin, làm tăng sự ly giải tế bào.
Phổ tác dụng bao gồm:
Hiếu khí Gram dương: Staphylococci (cả chủng nhạy cảm với penicillin và chủng kháng penicillin), Streptococci, Streptococcus pneumoniae và Streptococcus pyogenes (liên cầu beta tan huyết), Staphylococcus aureus nhạy cảm với methicillin (MSSA).
Hiếu khí Gram âm: Escherichia coli, Haemophilus influenzae, Klebsiella spp, Neisseria spp., Proteus mirabilis, Salmonella spp. (bao gồm cả Salmonella typhi), Shigella spp., Moraxella catarrhalis.
Dược động học của Cefradin:
Hấp thu: hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
Phân bố: phân bố rộng rãi vào hầu hết các mô và dịch cơ thể, bao gồm túi mật, gan, thận, xương, đờm, mật, và dịch màng phổi và dịch khớp, phân bố kém vào dịch não tủy. Tỉ lệ liên kết với protein huyết tương của cefradin từ 6 – 20%. Cefradin qua được hàng rào nhau thai.
Chuyển hóa: Cefradin không bị chuyển hóa.
Thải trừ: thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, một lượng nhỏ thuốc xuất hiện trong sữa mẹ. Thời gian bán thải là khoảng 1/2 – 2 giờ ở chức năng thận bình thường; bệnh thận giai đoạn cuối, thời gian bán thải kéo dài đến đến 8 đến 15 giờ. Chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc giúp loại bỏ thuốc.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Faszeen được các bác sĩ chỉ định trong:
Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiết niệu, da, mô mềm gồm:
Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa.
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm phổi thùy, thùy phổi và viêm phế quản – phổi.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: viêm bàng quang, viêm niệu đạo và viêm bể thận.
Nhiễm trùng da và mô mềm: bệnh chốc (impetigo), áp xe, viêm mô tế bào, nhọt.
Điều trị dự phòng nhiễm trùng hậu phẫu sau các thủ thuật nhiễm trùng có nguy cơ nhiễm trùng cao và cho bệnh nhân giảm sức đề kháng với các nhiễm khuẩn.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc dùng đường uống, uống viên nén với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Có thể ăn trước hoặc sau bữa ăn.
Liều dùng:
Người lớn:
Nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng da và mô mềm: liều thông thường là 250 – 500mg/ lần, ngày 4 lần hoặc 500mg – 1g/ lần, ngày 2 lần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và vị trí nhiễm trùng.
Nhiễm trùng đường tiết niệu: liều thông thường là 500mg/ lần, ngày 4 lần hoặc 1g/ lần, ngày 2 lần. Liều có thể cần phải tăng lên đối với nhiễm trùng nặng hoặc mãn tính. Điều trị liều cao kéo dài là cần thiết cho các biến chứng như viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn.
Người cao tuổi: có thể phải điều chỉnh liều dùng.
Trẻ em: liều thông thường là 25 – 50 mg/ kg/ ngày, được chia thành 2 hoặc 4 liều bằng nhau. Đối với viêm tai giữa, liều dùng hàng ngày từ 75 – 100mg/ kg, c được chia thành 2 hoặc 4 liều bằng nhau. Liều tối đa 4g mỗi ngày.
Chống chỉ định
Chống chỉ định trong các trường hợp: bệnh nhân mẫn cảm với cefradin hoặc bất cứ thành phần nào có trong tá dược.
Tác dụng phụ của thuốc Faszeen
Thần kinh: chóng mặt, đau đầu, khó chịu, dị cảm.
Tiêu hóa: viêm đại tràng giả mạc, buồn nôn, chán ăn, nôn, ợ nóng, đau quặn bụng, tiêu chảy, nấm miệng.
Sinh dục: ngứa bộ phận sinh dục và nhiễm nấm candida, viêm âm đạo.
Huyết học: giảm bạch cầu thoáng qua, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu.
Da: dát sần, ban đỏ, nổi mề đay.
Khác: phản ứng quá mẫn (bệnh huyết thanh (serum sickness), sốc phản vệ).
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Faszeen
Sau khi dùng cefradin, phản ứng dương tính giả với glucose trong nước tiểu có thể xảy ra với dung dịch của Benedict hoặc Fehling hoặc với các viên thuốc thử như Clinitest. Điều này không xảy ra với các xét nghiệm dựa trên enzyme như Clinistix hoặc Diastix.
Việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các sinh vật không nhạy cảm với thuốc.
Nên giảm liều trong bệnh suy thận.
Do đó, nên thận trọng khi sử dụng cefradin ở những bệnh nhân đã biết quá mẫn với penicillin. Đã có những trường hợp bệnh nhân đã có phản ứng với cả hai nhóm thuốc (bao gồm cả sốc phản vệ).
Sử dụng trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Vì thuốc có thể gây chóng mặt, bệnh nhân nên thận trọng khi vận hành máy móc, và các phương tiện giao thông.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc lợi tiểu quai (furosemide, bumetanide, ethacrynic acid, torsemide…) có thể làm tăng độc tính trên thận của cephalosporin.
Probenecid làm tăng nồng độ trong huyết thanh của cefradin, bằng cách giảm thải trừ của cephalosporin ở thận.
Bệnh nhân nên liệt kê tất cả các thuốc đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ để lường trước các tương tác có thể xảy ra và có những điều chỉnh thích hợp.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Faszeen
Quá liều: Các triệu chứng của quá liều cefradin là không đặc hiệu và thường là buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau dạ dày. Điều trị hỗ trợ là chủ yếu, rửa dạ dày có thể cần thiết nếu một lượng lớn thuốc đã được nuốt vào. Nếu tình trạng quá liều diễn biến theo chiều hướng xấu nên đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để có biện pháp xử trí phù hợp.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.