Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Benzylpenicilin tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Benzylpenicilin là thuốc gì? Thuốc Benzylpenicilin có tác dụng gì? Thuốc Benzylpenicilin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Benzylpenicilin là thuốc gì?
Thuốc Benzylpenicilin là một thuốc kháng sinh được sản xuất tại Công ty cổ phần dược phẩm VCP.
Mỗi lọ chứa Benzylpenicilin natri và các tá dược vừa đủ.
Benzylpenicilin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Benzylpenicilin gồm 50 lọ thuốc tiêm bột, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 550.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Thuốc Benzylpenicilin là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Benzylpenicilin tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tác dụng
Thuốc Benzylpenicilin có hoạt chất chính là Benzylpenicilin.
Benzylpenicilin dễ bị phá huỷ và mất tác dụng trong môi trường acid nên thuốc không được hấp thu qua đường uống. Được dùng chủ yếu theo đường tiêm tĩnh mạch.
Benzylpenicilin có tác dụng diệt khuẩn nhờ khả năng ức chế quá trình tổng hợp tạo vỏ tế bào của vi khuẩn. Tuy nhiên tác dụng của Benzylpenicilin dễ bị giảm bởi enzym penicilinase và các beta-lactamase khác dẫn đến phá huỷ cấu trúc vòng beta-lactam, làm mất hoạt tính kháng sinh.
Benzylpenicilin tác dụng trên các cầu khuẩn gram dương, Haemophilus ìnluenzae, Treponema pallidum (xoắn khuẩn giang mai), một số vi khuẩn kỵ khí,…
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới tình trạng kháng kháng sinh ngày càng phát triển mạnh, ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vì vậy nên lựa chọn kháng sinh phù hợp và hạn chế lạm dùng kháng sinh trong điều trị để giảm tình trạng kháng thuốc.
Công dụng – Chỉ định
Với công dụng kháng khuẩn vượt trội, đáp ứng với nhiều chủng vi khuẩn, Benzylpenicilin được chỉ định trong các trường hợp:
Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn, đặc biệt là các nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm mũi, viêm họng, viêm xoang và viêm tai giữa.
Nhiễm khuẩn huyết hoặc tình trạng sưng mủ hay dịch mủ trong máu do các chủng vi khuẩn nhạy cảm.
Viêm xương tủy cấp và mạn tính.
Viêm màng trong tim do nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân mắc bệnh Lyme.
Bệnh viêm màng não do một số chủng vi khuẩn nhạy cảm.
Tình trạng viêm phổi nặng do phế cầu khuẩn Pneumococcus.
Liều dùng – Cách dùng
Cách dùng: thuốc được bào chế dưới dạng bột pha tiêm, dùng đường tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hay truyền tĩnh mạch. Pha chế và sử dụng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Liều dùng:
Liều dùng phụ thuộc độ tuổi, chủng vi khuẩn và mức độ kháng thuốc của vi khuẩn.
Nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình do các chủng vi khuẩn nhạy cảm:
Người lớn: sử dụng liều từ 0,6 đến 2,4 g mỗi ngày, chia làm 2 đến 4 lần, với trường hợp nhiễm khuẩn nặng liều có thể cao hơn.
Trẻ sơ sinh: 50 mg/kg/ngày, dùng 2 lần/ ngày.
Trẻ từ 1 – 4 tuần: 75 mg/kg/ngày, dùng thuốc 3 lần/ ngày.
Trẻ từ 1 tháng tuổi đến 12 tuổi: 100 mg/kg/ngày,4 lần/ ngày
Viêm màng trong tim do vi khuẩn thì bệnh nhân nên được tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Người lớn dùng 7,2g mỗi ngày, chia làm 6 lần.
Người bị viêm màng não mô cầu nên được tiêm hoặc truyền tĩnh mạch.
Người lớn: liều 14,4g mỗi ngày, chia làm nhiều lần.
Đối với trẻ sơ sinh và trẻ thiếu tháng thì nên dùng 100mg trên 1kg mỗi ngày, Ngày
Đối với trẻ nhỏ nên dùng 150mg trên 1kg mỗi ngày, chia làm 3 lần.
Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi nên dùng từ 180 đến 300mg trên 1kg mỗi ngày, chia làm 4 đến 6 lần.
Trong trường hợp nghi ngờ bệnh não mô cầu (trước khi chuyển lên bệnh viện): tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm. Tuỳ vào từng độ tuổi liều dùng sẽ khác nhau: người lớn và trẻ trên 10 tuổi (1,2 g), trẻ từ 1- 9 tuổi (600 mg); trẻ dưới 1 tuổi (300 mg).
Với người già trên 60 tuổi : dùng bằng nửa liều thông thường cho người lớn.
Người giảm chức năng thận thường có kiều dùng thuốc thấp hơn bình thường.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Benzylpenicilin cho các đối tượng:
Có tiền sử dị ứng hay quá mẫn với kháng sinh beta – lactam hay bất kì thành phần nào trong thuốc.
Phụ nữ trong thời kì mang thai hay đang cho con bú.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Benzylpenicilin
Cần đảm bảo điều kiện vô khuẩn và có cán bộ y tế có đầy đủ kĩ năng và chuyên môn thực hiện tiêm truyền cho bệnh nhân.
Nên dùng kèm thuốc lợi tiểu giữ kali khi dùng Benzylpenicilin liều cao vì có thể gây tình trạng tăng natri huyết làm giảm kali huyết.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người già hay trẻ nhỏ do các đối tượng này dễ gặp phải các tác dụng phụ khi dùng thuốc.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận.
Chú ý theo dõi khi dùng thuốc cho bệnh nhân suy tim do nguy cơ tăng natri huyết khi dùng liều cao Benzylpenicilin Natri.
Thận trọng khi dùng liều cao cho đối tượng có tiền sử động kinh.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc do có thể gây kích ứng da.
Phải test thử phản ứng dị ứng trước khi tiêm để tránh sock phản vệ.
Không sử dụng thuốc đã bị vón cục, chảy nước hay thay đổi màu sắc, hết hạn sử dụng,…
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp nhất của Benzylpenicilin là kích ứng da: nổi mẩn, dị ứng, ngứa, ban đỏ,… Ngoài ra một số trường hợp gây sock phản vệ khi dùng thuốc, giảm số lượng bạch cầu, thiếu máu,…
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Không được trộn lẫn thuốc Benzylpenicilin và kháng sinh nhóm Aminosid để sử dụng do xảy ra tương tác, gây độc với cơ thể.
Tác dụng diệt khuẩn của Benzylpenicilin có thể giảm khi dùng cùng các kháng sinh kìm khuẩn như cloramphenicol, các tetracilin, erythromycin.
Probenecid, phenylbutazon, aspirin, sulfinpyrazon, sulfaphenazol, và indomethacin có khả năng kéo dài tác dụng của Benzylpenicilin.
Cimetidin có thể làm tăng sinh khả dụng của penicilin.
Khi sử dụng cùng Penicilin thì methotrexat sẽ có thể bị giảm tốc độ thải ra khỏi có thể.
Cách xử trí quá liều, quên liều
Trong trường hợp quá liều cần ngừng thuốc ngay và điều trị các triệu chứng và đảm bảo sự sống cho bệnh nhân.
Trong trường hợp quên liều, người bệnh nên bù sớm nhất có thể, nhưng nếu đã gần tới lúc dùng liều tiếp theo thì nên bỏ qua.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.