Thuốc Dloe 4 (viên) là thuốc có tác dụng dự phòng các tình trạng buồn nôn và nôn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến bạn đọc các thông tin chi tiết hơn về thuốc Dloe 4 (viên).
Thuốc Dloe 4 (viên) là thuốc gì?
Thuốc Dloe 4 (viên) là thuốc được bào chế ở dạng viên nén, dùng đường uống. Thuốc có chứa hoạt chất là Ondasetron, có tác dụng ngăn ngừa các tình trạng buồn nôn và nôn xảy ra. Chính vì vây, thuốc hay được dùng trên lâm sàng để ngăn ngừa nôn và buồn nôn do phẫu thuật hoặc do các biện pháp hóa trị liệu ung thư.
Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Laboratories Lesvi, S.L và được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VN-16668-13.
Thành phần
Thuốc Dloe 4 (viên) có chứa các thành phần sau:
- Ondansetron (dưới dạng Ondansetron hydrochloride-dihydrate) với hàm lượng 4mg.
- Các tá dược vừa đủ 1 viên nén bao phim.
Cơ chế tác dụng của thuốc Dloe 4 (viên)
Thuốc Dloe 4 (viên) thể hiện tác dụng chống nôn là nhờ vào cơ chế tác dụng của thành phần quan trọng có trong thuốc, đó là Ondansetron.
Ondansetron là một chất đối kháng có chọn lọc với thụ thể 5-HT3, có tác dụng làm ngăn cản các phản ứng gây nôn ở ngoại vi và hệ thần kinh trung ương.
Khi thực hiện hóa trị và xạ trị có thể giải phóng thụ thể 5HT ở ruột non, kích thích làm hoạt hóa các dây thần kinh phế vị nhờ thụ thể 5HT3. Dây thần kinh phế vị được hoạt hóa cũng làm giải phóng 5HT ở hệ thần kinh trung ương và gây ra phản ứng nôn. Ondansetron khi vào cơ thể sẽ đối kháng với thụ thể 5HT3 và từ đó ngăn chặn được các phản xạ nôn.
Thuốc có hiệu quả tốt trong dự phòng tình trạng nôn do hóa trị và xạ trị, nôn sau phẫu thuật cũng theo cơ chế chống nôn do nhiễm độc tế bào.
Chỉ định của thuốc Dloe 4 (viên)
Thuốc Dloe 4 (viên)được dùng trong các trường hợp sau:
- Dự phòng buồn nôn và nôn do hóa trị ung thư.
- Phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật.
- Phòng ngừa nôn và buồn nôn do thực hiện chiếu xạ.
==>> Xem thêm sản phẩm khác có cùng hoạt chất: Thuốc Ondem Tablets 8mg: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng.
Dược động học
Hấp thu
- Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
- Sinh khả dụng khoảng 60%.
- Thể tích phân bố khoảng 1,9 l/kg.
- Độ thanh thải của thuốc trong huyết tương khoảng 0,35 l/giờ/kg.
Phân bố
- Thuốc được phân bố vào các mô cơ quan trong cơ thể.
- Thuốc liên kết với protein huyết tương với tỷ lệ 75%.
Chuyển hóa
- Thuốc được chuyển hóa qua gan.
- Chất chuyển hóa chính là liên hợp glucuronid và sulphate.
Thải trừ
- Thuốc được bài tiết qua phân và nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa.
- Dưới 10% liều thuốc được thải trừ ở dạng không đổi.
- Thời gian bán thải của thuốc khoảng 3 đến 4 giờ.
Liều dùng – Cách dùng thuốc Dloe 4 (viên)
Liều dùng
Phòng ngừa nôn do hoá trị liệu hoặc xạ trị:
- Liều thông thường: dùng liều 8mg trước 1 đến 2 giờ trước khi xạ trị. Liều duy trì 8mg cách nhau mỗi 12 giờ.
- Sau khi xạ trị khoảng 24 giờ, dùng thuốc với liều 8mg, dùng 2 lần mỗi ngày, cách nhau 4 giờ, dùng liên tiếp 5 ngày.
- Trẻ em từ 4 đến 12 tuổi: Trước khi dùng hoá chất phải dùng thuốc ở dạng tiêm. Sau đó dùng liều 4mg mỗi 12 giờ, dùng tối đa 5 ngày.
Dự phòng nôn và buồn nôn sau phẫu thuật:
- Người lớn: dùng 16mg, uống trước 1 giờ trước khi phẫu thuật.
- Người suy gan: dùng liều tối đa 8mg mỗi ngày.
- Người cao tuổi: không cần hiệu chỉnh liều, dùng liều thông thường giống như người lớn.
Cách dùng thuốc Dloe 4 (viên)
- Dùng thuốc bằng đường uống, nên uống thuốc với một cốc nước lọc.
- Không nên dùng cùng các đồ uống khác để tránh làm giảm tác dụng thuốc.
- Không được nghiền hay bẻ thuốc để tránh làm giảm sinh khả dụng, từ đó có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả điều trị.
Chống chỉ định
Thuốc Dloe 4 (viên) chống chỉ định dùng cho các trường hợp bệnh nhân có biểu hiện quá mẫn với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm sản phẩm: Thuốc Maxsetron 2 mg/ml: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, giá.
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc Dloe 4 (viên) có thể gây ra một vài các tác dụng phụ sau đây:
- Thường gặp: đau đầu, sốt, tiêu chảy, táo bón.
- Ít gặp: chóng mặt, co cứng bụng, khô miệng, yếu cơ.
- Hiếm gặp: quá mẫn, sốc phản vệ, tim đập nhanh, hạ huyết áp, động kinh, nổi mề đay, giảm kali máu, tăng bilirubin máu, co thắt phế quản, thở khò khè, đau ngực.
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn thấy có xuất hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào trong quá trình dùng thuốc.
Tương tác thuốc
- Các chất ức chế hệ thống CYP450 như thuốc cimetidin, alopurinol, disulfiram làm thay đổi chuyển hoá thuốc, dẫn tới làm tăng độc tính của Ondansetron.
- Các chất cảm ứng enzyme gan CYP450 như barbiturat, phenytoin, phenylbutazon, rifampin,…làm thay đổi thời gian bán thải và độ thanh thải của Ondansetron.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Thuốc chỉ được dùng để dự phòng, không có tác dụng điều trị nôn.
- Nên dùng thuốc sau từ 24 đến 48 giờ sau khi dùng hoá chất.
- Thận trọng trên bệnh nhân có tắc ruột.
- Cần dùng thuốc cẩn thận trên bệnh nhân có suy giảm chức năng gan.
Khuyến cáo cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có các dữ liệu về tính hiệu quả và an toàn của thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho nhóm đối tượng này.
Người lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Dloe 4 (viên) không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo và thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Xử trí khi quá liều, quên liều
Quá liều
Hiện chưa có thuốc giải độc Ondansetron. Vì thế khi có quá liều, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị bằng các phương pháp điều trị triệu chứng.
Quên liều
Nếu quên liều trong một thời gian đủ lâu, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng liều tiếp theo như thường lệ. Không được tự ý dùng gấp đôi liều để tránh hiện tượng quá liều.
Thuốc Dloe 4 (viên) có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, liều dùng đơn giản, nên có thể dễ dàng uống thuốc mà không cần hỗ trợ của cán bộ y tế.
- Có thể mua thuốc ở các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc.
Nhược điểm
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trong khi sử dụng thời gian dài.
Thuốc Dloe 4 (viên) giá bao nhiêu?
Giá thuốc Dloe 4 (viên) hiện nay giao động mạnh với nhiều khoảng giá khác nhau. Giá thành của thuốc có thể thay đổi nhiều phụ thuộc vào sự biến động của thị trường và sự khác nhau giữa các nhà thuốc. Vì vậy, bạn nên chọn mua thuốc ở những nhà thuốc có uy tín, để có thể mua được thuốc chính hãng với giá thành hợp lý nhất.
Thuốc Dloe 4 (viên) mua ở đâu uy tín?
Thuốc Dloe 4 (viên) mua ở đâu? Hiện nay nhà thuốc Ngọc Anh là nhà thuốc uy tín bán sản phẩm thuốc Dloe 4 (viên) chính hãng trên thị trường. Bạn có thể đặt hàng và mua ngay sản phẩm của chúng tôi thông qua website chính thức này, hoặc bạn có thể gọi trực tiếp vào số điện thoại, nhắn tin qua các nền tảng mạng xã hội khác nhau. Chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn và sẽ tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn dành cho bạn.
Sản phẩm thay thế thuốc Dloe 4 (viên)
- Ondansetron-BFS: Được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội và có dạng bào chế là dung dịch tiêm. Sản phẩm có thành phần chính là Ondansetron, có tác dụng chống nôn tương tự thuốc Dloe 4 (viên).
- Nausazy 4mg: Sản phẩm có thành phần chính là Ondansetron, có công dụng phòng nôn và buồn nôn giống với thuốc Dloe 4 (viên). Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội và được bào chế dưới dạng dung dịch uống.
So sánh thuốc Dloe 4 (viên) với Dloe 4 (tiêm)
Giống nhau:
- Cả 2 dạng thuốc đều được sản xuất bởi công ty Laboratories Lesvi, S.L và cùng có chung tiêu chuẩn sản xuất.
- 2 thuốc đều chứa thành phần chính là Ondansetron, đều có tác dụng dự phòng nôn tương tự nhau.
- Do cùng cơ chung hoạt chất nên các cơ chế tác dụng, tương tác thuốc hay các tác dụng phụ là như nhau.
Khác nhau:
Dloe 4 (viên) | Dloe 4 (tiêm) |
Bào chế ở dạng viên nén bao phim | Bào chế ở dạng ống chứa dung dịch tiêm. |
Dùng bằng đường uống. | Dùng bằng đường tiêm tĩnh mạch chậm. |
Sinh khả dụng khoảng 60%. | Sinh khả dụng 100%. |
Có thể tự sử dụng tại nhà. | Không tự sử dụng được mà phải có sự thực hiện của cán bộ y tế. |
Tóm lại thuốc Dloe 4 (viên) có ưu điểm là có thể dễ dàng sử dụng tại nhà và ở bất kỳ đâu, tuy nhiên khả năng hấp thu kém hơn đường uống bởi sự cản trở của thức ăn cũng như các yếu tố khác ở dạ dày, dẫn tới thuốc phát huy tác dụng lâu hơn so với đường tiêm.
Ngược lại thuốc Dloe 4 (tiêm) được hấp thu hoàn toàn bằng đường tiêm tĩnh mạch, do đó mà thuốc cho hiệu quả điều trị nhanh hơn. Tuy nhiên đường tiêm có nhược điểm là ko thể tự thực hiện tại nhà mà cần có sự trợ giúp của cán bộ y tế, ngoài ra còn có thể gây đau buốt ở nơi tiêm.
Tài liệu tham khảo
National Center for Biotechnology Information, Ondansetron, PubChem. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2023.
An Đã mua hàng
Thuốc hiệu quả tốt lắm, nên mua nhé mọi người