Hiện nay bệnh dị ứng rất nhiều người mắc phải do nhiều nguyên nhân di truyền, sử dụng thực phẩm, thời tiết,…. Có rất nhiều loại thuốc dùng để điều trị bệnh dị ứng hiệu quả trong đó có thuốc Coafarmin. Bài viết dưới đây nhà thuốc Ngọc Anh cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết khi sử dụng thuốc để an toàn và hiệu quả hơn.
1, Coafarmin là thuốc gì?
Coafarmin là một thuốc thuộc nhóm thuốc chống dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn. Coafarmin được dùng để điều trị các bệnh dị ứng như viêm mũi, viêm kết mạc, mày đay, mẩn ngứa
Dạng bào chế: viên nén
Đóng gói: hộp 2 vỉ x 15 viên
Thành phần: Dexchlorpheniramine 2mg
Tá dược vừa đủ
Hàm lượng: 2mg
SĐK: V1167-H12-05
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Đồng Nai- Việt Nam.
2, Công dụng – chỉ định của thuốc Coafarmin
Ở liều thông thường, Coafarmin có tác dụng an thần do tác động kháng histamin và ức chế adrenalin ở thần kinh trung ương.
Coafarmin có tác dụng ức chế adrenalin ngoại biên có thể gây hạ huyết áp tư thế do nó tác động đến động lực máu.
Coafarmin là một thuốc kháng histamin nên nó có tác dụng đối kháng, có tác dụng chủ yếu trên da, mạch máu, niêm mạc ở kết mạc,mũi, phế quản và ruột.
Ngoài ra nó còn có tác dụng giảm ho nhẹ, khi phối hợp nó sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc ho nhóm morphin, các thuốc giãn phế quản như amin giao cảm.
Chế phẩm coafarmin được chỉ định để điều trị triệu chứng các biểu hiện: viêm mũi theo mùa hoặc quanh năm, viêm kết mạc, mề đay.
3, Thành phần thuốc Coafarmin có tác dụng gì?
Thành phần chính của chế phẩm là Dexchlorpheniramine, là thuốc kháng histamin đường uống,có cấu trúc propylamin.
Cơ chế tác dụng: Dexchlorpheniramine là thuốc kháng histamin có tác dụng kháng acetylcholin và an thần.Dexchlorpheniramine tham gia cạnh tranh với các tế bào thụ thể H1.
4, Cách dùng- liều dùng
- Viên nén 2mg:
Đối với trẻ từ 6-12 tuổi: ½ viên/ lần x 2-3 lần/ ngày ( 4 giờ/ lần)
Người từ 12 tuổi trở lên: 1 viên/ ngày x 3-4 lần/ ngày ( 4 giờ/ lần)
- Viên 6mg:
Người lớn và trẻ trên 15 tuổi, ngày 1 viên, uống vào buổi sáng và tối.
Thời gian điều trị ngắn, do chế phẩm có thể gây buồn ngủ nên điều trị bắt đầu vào buổi tối.
Thận trọng khi sử dụng:
Chú ý: Nếu sau một khoảng thời gian sử dụng mà các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm, vẫn còn hoặc thậm chí nặng lên như khó thở, phù, tức ngực,.. thì bạn nên dừng thuốc,gặp bác sĩ để được tư vấn hướng điều trị khác phù hợp hơn.
Thận trọng với các đối tượng người già, trẻ em, người mắc bệnh huyết áp thấp…
Đối với người lớn tuổi có khả năng bị hạ huyết áp, choáng, buồn ngủ,chóng mặt, táo bón kinh niên,.. cần thận trọng khi được chỉ định sử dụng coafarmin, có thể thay thế bằng các chế phẩm khác.
Các bệnh nhân suy gan, suy thận nên lưu ý do có thể gây tích tụ thuốc, gây hiện tượng ngộ độc thuốc.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, các chất kích thích, vì nó làm giảm hiệu quả tác dụng của thuốc.
Đối với trẻ em dưới 6 tuổi, tuyệt đối không sử dụng. Với các trường hợp trên 6 tuổi cần chú ý về liều lượng và thời gian uống thuốc cho trẻ.
5, Chống chỉ định
- Quá mẫn với các thành phần của thuốc: Dexchlorpheniramine
- Bệnh nhân glaucoma góc đóng.
- Bệnh nhân bị bí tiểu do mắc phải bệnh rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt.
- Phụ nữ nữ có thai và cho con bú.
- Bệnh nhân huyết áp thấp tư thế.
- Viên coafarmin hàm lượng 2mg chống chỉ định cho trẻ trẻ dưới 6 tuổi.
- Chế phẩm 6mg chống chỉ định cho người dưới 15 tuổi.
6, Tác dụng không mong muốn của thuốc Coafarmin
Các đặc tính lý hóa, dược lý của Dexchlorpheniramine là nguồn gốc gây ra tác dụng không muốn với nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau phụ thuộc vào liều lượng hoặc không.
Tác dụng trên thần kinh thực vật:
- Trong thời gian đầu sử dụng, có thể xuất hiện hiện tượng buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật.
- Tác động kháng cholinergic gây ra các tác dụng như khô niêm mạc,giãn đồng tử, rối loạn điều tiết, bí tiểu, tim đập nhanh.
- Hạ huyết áp tư thế.
- Gây chóng mặt, suy giảm trí nhớ,mất khả năng tập trung khi làm việc và học tập.
- Mất điều hòa vận động, hay run rẩy tay tay chân. Biểu hiện này hay gặp ở người lớn tuổi, ít gặp ở trẻ em.
- Lú lẫn, ảo giác.
- Một số biểu hiện hiếm gặp như kích động, nóng nảy, cáu gắt.
Phản ứng quá mẫn:
- Nổi ban, mề đay, mẩn ngứa, ban xuất huyết.
- Phù
- Sốc phản vệ.
- Trường hợp hiếm có thể gặp phù Quincke
Tác dụng trên mạch máu: hay gặp giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, thiếu máu.
7, Cách xử lý quá liều- quên liều
Quá liều
Biểu hiện:
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc quá liều sẽ xuất hiện các triệu chứng như an thần, kích thích thần kinh trung ương, xuất hiện các cơn động kinh, loạn nhịp, trụy tim mạch, co giật, ngừng thở.
Xử trí:
- Gọi hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Cung cấp đơn, toa thuốc đang dùng cho bác sĩ.
- Điều trị triệu chứng kèm hỗ trợ chức năng gan, tim, thận, bù nước, điện giải.
- Rửa dạ dày, gây nôn để tống thuốc ra khỏi cơ thể.
- Dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy để hạn hạn chế hấp thụ.
- Trường hợp gặp bệnh nhân bị hạ huyết áp và loạn nhịp, cần điều trị tích cực.
- Nếu bệnh nhân co giật, có thể dùng điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin.
- Truyền máu trong những ca nặng.
Quên liều:
Trong quá trình điều trị, nếu bệnh nhân quên một liều, có thể uống bổ sung càng sớm càng tốt (1-2 giờ so với thời gian bác sĩ kê trong đơn). Trong trường hợp nếu quên quá lâu, gần tới thời gian uống liều tiếp theo thì bệnh nhân không cần uống bù liều trước đó nữa, và tuyệt đối không uống gấp đôi liều, điều này sẽ dẫn tới hiện tượng quá liều hoặc tích tụ thuốc trong cơ thể.
8, Ảnh hưởng của Coafarmin đến phụ nữ có thai và cho con con bú:
- Thời kỳ mang thai:
Nghiên cứu về khả năng gây dị dạng cho thai nhi ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ: Nghiên cứu trên động vật, dexchlorpheniramine gây ra hiện hiện tượng quái thai.Trên lâm sàng, chưa có bằng chứng chứng minh hiện tượng này.
Nghiên cứu độc tính trên phôi thai ở 3 tháng tiếp theo và 3 tháng cuối thai kỳ: Các dấu hiệu về tiêu hóa hóa ở trẻ sơ sinh có mẹ điều trị liều cao coafarmin như chậm tiêu phân su, nhịp tim nhanh, rối loạn thần kinh,.. hiếm khi gặp.
Như vậy, coafarmin có thể được được chỉ định cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng tiếp theo. Ở 3 tháng cuối thai kỳ, nếu cần thiết bác sĩ phải kê toa ngắn hạn và theo dõi chức năng gan, thận trong quá trình sử dụng.
- Thời kỳ cho con bú:
Thuốc thải trừ qua sữa mẹ với một lượng nhỏ. Tuy nhiên do thuốc có tác dụng an thần nên đây là lý do chế phẩm này không được chỉ định cho người đang cho con bú.
9, Tương tác thuốc
- Rượu, thuốc lá và các chất kích thích không nên phối hợp với thuốc.
- Khi dùng kết hợp với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, coafarmin làm tăng tác dụng ức chế thần kinh, làm giảm tập trung và mất tỉnh táo, gây ảnh hưởng đối với người lái xe và vận hành máy móc.
- Phối hợp với atropin và các thuốc có tác dụng giống atropin như thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, disopyramide, thuốc an thần nhóm phenothiazin,..làm tăng tác dụng không mong muốn của atropin: bí tiểu, táo bón, khô miệng.
10, Dược động học
- Hấp thu: sinh khả dụng là 25-50%. Thuốc chuyển hóa qua gan lần đầu.Sau 2-6 giờ, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu. Sau khi uống 6 giờ, thuốc đạt hiệu lực tối đa. Thuốc cho tác dụng 4-8 giờ.
- Phân bố: Tỷ lệ liên kết kết với protein huyết tương là 72%.
- Chuyển hóa: thuốc chuyển hóa chủ yếu qua gan. Chất chuyển hóa không còn hoạt tính.
- Thải trừ: Coafarmin thải trừ qua nước tiểu, tùy thuộc vào pH nước tiểu, 34% được bài tiết dưới dạng không đổi, 22% dưới dạng chất chuyển hóa loại gốc methyl.Thời gian thải trừ là 14-25 giờ. Ngoài ra, thuốc còn qua được sữa mẹ và nhau thai
11, Thuốc Coafarmin có giá bao nhiêu?
Mỗi cơ sở kinh doanh thuốc sẽ có giá bán khác nhau.
Chế phẩm coafarmin 2mg có giá là 8.000 đồng/ hộp 2 vỉ x 15 viên.
12, Mua thuốc Coafarmin ở đâu tại Hà Nội và thành phố HCM?
Bạn có thể tìm mua sản phẩm ở các nhà thuốc, quầy thuốc uy tín chất lượng như nhà thuốc ITP Pharma, nhà thuốc Bimufa,…
Thuốc Coafarmin là thuốc được dùng phổ biến để điều trị bệnh dị ứng. Tuy nhiên bạn không được tự ý khi dụng thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ để tránh các ảnh hưởng có thể xảy ra. Mọi thông tin về thuốc chúng tôi đã cung cấp đầy đủ ở bài viết trên. Chúc bạn đọc thu được những thông tin hữu ích
Xem thêm một số thuốc chống dị ứng khác:
Thanh Đã mua hàng
Dùng thuốc Coafarmin giảm ngứa rất nhanh