Thuốc Captagim được nhiều người biết đến với công dụng điều trị chứng huyết áp cao, suy tim do nhiều nguyên nhân. Vậy thuốc Captagim có tốt không? Xin mời quý bạn đọc cùng Nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu các thông tin cụ thể về sản phẩm ở bên dưới.
Thuốc Captagim là gì?
Thuốc Captagim là một loại thuốc kê đơn thuộc nhóm ức chế men chuyển, nó thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị cao huyết áp, nguy cơ cao nhồi máu cơ tim hay suy tim. Nó được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm. Hiện tại, thuốc đang được lưu hành trên thị trường với số đăng ký là VD-10069-10.
Thành phần
Mỗi viên nén Captagim có chứa hoạt chất chính sau:
Captopril 25 mg
Ngoài ra, còn chứa một số phụ liệu khác vừa đủ.
Cơ chế tác dụng của thuốc Captagim
- Captopril là một chất có tác dụng ức chế men chuyển, ngăn chặn không cho angiotensin I chuyển thành angiotensin II, nó hoạt động thông qua hệ RAA (renin-angiotensin-aldosteron). Angiotensin II là một chất gây ra tác dụng co mạch mạnh, còn gây kích thích vỏ thượng thận tiết ra aldosteron làm giữ natri và nước làm tăng huyết áp.
- Captopril có tác dụng hạ huyết áp thông qua cơ chế làm giảm sức cản động mạch ngoại biên, nhưng không tác động lên cung lượng tim.
- Captopril có tác dụng chống tăng sản cơ tim do ức chế quá trình hình thành angiotensin II, đây là chất đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành cơ tim. Trong trường hợp suy tim, nó làm giảm tiền gánh, ngăn chặn sức cản ngoại vi, tăng cung lượng tim.
- Captopril còn làm chậm tiến triển của xơ vữa động mạch, làm giảm tỷ lệ tái phát nhồi máu cơ tim và giảm tỷ lệ tử vong sau nhồi máu cơ tim.
- Nghiên cứu về “Hiệu quả của Captopril trong suy tim” được báo cáo như sau: Thực hiện trên 14 bệnh nhân bị suy tim sung huyết nặng trong một thử nghiệm mù đôi. Captopril làm giảm nồng độ angiotensin II và noradrenaline trong huyết tương, đồng thời làm tăng nồng độ renin có hoạt tính. Lưu lượng huyết tương qua thận tăng và sức cản mạch máu thận giảm. Nồng độ urê và creatinine huyết tăng. Khả năng chịu đựng khi tập thể dục cải thiện đáng kể, giảm khó thở và mệt mỏi.
Công dụng của thuốc Captagim 25 mg
Thuốc Captagim được dùng để điều trị các trường hợp sau:
- Sau cơn nhồi máu cơ tim, đối với những bệnh nhân đã ổn định động mạch.
- Suy tim.
- Huyết áp cao.
==>> Xem thêm Thuốc Captopril 25mg Davipharm là gì, lưu ý cách dùng, giá bao nhiêu, mua ở đâu
Dược động học
- Hấp thu: sau khi uống thuốc đạt nồng độ đỉnh sau 1 giờ, sinh khả dụng khoảng 65%. Thức ăn làm giảm độ hấp thu từ 30-40%.
- Phân bố: thể tích phân bố khoảng 0,7L/kg.
- Chuyển hóa: thuốc được chuyển hóa tại gan tạo thành dạng captopril cystein và dẫn xuất disulfid.
- Thải trừ: thời gian bán hủy khoảng 2 giờ, độ thanh thải toàn phần 0,8 lít/kg/giờ, độ thanh thải của thận là 0,4 lít/kg/giờ. Khoảng 75% thuốc được thải trừ qua nước tiểu dạng không đổi, còn lại ở dạng chất chuyển hóa.
Liều dùng
- Tăng huyết áp: liều lượng thường dùng là 25 mg/ lần và 2 – 3 lần/ ngày. Nếu không kiểm soát được sau 1 – 2 tuần thì tăng liều đến 50 mg/ lần và 2 – 3 lần/ ngày. Liều tối đa 150 mg/ ngày.
- Cơn tăng huyết áp: uống 12,5 mg – 25 mg/ lần và cách nhau khoảng 30 đến 60 phút hoặc có thể lâu hơn.
- Suy thận:
Clcr < 50 ml/ phút/ m2 : liều ban đầu là 12,5 mg/ lần, 3 lần/ ngày.
Clcr< 20 ml/ phút/ m2 : liều ban đầu là 6,25 mg/ lần, 3 lần/ ngày.
- Suy tim: liều thường dùng là 6,25 mg – 50 mg/ lần và 2 lần/ ngày. Có thể tăng liều đến 50 mg/ lần, 2 lần/ ngày.
- Rối loạn chức năng tâm thất trái sau cơn nhồi máu cơ tim: bắt đầu sớm 3 ngày sau cơn nhồi máu cơ tim có kèm với loạn chức năng thất trái. Liều ban đầu là 6,25 mg/ lần x 3 lần, liều tiếp thep là 12,5 mg/ lần và uống 3 lần, tiếp theo tăng lên 25 mg/ lần và 3 lần/ngày tiếp theo, cuối cùng tăng lên liều 50 mg/ lần và 3 lần/ngày nếu dung nạp được.
- Bệnh nhân bị thận do đái tháo đường: uống 25 mg/ lần và 3 lần/ ngày.
- Trẻ em: liều ban đầu là 0,3 mg/ kg thể trọng/ lần và uống 3 lần/ ngày. Có thể tăng liều đến 0,3 mg/kg, cứ 8 – 24 giờ tăng lên một lần.
Cách dùng
Nên uống vào trước bữa ăn khoảng 1 giờ là tốt nhất.
Chống chỉ định
- Có mẫn cảm với một trong những thành phần của thuốc.
- Sau cơn nhồi máu cơ tim (huyết động không được ổn định), có tiền sử phù mạch.
- Hẹp 2 bên động mạch thận, hẹp động mạch thận khi chỉ còn một quả thận.
- Hẹp van 2 lá, hẹp động mạch chủ, bệnh tắt nghẽn phì đại cơ tim.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tác dụng phụ
Thường gặp
- Chóng mặt.
- Ngoại ban, nổi ngứa.
- Ho khan.
Ít gặp
- Hạ huyết áp nặng.
- Thay đổi vị giác, đau thượng vị, viêm miệng, viêm dạ dày.
Hiếm gặp
- Mày đay, mẫn cảm, đau cơ, sốt, bệnh hạch lympho, tăng bạch cầu ưa eosin, sút cân.
- Viêm mạch
- To vú nam giới.
- Phù mạch, giọng khàn, phồng môi, phồng lưỡi, phù chân tay, mẫn cảm ánh sáng, hồng ban đa dạng, viêm da tróc vảy.
- Vàng da, viêm gan, viêm tụy.
- Co thắt phế quản, cơn hen nặng lên.
- Ðau nhức cơ, đau khớp.
- Dị cảm.
- Trầm cảm, lú lẫn.
- Hội chứng thận hư, protein niệu, tăng kali huyết, giảm chức năng thận.
==>> Xem thêm: Thuốc Captohasan Comp 25/12.5 là gì, cách sử dụng đúng cách, giá bao nhiêu, mua ở đâu
Tương tác thuốc
Sự kết hợp | Tương tác |
Furosemid | hạ huyết áp đồng thời |
Kháng viêm NSAID | giảm tác dụng hạ huyết áp |
Lithium | tăng nồng độ lithium gây ra ngộ độc |
Thuốc lợi tiểu giữ kali hoặc cyclosporin | gây tăng kali huyết |
Lưu ý và thận trọng
- Thận trọng cho người suy thận nặng, thẩm tách máu.
- Bệnh nhân đang dùng lợi tiểu mạnh dễ nguy cơ hạ huyết áp nặng.
- Thận trong khi dùng cùng các thuốc lợi tiểu giữ kali, muối chứa kali.
- Hạ huyết áp nặng ở bệnh nhân bị tăng hoạt độ renin mạnh.
- Gây dương tính giả các xét nghiệm aceton.
Lưu ý đối với phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kỳ mang thai: dùng thuốc trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối có thể gây hại cho thai nhi, trẻ sơ sinh và làm thai chậm phát triển do đó không dùng trong thai kỳ.
- Thời kỳ cho con bú: thuốc có đi qua sữa mẹ gây hại cho trẻ nhỏ do đó không dùng cho đối tượng này.
Lưu ý đối với người lái xe và vận hành máy móc
Có thể bị chóng mặt sau khi dùng thuốc, cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Cách xử trí khi quá liều
Triệu chứng: nhức đầu, sốt, hạ huyết áp.
Cách xử trí: nên ngừng dùng thuốc và đưa bệnh nhân cấp cứu, có thể tiêm tĩnh mạch diphenhydramin hydroclorid, tiêm dưới da adrenalin, tiêm tĩnh mạch hydrocortisone.
Thuốc Captagim có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc được bào chế dạng viên nén nhỏ gọn, dễ uống và đóng gói theo từng vỉ nhôm giúp tránh ẩm tốt.
- Thuốc có tiêu chuẩn sản xuất là GMP-WHO, đây là tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt do tổ chức y tế thế giới ban hành.
- Thuốc đã được Cục quản lý dược cấp phép đăng ký lưu hành từ năm 2010 cho đến nay, đã trải qua hơn chục năm kinh nghiệm sử dụng thuốc trên lâm sàng.
Nhược điểm
- Không dùng được cho phụ nữ đang có thai và phụ nữ cho con bú.
Các thuốc có thể thay thế thuốc
Thuốc Captarsan 25 được sản xuất tại Công ty cổ phần hoá-dược phẩm Mekophar, chứa thành phần captopril 25mg. Thuốc được chỉ định trong điều trị cao huyết áp, suy tim hoặc sau nhồi máu cơ tim có huyết động đã ổn định.
Tensiomin được sản xuất tại Egis Pharmaceuticals Private Limited Company, có chứa captopril 25mg. Đây là thuốc có tác dụng điều trị bệnh nhân có huyết áp cao, sau nhồi máu cơ tim, suy tim.
Trên đây là các thuốc tương tự, nếu muốn thay thế cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Thuốc Captagim giá bao nhiêu?
Giá Captagim bao nhiêu? Giá bán của thuốc đang được cập nhật liên tục tại Nhà thuốc Ngọc Anh, bạn có thể tham khảo.
Mua thuốc Captagim ở đâu uy tín, chính hãng?
Thuốc Captagim có bán tại các nhà thuốc, quầy thuốc trên toàn quốc và bạn nên chọn các nhà thuốc uy tín trên địa bàn, và ưu tiên các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP để mua. Hoặc có thể truy cập vào fanpage Nhà thuốc Ngọc Anh hoặc có thể vào website nhathuocngocanh.com gọi vào số hotline để được giải đáp.
Nguồn tham khảo
Thư viện Y khoa quốc gia Hoa Kỳ, Captopril in heart failure. A double blind controlled trial truy cập vào ngày 18/03/2024.
Mỹ Tâm Đã mua hàng
Một hôp 100 viên dùng rất tiện lợi ạ