Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Alstuzon tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Alstuzon là thuốc gì? Thuốc Alstuzon có tác dụng gì? Thuốc Alstuzon giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Alstuzon là thuốc gì?
Thuốc Alstuzon là một sản phẩm của Xí nghiệp Dược phẩm 120, là thuốc được dùng để điều trị các rối loạn tuần hoàn não, các rối loạn tuần hoàn ngoại biên và ngăn ngừa say tàu xe, với hoạt chất chính là Cinnarizin.
Số đăng ký: VD-26589-17
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 25 viên
Tiêu chuẩn: GMP
Công ty sản xuất: Công ty Cổ phần Armephaco.
Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Armephaco.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén. Mỗi viên Alstuzon chứa: Cinnarizin: 25mg và các tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng
Cinarizin là chất ức chế Histamin H1 có khả năng ngăn cản quá trình tiết histamin, hầu hết các thuốc histamin H1 đều có tác dụng an thần. Cinarizin còn ức chế acetylcholin muscarinic và được sử dụng làm chất chống nôn.
Cinarizin cũng là chất ức chế calci. Thuốc có cơ chế chèn các kênh calci giúp ngăn sự co tế bào cơ trơn mạch máu.
Cinarizin là hoạt chất được dùng trong điều trị rối loạn tiền đình.
Tham khảo một số thuốc tương tự: Thuốc Cinnarizin 25mg Nadyphar được sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM 2 – 9.
Dược động học
Hấp thu
Trong cơ thể, Cinarizin hấp thu tương đối chậm, nồng độ đỉnh trong huyết thanh đạt sau 2,5 đến 4 giờ.
Phân bố
Cinarizin liên kết với protein huyết tương khoảng 91%.
Chuyển hóa
Cinarizin chuyển hóa chủ yếu qua CYP2D6, tùy vào thể trạng mỗi người mà mức độ chuyển hóa thay đổi đáng kể khác nhau.
Thải trừ
Sau 72 giờ, thuốc vẫn còn thải trừ ra nước tiểu dưới dạng đã chuyển hoá. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 3 – 6 giờ.
Phân là con đường đào thải chính của Cinarizin ở dạng không biến đổi, Cinarizin đào thải qua nước tiểu chủ yếu ở dạng chuyển hóa.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp:
Rối loạn tiền đình: chữa trị các vấn đề về rối loạn mê đạo như: hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn, giật nhãn cầu.
Ngăn ngừa say tàu xe, say sóng và đau nửa đầu.
Điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn tuần hoàn não: hoa mắt, choáng váng, nhức đầu, kém tập trung, giảm trí nhớ.
Điều trị các vấn đề liên quan đến rối loạn tuần hoàn ngoại biên: bệnh Raynaud, tím, lạnh đầu ngón tay, ngón chân, giãn tĩnh mạch, co cơ buổi tối.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Thuốc dùng đường uống, nên dùng thuốc sau bữa ăn để tránh các tác dụng không mong muốn.
Liều dùng
Liều dùng với người lớn:
- Trường hợp rối loạn tuần hoàn não và rối loạn tiền đình: uống 3 lần 1 ngày, mỗi lần 1 viên chia ra sau các bữa ăn.
- Trường hợp rối loạn tuần hoàn ngoại biên: uống 3 lần 1 ngày, mỗi lần 2 – 3 viên.
- Trường hợp phòng say tàu xe: uống 1 viên trước khi lên xe 30 phút, uống lại sau mỗi 6h khi cần.
Với trẻ em dùng nửa liều so với người lớn.
Chống chỉ định
Không dùng cho người bị loạn chuyển hoá porphyrin.
Không dùng thuốc cho người dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Không dùng thuốc khi phát hiện thuốc quá hạn sử dụng.
Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú khi không có chỉ định của bác sĩ.
Không dùng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc.
Tác dụng phụ của thuốc Alstuzon
Sử dụng thuốc Alstuzon 25mg ở liều cao có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như: buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Các tác dụng phụ này thường hết sau vài ngày.
Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải một số tác dụng phụ hiếm gặp như: đau đầu, khô miệng, tăng cân, ra mồ hôi, dị ứng.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng thông thường nên ngưng dùng thuốc ngay và theo dõi. Trường hợp gặp phải các tác dụng phụ hiếm gặp thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Alstuzon
Lưu ý chung
Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ vì có thể gây tác dụng không mong muốn, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Thận trọng khi sử dụng thuốc với người lớn tuổi.
Vì tác dụng gây buồn ngủ nên thuốc không sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.
Thận trọng khi dùng thuốc với bệnh nhân hạ huyết áp.
Với bệnh nhân cao tuổi chỉ nên dùng khi có chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Lưu ý cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Với phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú thì không nên dùng thuốc.
Lưu ý cho người lái xe và vận hành máy móc
Người lái xe và vận hành máy móc không dùng thuốc.
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, để xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi dùng chung thuốc với các chất kích thích như rượu, bia sẽ làm tăng tác dụng an thần, tác dụng đến hệ thần kinh trung ương.
Dùng chung thuốc với các loại thuốc chống trầm cảm và thuốc ức chế thần kinh trung ương cũng ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Ngoài ra, alstuzon cũng có khả năng tương tác với các thuốc khác bạn đang dùng gây hậu quả không mong muốn, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác.
Để biết rõ nhất về các tương tác thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ để nghe tư vấn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Alstuzon
Quá liều
Quá liều: quá liều Alstuzon có thể gây buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa. Trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nên đưa người bệnh đến bệnh viện để được chẩn đoán và có hướng điều trị.
Quên liều
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn tiếp tục dùng thuốc, không sử dụng gấp đôi liều quy định. Trường hợp phòng say tàu xe mà quên liều thì uống thuốc càng sớm càng tốt.
Thuốc Alstuzon giá bao nhiêu?
Một hộp thuốc Alstuzon chứa 2 vỉ x 25 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp thuốc Alstuzon vào khoảng 40.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Thuốc Alstuzon mua ở đâu?
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc. Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Alstuzon chính hãng, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự: Thuốc Cinnarizin 25mg được sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG
Tài liệu tham khảo
- Kirtane, M. V., Bhandari, A., Narang, P., & Santani, R. (2019). Cinnarizine: a contemporary review. Indian Journal of Otolaryngology and Head & Neck Surgery, 71(2), 1060-1068. truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2022
- Nicholson, A. N., Stone, B. M., Turner, C., & Mills, S. L. (2002). Central effects of cinnarizine: restricted use in aircrew. Aviation, space, and environmental medicine, 73(6), 570-574. truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2022
Thành Đã mua hàng
Tôi bị rối loạn tiền đình sử dụng thuốc này vài tháng thấy khá hơn rất nhiều