Điều trị bệnh nhân COVID-19 không nhập viện

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Tác giả: Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Vũ Hồng Vân, Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Phương Mai

Bài viết Điều trị bệnh nhân COVID-19 không nhập viện được trích trong phần 2 “Điều trị bệnh COVID-19” sách Chẩn đoán và điều trị COVID-19, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

1. TIÊU CHÍ ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN KHÔNG NHẬP VIỆN

1.1. Tiêu chí lâm sàng đối với người nhiễm COVID-19

  • Là người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc ở mức độ nhẹ (theo phân loại trong CHƯƠNG 2: CHẨN ĐOÁN, PHÂN LOẠI VÀ TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN COVID-19).
  • Không có các dấu hiệu của suy hô hấp: nhịp thở ≤ 20 lần/phút, SpO2 ≥ 96% khí phòng; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.
  • Đáp ứng thêm, tối thiểu 1 trong 2 tiêu chí sau:
    • Đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin phòng COVID-19 ≥ 14 ngày.
    • Có đủ 04 yếu tố sau: (1) Tuổi: Trẻ em trên 1 tuổi, người lớn < 45 tuổi; (2) Không có bệnh nền; (3) Không đang mang thai; (4) Không béo phì.

1.2. Khả năng người nhiễm COVID-19 tự chăm sóc 

  • Có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh…
  • Có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu: Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…
  • Trường hợp không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng 2 tiêu chí trên.

1.3. Điều kiện nhà ở

ĐIỀU KIỆN NHÀ Ở
ĐIỀU KIỆN NHÀ Ở
  • Nhà ở riêng lẻ; căn hộ trong khu tập thể, khu chung cư.
  • Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”.
  • Có thùng màu vàng  đựng  chất thải lây nhiễm có dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” để đựng trang phục phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế thải bỏ.
  • Khuyến khích lắp camera để giám sát người cách
  • Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình đủ các yêu cầu sau:
    • Nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay chứa ít nhất 60% cồn, cặp nhiệt độ.
    • 02 thùng đựng chất thải: Thùng dán nhãn “CHẤT THẢI CÓ NGUY CƠ CHỨA SARS-CoV-2” có nắp đậy, mở bằng đạp chân, lót túi màu vàng để đựng chất thải gồm khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng; Và thùng đựng chất thải sinh hoạt có lót túi màu xanh để đựng chất thải sinh hoạt khác.
    • Không được dùng điều hòa trung tâm, có thể dùng điều hòa riêng; Đảm bảo thông thoáng khí, tốt nhất nên thường xuyên mở cửa sổ.
    • Có máy giặt hoặc xô, chậu đựng quần áo để người cách ly tự giặt.
    • Có chổi, cây lau nhà, giẻ lau, 02 xô và dung dịch khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường để người cách ly tự làm vệ sinh khử khuẩn phòng. Phòng cách ly phải được vệ sinh khử khuẩn hằng ngày.
  • Phải trang bị đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân phòng, chống lây nhiễm (khẩu trang y tế, găng tay y tế, giày, kính bảo hộ, quần, áo) để người nhà sử dụng khi bắt buộc phải tiếp xúc gần với người cách
  • Bố trí bàn trước cửa phòng cách ly để cung cấp suất ăn riêng, nước uống và các nhu yếu phẩm khác cho người cách Nghiêm cấm không được mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà.

2.  THEO DÕI – HƯỚNG DẪN NGƯỜI NHIỄM TẠI NHÀ

2.1. Theo dõi sức khỏe

– Người nhiễm COVID-19 tự theo dõi và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe, 2 lần/ngày về:

  • Chỉ số: nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2, huyết áp (nếu có thể).
  • Triệu chứng: mệt mỏi, rát họng, ho, ớn lạnh/gai rét, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy, nôn, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ,…

– Phát hiện diễn biến xấu, liên hệ đưa bệnh nhân đến viện kịp thời khi:

(1) Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

(2) Nhịp thở:

  • Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.
  • Trẻ từ 1 đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.
  • Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

(3) SpO2 ≤ 95%.

(4) Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 lần/phút.

(5) Huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60

(6) Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

(7) Thay đổi ý thức.

(8) Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu

(9) Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ..

(10) Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng,…

(11) Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

2.2.  Các bài tập thở

Các bài tập thở sâu giúp phục hồi chức năng cơ hoành và tăng dung tích phổi. Bên cạnh đó làm giảm lo lắng và căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giảm cảm giác khó thở. Vì vậy, kỹ thuật thở đóng một vai trò thiết yếu trong quá trình phục hồi COVID-19.

a. Tư thế:

Chọn một tư thế, cố gắng và thư giãn ở những tư thế đó. Tập trung vào việc thư giãn các cơ ở cổ và vai.

Nằm nghiêng cao đầu

Nằm nghiêng kê gối phía dưới để hỗ trợ vai và cổ; đầu gối hơi cong.

Ngồi nghiêng về phía trước

– Ngồi nghiêng về phía trước, đặt khuỷu tay trên đầu gối hoặc tay vịn của ghế.

– Nghiêng người về phía bàn, đầu và cổ kê trên gối, tay  thả  lỏng  trên bàn.

uc?export=view&id=1RWDB19 HAEeo4Hs2tnLZoNo0ABjT7hA2
Nghiêng người về phía trước

Nghiêng  người  về  phía  trước,  đặt khuỷu tay lên ghế, tường hoặc lan can…

Đứng dựa lưng

Dựa lưng vào tường, đặt tay ở bên cạnh; đặt chân cách tường khoảng một bước chân và hơi xa nhau.

uc?export=view&id=1JpO8TO 692sB1JAy5pZZ5IQj9CIlr9Oq

Hình 3.1. Các tư thế tập thở cho bệnh nhân COVID-19

b. Bài tập thở mím môi

Chỉ thực hiện kỹ thuật này một mình trong phòng cách ly. Lặp lại các bài tập 3 hoặc 4 lần một ngày; mỗi lần tập 2 đến 3 phút. Thực hiện các động tác như sau:

  • Bước 1: Ngồi thẳng lưng dựa vào lưng ghế bành. Đặt cánh tay trên tay ghế hoặc trên đùi.
  • Bước 2: Chỉ hít vào bằng mũi trong 3 đến 4 giây, môi đóng chặt.
  • Bước 3: Thở ra từ từ bằng cách mím môi (như đang thổi nến hoặc huýt sáo) trong thời gian 4 đến 6 giây.
BÀI TẬP MÍM THỞ MÔI
BÀI TẬP MÍM THỞ MÔI
c. Thở bằng bụng
  • Bước 1: Tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái. Để 1 tay trên ngực, 1 tay dưới bụng.
  • Bước 2: Hít vào từ từ bằng mũi, sao cho bàn tay đặt trên bụng sẽ dần di chuyển do phần bụng phình lên và bàn tay đặt trên ngực vẫn nằm yên.
  • Bước 3: Mím chặt bờ môi rồi từ từ thở ra nhẹ nhàng. Trong lúc thở ra, có thể cảm nhận được phần bụng đang xẹp xuống dần.

Có thể tập hít thở 5 đến 10 lần tùy theo khả năng. Mỗi ngày nên tập thở 5 đến 7 lần để rèn luyện cơ hoành.

BÀI TẬP THỞ BẰNG BỤNG
BÀI TẬP THỞ BẰNG BỤNG
d. Thở nằm sấp
TẬP THỞ NẰM SẤP
TẬP THỞ NẰM SẤP

Bệnh nhân nằm sấp -> nghiêng sang bên phải -> đổi tư thế ngồi dậy với độ nghiêng khoảng 30-60 độ -> nằm nghiêng bên trái -> trở lại vị trí nằm sấp.

Thời gian mỗi tư thế kéo dài khoảng 30 đến 120 phút.

2.3.  Thuốc điều trị

a.  Điều trị triệu chứng
  • Hạ sốt, giảm đau: Người lớn: paracetamol 0,5 g/lần

Trẻ em: paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần

Có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ, ngày không quá 4 lần. Sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý.

  • Oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.
  • Ho: Sử dụng mật ong, hoặc thuốc ho tổng hợp có chứa
b.  Thuốc kháng vi rút

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 vào 6/10/2021 cũng đã có khuyến cáo về sử dụng thuốc kháng vi rút cho bệnh nhân không triệu chứng và mức độ nhẹ.

Favipiravir

  • Chỉ định: Bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ.
  • Chống chỉ định: phụ nữ có thai, phụ nữ đang có kế hoạch có thai; phụ nữ đang cho con bú; bệnh nhân dưới 18 tuổi; suy gan nặng, suy  thận nặng.
  • Liều dùng: ngày đầu uống 1600 mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600 mg/lần x 2 lần/ngày. Thời gian điều trị: 7- 14 ngày.
  • Cần chú ý ít nhất 2 ngày đầu dùng thuốc có thể gây rối loạn tâm thần và có thể làm tăng acid uric và làm nặng ở những bệnh nhân có tiền sử

Molnupiravir

  • Chỉ định: Bệnh nhân COVID-19 mức độ nhẹ.
  • Chống chỉ định: phụ nữ có thai 3 tháng đầu, phụ nữ đang có kế hoạch có thai; phụ nữ cho con bú; viêm gan siêu vi cấp, suy gan, suy thận; viêm tụy cấp hoặc mạn.
  • Liều: 800 mg/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày.
  • Thận trọng: Ngừng thuốc kháng vi rút khi có chỉ định dùng thuốc kháng viêm, chống đông.
c.  Kháng thể đơn dòng

Tại Hoa Kỳ, kháng thể đơn dòng được chỉ định sớm trong vòng 72 giờ sau khi xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính và 7 ngày khởi phát triệu chứng đối với bệnh nhân nhẹ hoặc trung bình điều trị tại nhà có nguy cơ tiến triển lâm sàng cao.

Tiêu chí chỉ định (tại Hoa Kỳ):

  • Tuổi ≥ 65
  • Người lớn BMI ≥ 25 kg/m2 hoặc trẻ nhỏ 12 đến 17 tuổi mà ≥ 40kg
  • Có thai
  • Bệnh thận mạn tính
  • Đái tháo đường
  • Bệnh ức chế miễn dịch hoặc đang dùng các thuốc ức chế men chuyển
  • Tim bẩm sinh hoặc tăng huyết áp
  • Bệnh phổi mãn tính
  • Bệnh hồng cầu hình liềm
  • Rối loạn phát triển thần kinh
  • Phụ thuộc vào các thiết bị hỗ trợ từ y tế
  • Casirivimab và imdevimab

Liều: casirivimab 600 mg + imdevimab 600 mg truyền tĩnh mạch duy nhất hoặc chia 4 lần tiêm dưới da.

  • Sotrovimab: 500 mg truyền tĩnh mạch duy nhất.
  • Bamlanivimab cộng với etesevimab: Tại thời điểm này, không còn khuyến cáo sử dụng do đã giảm nhạy cảm với 2 chủng Gamma (P.1) và Beta (B.1.351) VoC đang lưu hành tại Hoa Kỳ

Lưu ý: Bệnh nhân đã điều trị kháng thể đơn dòng chống SARS-CoV-2 thì hoãn tiêm vắc-xin COVID-19 ít nhất 90 ngày. Ở những người tiêm vắc xin trước đó và mắc COVID-19 không ảnh hưởng đến quyết định điều trị kháng thể đơn dòng.

Hiện tại cũng đã bắt đầu áp dụng sử dụng kháng thể đơn dòng trong điều trị bệnh nhân mức độ nhẹ.

d.  Corticosteroid
  • Không được khuyến cáo sử dụng dexamethasone và corticosteroid toàn thân cho nhóm bệnh nhân điều trị tại nhà. Nghiên cứu cho thấy dùng corticosteroid ở giai đoạn không có dấu hiệu viêm (không cần thở liệu pháp oxy) không thay đổi diễn tiến của bệnh. Ngoại trừ bệnh nhân đang phải duy trì sử dụng vì các bệnh khác thì vẫn tiếp tục sử dụng.
e.  Các thuốc khác

Colchicine, hydroxychloroquineazithromycinKhông được khuyến cáo trong điều trị COVID-19 vì không làm giảm tỷ lệ tử vong trong khi đó các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa (ví dụ: tiêu chảy) và thuyên tắc mạch phổi là phổ biến.

Ivermectin: Không có đủ bằng chứng để khuyến cáo dùng hoặc không dùng ivermectin để điều trị COVID-19. Cần thêm các kết quả thử nghiệm lâm sàng với thiết kế nghiên cứu chặt chẽ và thực hiện nghiêm túc để đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn, dựa trên bằng chứng về tác dụng của ivermectin trong điều trị COVID-19.

2.4.  Chế độ ăn uống, sinh hoạt

  • Người nhiễm COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ.
  • Tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày.
  • Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước.
  • Tăng cường dinh dưỡng.
  • Suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

3. CAN THIỆP KỊP THỜI KHI CÓ DIỄN BIẾN XẤU TRONG LÚC CHỜ ĐƯA BỆNH NHÂN ĐI BỆNH VIỆN

  • Cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà cần xử trí cấp cứu cho bệnh nhân khi có tình trạng cần cấp cứu.
  • Cung cấp đủ oxy trong lúc chờ và trong lúc vận chuyển bệnh nhân đi bệnh viện.
  • Cân nhắc sử dụng corticosteroid toàn thân sớm.

4. XÁC ĐỊNH F0 KHỎI BỆNH

Theo quyết định số 4689 của Bộ y tế ngày 06/10/2021:

  • Nhóm không có triệu chứng:
    • Tối thiểu 10 ngày kể từ ngày có xét dương tính đầu tiên, và xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) vào ngày thứ 9.
  • Nhóm có triệu chứng:
    • Tối thiểu 14 ngày kể từ ngày có xét dương tính đầu tiên (3 ngày cuối không có triệu chứng), và xét nghiệm RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30) trước ngày ra viện.
  • Đối với các trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm RT-PCR  nhiều lần có Ct < 30 được ra viện nếu đủ các điều kiện sau:
    • Tối thiểu 21 ngày kể từ ngày có xét dương tính đầu tiên (3 ngày cuối không có triệu chứng).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. “Tài Liệu Hội Nghị Tập Huấn Trực Tuyến về Quản Lý, Điều Trị và Chăm Sóc Người Nhiễm SARS-CoV-2, Người Bệnh COVID-19 Theo Phân Tầng Quản Lý, Điều Trị và an Toàn Tiêm Chủng Vắc Xin Phòng COVID-19 Ngày 13/8/2021”, Cục quản lý khám chữa bệnh, 12 Tháng Tám 2021
  2. “Công văn 5599/BYT-MT 2021 giảm thời gian cách ly thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà”
  3. “Nonhospitalized Adults: Therapeutic Management”, COVID-19 Treatment
  4. “Nonhospitalized Patients: General Management”, COVID-19 Treatment
  5. “Quyết định 4038/QĐ-BYT 2021 Hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID19 tại nhà”,
  6. National Institute for Health and Care Excellence (NICE) in collaboration with NHS En- gland and NHS Improvement, “Managing COVID-19 Symptoms (Including at the End of Life) in the Community: Summary of NICE Guidelines”, BMJ 369 (20 Tháng Tư 2020): m1461, https://doi.org/10.1136/bmj.m1461.
  7. “aande pursed lips breathing exercises for-patients self isolating with coronavirus covid-19.pdf”, truy cập 31 Tháng Tám 2021,
  8. Johan Wormser, Christophe Romanet, và François Philippart, “Prone position in wards for spontaneous breathing Covid-19 patients: a retrospective study”, Irish Journal of Med- ical Science, 15 Tháng Giêng 2021, 1–4, https://doi.org/10.1007/s11845-020-02479-x.
  9. “COVID-19: Outpatient evaluation and management of acute illness in adults – UpTo- Date”
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here