Điểm danh các thuốc trị hắc lào được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bệnh hắc lào chắc hẳn không còn xa lạ với mọi người, đây là bệnh lý về da rất phổ biến với các biểu hiện khá rõ ràng như xuất hiện các các nốt ban đỏ hình đồng tiền, gây ngứa, viền đỏ,..Bệnh hắc lào không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống hàng ngày của bệnh nhân. Thật may mắn hiện nay hắc lào không phải bệnh không thể chữa dứt điểm nếu dùng thuốc đặc trị kịp thời. Vậy bạn đã biết thuốc điều trị hắc lào tốt nhất hiện nay đang được các bác sĩ khuyên dùng chưa? Nếu chưa thì Nhà thuốc Ngọc Anh xin được giới thiệu tới các bạn đọc top những thuốc trị hắc lào được bác sĩ da liễu khuyên dùng qua bài viết dưới đây.

Bệnh hắc lào là gì?

  • Bệnh hắc lào hay còn được biết đến là bệnh lác đồng tiền là 1 bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay do các vi nấm thuộc nhóm dermatophytes gây nên. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe tuy nhiên gây cho bệnh nhân cảm giác khó chịu, ngứa ngày và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Những nốt hắc lào có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên da ở cơ thể và thường thấy ở da phần đùi, kẽ chân, da chân, móng tay hay da đầu.
  • Bệnh hắc lào thường phát triển mạnh vào những thời điểm giao mùa như từ xuân sang hè, đông sang xuân vì những thời điểm này trong năm sẽ có khí hậu nồm ẩm đặc biệt phía Bắc Việt Nam ta, thời tiết thì nóng bức, mưa phùn, cơ thể toát nhiều mồ hôi đều là những điều kiện thuận lợi khiến các nấm, vi khuẩn, virus phát triển và hình thành bệnh từ đó khiến bệnh hắc lào bùng phát và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ bị hắc lào nặng.
  • Tuy không nguy hiểm nhưng khả năng lây lan bệnh của hắc lào cao vì vậy đây mới là điều đáng lo ngại. Bệnh không phân biệt tuổi tác, giới tính hay vùng da trên các bộ phận mà nó có thể phát bệnh ở bất kỳ vùng da nào, trên bất kỳ ai.

Nguyên nhân gây bệnh hắc lào?

Hiện nay theo các thông kê cho thấy nấm gây bệnh hắc lào hiện nay có khoảng > 40 loài trong đó có 3 loài thường gặp là Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton, chúng đều là những loại nấm có khả năng sống trên da cũng như các bề mặt khác như đồ vật đặc biệt sinh sôi và phát tán mạnh ở những vùng có độ ẩm cao, những vùng ẩm ướt. Nấm gây bệnh có thể lâu qua người chủ yếu qua 4 cách sau:

  • Do thói quen sinh hoạt, vệ sinh thân thể chưa sạch sẽ. Khi bạn lười tắm rửa thì mồ hôi được tiết ra trên da trong hoạt động hàng ngày sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh ngoài da. Không chỉ thói quen vệ sinh mà việc mặc quần áo ẩm, cho khô hoàn toàn hay tắm gội tại những nơi có nguồn nước bị nhiễm bệnh, không đảm bảo vệ sinh cũng khiến cho các vi nấm dễ xâm nhập và phát triển thành bệnh.
  • Lây từ người bị mắc bệnh hắc lào là 1 trong những nguyên nhân phổ biến hàng đầu hiện nay. Vì các vi nấm này không chỉ có khả năng sống trên da mà nó còn có khả năng tồn tại trên các bề mặt khác như bề mặt của các đồ vật đặc biệt là bề mặt ẩm ướt do đó việc dùng chung đồ, tắm chung bể tắm, quan hệ tình dục hay việc tiếp tục trực tiếp da thịt với người bị hắc lào sẽ gây tình trạng lây nhiễm bệnh nhanh chóng.
  • Một lý do ít ai ngờ đến là việc bạn nuôi thú cưng có bệnh hắc lào thì bạn có thể cũng bị hắc lào sau khi chạm vào chúng và thậm chí khi bạn chạm vào những đồ vật mà thú cưng sử dụng hàng ngày cũng là nguồn lây bệnh.
  • Một số trường hợp hiếm gặp là khi con người hay động vật có sự tiếp xúc với đất mang nấm gây bệnh cũng có thể mắc bệnh hắc lào.

==Xem thêm [Bật Mí] 5+ Thuốc Bôi Chữa Chuỗi Hạt Ngọc Dương Vật Được Khuyên Dùng

Dấu hiệu, triệu chứng của bệnh hắc lào

Khi bạn bị bệnh hắc lào thì các triệu chứng biểu hiện trên da khá rõ ràng, đặc trưng nên dễ nhận biết:

  • Bệnh xuất hiện ban đầu là những nốt đau nhỏ xuất hiện trên da giống như các nốt mụn sau đó từ nốt này sẽ nhanh chóng to dần và hình thành các mảng da đỏ hoặc có màu nâu, sần sùi và trên các mảng này xuất hiện vảy đồng thời ở viền xung quanh có màu đỏ sậm hình chiếc nhẫn.
  • Các mảng da sần đỏ thường xuất hiện trên các vùng kẽ, có nếp gấp lớn như hen bên bẹn, vùng kín, nếp lằn ở mông, vùng thắt lưng,..
  • Khó chịu và ngứa dữ dội trên vùng da bị bệnh cũng là triệu chứng điển hình cho hắc lào, đặc biệt khi ra mồ hôi, về đêm thì tình trạng ngứa sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi thời tiết nóng bức.

Điểm danh các thuốc trị hắc lào được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Bệnh hắc lào có nguy hiểm không? Bệnh hắc lào là bệnh lý trên da gây khó chịu ngứa ngáy làm mất thẩm mỹ và khó chịu cho bệnh nhân nhưng không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ lan nhanh toàn cơ thể, lây bệnh cho người khác và dễ để lại sẹo ở vùng da bị tổn thương. Hiện nay trên thị trường có nhiều thuốc trị hắc lào, được chia thành 2 loại:

  • Thuốc điều trị tại chỗ: là thuốc dùng để bôi chống nấm trực tiếp trên da thường chứa các hoạt chất Ketoconazol, Miconazol, Clotrimazol,…
  • Thuốc trị hắc lào toàn thân: các thuốc này có tác dụng điều trị nấm như Itraconazole, nizoral, thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa, thuốc kháng sinh điều trị bội nhiễm, các thuốc nhóm này có thể dùng làm thuốc trị hắc lào dạng uống.

Clotrimazole

Clotrimazole có khả năng kháng nấm ngoài da, nấm me, nấm mốc và một số loại nấm khác. Cơ chế tác dụng của thuốc là làm ức chế quá trình tổng hợp protein màng tế bào từ đó ảnh hưởng đến sự dụng và kết hợp các acid amin acyl hóa, đây là quá trình cần thiết đối với nấm. Các nghiên cứu cho thấy Clotrimazole có khả năng thấm tốt qua da và với liều lớn thì khả năng kháng nấm mạnh.

Lưu ý không dùng thuốc cho người mẫn cảm với Clotrimazole.

==Xem thêm Các loại thuốc trị nấm da đầu hiệu quả nhất hiện nay

Miconazole

Miconazole có tác dụng chống nấm thông qua cơ chế ức chế quá trình tổng hợp ergosterol ở màng tế bào nấm từ đó Miconazole làm ức chế và ngăn chặn sự sinh trưởng của các tế bào vi khuẩn nấm. Miconazole có tác dụng trên nhiều loại nấm như Aspergillus, Pityrosporon, Microsporon, Blastomyces, Cladosporium, Coccidioides, Histoplasma, Madurella, Epidermophylon,Candida,…

Lưu ý không dùng thuốc cho người mẫn cảm với Miconazole.

Itraconazol

Itraconazol là thuốc ức chế nấm toàn thân có tác dụng ức chế enzym phụ thuộc cytochrom P450 do đó làm ức chế sự tổng hợp của các erhosterol màng tế bào và làm giảm tính thấm ở màng tế bào từ đó làm chế vi khuẩn.

Lưu ý không nên dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với thuốc nhóm azol hay dùng để điều trị nấm móng cho phụ nữ có thai, dự định có thai, tránh dùng cho trẻ em.

Terbinafine

Terbinafine có tác dụng diệt nấm ngoài da, có tác dụng kháng nấm phổ rộng. Khi dùng nồng độ thấp, thuốc có đặc tính diệt nấm đối với nấm ngoài da, nấm lưỡng hình, nấm móng. Terbinafine can thiệt có chọn lọc vào giai đoạn đầu khi nấm sinh tổng hợp sterol từ đó làm nấm bị thiếu hụt ergosterol và tăng sự tích tụ squalen trong nội bào từ đó làm chết tế bào nấm. Thuốc vừa được bào chế dạng kem, xịt ngoài da vừa được dùng dưới dạng viên uống. Nhưng để trị hắc lào thì thuốc thường được bào chế dưới dạng viên uống.

Lưu ý không dùng thuốc cho người mẫn cảm với Terbinafine.

Griseofulvin

Griseofulvin là một kháng sinh kháng nấm có tác dụng với cả nấm trên da bao gồm cả Trichophyton, Microsporum, Epidermophyton nhạy cảm. Thuốc giúp kháng nấm thông qua quá trình ức chế sự phân chia tế bào ở giai đoạn giữa đồng thời làm ngăn chặn quá trình nhân đôi của các DNA nấm.

Lưu ý thuốc không dùng được cho bệnh nhân quá mẫn với thuốc, bệnh nhân bị suy tế bào gan và người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Fluconazol

Fluconazol là thuốc chống nấm đầu tiên thuộc nhóm thuốc tổng hợp triazol có tác dụng chống nấm do làm biến đổi màng tế bào nấm, khiến tính thấm màng tế bào tăng lên và làm các chất thiết yếu trong tế bào nấm bị thoát ra ngoài và làm giảm nhập các phân tử tiền chất. Fluconazol còn làm ức chế P450 14-alpha-demethylase ngăn cản sự tổng hợp ergosterol chủ yếu ở màng tế bào nấm.

Lưu ý không dùng thuốc cho người mẫn cảm với Fluconazol.

Ciclopirox

Ciclopirox là thuốc chống nấm tại chỗ có hoạt tính kháng nấm phổ rộng và có ít đặc tính kháng khuẩn. Cơ chế tác dụng của Ciclopirox là do thuốc tạo phức chelat với các ion đa hoa trị như Al, Fe từ đó làm ức chế enzym phụ thuốc ion kim loại chịu trách nhiệm về sự thoái hóa peroxit trong tế bào nấm. Ngoài ra Ciclopirox  còn làm gián đoạn sự tổng hợp RNA, DNA và protein dẫn đến tế bào nấm bị tiêu hủy.

Lưu ý không dùng thuốc cho người mẫn cảm với Ciclopirox.

Ketoconazol

Ketoconazol là thuốc kháng nấm dùng tại chỗ có tác dụng chống nấm tổng hợp thường dùng để kìm hãm sự phát triển của nấm và diệt nấm. Cơ chế tác dụng của Ketoconazol là ức chế hoạt tính của hệ enzym cytochrom P450 cần thiết cho quá trình khử tạo thành sterol chính của màng tế bào nấm từ đó làm thay đổi tính thấm và chức năng màng tế bào nấm và gây chết nấm.

Lưu ý không nên dùng Ketoconazol cho bệnh nhân quá mẫn với thuốc.

Ketoconazol 2% Mekophar

Ketoconazol 2% Mekophar là sản phẩm bôi ngoài da được sản xuất dưới dạng kem do công ty Mekophar sản xuất. Thuốc có tác dụng đặc hiệu trong điều trị nấm ở da và niêm mạc được sử nhiều nhiều hiện nay.

Thành phần:

  • Ketoconazol
  • Tá dược

Công dụng: Với thành phần hoạt chất Ketoconazol, thuốc hoạt động theo cơ chế kìm hãm sự phát triển của nấm gây bệnh ngay cả ở liều thấp. Với liều cao thuốc có tác dụng diệt nấm nhờ ức chế quá trình sinh tổng hợp ergosteril khiến thay đổi thành phần lipid trong màng tế bào nấm và gây chết nấm. Thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh nấm ở da hay niêm mạc như nấm loang, hắc lào, nấm da đùi, nấm toàn thân.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Thoa lớp 1 lớp mỏng lên vùng da bị nhiễm nấm và vùng da xung quanh với tần suất 1-2 lần/ngày.
  • Thời gian điều trị thường từ 2-4 tuần, với những bệnh nhân bị bệnh nặng thì dùng thuốc trong 6 tuần.
Ưu điểm
  • Về hiệu quả, Ketoconazol 2% Mekophar không chỉ giúp ức chế sự phát triển và lây lan của nấm mà còn tiêu diệt nấm gây bệnh nhờ đó giúp trị tận gốc bệnh hắc lào lại giúp ngăn ngừa lây bệnh cho người khác.
  • Thuốc được bào chế dạng kem bôi, dễ thấm, tạo cảm giác mỏng nhẹ trên da và thuốc không gây hấp thu toàn thân từ đó tránh đường những tác dụng phụ toàn thân, tương tác thuốc mà đường uống có thể gặp phải..
  • Giá thành rẻ.
Nhược điểm
  • Mắc dù với tần suất không nhiều nhưng thuốc vẫn gây tác dụng phụ trên da.
  • Nếu dùng thuốc quá liều sẽ gây sưng, ban đỏ, và phồng rộp trên da.

Tham khảo về giá bán và mua sản phẩm TẠI ĐÂY.

Ketoconazol 2% Mekophar
Ketoconazol 2% Mekophar

Thuốc trị hắc lào lâu năm Nizoral Cream 10g

Một sản phẩm đến từ Thái Lan hiện nay khá phổ biến trên thị trường và đã được cấp giấy phép đăng ký lưu hành trên thị trường Việt Nam là Nizoral Cream 10g. Thuốc được bào chế dạng kem bôi do công ty Olic (Thailand) Limited sản xuất.

Thành phần:

  • Ketoconazol
  • Tá dược

Công dụng:

  • Điều trị bệnh nấm ngoài da gây ra bởi nấm men, nấm sợi ngoài da như nấm hắc lào, lác, ở bàn tay, bàn chân, bẹn.
  • Điều trị nhiễm nấm Candida, bệnh lang ben, nấm da đầu, điều trị viêm da tiết bã.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Bước 1: Vặn mở nắp thuốc và đâm xuyên qua đầu tuýp bằng phần nhọn ở đỉnh nắp.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng da nhiễm nấm và để da khô tự nhiên.
  • Bước 3: Lấy 1 lượng thuốc vừa đủ rồi bôi lên vùng da bị nhiễm nấm
  • Bước 4: Rửa sạch tay.
  • Nên dùng đều đặn từ 2-6 tuần tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Ưu điểm
  • Nizoral Cream 10g được sản xuất tại Thái Lan, theo dây chuyền khép kín hiện đại đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí sản xuất thuốc và đạt GMP-WHO, thuốc đã được cấp giấy phép lưu hành tại Việt Nam nên có thể yên tâm về nguồn gốc.
  • Chất kem bôi trên da không bị bí, gây nhờn rít và rất dễ thấm, tác dụng trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
  • Thuốc có chứa hoạt chất Ketoconazol là hoạt chất được các tổ chức y tế thế giới công nhận về hiệu quả và độ an toàn cho bệnh nhân.
Nhược điểm
  • Tác dụng và hiệu quả sử dụng Nizoral Cream 10g sẽ khác nhau ở trên mỗi người.
  • Giá thành hơi cao.

Tham khảo về giá bán và mua sản phẩm TẠI ĐÂY.

Nizoral Cream 10g
Nizoral Cream 10g

Acid benzoic

Acid benzoic là thành phần vừa có tác dụng kháng nấm nhờ làm bong tróc lớp sừng giúp nấm phát triển đồng thời còn giúp sát khuẩn nhẹ khi bôi lên da. Acid benzoic có khả năng phá hủy lớp sừng bằng cách hydrat hóa nội sinh và làm mềm da, làm giảm pH khiến các lớp biểu mô bị sừng hóa phồng lên và bị bong tróc ra. Acid benzoic còn giúp các thuốc có tác dụng chấm nấm khác thấm vào da tốt hơn.

Lưu ý: không dùng Acid benzoic cho phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú hay trẻ < 2 tuổi.

Cồn ASA HDPharma

Khác với dạng kem bôi da, Cồn ASA HDPharma cũng là sản phẩm dùng trên da nhưng được bào chế dưới dạng dung dịch được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Vật tư Y tế Hải Dương, xuất xứ Việt Nam, đây là một trong những thuốc trị hắc lào dạng nước.

Thành phần:

Công dụng: Điều trị nấm bàn chân, hắc lào, viêm da do nấm, nấm móng, lang ben.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Bước 1: Rửa sạch tay với nước sát khuẩn và vùng da cần điều trị bằng bằng nước muối sinh lý sau đó để da khô tự nhiên hoặc dùng khăn bông làm khô.
  • Bước 2: Lấy 1 lượng dung dịch cồn ASA vừa đủ lên vùng da bị bệnh rồi dùng tay bôi đều, tránh bôi trên diện rộng.
  • Bước 3: Rửa sạch tay lại với nước sau khi dùng thuốc.
Ưu điểm
  • Với sự kết hợp của 2 thành phần hoạt chất Aspirin, Natri salicylat thuốc không chỉ ức chế phản ứng viêm, giảm các triệu chứng ngứa và làm bong lớp vảy, sừng trên da mà còn tiêu diệt tận gốc nấm gây bệnh và làm sạch da.
  • Thuốc được sản xuất theo dây chuyền hiện đại của công ty Cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương, có nhà máy sản xuất đạt chuẩn EU-WHO và GMP-WHO.
  • Cồn ASA HDPharma có thể chất mỏng nhẹ, dễ bám trên da, thấm nhanh.
  • Giá thành rẻ.
Nhược điểm
  • Cồn ASA HDPharma có màu nên có thể lem lên quần áo và bám lên vải gây bẩn quần áo.
  • Thuốc gây tác dụng phụ ngay cả khi dùng thuốc ở liều chỉ định.

Tham khảo về giá bán và mua sản phẩm TẠI ĐÂY.

Cồn ASA HDPharma
Cồn ASA HDPharma

Cồn thuốc chữa Hắc Lào Lang Ben

Cồn thuốc chữa Hắc Lào Lang Ben là một trong những sản phẩm được sử dụng khá phổ biến hiện nay nhờ công dụng đặc trị bệnh nhiễm nấm ngoài da như hắc lào, lăng ben,.. do công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh sản xuất.

Thành phần:

Công dụng:

  • Điều trị bệnh nấm ngoài da như hắc lào, nước ăn chân, lang ben.
  • Giúp sát trùng da, điều trị vảy nến, ghẻ lở, ngứa.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Bước 1: Vệ sinh vùng da cần dùng thuốc.
  • Bước 2: Dùng tăm bông tẩm cồn Hắc Lào Lang Ben rồi thấm đều lên vùng da bị bệnh.
  • Lưu ý nên bôi từ 2-3 lần/ngày.
Ưu điểm
  • Cồn thuốc chữa Hắc Lào Lang Ben được bào chế dang thuốc cồn bôi ngoài da giúp điều trị trực tiếp lên vùng da bị bệnh, thấm nhanh và không gây các tác dụng phụ toàn thân như đường uống.
  • Giá thành hợp lý.
  • Thuốc hiện nay đã bán nhiều tại các nhà thuốc, hiệu thuốc,… tiện lợi cho người mua.
Nhược điểm
  • Cồn thuốc chữa Hắc Lào Lang Ben không dùng được cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ < 2 tuổi.
  • Thuốc có thể gây các tác dụng phụ trên da.

Tham khảo về giá bán và mua sản phẩm TẠI ĐÂY.

Cồn thuốc chữa Hắc Lào Lang Ben
Cồn thuốc chữa Hắc Lào Lang Ben

Tài liệu tham khảo

P Puiatti, O Cervetti, M Forte, G Zina (1986), Ketoconazole treatment in superficial mycoses, pubmed. Truy cập ngày 15/05/2024.

6 thoughts on “Điểm danh các thuốc trị hắc lào được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here