Cầu tự và tổng luận về thụ thai – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Cầu tự và tổng luận về thụ thai

Bài viết Cầu tự và tổng luận về thụ thai – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

Tham khảo từ chương 4 “Phụ đạo sán nhiên” quyển I, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học tải pdf Tại đây.

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

CẦU TỰ

Xét nguyên nhân cơ chế của bệnh

Đức lớn của trời đất gọi là “sinh”, sự sinh sôi nảy nở tràn ngập khắp nơi, sao đến ta lại riêng ngừng đứt? Người con thảo cháu hiền, há chẳng nên cầu nguyện trời đất, mạnh dạn tự trách, mà nỡ tự để cho tuyệt tự hay sao? Vì trời là hình lớn nhất, âm dương là khí lớn nhất, duy hình với khí cũng nhờ nhau mà lập lên; cùng cảm nhau mà sinh sản, chưa từng riêng bỏ được bên nào. “Trai, gái cấu tinh, muôn vật hóa sinh”. Âm, dương, hình, khí của trời đất ngự cả vào câu ấy. Sách nói: “số 7 là thiếu dương, số 8 là thiếu âm cùng cảm nhau mà lưu thông”. Cho nên con gái, tuổi tới 2 lần 7(2×7= 14) mà thiên quý đến, con trai tuổi tới 2 lần 8 (2 X 8 = 16) mà tinh thông ra, thì lúc ấy âm dương giao hợp thì mới thành hình. Kinh Dịch nói: “trời đất hun đúc, muôn vật hóa thành, trai gái giao cấu, muôn vật hóa sinh”. Đạo trời đắt thì âm dương hòa mới nuôi sống được muôn vật, đạo vợ chồng thì âm dương hòa hợp mới sinh nở được con cái. Nêu tinh cha huyết mẹ không đầy đủ mà có thể chửa đẻ được thì chưa bao giờ có.

Phàm lúc giao hợp, trai, gái phải đúng tuổi. Trai tuy 16 tuổi tinh đã thông, nhưng phải 30 tuổi mới lấy vợ, gái tuy 14 tuổi thiên quý đã đến, nhưng phải 20 tuổi mới gả chống. Như thế là muốn để cho âm, dương đầy đủ đông đặc, rồi mới giao hợp, đã giao hợp là có thai, đã có thai là nuôi lớn mà lại sống lâu. Con gái chưa đến tuổi cập kê (15 tuổi) mà giao cấu, âm khí tiết sớm thì chưa đầy đủ mà bị tổn thương, chưa đông đặc mà bị lay động, cho nên dẫu giao cấu mà không có thai, dẫu có thai mà không nuôi được, dẫu nuôi được mà không sống lâu.

Trai, gái giao cấu, ngưng kết thành thai, tuy không ngoài “tinh” với “huyết” là vật chất hậu thiên, nhưng cũng do một điểm “khí” tiên thiên phát sinh trong cảm hứng tình dục mà phối hợp vào đó một cách kỳ diệu. Chu tử có câu: “bẩm thụ ở lúc mới thụ thai”, Thiên Ngộ Chân có câu: “do lúc đầu thụ khí mới thành thai”, đều là nghĩa đó.

Về tuổi già không có con, các thày thuốc đều lấy nghĩa thận chủ “tinh” mà trách thận. Nhưng không biết: thận chủ “tướng hòa”, mà tâm thì chủ “quân hỏa”. “Quân hỏa” yên, “tướng hỏa” lặng, tinh và huyết mới sinh ra. Vì tâm tàng thần, thần dựa vào huyết, huyết thì sợ hỏa. Nếu tình dục nổi lên mà tâm hỏa (quân hỏa) động, thận hỏa (tướng hỏa) cũng hùa theo mà động, thì huyết bốc sôi, làm cho nguyên thần (1) hao tán, không thể xuống giao với thận. Thận thủy hư hàn, tinh do đó mà tiết bậy ra. Thường thấy những người giàu sang mà lại không có con, là vì phần nhiều giầu thì tình dục phóng túng mà lại hại đến tinh; sang thì do lao tâm mà tổn đến thần. Tóm lại, thận tinh tiết bừa bãi là do tâm hỏa bức bách mà sinh ra; tâm hỏa bốc lên, cũng do thận thủy thiếu mà không chế lại được. Vả lại, người ta thì 30 tuổi trở đi, tinh khí kém dần, không những sự ăn, uống, trai, gái, trông, nghe, nói năng, hoạt động, bận chí, nhọc lòng, đều có thể làm hao thần hại tinh. Nếu không biết tiết dục, thì không thể giữ vững hòa khí của tiên thiên mà sinh nhiều con cái được.

Sách Mạch quyết nói: “huyết thịnh dễ kết thai, khí thịnh khó kết thai. Cho nên căn phải theo mạch mà xét đoán. Còn như cha trẻ mẹ già, sinh con gái át gầy còm, cha yếu mẹ khỏe, sinh con trai tất yếu ớt”, đó là câu thành ngữ của cổ nhân. Nhưng cũng có người già mà khỏe, người trẻ mà yếu, trong đó há không có sự biến đổi khác nhau sao? Nhưng lúc mới thụ thai, tuy dương tinh là phần chính, mà nuôi cho thai được đây đủ, át phải nhờ âm huyết làm chủ. Vì trời đất sinh vật, tất phải có lúc giao hòa; muôn vật hóa sinh, tất phải có lúc vui hứng. Mèo chó là giống vật rất nhỏ, lúc sắp thụ thai thì giống cái kêu gào chạy nhảy, do khí giao hòa vui hứng xúc động không nén lại được, đó là thời tiết của thiên nhiên, là quy luật của sự hóa sinh. Phàm đàn bà mỗi tháng thấy kinh một lần, tất có một hôm có vẻ sung túc trong một lúc nào đó, bốc nóng bừng bừng, tê mê rạo rực có trạng thái muốn giao cấu không thể nào nhịn được, đó là đúng lúc. Lúc đó, nếu kiên trì lại mà không giao cấu thì sẽ kết thành đan mẫu (2) mà giao cấu thuận theo ý mình, thì sẽ kết thành thai. Nhưng lúc giao cấu, trai gái đều có tinh cả, chưa từng có huyết. Chữ-Trừng, Lý Đông-Viên và Chu-Đan-Khê đều nói lẫn cả tinh và huyết, hình như cho là khi giao cấu, trai xuất tinh mà gái xuất huyết vậy.

Có người đàn bà khí huyết đầy đủ, ăn uống khỏe mạnh, mà sinh dục lại ít. Cũng có người đàn bà khí huyết không đủ, ăn uống kém mà sinh dục lại nhiều, sao vậy? Vì người ở cung tiên da dẻ lưng thanh tú, là do thường kiêng cơm; gái ở tầu Sở (3) eo lưng thắt nhỏ, là do hay nhịn đói, trăng tròn thì sẽ khuyết, trăng khuyết thì sẽ tròn. Do đó mà xét, người mạnh yếu dễ sinh dục, người béo đặc khó kết thai, đó là sự thực vậy.

PHẢN BIỆT CHỨNG TRẠNG

Cách cầu tự, trước hết xét kinh nguyệt của người đàn bà có được điều hòa hay không? Nếu không được điều hòa thì: hoặc trước kỳ đã thấy kinh, hoặc sau kỳ mới thấy kinh, hoặc một tháng thấy 2 làn, hoặc tháng có tháng không, có người kinh bế hẳn không thông, có người kinh thấy luôn không ngừng; hoặc trước đau bụng rồi sau đau bụng; hoặc kinh sắc tía, sắc đen, sắc nhợt; hoặc bạch đới, bạch dâm, bạch trọc. Đó đều là khí huyết không điều hòa, thì nên xét chứng dùng thuốc bồi bổ, hễ kinh mạch điều hòa, chân tinh đầy đủ thì âm, dương, khí huyết hòa bình, mới có thể sinh con và con mới sống lâu được.

HƯ THỰC

Có người đàn bà béo khỏe mà không có con, hoặc do khí trệ huyết ưng, hoặc đờm lấp tử cung mà không có con. Cách chữa, khí trệ thì làm cho vận hành, huyết ưng thì làm cho thông, đờm thì khơi ra, theo chứng mà chữa. Có một người đàn bà mạch thốn 2 bên đều trầm và phục, biết là trong ngực có đờm thực, thầy thuốc chữa bàng cách 3 lần cho thổ, 3 lần cho tả và 3 lần cho phát hãn, trong một tháng thì có thai. Đó là một sự gặp gỡ trong trăm nghìn bệnh. Đại khái như: cây cỏ không mọc mầm được, tất là do bên trong có sâu mọt đục khoét, bên ngoài không được nơi tốt vun xới. Suy lẽ đó, thì phải nên trừ tật hại mà bôi bổ thêm vào.

CÁCH CHỮA

Đan bà không có con, chỉ do 4 chứng: hoặc kinh không đều, hoặc huyết không đủ, hoặc có tật bệnh, hoặc giao cấu không đứng thời. Cách chữa: nên điều kinh, bổ huyết, chữa bệnh, dè dặt với tình dục, giao cấu lúc không có tật bệnh và đúng thời như thế, có lẽ nào mà lại không thụ thai.

Cách Cầu tự nêu theo phương pháp sau đây:

“Cách giao cấu muốn thành thai

“Hành kinh kỳ hạn, chớ sai, chớ lầm:

“Ba mươi giờ theo lịch âm,

“Là hai ngày rưỡi (1), vừa tầm dứt kinh

“Giờ giao cấu, tính cho rành,

“Hai mươi tám, chín giờ kinh sắp ngừng.

“Sạch kinh rồi phải liệu chừng,

“Giờ này giao cấu thường mừng thụ thai.

“Ngày kinh sạch đã quá dài,

“Mới cùng giao cấu là hoài phí công.

“Giao cấu khi khai tử cung,

“Lo gì sinh dục chẳng mong đầy đàn”.

Bài này nói đàn bà khi kinh nguyệt vừa hết, thì kim thủy mới sinh, lúc đó tử cung đương mồ và trống rỗng, vì trống rỗng nên có thể thu nạp, đúng là thời kỳ thụ tinh kết thai, và là lúc âm, dương hòa hợp rất tốt của thiên nhiên, cần phải có sự giao hợp của người thêm vào, đừng để lỡ mất thời cơ kỳ diệu của tạo hóa. Nếu để quá lúc đó, thì tử cung đóng lại mà không thụ thai nữa (1).

Người thầy thuốc giỏi chữa bệnh không con, về phía trai thì nói là chủ ở tinh, về phía gái thì nói là chủ ở huyết. Bàn lý luận, lạp phương thuốc: về phía trai thì lấy bổ thận làm cốt, về phía gái thì lấy điều kinh làm đầu, lại tham khảo thêm những thuyết bổ khí hành khí. xem mạch lạc, xét thực hư, thấu suốt mà chữa tự có thể thụ thai được. Nhưng khí huyết trong mình người ta, đều có hư, thực, hàn, nhiệt khác nhau, xem mạch có thể biết rõ. Nếu bỏ mạch mà chỉ nói riêng thuốc là sai. Mạch không nên thái quá mà sác, cũng không nên bất cập mà trì, sác thì nhiệt, trì thì hàn; không nên hữu lực quả mà thực, thực là chính khí hư, mà tà hỏa nhân hư lấn vào làm ra thực, nên tán uất để phạt tà, tà đi rồi, chính mới có thể bổ; cũng không nên vô lực quá mà hư, hư là khí huyết hư, chỉ nên điều bổ khí huyết. Lại có người con gái khí huyết ít, hàn nhiệt không điều, kinh nguyệt sai kỳ, đều nên chấn mạch rồi dùng phép linh hoạt mà chữa, cần làm thế nào cho mạch cùa vợ và chồng được hòa bình, giao hợp có kỳ hạn, không dùng thuốc xằng bậy, mới có thể sinh con được. Có mùa đông rét lạnh, tất có mùa xuân ấm áp, thế mới biết lẽ thiên nhiên, không thu liễm thì không thể phát sinh, đó là lẽ tự nhiên. Người không biết lẽ thu tàng, dâm dục kiệt tinh làm hao chân khí, đến lúc không có con, lại nói là huyết lạnh, là tinh hàn, uống nhiêu tễ táo nhiệt, làm chân âm càng bị hao tổn, thì làm sao mà có con được. Cho nên nguyên nhân không có con, không riêng ở đàn bà, mà cũng phần nhiều do đàn ông phòng lao quá độ, tiết tinh ra quá nhiều, tinh loãng như nước, hoặc lạnh như băng, và lo nghĩ nhiều quá, đều khó có con. Vì tâm chù thân, tâm có lo nghĩ thì thần chạy ra ngoài, làm cho quân hỏa bị uất mà không xuống được. Thận chủ chí, thận có nhọc mệt, thì chỉ loạn ở trong, làm cho thận thủy thiếu mà không thăng lên được, trên dưới (tâm ở trên thân ở dưới) không giao hòa với nhau, mà có thể sinh dục được thì chưa bao giờ có.

Cầu tự có 4 cách: 1) Chọn đất (huyết mẹ). 2) Nuôi giống (tinh cha). 3) Thừa thời 4) Đầu hư (thừa thời là nhân lúc tinh huyết giao cảm; đầu hư là nhân lúc huyết, cũ vừa sạch, huyết mới mới sinh). Nhưng tuổi trẻ sinh con phần nhiều suy yếu là do tình dục thịnh và tinh loãng; tuổi già sinh con phần nhiều khỏe mạnh là do tình dục ít mà tinh đặc. Người dâm dục quá, con phần nhiều không nuôi được, vì sao; khi có thai không tiết dục, thì tinh của người mẹ bị tiết ngầm ra mà giảm mất khí nuôi thai. Năm tạng đều có tinh, năm tạng hòa bình, thì tinh hoa cùa bốn tạng kia đều thu vào tạng thận, để giúp cho tác dụng. Vì thận là thủy tạng, là nơi giao thông tụ hội, cho nên việc cầu tự có thuyết nói; “Bách mạch tề dáo” (khi giao cấu thì các mạch đều hưởng ứng, chỉ sự khoái cảm tột bậc) mà sách Nội kinh có câu: “năm tạng thịnh thì thận mới có thể tiết tinh khí ra được”; Viên Liễu Phàm nói: “cách thụ tinh: 1) bớt tinh dục (quả dục), 2) lao động có tiết độ (tiết lao), 3) nén giận dữ (tức nộ), 4) kiêng uống rươu, 5) cẩn thận thức ăn (thận vị)”.

Thận là cái bể chứa tinh và huyết, phàm trai gái giao cấu, tất động đến thận, thận động thì tinh huyết chảy theo, tuy không tiết ra bên ngoài, nhưng tinh đã rời khỏi vị trí, người chưa cố nhịn được, tất có mấy giọt tinh khí nhỏ ra khi dương vật xìu, đó là điều kinh nghiệm, cho nên cần phải.

  • Ít tình dục (quả dục). Tinh sinh ra ở huyết, không những giao cấu mà tổn tinh, mà tất cả những việc làm tổn huyết hàng ngày đều phải rất kiêng: mắt nhọc vì trông, tinh do trông bị háo, tai nhọc vì nghe, tinh do nghe bị háo, tâm nhọc vì nghĩ, tinh do nghĩ bị háo, thân thể nhọc vi dùng sức, tinh do sức bị háo phải tùy từng việc mà dè dặt thì huyết được nuôi dưỡng, mà tinh với huyết đều không được sung tích, cho nên cần phải lao động có tiết độ (tiết lao).
  • Thận chủ việc bế tàng (cất giấu), can giữ việc sơ tiết (thông tiết), 2 tạng này đều có tướng hỏa, đều liên hệ vào tâm. Tâm là quân hỏa, giận làm thương tổn can, mà tướng hỏa (can) động, động thì can làm việc, sơ tiết mà thận bỏ mất chức trách bế tàng, tuy không giao cấu mà tinh cũng chảy hao ngầm, cho nên cần phải nén giận dữ (tức nộ).
  • Huyết trong mình, chỗ nào về chỗ ấy thì tim ngừng đọng được. Rượu làm động huyết, uống rượu thì mặt đỏ, tay chân đỏ, đó là làm quấy rối huyết. Người khí huyết đã suy, phải vài ba tháng không giao cấu thi tinh mới đặc mà có thể giao cấu được. Nếu một đêm nào say rượu thì tinh lại loãng ngay, cho nên cần phải kiêng rượu (giới tửu).
  • Sách Nội kinh nói: “tinh không đù thì bổ bằng vị ăn”, nhưng vị nồng gắt không thể sinh tinh được, chi có’ vị điềm đạm mới có thể bổ tinh, vì mọi vật đều có vị thiên nhiên, sự điều hòa mạnh thì vị thiên nhiên mất đi Thiên Hồng phạm bàn về vị ăn có nói: “cày cấy làm thành vị ngọt, các sản vật trên thế gian chỉ có ngũ cốc là vị chính yếu, nếu có thể ăn nhuần ngũ cốc thì rất hay sinh tinh, như nấu cháo và cơm, trong đó có chất nước đặc tụ vào một đám, đó là tinh dịch của gạo tụ lại, ăn vào rất cô thể sinh tinh, cho nên cân phải cẩn thận thức ăn (thận vị).

==>> Xem thêm: Tạp chứng khi chưa có thai và cách chữa theo Y học cổ truyền

XỬ PHƯƠNG

Phàm đàn bà béo bẩm thụ quá đầy đặn, Ăn uổng lại bừa bãi, không thể thành thai được, là do mình béo, mỡ dày, làm bế tắc tử cung, thì nên dùng thuốc làm cho ráo đờm thấp, như loại Nam tinh, bán hạ, Thương truật, Chỉ xác, Xuyên khung, Hương phụ, Trần bì hoặc Dạo đàm thang (nhật 94 v.v… Nếu là người gầy tính nóng mà kinh nguyệt không điều không thể thành thai, là do tử cung khô sáp, không có huyết, không thể thu giữ được tinh khí, thì nên dùng thuốc lương huyết giáng hóa, như loại Tứ vật thang gia Hoàng cầm, Hương phụ để nuôi âm, bổ huyết, và Lục vị địa hoàng hoàn (Huyên 2).

Phàm con trai, mình béo, mạch trầm. Người đầu ít tuổi còn trẻ mà dương sự không kiên cố, đó là bẩm khí bất túc, thì nên uống nhiều Nhâm sâm cao (Nhật 140) hoặc gia thêm Hoàng kỳ, Bạch truật.

Người trạc đứng tuổi, dương vật yếu xìu, mà thân  béo mập, vợ và nàng hầu nhiều mà không ai có thai, là do trong dạ dày màng mỡ tuy dầy, mà chân khí yếu ớt, nên dùng Bổ trung ích khí thang (Khôn 1) gia thêm loại Lộc giao, Kỷ tử, Nhục thung dung, Tỏa dương v.v… để kiêm bổ tướng hòa và nên bớt ăn những vị ngọt, béo, để trọc khí trở lại thanh và chân tinh được bên vững. Nêu tỳ vị bất hòa, ăn ít, mỏi mệt, mỗi lần giao cấu thì trong mình càng yếu thêm mà không thể thành thai, là do khí trong mình suy yếu không thể thụ thai được, nên uống thuốc Bố trung ích khí thang (Khốn 1). Nếu người đen gầv. mạch huyền, sắc, thân thể nóng nhiều, tràng, vị táo sáp mà không thể thành thai được, là do âm thủy bất túc, tuy thai rồi cũng chết non, thì nên dùng Lục vị gia tri mẫu, Hoàng bá, Qui thân, Kỷ tử làm hoàn mà uống; cần làm thế nào cho âm dương hòa bình mới có thể sinh con, bất tất phải dùng thuốc nhiệt.

Về con gái, bào thai liên hệ vào thận và tâm bào lạc, Thận và tâm bào lạc đều là âm tạng cả. Nếu hư thì phong hàn lọt vào tử cung sẽ tuyệt thai mà không có con. Nếu không được thuốc ôn ấm, thì không lấy gì trù được phong hàn, mà giúp sự sinh dục được thì nên dùng thuốc tân ôn, lại kiêm thêm thuốc bổ dưỡng khí huyết, (2 thứ tân ôn và bổ dưỡng hợp lại thành ôn ấm). Nếu chỉ riêng dùng thuốc tân ôn, thì tăng thêm cái thế táo nhiệt lấy gì để giúp cho việc sình dục được, cho nên tử cung hư hàn mà không kết thai được, thì kiêng dùng thuốc ấm đơn thuần. Nhưng thai do dương tinh gây ra, phải có âm huyết giữ lại, tinh kết thai, huyết thành bào thai. Nếu chân âm bất túc, tức là âm hư thì hỏa vượng, hòa vượng tức là dương tháng thì bên trong nóng mà huyết khô, cho nên không thể thu nạp tinh khí được mà lại cũng không thể đơn thuần dùng thuốc tân ôn được.

Đàn bà không có thai, cũng có người do tà lục dâm, thất tình làm bị thương mạch Xung, mạch Nhâm, hoặc bệnh cũ ẩn nấp, di truyền trong tạng phủ; hoặc tử cung hư lạnh, hoặc khí thịnh huyết suy, hoặc nhiệt phục trong huyết, hoặc tỳ vị hư tổn, không thể nuôi dưỡng mạch Xung, mạch Nhâm, hoặc tích huyết tích đờm, ngưng trệ ở bào lạc, lại có thể xét tính chất bên đàn ông thế nào: có người thận hư tinh yếu, có người bẩm thụ không đầy đủ, khí huyết hư tổn, có người ham muốn không có chừng độ, âm tinh suy bại, đều nên tìm nguồn gốc bệnh mà chữa. Lại phải xem kỹ mạch xích đôi bên trai gái, nếu mạch xích, tế hoặc hư đại vô lực thì dùng bát vị hoàn (Huyền 1) mạch xích bên tả hồng đại, ẩn xuống vô lực, thì dùng Lục vị hoàn (Huyền 2); mạch xích hai bên đều vi, tế, hoặc phù, đại thi dùng Cổ bản thập bổ hoàn (Huyên 2). Nếu chỉ dùng thuốc tân ôn làm háo huyết, không những vô ích mà lại bị hại.

DÙNG THUỐC

Thủy hư, dũng Lục vị địa hoàng hoàn.

Hỏa hư, dùng bát vị địa hoàng hoàn.

Khí hư, dùng Nhân sâm, Phục linh, Bạch truật, Hắc khương và Ngũ vị.

Huyết hư, dùng Xuyên khung, Dương quy, Thục địa, Bạch thược, Ô kê, Trạch lan.

Âm hư, dùng A giao, sữa người, sữa bò, Thạch hộc.

Dương hư, dùng Kỷ tử, Nhục thung dung, Đại phụ tử, Quan quế, Xà sàng, Ba kích.

Bổ tính huyết, dùng cao Mê nhung, cao Lộc nhung.

Đờm thịnh, dùng Nhị tràn thang (nhật 93), Nam tinh, Quất hồng, Thằn khúc, Hương phụ.

TỔNG LUẬN VỀ THỤ THAI

Phàm thời kỳ thụ thai, cần phải giao hợp vào khoảng ngày thứ nhất, thứ 3 sau khi sạch kinh là do lúc ấy khí huyết mới chưa thịnh, tinh thắng được huyết, nếu cảm ứng thì thành con trai, đó cũng là nghĩa “càn đạo thành nam” vậy. Giao hợp vào ngày thứ 4 đến ngày thứ 6, là do lức ấy huyết mới dần dần thịnh, huyết thắng được tinh, nếu cảm ứng thì thành con gái, đó cũng là nghĩa “khôn đạo thành nữ” vậy, lại có thuyết nói: “âm huyết đến trước, dương tinh xùng vào sau, khi mạch tung (hình trạng mạch đi dọc) lấn vào, huyết khai ra bọc lấy tinh, tinh vào làm xương, tức dương trong âm ngoài, thành hình quẻ khảm, thế là tinh thắng huyết, huyết vào ở giữa, tức là âm trong dương ngoài, thành hình quẻ ly, thế là huyết thắng tinh, nên âm làm chủ, do đó thành hình con gái”. Chư Trừng nói: “trai gái giao hợp, tinh hai bên hòa sướng, âm huyết đến trước, dương tinh xung vào sau thì thành trai, dương tinh vào trước, âm huyết xen đến sau thành gái”. Thành Tế kinh nói: “khí âm, dương của trời đất hòa hợp, tràn khắp làm một hình thể, khí động bên tả thì thuộc dương, dương giúp vào thì thành trai; khí động bên hữu, thì thuộc âm, âm giúp vào thì thành con gái”. Câu này cũng như nghĩa kinh Dịch nói: “Càn đạo thành nam, khôn đạo thành nữ”.

Tinh cha huyết mẹ nhân cảm hứng mà giao hội với nhau, tinh nhờ dương tiết ra, huyết thu liễm tinh, tinh thành xương, đó là muôn vật nhờ ở càn nguyên (1) làm nguồn gốc. Huyết thì hộ vệ bên ngoài, thành bào thai, tinh thì đầy đặc ở trong để hóa sinh nuôi dưỡng, đó là muôn vật sinh trưởng nhờ ở khôn nguyên (2). Âm dương giao cấu, ngưng kết thành thai, chỗ thai ở gọi là tử cung, một cuống ở dưới, trên phân 2 ngả, một ngả thông sang tả, một ngả thông sang hữu (2 ngả này tức là 2 ống dẫn trứng). Tinh thắng huyết thì dương là chủ, thụ khí, ở ngả bên tả (ống dẫn trứng bên tả) tử cung mà thành hình trai; tinh không thắng huyết, thì âm là chủ, thụ khí ở ngã ba bên hữu (ống dẫn trứng bên hữu), tử cung mà thành hình gái.

Mã-Huyền-Đài nói: “khí tiên thiên của con trai, do dương khí cha mẹ giao cấu, âm khí không thắng dương, thì thành trai; khí tiên thiên con gái, do dương khí cha mẹ giao cấu, dương khi không thắng âm, thì thành gái”.

Phàm sách nói trên đây, như: ám khí đến trước, dương tinh xung ra sau, khí dọc (tung) xen vào, huyết khai ra bọc tinh, âm ngoài dương trong, thì thành trai; dương tinh vào trước, âm huyết xen vào sau, khi ngang (hoành) giúp vào, tinh khai ra bọc lấy huyết, âm trong dương ngoài thì thành gái, các nghĩa đó đều mơ hồ cả.

Trình Minh Khiêm nói: “theo Chữ Trừng thì người ta giao cấu có phân biệt tình tiết ra trước sinh trai, tinh tiết ra sau sinh gái, sao vậy? Theo lời Lý Đông Viên thì có người có kinh mới sạch mình mà giao hợp thì sinh gái, sạch kinh lâu rồi mới giao hợp thì sinh trai; cũng có người sau khi sạch kinh, mà giao hợp vào ngày thứ 4, thứ 5 trở về trước thì không có thai, mà giao hợp vào ngày thứ 8 thứ 9 trở về sau thì có thai, và có người sinh đôi, mà lại 1 trai 1 gái sao vậy? Có lẽ nào ngày lẻ thụ thai trai mà ngày chẵn lại thụ thai gái ư? Du Tử Mộc lại nói: “Dương yếu không thể xạ (bắn) vào âm, âm yếu không thể tiếp với dương”, nếu lời nói này tin chắc là đúng, thì trong đời có người chồng bị tàn tật gầy còm, vợ cũng yếu đuối, lại thụ thai luôn luôn, mà người khí huyết đang mạnh, tinh lực hơn người, lại thường thường suốt dời không sinh đẻ, sao vậy? Chu Đan Khê nói: “Đàn bà lấy kinh nguyệt làm chủ”. Nhưng nhà giàu sang, hầu thiếp nhiều, trong đó há không có người nào kinh nguyệt đúng kỳ. Lại điểm nữa là trong đó có người lấy chồng trước đẻ luôn mà chồng này cưới về cho dễ đẻ, thì cũng không thụ thai, có lẽ nào thụ thai với người kìa mà không thụ thai với người này ư? Đại khái, cha mẹ sinh con như tạo hóa sinh vật. Kinh Dịch nói: “đạo khôn – (thuộc âm) thuận theo trời (thuộc dương) mà bốn mùa vận chuyển”. Xem nghĩa câu này thì biết rõ là đất sinh muôn vật, chẳng qua thuận theo ở trời, thế thì mẹ sinh con, chẳng qua cũng thuận theo ở cha, thì biết sinh con nên lấy đàn ông làm khỏe hay yếu, lành mạnh hay bệnh tật, tinh dễ tiết hay khó tiết, chi cần khi giao cấu, có khoái cảm tột bậc là tốt. Còn như phân biệt trai hay gái, không câu nệ tinh, huyết ra trước hay sau, kinh sạch đã mấy ngày, giao cấu trước nửa đêm hay sau nửa đêm, cha mẹ khỏe hay yếu, chỉ cần tinh và huyết bên nào cũng do trăm mạch cùng đến hơn hay kém mà phân biệt. Trăm mạch thuộc về tinh cũng đến là tính thắng hơn huyết, thì thành trai; trăm mạch thuộc về huyết cùng đến là huyết thắng hơn tinh, thì thành gái (Trăm mạch cùng đến nghĩa là sung sướng đến cực điểm, không một chút gì miễn cưỡng).

Chu Đan Khê nói; “có người hỏi thai sinh đôi là tại sao?

Đáp: tinh huyết hữu dư, chia ra 2 ngả, huyết nhân sự chia ra đó mà thu giữ lại. Còn như trai, gái cùng thụ thai, là ngày cương giờ dương, ngày nhu giờ âm, cảm ứng vào những ngày giờ đó, thì âm dương lan lộn, không thuộc tả, không thuộc hữu, mà thụ khi ở giữa 2 ngả Cũng có người sinh 3 thai, 4 thai, cũng như thế thôi.

Sách Nhân kính kinh nói: “tinh khí thịnh thì thành 2 trai, huyết khí thịnh thì thành 2 gái, tinh huyết lẫn lộn thì thành phi nam, phi nữ. Trai không thể làm cha, vì thiếu dương dạo (tức dương vật), gái không thể làm mẹ, vì tắc âm đạo (tức âm hộ) đêu không phải là thuần khí, hoặc cảm khí tà ma, quỉ quái, thành ra quái thai”.

Lý-Đông-Viên nói”: “Càn đạo thành trai, khôn đạo thành gái đó là bộ máy thiên nhiên về sinh sản không ngừng của trai, gái và là lương năng (1) của tạo hóa, âm, dương”.

Trai Chử-Trừng nói: “huyết đến trước bọc lấy tinh, thì sinh trai, tinh đến trước bọc lấy huyết thì sinh gái, âm dương đều đến thì sinh phi nam phi nữ, tinh huyết phân tán, là dấu hiệu sinh đôi, sinh ba”.

Tiên sư (2) Phùng Triệu Trương nói: “sách Nội kinh nói: “dương cho phần chính, âm thì làm chủ, ý nói dương cho chính khí ra, muôn vật mỏi sinh được, âm làm việc chủ trị mọi hình mới dựng lên được. Lại xem kinh Dịch nói: khôn đạo thuận theo ở trời mà 4 mùa vẫn chuyển, thì rõ là đất sinh muôn vật, thuận theo ở trời, mẹ sinh con cũng thuận theo ở cha, người cầu tự nên lấy đàn ông làm chủ, không nên chỉ chuyên trách ở đàn bà. Đó thực là đạo lớn của trời sinh đất thành và là lẻ đúng của dương thì âm trưởng (dương cho tinh khí ra, âm thì nuôi lớn lên). Thường thấy đàn ông 6 mạch hồng đại, Mạch xích có lực, thì sinh nhiều trai ít gái; 6 mạch trăm tế, mạch xích trăm, vi, thì sinh trai ít gái nhiều, hoặc sinh trai cũng chết non, đó là kinh nghiệm đã nhiều. Huống chi 2 thần (âm và dương) cùng giao kết hợp lại thành hình. Thân là vô hình, chỉ có cái vô hình mới có thế sinh ra cái hữu hình, vì lẽ tạo hóa đều sinh ở chỗ hư vô cả, không như con số đếm hay vật chất có hình tích. Cho nên thần là gốc thụ thai, nhưng cần phải nhờ ổ tinh và khí, sao vậy? Vì thân (1) không có thế, lấy khí (2) làm thể, tinh (3) không định hình, lấy khí làm hình. Thể vật có 3, căn bàn thì là một. Thần tuy là chủ của tinh và khí, nhưng thần tất phải phụ vào vật chất, tinh có thể ngưng tụ được thần, ba cái đó có tác dụng lẫn nhau, không thể tách rời, cho nên Bình Thức có câu: “Xét tới cùng do từ lúc bắt đầu thụ khí mới thành thai”. Tinh của thủy là chí, tinh cùa hỏa là thần, vi tình dục không có hỏa không động, chỉ một điểm chân hòa nguyên dương (4) vô hình đó, để làm cổ động cái chân thần mặc dụng (5) vô hình. Sách Nội kinh nói: “Cái cơ năng ẩn tàng ở trong thuộc về thần, vì thần là chủ phát động cơ năng, công việc của cơ năng phát động ra tác dụng, không hẹn thế mà tự nhiên thế, người ta không ai biết được. Nếu có thế lấy lời nói “tà rõ hình dung, lại không phải là công dụng của thần. Lại xem như: kẻ gian dâm chùng lén không có ý gì muốn đẻ con, ngẫu nhiên giao cấu, lại để thành thai, là do tâm chuyên chủ, thân chăm chú, lửa dục bốc mạnh mà khí cảm hứng nồng nàn đầy đặc. Con người an tâm giao hợp, chủ tâm vào việc cầu tự, mà rụt rè cẩn thận, lại nhọc công vô ích là do tâm hao thận suy, lửa dục không mạnh, mà khi cảm hứng cũng bạc nhược. Đo dó có thể thấy rõ lúc giao cấu cho thành thai cốt yếu là do ở thần, do ở hỏa, lại cũng do ở tác dụng của phần dương nữa. Người ta đã bấm thụ ở thiên nhiên, thì không ngoài được lý lẽ âm, dương, cho nên dương vượng thì sinh nhiều trai, âm thịnh thỉ sinh nhiều gái, tức là nghĩa cần dạo thành trai khôn đạo thành gái trong kinh Dịch. Lại xem đời xưa, lúc sinh ra người, phần nhiều nhân có cảm hứng với vật ngoài mà thành thai. Mối tình cảm xúc đó, cũng chẳng qua là công dụng của thần.

Nhưng sở dĩ có thần cùng chẳng qua là nhờ tinh của hỏa. Nếu không có hỏa làm cho thần dược sung túc, thi cũng không có khí để sinh ra tinh. Ba cái đó (thần, khí, tinh) đã mất đi, thì người ta chỉ còn là một đống tro nguội thôi, còn đâu có dương hòa hóa sính và tính tình cảm xúc nữa. Xưa có câu: “3 tháng mới thành thai, chưa có hình thể trai gái nhất định, khí loại (6) tiềm tàng, tự nhiên đổi thay bí mật.”, đó cũng là sự vẫn có của thiên nhiên tạo hóa, sao được cố chấp cho là không có cả. Tiên triết có câu: “dương thì âm trưởng” (7). Lại nói: “dương thì âm hỏa” 18), Gọi là “trưởng”, gọi là “hỏa”, há trong đó không có ngụ ý gì hay sao?

NGHIỆM MẠCH CÓ THAI

Về mạch thụ thai, Nội kinh có nói: “mình có bệnh (tức là kinh bế) mà không có mạch tà là có thai. Phàm mạch kình bế là mạch xích đến mà đứt quãng mạch không bệnh tà là mạch xích điều hòa không bệnh, 2 mạch có khác nhau”. Sách Mạch, quyết nói: “mạch hoạt, nhanh mà không tán, là có thai 3 tháng, chỉ nhanh không tán, là có thai 5 tháng, sau 6 tháng, thì mạch cũng không nhanh nữa (mạch hoạt là huyết ngừng lại, nhanh không tán là huyết dịch kết liễm, là có thai 3 tháng. Nếu chỉ nhanh không tán, là từ hư dần dần trở lên thực, huyết dịch đọng lại, chuyển thành hình thể, cho nên mạch không hoạt, là mạch có thai 5 tháng). Nhưng cũng có người mạch trước sau hồng sắc không thay đổi là khí huyết rất thịnh, không thể câu nệ vào một cách được.

Sách Nội kinh nói: “đàn bà mạch Túc thiểu âm động lắm, là có thai (đây là mạch thận, thận thuốc thủy, chủ về tử cung, để liên hệ bào thai, là cội rễ của thai nghén. Hoạt lợi thì không khô sáp, mạch động như dáng bột đậu lay động luôn luôn, như dáng chứa ngậm vật chất ở trong, đó là có thai).

Mạch âm kích động, khác với mạch dương, cũng là có thai (mạch âm trong bộ xích kích động lên tay, khác với mạch thốn, là mạch có thai. Vương thúc Hòa nói: “mạch xích ẩn xuống không đứt, cũng là nghĩa thế). Mạch âm kích động ở dưới, mạch dương trái lại ở trên, mà huyết khí điều hòa là có thai. Mạch Thủ thiếu âm động mạnh, mạch xích không đứt, đó là có thai (Thủ thiếu âm thuộc tâm, tâm chủ huyết mạch, thận là bào môn (1), mạch ứng ở bộ xích, hoặc mạch thốn vi, mạch quan hoạt, mạch xích sắc, đi lại trôi chảy mau lẹ như chim sẻ mổ, hoặc chẩn mạch 3 bộ phù tràm bằng nhau, hoặc mạch bình thường mà hư, kinh nguyệt bế, mạch xích điều hòa, cho là có thai). 3 bộ phù trầm bằng nhau, không có bệnh gì, mà không có kinh nguyệt, sao vậy? (Sách Mạch kinh nói: “3 bộ phù tràm một lần dừng lại, ẩn xuống không dứt, là có thai, sao lại cứ câu nệ ở hồng hoạt làm gì? Đàn bà thân thể yếu, mạch xích ẩn xuống không đứt, là có thai, vì thân thể yếu mà mạch khó rõ). Mạch xích đại vượng là có thai, kinh nguyệt hết rồi bệnh nhiều, nhưng ổ mạch không cô bệnh cũng là có thai, vì người có bệnh mà mạch không có bệnh, lã khí huyết còn bận vê việc nuôi thai.

Phân biệt trai gái. Mạch bên tả nhanh là trai, 2 bên đều nhanh, là để sinh đôi (trai thuộc dương, ở bên tả, khí thuộc dương, nên mạch tả nhanh hơn mạch hữu; gái thuộc âm, ở bên hữu, khí cùng tận ở âm, nõn mạch hữu nhanh hơn mạch tả). Lại nói: trầm thực ở mạch tả là trai, phù, đại ở hữu là gái, có thể dự đoán được. Lại nói: “tà và hữu đều nhanh, sính hai gái. Lại nói: “riêng mạch xích bên tà thấy đại là trai, riêng mạch xích bên hữu thấy đại là gái, tả và hữu đều thấy đại là đẻ sinh đôi (đại là hình trạng mạch thực, tức như nghĩa dương kích động, âm trái lại).

Trương Cảnh Nhạc nói: “tủ và hữu chia ra âm, dương, thì tả là dương, hữu là âm; thốn và xích chia ra âm, dương, thi thốn là dương, xích là âm., Lấy hình trạng mạch mà chia ra âm, dương, thỉ đập nhảy mạnh, trầm, thực là dương; hư, nhược, phù, sáp là âm. Các mạch dương mà thực là trai; các mạch âm mà hư là gái, đó là lý luận nhất định (dương khí tụ ở mặt, con trai nặng mặt, thai tất nằm sấp, âm khí tụ ỏ lưng, con gái lựng nặng, thai tất nằm ngửa). Đại khái, mạch trầm, thực là trai, trầm, tế là gái. Mạch xích bên hữu phù, đại biết chắc là gái; mạch xích bên tả phù, đại, nói chung là trai; mạch trầm tế là gái; trầm thực là trai. Đó cũng tức như nói: “các mạch dương là trai, các mạch âm là gái. Lại xem: người đàn bà chửa bụng hình như cái thúng, là thai con gái, bụng hình như cái nồi là thai con trai (vì trai, gái khi còn ở trong bọc thai: gái ngoảnh mặt vào bụng mẹ, đầu gối vào chân, chống vào bụng mẹ, dưới lớn trên nhỏ, hình như cái thúng; trai ngoảnh mặt vào lưng mẹ, thì xương sống lưng chống vào bụng mẹ, hình tròn như cái nồi). Lại có nói: thai có thai trai hay thai gái, mà thành thai có khi chậm khi chóng. Thai trai động ở tháng thứ ba, do tinh dương sớm; thai gái động ở tháng thứ năm, do tính âm chậm. Lại có thuyết nói: tháng thứ ba và tháng thứ năm thấy động, phần nhiêu là con trai, tháng thứ tư, tháng thứ sáu thấy động, phần nhiều là con gái.

==>> Xem thêm: Bàn về kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết theo Y học Cổ truyền

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here