Nhathuocngocanh – Các chỉ số về hồng cầu giúp đánh giá một cách khách quan tình trạng sức khỏe của mỗi chúng ta, và là thước đo trong chẩn đoán một số bệnh. Vậy có những chỉ số về hồng cầu nào? trong bài viết này Nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Hematocrit
Nếu ly tâm mẫu toàn phần đã chống đông trong một ống mao quản, sẽ tách được 2 phần: phần trên lỏng là huyết tương, phần dưới đặc là các huyết cầu. Trong huyết cầu, hồng cầu chiếm phần lớn thể tích. So sánh tỷ lệ phần trăm giữa thể tích huyết cầu với máu toàn phần được gọi là Hematocrit. Trên thực tế, người ta so sánh chiều cao của 2 lớp: huyết cầu và huyết tương.
Hematocrit là gì?
Hematocrit là gì? Hematocrit là thước đo tỷ lệ phần trăm giữa huyết cầu với máu toàn phần được gọi là Hematocrit. Hiểu một cách đơn giản nếu một người có 50ml hồng cầu trong khoảng 100ml máu thì mức Hematocrit của người này là 50%.
Bình thường, chỉ số này ở nam sẽ giao động từ 39% đến 45% hoặc 0,39% đến 0,45%, đối với nữ giới chỉ số này sẽ dao động ở mức 35% đến 42% hoặc 0.35% đến 0,42%. Nếu bệnh nhân được truyền máu gần thời điểm làm xét nghiệm thì có thể tạo ra những sai lệch trong kết quả. Ngoài ra thai phụ thường có chỉ số nồng độ Hematocrit thấp hơn bình thường do lượng máu trong thai kỳ tăng cao. Ngoài ra việc hút thuốc và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD cũng có thể khiến chỉ số này tăng cao.
Chỉ số về Hematocrit giảm trong khi người bệnh gặp tình trạng chảy máu, tiêu huyết và tăng trong mất nước do ỉa chảy, nôn mửa, sốt kéo dài.
Các tế bào hồng cầu sẽ có nhiệm vụ đưa và vận chuyển oxy đi toàn cơ thể, tạo ra màu đỏ đặc trưng của máu, do đó nó còn được gọi với tên khác là huyết sắc tố. Ngoài Hematocrit trong hồng cầu còn chứa Hemoglobin một loại Protein chịu trách nhiệm liên kết với các phân tử Oxy. Có đủ lượng tế bào hồng cầu là điều kiện cần và đủ để các hoạt động sống của cơ thể được diễn ra một cách bình thường. Tuy nhiên chỉ số Hematocrit có thể thay đổi và biến động lớn tùy thuộc vào yếu tố môi trường, lối sống và sinh hoạt, chế độ ăn uống, Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng số lượng các tế bào hồng cầu có xu hướng cao hơn khi sống ở những vùng có độ cao lớn hơn nhiều so với mực nước biển.
Khi nào thì cần tiến hành kiểm tra nồng độ Hematocrit trong cơ thể?
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu của cơ thể, cũng như vòng đời của chúng. Khi có nghi ngờ về sức khỏe, người bệnh sẽ được tiến hành làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ Hematocrit trong cơ thể. Việc này nhằm xác định xem số lượng tế bào hồng cầu của người bệnh đang ở mức bình thường hay không và có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe hay không.
Kiểm tra nồng độ Hematocrit trong cơ thể thường là một phần của xét nghiệm công thức máu toàn phần, xét nghiệm công thức máu toàn phần sẽ cho ra các thông số liên quan như:
- Số lượng tế bào máu trong cơ thể.
- Số lượng của hồng cầu lưới trong cơ thể.
- Nồng độ Hemoglobin.
- Các chỉ số về tế bào hồng cầu, bao gồm cả kích thước cũng như hình dạng của chúng.
- Số lượng bạch cầu của công thức máu cũng như số lượng tiểu cầu.
Ngoài những chỉ số trên, các y bác sĩ sẽ phải thu thập thêm các thông tin liên quan như giới tính, tuổi tác để từ đó có được cơ sở chẩn đoán lâm sàng tình trạng của bệnh nhân.
Tình trạng mất nước có thể ảnh hưởng đến nồng độ của Hematocrit trong công thức máu. Do đó nếu nghi ngờ bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng bệnh mà bệnh nhân đang gặp phải thì cần tiến hành kiểm tra nồng độ Hematocrit. Ngoài ra xét nghiệm nồng độ Hematocrit còn có thể theo dõi những ảnh hưởng của việc hóa trị liệu lên tủy xương của người bệnh.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Lý thuyết về lão hóa vùng mặt: Thể tích đối kháng lại trọng lực
Hemoglobin
Hemoglobin là gì?
Hemoglobin là gì? Hemoglobin hay còn được gọi là huyết sắc tố là một chất có trong hồng cầu, và có nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy từ phổi đi khắp cơ thể. Xét nghiệm Hemoglobin là một xét nghiệm máu, (thường nằm trong xét nghiệm công thức máu tổng quát) được tiến hành nhằm phát hiện những bất thường của Hemoglobin và nồng độ của chúng.
Nồng độ Hemoglobin bình thường của người Việt Nam là:
- Ở nam giới: 14,6 ± 0,6 g/dL.
- Ở nữ giới: 13,2 + 0,5 g/dL.
Bệnh nhân được coi là thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn 13g/dl ở nam và 12g/dL ở nữ: ờ trẻ sơ sinh: dưới 14 g/dL. Thiếu máu có thể do mất máu quá nhanh, do tan máu hoặc do sự sản xuất hồng cầu quá chậm hoặc chất lượng hồng cầu tạo ra không đạt yêu cầu (do suy tuỷ, do thiếu vitamin) nhưng cũng có trường hợp thiếu máu giả tạo do máu bị hoà loãng làm tăng thể tích huyết tương.
Khi nào cần phải tiến hành xét nghiệm Hemoglobin?
Dưới đây là một số trường hợp mà bạn cần phải tiến hành xét nghiệm Hemoglobin:
Bệnh nhân bị chẩn đoán là thiếu máu có nghi ngờ là do bất thường ở Hemoglobin.
Trong trường hợp đã chẩn đoán được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì việc làm xét nghiệm Hemoglobin sẽ được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả điều trị.
Đối với những bệnh nhân bị mắc một số bệnh liên quan đến Hemoglobin bẩm sinh đang có ý định kết hôn, thì xét nghiệm này sẽ giúp xác định tỷ lệ, khả năng di truyền lại căn bệnh này sang con, để từ đó có phương hướng giải quyết phù hợp.
Chỉ số Hemoglobin ở mức cao
Chỉ số Hemoglobin cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của tình trạng đa hồng cầu. Đây là tình trạng khi cơ thể tạo ra quá nhiều các tế bào hồng cầu, điều này có thể làm gia tăng tỷ lệ hình thành cục máu đông trong lòng mạch, đau tim hoặc đột quỵ. Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra những hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất là tử vong.
Chỉ số Hemoglobin ở mức cao cũng có thể là do cơ thể đang bị mất nước, lạm dụng thuốc lá, sinh sống ở những nơi có chênh lệch độ cao nhiều so với mực nước biển. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân đang có vấn đề về phổi hoặc bệnh lý về tim mạch.
Chỉ số Hemoglobin ở mức thấp
Hemoglobin được coi là ở mức thấp khi chỉ số của nó dưới 12 g/dL, đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu, nguyên nhân là do cơ thể không tạo ra đủ các tế bào hồng cầu hoặc các tế bào này đang gặp bất thường. khi có nghi ngờ, bệnh nhân sẽ cần phải làm các xét nghiệm liên quan để đánh giá được tình trạng thiếu máu cũng như nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, để từ đó có phương án điều trị hiệu quả.
Chỉ số hồng cầu trong công thức máu
Theo nghiên cứu, số lượng hồng cầu ở người Việt Nam là khoảng 4,2 triệu/mm3 máu ở nam giới, con số này sẽ thấp hơn ở nữ giới là khoảng 3,8 triệu/mm3 máu. Hồng cầu ở trẻ sơ sinh thường cao hơn ở người trưởng thành, ước tính vào khoảng 5 triệu/mm3 máu, trong khoảng 10 ngày trẻ được sinh ra có một số trẻ gặp tình trạng hồng cầu bị tiêu đi quá mức, từ đó tạo thành tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh. Sau một vìa tháng đầu đời, số lượng hồng cầu ở trẻ nhỏ sẽ xấp xỉ ở người lớn. Số lượng hồng cầu quá thấp hoặc quá cao đều là dấu hiệu bất thường. Số lượng hồng cầu cao có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng máu bị cô đặc do mất nước, nôn quá nhiều, tiêu chảy, bệnh đa hồng cầu. Ngược lại số lượng hồng cầu trong công thức máu ở mức quá thấp có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, thiếu máu nhược sắc, tình trạng này thường đi kèm với giảm lượng Hematocrit.
Thể tích trung bình của hồng cầu – Mean Corpuscular Volume
Thể tích trung bình của hồng cầu – Mean Corpuscular Volume được ký hiệu là MCV. Chỉ số MCV được tính bằng công thức: chỉ số Hematocrit/ số lượng hồng cầu.
Đây là một chỉ số xét nghiệm phản ánh thể tích tế bào hồng cầu có trong máu, chỉ số có vai trò vô cùng quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ thể. Thông thường, chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu – Mean Corpuscular Volume sẽ giao đồng trong khoảng 80 đến 100 femtoliter, trong đố cứ mỗi femtoliter lại tương đương vưới 1/1/ triệu lít. Nếu chỉ số này cao hơn hoặc thấp hơn đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.
Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu thấp dưới 80 fl: thiếu máu hồng cầu nhỏ.
Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu ở mức cao trên 100 fl: thiếu máu hồng cầu đại.
Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu ở mức cao trên 160 fl: thiếu máu hồng cầu khổng lồ.
== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Fucoidan là gì? Sự thật về việc dùng Fucoidan trong điều trị ung thư
Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu ở mức thấp
Nếu chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu ở mức thấp thì rất có thể bạn đã bị thiếu máu (nguyên nhân chính là do thiếu nguyên tố sắt) hoặc bị hội chứng Thalassemia – thiếu máu tan huyết bẩm sinh. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh Hemoglobin khác.
Nếu chỉ số này ở mức quá thấp thì có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu máu do các bệnh mãn tính như suy thận, gan,… gây ra. Thai phụ thường có chỉ số số thể tích trung bình của hồng cầu ở mức thấp do đó cần phải chú ý bổ sung nguyên tố Sắt trong suốt quá trình mang thai.
Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu ở mức cao
Chỉ số thể tích trung bình của hồng cầu ở mức cao thường gặp trong những bệnh lý như thiếu máu hồng cầu đại, thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ. Nguyên nhân chính cảy các bệnh lý này là do thiếu hụt Vitamin B12, Vitamin B9, người bị các vấn đề liên quan đến chức năng gan hoặc tuyến giáp. Những người bị tình trạng này thì việc bổ sung Vitamin B12 vào chế độ ăn uống là hết sức quan trọng và cần thiết.
Chỉ số về thể tích hồng cầu cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường đều là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý liên quan, tuy nhiên nếu tình trạng này diễn ra những không có các biểu hiện bất thường rõ rệt. Các chỉ số xét nghiệm khác không có bất thường thì có thể hoàn toàn không cần lo lắng.
Nếu chỉ số số thể tích trung bình của hồng cầu bất thường đi kèm với sự thay đổi của các chỉ số công thức máu khác thì bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
Lượng hemoglobin trung bình của hồng cầu – Mean cell hemoglobin
Lượng hemoglobin trung bình của hồng cầu – Mean cell hemoglobin là xét nghiệm nhằm tính được lượng Hemoglobin có trong hồng cầu. Chỉ số Mean cell hemoglobin (MCH) được tính bằng công thức: tỷ lệ Hemoglobin/số lượng hồng cầu.
Nếu chỉ số MCH ở mức thấp hơn so với quy định thì đây có thể là biểu hiện của bệnh hồng cầu nhược sắc, còn nếu chỉ số MCH ở ngưỡng bình thường thì có nghĩa là hồng cầu bình sắc.
Chỉ số Mean cell hemoglobin ở mức bình thường khi dao động trong khoảng 28 đến 32 pg (picogram) tương đương với 1.8 đến 2 fmol (femtomol).
Nồng độ Hemoglobin trung bình của hồng cầu – Mean cell hemoglobin concentration
Nồng độ Hemoglobin trung bình của hồng cầu hay Mean cell hemoglobin concentration (MCHC) là chỉ số thể hiện hàm lượng Hemoglobin trung bình trong một đơn vị máu. Chỉ số MCHC được tính bằng tỷ lệ giữa Hemoglobin/ Hematocrit.
Chỉ số nồng độ Hemoglobin trung bình của hồng cầu được coi là bình thường khi dao động trong khoảng 320 đến 360 g/L tương đương với 20 đến 22 mmol/L.
MCV cho phép phát hiện những thay đổi kích thước của hổng cầu (hồng cầu nhỏ, hổng cầu to, hồng cẩu khổng lồ). Còn MCHC cho phép xác định tính chất đẳng sắc, ưu sắc hoặc nhược sắc của các dạng thiếu máu. Chỉ số MCHC có phần đúng hơn MCH.
Dưới đây là các trạng thái thiếu máu hay gặp:
- Thiếu máu nhược sắc, kích thước hồng cầu nhỏ: Huyết sắc tố hạ nhiều so với số lượng hồng cầu; gặp trong thiếu máu do xuất huyết mạn tính, loét dạ dày, giun móc, trĩ, sốt rét, ăn uống thiếu chất sất.
- Thiếu máu đẳng sắc, kích thước hồng cầu bình thường: Huyết sắc tố hạ song song với số lượng hồng cầu, không có thay đổi kích thước hồng cầu; gặp trong xuất huyết cấp tính, một số trường hợp thiếu máu tiêu huyết, một số bệnh nhiễm khuẩn, thương hàn.
- Thiếu máu ưu sắc, kích thước hồng cầu to: Huyết sắc tố hạ ít so với số lượng hồng cầu, trong máu thấy nhiều hồng cầu khổng lồ, hồng cầu to; gặp trong thiếu máu thể Biermer, trạng thái thiếu máu sau khi cắt bỏ dạ dày, khi có thai, xơ gan, thiếu vitamin B12 hoặc Acid folic.
Một số thuốc và hóa chất (Pyramidon, Chloramphenicol, chì, benzen, tia Rơnghen) có thể gây thiếu máu do tác dụng ức chế tủy xương, làm giảm hoặc mất chức năng của tuỷ xương, Trường hợp này thường là thiếu máu đẳng sắc hoặc nhược sắc, kích thước hồng cầu nhỏ. Một số thuốc khác có thể gây thiếu máu tan huyết theo cơ chế miễn dịch dị ứng như Betalactamin, Tetracyclin, Tolbutamid, Chlorpropamide, Quinin, Rifampicin, Primaquin, Nitrofurantoin, Sulfamethoxazol…
Hồng cầu lưới
Hồng cầu lưới là hồng cầu non mới ra ngoài máu, sau 24 – 48 giờ hồng cầu này trở thành hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu lưới chiếm khoảng 0,5 -1,5% (SI = 0,005 -0,015) của tổng số hồng cầu.
Sau chảy máu hoặc tiêu huyết, tỷ lệ này có thể lên tới 30-40% chứng tỏ máu đang được phục hồi nhanh.
Đối với các dạng thiếu máu do thiếu Sắt, Vitamin B12 hoặc Acid folic, nếu được điều trị thích hợp, thì khi xét nghiệm công thức máu lại cũng thấy tăng hồng cầu lưới.
Hồng cầu lưới ở hệ thống mạch máu ngoại vi có thể được nhận biết thông qua phương pháp nhuộm màu với Xanh Methylen hoặc Xanh Cresyl, kết quả thu được là hình ảnh những sợi ARN mảnh bắt màu trong những bào tương của các tế bào hồng cầu lưới. Hồng cầu lưới là giai đoạn trung gian giữa hồng cầu có nhân và hồng cầu trưởng thành, nó thường chỉ tồn tại trong khoảng 2 ngày trước khi phát triển hoàn toàn.
Xét nghiệm hồng cầu lưới là một loại xét nghiệm đánh giá mức độ sản xuất hồng cầu và mức độ hoạt động của tủy xương trong cơ thể. Xét nghiệm này thường được chỉ định ở những người bị thiếu máu do nhiều nguyên nhân. Số lượng hồng cầu lưới sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được một số bệnh lý liên quan. Trong trường hợp số lượng hồng cầu lưới ở mức cao thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang gặp tình trạng mất máu quá nhiều hoặc liên quan đến những bệnh lý mà tuổi thọ hồng cầu ngăn như thiếu máu tán huyết.
Tốc độ lắng máu
Tốc độ lắng máu (tốc độ huyết trầm) là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được chống đông và được hút vào một ống mao quản có đường kính nhất định để ở tư thế thẳng đứng. Thường lấy kết quả chiều cao của cột huyết tương sau 1 hay 2 giờ đầu.
Bình thường, chỉ số này ở nam 3 -7 mm/giờ, ở nữ: 5-10 mm / giờ.
Tốc độ lắng máu tăng trong các bệnh có viêm nhiễm như viêm khớp, lao đang tiến triển, ung thư (giờ đầu có thể xuống tới 30-60mm). Xét nghiệm này tuy không đặc hiệu nhưng đơn giản nên thường được dùng để theo dõi tiến triển của bệnh.
Những yếu tố có thể gây ra sai lệch trong kết quả xét nghiệm hồng cầu
Có rất nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm hồng cầu. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến có thể gây ra sai lệch trong kết quả xét nghiệm hồng cầu:
Thao tác lấy mẫu bệnh phẩm sai do người thực hiện thiếu chuyên môn.
Mẫu bệnh phẩm chẩn bị xét nghiệm bị vỡ hồng cầu (do nhiều nguyên nhân) từ đó làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm.
Một số yếu tố khách quan cũng có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả như tuổi tác, nơi ở, các hoạt động thể lực gần đây, người bệnh đang trong thời kỳ mang thai.
Một số chỉ số có thể bị thấp giả, nguyên nhân là do tình trạng ngưng kết lạnh trong huyết thương hoặc do tình trạng mất nước nghiêm trọng.
Bệnh nhân sử dụng một số thuốc có thể làm gia tăng số lượng hồng cầu trong cơ thể như: nhóm thuốc Glucocorticoid, Cosyntropin (Hormon vỏ thượng thận), các thuốc lợi tiểu thuộc nhóm Thiazid, Danazol (dùng cho bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung).
Bệnh nhân sử dụng một số thuốc có thể làm giảm thiểu số lượng hồng cầu trong cơ thể như: Paracetamol, thuốc kháng virus Acyclovir, các thuốc điều trị sốt rét, hóa chất truyền cho bệnh nhân ung thư, thuốc tiêu fibrin,…
Một số lưu ý cho bệnh nhân trước khi tiến hành xét nghiệm công thức máu:
- Không uống thuốc trước khi tiến hành xét nghiệm máu, đặc biệt là các thuốc có thể làm gia tăng hoặc giảm thiểu số lượng hồng cầu. Nếu đã lỡ uống thuốc thì cần thông báo lại với bác sĩ để có phương hướng giải quyết.
- Nhịn ăn từ 8 đến 12 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm máu để cho ra kết quả chính xác nhất.
- Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích, rượu, bia,… trước khi tiến hành xét nghiệm.
Các chỉ số về hồng cầu sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt cần thiết cho bệnh nhân bị nghi ngờ thiếu máu. các chỉ số này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán phân biệt và tìm được nguyên nhân gây ra bệnh lý đẻ từ đó có hướng điều trị phù hợp.
Tài liệu tham khảo
1.Structural Features of Microvascular Networks Trigger Blood Flow Oscillations, nguồn NCBI truy cập ngày 13/5/2023.
2.Paper-based microchip electrophoresis for point-of-care hemoglobin testing, nguồn NCBI truy cập ngày 13/5/2023.
Mình thấy trong bảng xét nghiệm máu của mình có kí hiệu #ESO là gì vậy dược sĩ
Kí hiệu #ESO trong bảng xét nghiệm máu thường chỉ “Số lượng bạch cầu ái toan” (
Dị ứng: Bạch cầu ái toan
Nhiễm ký sinh trùng: Tăng eosinophil có thể chỉ ra nhiễm ký sinh trùng.
Bệnh viêm mãn tính: Một số bệnh viêm như viêm ruột có thể làm tăng số lượng eosinophil.
Giá trị bình thường của eosinophil trong máu là khoảng 0-6% tổng số bạch cầu. Nếu kết quả của bạn ngoài phạm vi bình thường, nên thảo luận với bác sĩ để hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.