Bệnh nhiễm salmonella là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả theo BMJ

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

nhathuocngocanh.com – Bài viết Bệnh nhiễm salmonella là bệnh gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, điều trị và cách phòng ngừa hiệu quả theo BMJ. Để tải file PDF của bài viết, xin vui lòng click vào link ở đây.

Tóm tắt

  • Một nguyên nhân rất phổ biến của bệnh viêm dạ dày-ruột tại các quốc gia phát triển và bệnh xâm lấn tại các quốc gia đang phát triển.
  • Salmonella enterica gây ra cả bệnh nhiễm khuẩn rải rác và có thể gây dịch.
  • Hầu như bất kỳ sản phẩm thực phẩm nào cũng đều có thể bị nhiễm Salmonella enterica, nhưng nguồn gây dịch thường gặp nhất là từ gia cầm, các sản phẩm từ sữa như sữa thô và trứng chưa nấu chín. Các đợt bùng phát dịch liên quan đến việc ăn các sản phẩm từ đậu phộng (lạc) và rau sống như rau mầm đã được ghi nhận. Tiếp xúc với bò sát cũng có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh.
  • Biểu hiện lâm sàng thường là viêm dạ dày-ruột tự giới hạn.
  • Chẩn đoán dựa vào sự phân lập vi khuẩn từ phân hoặc bằng cách phát hiện axit nucleic đặc hiệu của mầm bệnh.
  • Điều trị bao gồm truyền dịch và điện giải; thuốc kháng sinh thường được dành riêng cho những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ phát triển thành bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện biến chứng ngoài đường tiêu hóa.

Định nghĩa

Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn thường được biểu hiện dưới dạng viêm dạ dày-ruột tự giới hạn. Nguyên nhân là do khuẩn Salmonella, một chi trong họ Enterobacteriaceae được đặt tên theo nhà nghiên cứu bệnh học Daniel E. Salmon.[1] Mặc dù được ghi nhận lần đầu tiên ở động vật, thế nhưng Salmonella cũng có thể xâm nhập và gây bệnh cho người. Đặc điểm vi sinh bao gồm trực khuẩn gram âm, không hình thành bào tử, kỵ khí tùy ý. Các loài Salmonella không gây thương hàn bao gồm tất cả các loài và kiểu huyết thanh của Salmonella enterica trừ S Typhi (Salmonella gây thương hàn) và S Paratyphi (Salmonella gây phó thương hàn), cũng là nguyên nhân gây ra bệnh sốt thương hàn. Chuyên khảo này sẽ thảo luận về việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm dạ dày-ruột do Salmonella không gây thương hàn.

Dịch tễ học

Salmonella là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh do thực phẩm ở Châu Âu[4] và Hoa Kỳ,[5] [6] [7] và là một trong bốn nguyên nhân chính gây ra các bệnh tiêu chảy trên toàn cầu. [WHO: Salmonella (non-typhoidal) fact sheet] Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ước tính có 9,4 triệu ca mắc bệnh do thực phẩm mỗi năm (từ dữ liệu giám sát chủ động và thụ động), với hầu hết các bệnh do norovirus gây ra (58%), kế đến là các loài Salmonella không gây thương hàn (11%).[8] Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella được ước tính gây ra hơn 1,2 triệu ca bệnh mỗi năm ở Mỹ, với hơn 23.000 ca nhập viện và 450 ca tử vong.[9]

Khoảng 12.500 ca nhiễm khuẩn Salmonella được phân lập từ đường tiêu hóa dưới đã được ghi nhận ở Anh vào năm 2006; căn nguyên phổ biến nhất là S Enteritidis.[10] Tại Mỹ, tỷ lệ mắc bệnh này là khoảng 15 ca bệnh/100.000 người mỗi năm.[8]Salmonella tiếp tục là một nguyên nhân quan trọng gây bệnh và chiếm 30% tổng số ca tử vong liên quan đến các bệnh do thực phẩm ở Mỹ.[6]

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, mặc dù Salmonella không gây thương hàn là nguyên nhân thường gặp gây bệnh viêm dạ dày-ruột ở người lớn. Ngoài ra, những người cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người trong độ tuổi từ thanh niên đến trung niên. Các đợt dịch Salmonella ở người cao tuổi sống tại các cơ sở chăm sóc dài hạn đã được ghi nhận.[11] Những người ở độ tuổi quá già cũng có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn nặng hơn và phức tạp hơn. Cần lưu ý là mọi người ở mọi lứa tuổi và chủng tộc, và cả hai giới tính đều có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella, vì vậy không có nhóm nào là không có nguy cơ. Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn thường xảy ra vào những tháng ấm hơn trong năm (từ Tháng 5 đến Tháng 10), tương tự như một số (nhưng không phải tất cả) loại bệnh do thực phẩm khác.

Một đợt dịch Salmonella (S Saintpaul) trên toàn quốc đã xảy ra tại Mỹ vào năm 2008, kết quả là 1500 ca bệnh được ghi nhận trên hồ sơ; 21% bệnh nhân đã được nhập viện. Ớt Jalapeño và/hoặc ớt Serrano đều có liên quan đến sự bùng phát dịch, nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác ngăn ngừa các thực phẩm sống bị nhiễm bẩn.[12] Trong khi gia cầm là mặt hàng thực phẩm thường xuyên liên quan nhất đến các ca tử vong do nhiễm khuẩn Salmonella, thì thực phẩm sống chiếm gần một nửa số ca bệnh.[13]

Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn cũng phổ biến ở các khu vực đang phát triển, chẳng hạn như các quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ, nơi nó là nguyên nhân quan trọng gây bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và trẻ em.[14] [15] [16] Cho đến gần đây, đã có một số dữ liệu nhỏ liên  quan đến tổng số ca mắc viêm dạ dày-ruột doSalmonella không gây thương hàn và tỷ lệ mắc mới tại các khu vực này do thiếu dữ liệu giám sát phù hợp. Tuy nhiên, một nghiên cứu đã ước tính rằng 93,8 triệu ca mắc viêm dạ dày-ruột do các loài Salmonella xảy ra trên toàn cầu mỗi năm, với
155.000 ca tử vong.[17] Ngoài viêm dạ dày-ruột, các ca nhiễm trùng máu do Salmonella không gây thương hàn đặc biệt xảy ra ở những trẻ em bị sốt rét và suy dinh dưỡng, và ở những người lớn bị nhiễm HIV. Tỷ lệ mắc mới bệnh xâm lấn hàng năm ở trẻ em tại Châu Phi là 175/100.000 ca bệnh với 388/100.000 ca bệnh so với 1/100.000 ca bệnh tại các quốc gia phát triển.[18] Dường như phần lớn các ca bệnh xâm lấn ở vùng Châu Phi hạ Sahara là do hai dòng S Typhimurium kháng đa thuốc có mối liên quan chặt chẽ mới xuất hiện gần đây.[19]

Du khách từ các quốc gia phát triển đến thăm những khu vực này có thể bị nhiễm Salmonella như một nguyên nhân gây tiêu chảy ở khách du lịch, nhưng xét về mặt tổng thể, nguyên nhân này là không thường xuyên so với các nguyên nhân khác gây tiêu chảy ở khách du lịch, chẳng hạn như Escherichia coli sinh độc tố ruột.[20]

Bệnh căn học

Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn là do nhiễm Salmonella enterica chứ không phải S Typhi hay S Paratyphi. Các loài phổ biến nhất được phân lập ở đường tiêu hóa dưới tại Anh là S Enteritidis.[10] Các kiểu huyết thanh phổ biến nhất được xác định tại Mỹ có liên quan đến bệnh ở người là S Typhimurium, S Enteritidis và S Newport, theo thứ tự giảm dần.[21]

Sinh lý bệnh học

Nhiễm khuẩn Salmonella xảy ra chủ yếu do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm bẩn, mặc dù chúng có thể bị lây lan qua nước uống. Đôi khi, đã ghi nhận bệnh nhiễm khuẩn lây lan từ những người chế biến thực phẩm và nhiễm bẩn thuốc/dịch truyền.

Các vi sinh vật phải sống sót trong môi trường pH thấp ở dạ dày vật chủ Tình trạng giảm toan, có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh thiếu máu ác tính, hoặc với việc sử dụng thuốc kháng axit, sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn. Sau khi đi qua dạ dày, các vi sinh vật sẽ xâm nhập qua lớp đệm niêm của hồi tràng ở xa và đại tràng ở gần. Các phản ứng đầu tiên của vật chủ bao gồm thâm nhiễm bạch cầu trung tính, tiếp theo là các tế bào lympho và đại thực bào.[22] Ở giai đoạn này, các biểu hiện lâm sàng như đau bụng và tiêu chảy sẽ xảy ra.

Lượng vi khuẩn cần thiết để gây bệnh cảnh lâm sàng được ước tính là khoảng 10^6 vi sinh vật.[23] Lượng nhiễm khuẩn ăn phải càng cao thì thời gian ủ bệnh có thể càng ngắn. Lượng nhiễm khuẩn ăn phải lớn hơn cũng có thể liên quan đến việc bệnh tiến triển nặng hơn.[24] Ít vi sinh vật hơn, trong khoảng từ 10² đến 10³, cũng có thể gây bệnh trong một số tình huống lâm sàng nhất định. Ví dụ: bệnh nhân có nồng độ pH dạ dày thấp (vì ta biết rằng độ axit là một rào cản quan trọng đối với bệnh nhiễm khuẩn Salmonella) có thể phát bệnh sau khi bệnh nhân ăn phải một lượng vi khuẩn nhỏ hơn.[23] [25] [26]

Phân loại

Hệ thống Kauffman và White sửa đổi để phân loại khuẩn Salmonella[2] [3]

Việc phân loại Salmonella rất phức tạp và nhiều tên giống nhau như typhi và choleraesuis, dựa trên đặc trưng kháng nguyên, không còn chính xác về mặt phân loại. Chi Salmonella hiện nay chỉ bao gồm 2 loài, S enterica và S bongori. Hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn ở người là do kiểu huyết thanh của loài S enterica.

Ở loài S enterica, có 6 phân loài (I, II, IIIa [trước đây là Arizona], IIIb, IV và VI). Hầu hết các ca bệnh ở người là do nhiễm khuẩn phân loài loại I. Đáng chú ý, phân loài cũ V hiện nay là loài riêng biệt S bongori.

Ở loài S enterica, có hơn 2500 kiểu huyết thanh, được phân loại dựa trên một sơ đồ phân loại sửa đổi của Kauffman- White. Những kiểu huyết thanh này được phân biệt bởi Somatic O (lipopolysaccharide), các bao vỏ khi (Vi) hiện diện, và các kháng nguyên lông H. Các tên này thường được bắt nguồn từ thành phố, nơi kiểu huyết thanh được ghi nhận đầu tiên (ví dụ: S Heidelberg). Các tên kiểu huyết thanh khác được xác định theo một công thức.
Đáng chú ý, tên của Salmonella thường bỏ qua tên loài và sử dụng kiểu huyết thanh thay thế (S Newport), nhưng tên chính thức là Salmonella enterica mang kiểu huyết thanh Newport.

Ngăn ngừa sơ cấp

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn Salmonella ở người (>95%) có liên quan đến việc ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn, đặc biệt là trứng, thịt gia cầm, thịt bò xay, sản phẩm từ sữa, nông sản sống hoặc các sản phẩm từ đậu phộng (lạc).[21] Người tiêu dùng nên tránh ăn trứng sống hoặc trứng chưa được nấu chín. Ví dụ: nước sốt salad tự làm, đồ uống như eggnog và tiramisu có thể chứa trứng sống; người tiêu dùng cần hỏi xem liệu trứng sống có được sử dụng trong món ăn hay không và, nếu có, hãy tránh sử dụng món ăn đó. Tất cả các loại thịt (đặc biệt là thịt gia cầm và thịt bò xay) nên được nấu chín kỹ; ví dụ, đối với gia cầm, nhiệt độ bên trong phải đạt ít nhất 74°C (165°F).[38] Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa như sữa cần được tiệt trùng trước khi sử dụng. Vì rau và trái cây cũng có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella, nên cần rửa kỹ trước khi ăn. Những người chuẩn bị thức ăn cần tuân thủ khái niệm “rửa sạch, để riêng, nấu chín và bảo quản lạnh” để hỗ trợ trong việc phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn Salmonella. [USDA: basics for handling food safely] Ngành thực phẩm đã có cơ hội chuyển trực tiếp sản phẩm từ nông trại đến bàn ăn để giúp làm giảm nguy cơ mắc nhiễm khuẩn Salmonella từ thực phẩm.[38]

Ngoài ra, việc tiếp xúc với các động vật mang khuẩn Salmonella (ví dụ: các loài bò sát như cự đà, ếch, rùa, rắn và rồng có râu) có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ở người.[39] Do đó, mọi người nên rửa tay sau khi chạm vào vật nuôi, đặc biệt là các loài bò sát.[40] Hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh, bao gồm cả Salmonella, khi tiếp xúc với động vật, đều có sẵn.[40] Lưu ý, những động vật trông khỏe mạnh vẫn mang Salmonella. Việc tránh cho thú nuôi ăn thức ăn tự nhiên và chế độ ăn thực phẩm sống cũng được khuyến nghị để giảm khả năng bị nhiễm bệnh hoặc mang khuẩn
Salmonella.[41] Ngay cả việc cầm vào thức ăn cho vật nuôi cũng có liên quan đến khả năng mắc nhiễm khuẩn Salmonella, vì vậy cần rửa tay sau khi cho thú cưng ăn.[42] Những người bị suy giảm miễn dịch hoặc ở những người có độ tuổi quá nhỏ hoặc quá cao cần đặc biệt chú ý đến những chiến lược phòng bệnh này.

Không có vắc-xin nào có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn. Việc phát triển vắc-xin chống lại các kiểu huyết thanh của Salmonella xâm lấn, không gây thương hàn hàng đầu (chẳng hạn như Typhimurium và Enteritidis) là rất cần thiết.[16]

Ngăn ngừa thứ cấp

Không nên kê toa thuốc kháng sinh cho những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn Salmonella khi cố gắng giảm khả năng lây lan thứ phát, bởi thuốc kháng sinh có thể làm tăng thời gian mang bệnh. Phương pháp giảm lây lan tốt nhất là vệ sinh tay tốt.

Các trường hợp mắc nhiễm khuẩn Salmonella tại bệnh viện cần được điều trị với các biện pháp phòng ngừa đạt chuẩn để tránh làm lây lan bệnh tại bệnh viện. Các vật phẩm bị nhiễm bẩn từ phân phải được xử lý bằng phương pháp bảo vệ màng chắn. Một đánh giá về các đợt bùng phát ở bệnh viện liên quan đến Salmonella cho thấy gần 60% đợt bùng phát dịch là do thực phẩm và khuyến cáo tập trung nhiều hơn vào cải thiện quy trình thực hành chế biến thực phẩm, như đào tạo công nhân chế biến thực phẩm, theo dõi nhiệt độ thực phẩm và không sử dụng thực phẩm sống có nguồn gốc động vật.[93]

Đối với nhân viên chăm sóc sức khỏe mắc nhiễm khuẩn Salmonella, các chuyên gia khuyên họ có thể quay trở lại công việc sau khi hết tiêu chảy và tuân thủ vệ sinh tay tốt.[29] Tuy nhiên, những người làm việc với các bệnh nhân có nguy cơ cao (ví dụ: bệnh nhân mắc AIDS giai đoạn cuối) có thể được yêu cầu phải có 2 mẫu phân cho kết quả âm tính cách nhau 24 giờ trước khi quay trở lại làm việc.

Những người chế biến thực phẩm cần đặc biệt chú ý đến quy trình thực hành rửa tay tốt. Ngoài ra, họ phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn nhiệt độ được quy định bởi ngành.

Các hướng dẫn địa phương liên quan đến nhân viên chăm sóc y tế và những người chế biến thực phẩm phải được tuân thủ. Một số vùng yêu cầu 2 mẫu phân cho kết quả âm tính (không dùng thuốc kháng sinh) trước khi người chế biến thực phẩm có thể trở lại làm việc. Cần tìm kiếm và tuân thủ các hướng dẫn của địa phương thông qua bộ phận y tế công cộng.

Ngoài ra, trong trường hợp nghi ngờ dịch nhiễm khuẩn Salmonella bùng phát từ thực phẩm, cần liên hệ với các cán bộ y tế tại địa phương. Các hướng dẫn về đánh giá dịch bệnh do nghi ngờ từ thực phẩm, do WHO lập ra, đều có sẵn.[94]

Tiền sử ca bệnh

Tiền sử ca bệnh #1

Một cậu bé 14 tuổi có biểu hiện buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Mười tám giờ trước đó, cậu bé đã đi dã ngoại, ăn thịt gà chưa nấu chín cùng với nhiều loại thực phẩm khác. Cậu ghi nhận bị đi ngoài với lượng phân vừa phải, không lẫn máu 6 lần một ngày. Cậu bị đau bụng nhẹ và sốt nhẹ. Cậu được đưa đến một phòng khám cấp cứu và được phát hiện bị nhịp tim nhanh ở mức độ nhẹ (nhịp tim 105 nhịp/phút) với huyết áp bình thường và nhiệt độ cơ thể thấp 37,8°C (100,1°F). Kết quả khám lâm sàng của cậu bé không đáng ngại, ngoại trừ bụng hơi nhạy cảm diện rộng và tăng nhẹ nhu động ruột. Cậu bé có thể uống được và được hướng dẫn bù nước và điện giải phù hợp thông qua đường uống.

Các bài trình bày khác

Nhiễm khuẩn Salmonella liên quan đến đường tiêu hóa có thể thỉnh thoảng xuất hiện với triệu chứng đau bụng đáng kể giống với bệnh viêm ruột thừa; nguyên nhân là do bị nhiễm khuẩn các hạch bạch huyết mạc treo dẫn đến viêm hạch. Ngoài ra, bệnh nhân đôi khi có thể xuất hiện triệu chứng bị tiêu chảy cấp giống với bệnh tả, hoặc phân có máu cho biết mắc viêm đại tràng, như ở bệnh nhiễm khuẩn Shigella. Tuy nhiên, phân thường không có máu và lượng phân từ thấp đến trung bình.

Cách tiếp cận chẩn đoán từng bước

Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn thường xuất hiện triệu chứng như bệnh viêm dạ dày-ruột tự giới hạn. Chẩn đoán được xác nhận bằng phương pháp vi sinh thông qua nuôi cấy phân hoặc bằng cách phát hiện axit nucleic đặc hiệu của mầm bệnh.

Tiền sử và khám lâm sàng

Tiền sử ăn phải thực phẩm có khả năng bị nhiễm khuẩn Salmonella sẽ dẫn đến nghi ngờ chẩn đoán mắc bệnh nhiễm khuẩn Salmonella. Tuy nhiên, do có nhiều loại thực phẩm có liên quan trong nhiều trường hợp, điều này có thể không giúp ích được nhiều. Tuy nhiên, khả năng phơi nhiễm thực phẩm nguy cơ cần được xác định chắc chắn, bởi vì thông tin này có thể có chứa dữ liệu sức khỏe cộng đồng quan trọng và các gợi ý phòng bệnh.

Những bệnh nhân mắc viêm dạ dày-ruột do Salmonella không gây thương hàn xuất hiện biểu hiện buồn nôn, ói mửa và tiêu chảy. Nếu nhớ được một thực phẩm bị nghi ngờ nhiễm bẩn, thì thời gian từ khi ăn vào đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên thường là từ 6 đến 48 giờ. [CDC: guide to confirming an etiology in foodborne disease outbreak] Bệnh nhân cũng có thể ghi nhận triệu chứng sốt, đau bụng, ớn lạnh, đau đầu và đau cơ.[43] Kết quả khám có thể cho biết bệnh nhân bị sốt, bụng nhạy cảm ở mức độ nhẹ và tăng nhu động ruột. Bệnh nhân cũng có thể có dấu hiệu bị sụt giảm thể tích dịch, chẳng hạn như khô niêm mạc, giảm căng da và các dấu hiệu sinh tồn khi đứng.

Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh lý nào có thể phân biệt được bệnh viêm dạ dày-ruột do vi khuẩn Salmonella gây ra và các nguyên nhân vi khuẩn khác nếu chỉ dựa trên tiền sử và kết quả khám lâm sàng.

Xét nghiệm phân

Việc chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn được tiến hành bằng cách phân lập sinh vật từ các mẫu phân tươi được nuôi cấy hoặc bằng cách phát hiện DNA đặc hiệu trong phân. Hầu hết các chuyên gia đều khuyến nghị nuôi cấy phân nếu bệnh tiêu chảy kéo dài >1 ngày, đặc biệt nếu bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, mắc bệnh nặng cần phải nhập viện do các tình trạng như sụt giảm thể tích dịch cơ thể, đau ốm toàn thân  hoặc sốt, phân có máu hoặc sử dụng kháng sinh gần đây.

Phân được lấy bởi bệnh nhân là kỹ thuật được khuyến cáo. Các nuôi bệnh phẩm ngoáy trực tràng thường ít nhạy hơn và do đó chúng không được khuyến cáo trừ khi không thể tiến hành nuôi cấy phân.[29] Trên kính hiển vi có thể thấy các bạch cầu và đôi khi có sự hiện diện của các tế bào hồng cầu.

Các mẫu phân được phết trực tiếp lên môi trường chọn lọc thấp (ví dụ: thạch MacConkey) hoặc các môi trường chọn lọc khác đối với Salmonella (ví dụ: thạch Hektoen). Môi trường chọn lọc cao (ví dụ: selenite có màu xanh lá cây rực rỡ) thường được sử dụng riêng cho những sinh vật mang bệnh đã biết hoặc trong quá trình thăm dò bùng phát dịch.[30] Nhiều phòng thí nghiệm sử dụng kỹ thuật ủ bệnh trong canh dinh dưỡng như Selenite-F để tăng độ nhạy của nuôi cấy phân.

Salmonella cũng có thể được chẩn đoán từ phân bằng PCR đa mồi đối với một số tác nhân gây bệnh tiêu chảy phổ biến. Kỹ thuật này rất nhạy, đặc hiệu và bắt đầu được các phòng thí nghiệm vi sinh lâm sàng áp dụng.[44]

Các mẫu phân cũng được kiểm tra để chẩn đoán tình trạng mang bệnh mãn tính. Việc chẩn đoán được xác định bằng kết quả nuôi cấy phân dương tính đối với Salmonella ở những bệnh nhân sau 12 tháng trở lên từ khi mắc bệnh cấp tính. Nhìn chung, xét nghiệm để biết tình trạng mang bệnh không được đảm bảo, tuy nhiên, phải dựa trên các hướng dẫn của sở y tế địa phương (ví dụ: có thể được yêu cầu ở một số ngành nghề nhất định chẳng hạn như nhân viên chăm sóc y tế hoặc người chế biến thực phẩm).

Các xét nghiệm khác

Số lượng bạch cầu thường ở mức bình thường ở những bệnh nhân mắc viêm dạ dày-ruột do khuẩn Salmonella, nhưng đôi khi ghi nhận triệu chứng tăng bạch cầu nhẹ.

Các xét nghiệm máu đối với kháng thể của kháng nguyên O, chẳng hạn như xét nghiệm Widal đều không đặc hiệu và không được khuyến cáo để chẩn đoán bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn hoặc gây thương hàn.[22] Nếu bệnh nhân bị ức chế miễn dịch hoặc có biểu hiện nhiễm trùng nặng, cần tiến hành nuôi cấy máu.

Trong quá trình điều tra dịch bùng phát, các xét nghiệm nâng cao như kỹ thuật in dấu dựa trên PCR và/hoặc kỹ thuật phân loại chuỗi đa điểm có thể được sử dụng để xác định tính liên quan của các chủng trong một kiểu huyết thanh nhất định. Việc này thường được tiến hành tại các cở sở y tế công cộng hoặc các phòng thí nghiệm nghiên cứu chuyên môn.

Các yếu tố nguy cơ

Mạnh

Tiếp xúc với thực phẩm

  • Tiếp xúc với thực phẩm, bao gồm cả việc ăn phải trứng chưa được nấu chín hoặc thịt chưa được nấu chín (đặc biệt là gia cầm), là những yếu tố nguy cơ chính. Nhiều thực phẩm sống gần đây bị nhiễm bẩn bởi chất thải động vật cũng như các sản phẩm từ đậu phộng (lạc) đều có liên quan. Hầu hết bệnh nhân đều không thể xác định được nguồn thức ăn đáng ngờ.

Tuổi quá nhỏ hoặc quá cao (<12 tháng tuổi và >50 tuổi)

  • Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn và có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn.[27]
  • Các đợt dịch Salmonella ở người cao tuổi sống tại các cơ sở chăm sóc dài hạn đã được ghi nhận.[11]

Xuất hiện tình trạng bị ức chế miễn dịch

  • Những bệnh nhân sử dụng thuốc ức chế miễn dịch (ví dụ: corticosteroid); những người có tình trạng bị ức chế miễn dịch (ví dụ: HIV); người tiếp nhận cấy ghép; và những người mắc bệnh về khớp và mô liên kết,[28] bệnh ác tính, hoặc phong tỏa lưới nội mô (bệnh hồng cầu lưỡi liềm) có nguy cơ cao hơn.
  • Những bệnh nhân mắc AIDS có nguy cơ rất cao (cao gấp 100 lần so với những bệnh nhân có sức đề kháng bình thường).[29] [30] [31]
  • Bệnh hồng cầu lưỡi liềm thường liên quan đến nhiễm khuẩn khớp hoặc xương do Salmonella.
  • Sử dụng liệu pháp điều trị gng TNF-alpha có thể khiến bệnh lan rộng nghiêm trọng, chứ không nhất thiết là tăng tỷ lệ mắc mới bệnh nhiễm khuẩn Salmonella.[32]

Nồng độ axit dạ dày thấp

  • Axit dạ dày cung cấp một hàng rào bảo vệ chống lại nhiễm khuẩn. Khi lượng axit này giảm đi, các triệu chứng nhiễm khuẩn lâm sàng có nhiều khả năng xảy ra hơn với lượng vi sinh vật thấp hơn. Những bệnh nhân uống thuốc kháng axit và những người có tình trạng giảm độ pH dạ dày (tuổi quá nhỏ hoặc quá cao, thiếu máu ác tính) sẽ có nguy cơ cao.[25] [26]

Tiếp xúc với người mang triệu chứng mắc nhiễm khuẩn Salmonella

  • Những người mắc viêm dạ dày-ruột do Salmonella và đang bị tiêu chảy có thể làm lây lan vi sinh vật sang người khác.

Tiếp xúc với động vật

  • Động vật, đặc biệt là các loài bò sát và gia cầm sống, có thể là những vật mang Salmonella.
  • Chế biến những động vật mang Salmonella là một yếu tố nguy cơ đã biết đối với bệnh này, đặc biệt là khi tay chưa được rửa sạch đúng cách.
  • Chế biến thức ăn cho vật nuôi và cách thức xử lý cũng có liên quan đến bệnh nhiễm khuẩn Salmonella.

Sử dụng thuốc kháng sinh

  • Sử dụng thuốc kháng sinh tại thời điểm tiếp xúc với Salmonella có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lâm sàng, bởi vì thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả cạnh tranh của hệ thực vật đường ruột bình thường.[33]
  • Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ mắc chủng kháng thuốc.[34] [35]

Đái tháo đường khó kiểm soát

  • Bệnh tiểu đường đã được ghi nhận là một yếu tố nguy cơ.[29] [30] [31]

Bệnh u hạt mãn tính

  • Có một số bằng chứng cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh u hạt mãn tính sẽ có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn Salmonella cao hơn do thiếu ứng kích oxy hóa.[36]

Thừa sắt

  • Tình trạng thừa sắt (ví dụ: bệnh thiếu máu huyết tán) sẽ khiến bệnh nhân có nguy cơ cao.[37]

Suy dinh dưỡng

  • Một yếu tố nguy cơ đối với bệnh nhiễm khuẩn Salmonella và bệnh xâm lấn.

Các yếu tố về tiền sử và thăm khám

Các yếu tố chẩn đoán chủ yếu

Có các yếu tố nguy cơ (thường gặp)

  • Các yếu tố nguy cơ bao gồm phơi nhiễm thực phẩm, tuổi quá nhỏ hoặc quá cao (<12 tháng tuổi và >50 tuổi), có tình trạng bị ức chế miễn dịch, nồng độ axit dạ dày thấp, tiếp xúc với người mang triệu chứng, tiếp xúc với động vật (đặc biệt là các loài bò sát), sử dụng thuốc kháng sinh, đái tháo đường khó kiểm soát , u hạt mãn tính, thừa sắt và suy dinh dưỡng.

Buồn nôn/ nôn (thường gặp)

  • Thường xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn Salmonella, nhưng không có sự khác biệt so với nguyên nhân gây bệnh từ vi khuẩn hoặc virus khác gây bệnh viêm dạ dày-ruột.

Tiêu chảy (thường gặp)

  • Thông thường, phân ở dạng lỏng, lượng phân vừa phải, và không lẫn máu có thể nhìn thấy được.
  • Tuy nhiên, đã ghi nhận sự xuất hiện của các biến thể, bao gồm phân lẫn máu và lượng phân nhiều hoặc ít. Đáng chú ý, ở vùng Châu Phi hạ Sahara và ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh xâm lấn thường không đi kèm tiêu chảy.[45] [46] [47]

Sốt (thường gặp)

  • Sốt, là một phần triệu chứng của bệnh viêm dạ dày-ruột, thường chỉ kéo dài từ 1 đến 3 ngày.

Các yếu tố chẩn đoán khác

Đau cơ (thường gặp)

  • là một yếu tố chẩn đoán

Đau đầu (thường gặp)

  • Có thể xảy ra, đặc biệt là ở những bệnh nhân có sốt.

Tăng cảm giác đau vùng bụng (thường gặp)

  • Đau bụng nhẹ lan tỏa khi ấn có thể đi kèm viêm dạ dày-ruột.
  • Hiếm gặp hơn, đau dữ dội giống với bệnh viêm ruột thừa đã được ghi nhận.

Các dấu hiệu thiếu dịch (thường gặp)

  • Khô niêm mạc, giảm căng da, và các dấu hiệu sinh tồn thư thế đứng gợi ý giảm thể tích dịch do nôn mửa và/hoặc tiêu chảy.

Tăng nhu động ruột (thường gặp)

  • Tăng nhu động ruột có thể phát hiện khi thăm khám.

Tiền sử gia đình nhiễm khuẩn Salmonella (không thường gặp)

  • Một người bị nhiễm hoặc mang khuẩn Salmonella (ví dụ: những người mang mầm bệnh mãn tính) có thể lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.
  • Không có thành phần di truyền nào được xem là gây mắc nhiễm khuẩn.

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm thứ nhất cần yêu cầu

Xét nghiệm Kết quả
Xét nghiệm phân

  • Các xét nghiệm phân, bằng cách phân lập vi sinh từ các bệnh phẩm phân tươi được gửi đi để nuôi cấy hoặc bằng cách phát hiện DNA đặc hiệu trong phân, là cách duy nhất để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày-ruột do vi khuẩn Salmonella.
  • Chẩn đoán tình trạng mang bệnh mãn tính được xác định bằng nuôi cấy phân hoặc nước tiểu cho kết quả dương tính đối với Salmonella ở những bệnh nhân sau khi mắc bệnh cấp tính 12 tháng trở lên. Nhìn chung, xét nghiệm để biết tình trạng mang bệnh không được bảo đảm, tuy nhiên, phải dựa trên các hướng dẫn của sở y tế địa phương (ví dụ: có thể được yêu cầu ở một số ngành nghề nhất định chẳng hạn như nhân viên chăm sóc y tế hoặc người chế biến thực phẩm).
  • Phân được lấy bởi bệnh nhân là kỹ thuật được khuyến cáo; bệnh phảm ngoáy trực tràng thường ít nhạy hơn và do đó không được khuyến cáo trừ khi không thể tiến hành nuôi cấy phân.[29] Nhiều phòng thí nghiệm sử dụng kỹ thuật ủ bệnh trong canh dinh dưỡng như Selenite-F để tăng độ nhạy của nuôi cấy phân.
  • Xác định vi khuẩn dựa trên các phương pháp tiêu chuẩn hóa. Xét nghiệm kiểu huyết thanh của các chủng phân lập thường có thể được thực hiện tại các phòng thí nghiệm y tế công cộng.
  • Xét nghiệm có thể không nhạy và không phân lập được mầm bệnh.
  • Ước tính sơ tỷ lệ phân lập Salmonella từ các mẫu phân được gửi đi ở một bệnh nhân mắc tiêu chảy là 0,9%.[48]
Sự phát triển của Salmonella trên môi trường chọn lọc hoặc phát hiện DNA đặc hiệu trong phân

Các xét nghiệm khác cần cân nhắc

Xét nghiệm Kết quả
Số lượng bạch cầu

  • Có thể được yêu cầu, tuy nhiên, không thể chẩn đoán chính xác bệnh nhiễm khuẩn này, bởi kết quả có thể thay đổi và không đặc hiệu.
Số lượng tăng cao có thể được ghi nhận, nhưng thông thường nó nằm trong giới hạn bình thường
Cấy máu

  • Cần được thực hiện ở một bệnh nhân bị ức chế miễn dịch hoặc người có biểu hiện mắc nhiễm khuẩn nặng.
Có thể dương tính với Salmonella

Chẩn đoán khác biệt

Tình trạng Các dấu hiệu/triệu chứng khác biệt Các dấu hiệu/triệu chứng khác biệt Các xét nghiệm khác biệt
Bệnh Shigella
  • Tiêu chảy, thường lẫn máu.
  • Thường do tiếp xúc đường phân – miệng hoặc ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị nhiễm bẩn.
  • Thường gặp nhất ở trẻ em <5 tuổi.
  • Xác định loài Shigella trong phân.
Nhiễm khuẩn Campylobacter
  • Tiêu chảy cấp.
  • Thường do ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn, hay gặp thịt gia cầm nấu chưa chín.
  • Xác định loài Campylobacter trong phân.
Nhiễm khuẩn Yersinia
  • Bệnh tiêu chảy thường do ăn thịt chưa nấu chín, đặc biệt là thịt lợn.
  • Thường gây bệnh viêm ruột ở trẻ nhỏ có đi ngoài phân lẫn máu. Trẻ lớn tuổi hơn cũng có thể mắc viêm hồi tràng và viêm hạch mạc treo gây ra các triệu chứng giống viêm ruột thừa. Người lớn mắc nhiễm khuẩn Yersiniosis đều có biểu hiện của bệnh viêm dạ dày-ruột gây tiêu chảy và đau bụng.
  • Xác định loài Yersinia trong phân.
Nhiễm khuẩn Escherichia coli
  • Tiêu chảy có lẫn máu nếu do E coli xuất huyết (EHEC) gây ra.
  • Thường gặp nhất là bệnh do thực phẩm gây ra.
  • Xác định E coli gây bệnh đường ruột trong phân.
  • Tiêu chảy, thường ồ ạt và đi ngoài ra nhiều nước.
  • Có thể biểu hiện nhiễm khuẩn da.
  • Liên quan đến việc sử dụng hoặc chế biến động vật có vỏ còn sống hoặc chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc lâu với nước muối.
  • Xác định loài Vibrio trong phân.
Nhiễm khuẩn Listeria
  • Bệnh tiêu chảy thường liên quan đến việc ăn phải thực phẩm bị nhiễm bẩn.
  • Xác định Listeria monocytogenes trong phân.
Viêm dạ dày-ruột do vi-rút như norovirus, rotavirus, astrovirus hoặc adenovirus gây ra
  • Viêm dạ dày-ruột do vi-rút thường đi kèm với các triệu chứng đường tiêu hóa trên, chủ yếu như buồn nôn và nôn mửa, nhưng cũng có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy.
  • Sự phân biệt được thực hiện bằng cách lấy mẫu phân và xác định sinh vật gây bệnh.
Viêm dạ dày-ruột do các tác nhân ký sinh như Cryptosporidium hoặc Cyclospora gây ra
  • Tình trạng mắc ký sinh trùng thường có thời gian phát bệnh dài hơn.
  • Các manh mối dịch tễ học gợi ý một nguyên nhân ký sinh trùng có thể bao gồm tiền sử đi lại và phơi nhiễm, nhưng Salmonella cũng có thể bị mắc
    tại địa phương và ở cả các vùng nhiệt đới.
  • Sự phân biệt được thực hiện bằng cách lấy mẫu phân và xác định sinh vật gây bệnh.
Viêm dạ dày-ruột do độc tố (tụ cầu) hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Xuất hiện với hầu hết các triệu chứng đường tiêu hóa trên và có thời gian ủ bệnh ngắn, thường là từ 2 đến 4 giờ. Sốt là triệu chứng không phổ biến.
  • Sự phân biệt được thực hiện bằng cách thu thập các mẫu phân và xác định sinh vật gây bệnh.

Các tiêu chí chẩn đoán

Xét nghiệm chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày-ruột do khuẩn Salmonella được tiến hành bằng cách phân lập Salmonella thông qua nuôi cấy phân hoặc bằng cách phát hiện axit nucleic đặc hiệu của mầm bệnh trong phòng xét nghiệm vi sinh.

Chẩn đoán tình trạng mang bệnh mãn tính được xác định bằng nuôi cấy phân hoặc nước tiểu cho kết quả dương tính đối với Salmonella ở những bệnh nhân sau khi mắc bệnh cấp tính từ 12 tháng trở lên.

Cách tiếp cận điều trị từng bước

Viêm dạ dày-ruột do Salmonella thường tự giới hạn và không nên sử dụng kháng sinh trong hầu hết các trường hợp. Đối với những bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn sử dụng kháng sinh, mục tiêu điều trị là để giải quyết tình trạng nhiễm khuẩn và giảm tỷ lệ bệnh tăng nặng hoặc biến chứng ngoài đường ruột.

Truyền dịch

Tất cả bệnh nhân mắc viêm dạ dày-ruột đều cần được đánh giá về tình trạng thiếu dịch và mất cân bằng điện giải.[49] Những bệnh nhân uống được nên bù nước bằng các dung dịch điện giải. Đối với những người bị buồn nôn và nôn mửa, truyền dịch tĩnh mạch có thể được khuyên dùng.[50] [51] [52] [53]

Điều trị y khoa và phẫu thuật

Bởi vì hầu hết các trường hợp mắc viêm dạ dày-ruột đều tự giới hạn một cách tự nhiên, thuốc kháng sinh thường không được khuyên dùng. Trên thực tế, việc sử dụng thuốc kháng sinh không làm giảm đáng kể thời gian mắc bệnh hoặc làm giảm triệu chứng.1[A]Evidence Hơn nữa, thuốc kháng sinh có thể gây ra các tác dụng phụ, bao gồm các tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh; kéo dài thời gian mang khuẩn Salmonella; và tăng nguy cơ tái phát.[54] Ngoài ra, thuốc kháng sinh thường được để dành đối với nhiễm khuẩn Salmonella được xác nhận qua nuôi cấy, bởi vì việc điều trị các bệnh tiêu chảy không phân biệt (ví dụ: nhiễm khuẩn Escherichia coli O157:H7) có thể mang lại kết quả bất lợi, chẳng hạn như tăng nguy cơ mắc hội chứng tán huyết tăng ure máu.

Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao tiến triển nặng hơn, vãng khuẩn huyết, hoặc các dạng khác của bệnh nhiễm khuẩn Salmonella ngoài đường ruột, cần sử dụng phác đồ điều trị kháng sinh đường uống trong thời gian ngắn. Mặc dù chưa có nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên chính thức nào được tiến hành, nhưng lợi ích của thuốc kháng sinh dường như vượt qua các bất lợi ở những bệnh nhân có nguy cơ cao, đặc biệt dựa trên các báo cáo được ghi nhận ở những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch tiến triển thành vãng khuẩn do Salmonella tái phát không điều trị kháng sinh phù hợp.[59] [60] Những bệnh nhân có nguy cơ cao bao gồm:[29] [30] [61]

  • Trẻ sơ sinh <3 tháng tuổi (một số người ủng hộ xem xét ở những trẻ <1 tuổi)
  • Bệnh nhân bị ức chế miễn dịch
  • Bệnh nhân có bất thường ở mạch máu, chẳng hạn như van nhân tạo hoặc van ghép
  • Bệnh nhân mang khớp giả.

Thuốc kháng sinh cho những nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao này bao gồm fluoroquinolone, azithromycin, trimethoprim/sulfamethoxazole hoặc amoxicillin dạng uống.[61] Với tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng gia tăng đối với amoxicillin, ampicillin, và trimethoprim/sulfamethoxazole, fluoroquinolones như ciprofloxacin hiện là các thuốc được ưu tiên.[62] Cần lưu ý rằng kháng fluoroquinolones cũng đã được ghi nhận, vì vậy những bệnh nhân không có đáp ứng lâm sàng phù hợp với liệu pháp điều trị kháng sinh cần được xem xét sử dụng liệu pháp kháng sinh thay thế dựa trên độ nhạy cảm.[63] [64] Một nghiên cứu của Anh cho rằng việc du lịch nước ngoài có liên quan đến việc có một chủng kháng fluoroquinolone.[65] Ceftriaxone và cefotaxime cũng có tác dụng với Salmonella, mặc dù khả năng kháng các thuốc này ngày càng tăng cao được ghi nhận ở Đông Nam Á, Hoa Kỳ và các khu vực khác.[64] [66] [67] [68] [69] Các nghiên cứu (cả trong ống nghiệm và trên cơ thể) cho thấy carbapenems và tigecycline có thể có tác dụng với các chủng không gây thương hàn, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi chúng được khuyến cáo trong thực tiễn lâm sàng.[70] [71] Việc điều trị ở trẻ em rất phức tạp, vì cả sự gia tăng khả năng kháng giữa các chủng Salmonella và độc tính tiềm ẩn của thuốc kháng sinh fluoroquinolone ở bệnh nhi. Một nghiên cứu về ciprofloxacin trong điều trị sốt thương hàn cho thấy rằng nó có thể được sử dụng an toàn để điều trị bệnh nhiễm khuẩn Salmonella.[72]

Điều trị thất bại

Những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị bằng kháng sinh cần được đánh giá nguy cơ chủng Salmonella kháng thuốc. Số lượng các chủng phân lập như vậy ngày càng tăng đã được ghi nhận trên toàn thế giới và có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng sinh ngày càng tăng trong nông nghiệp.[73] [74] Trong bối cảnh xuất hiện sinh vật kháng thuốc, liệu pháp điều trị theo kinh nghiệm ban đầu có thể kém hiệu quả hơn. Sự kháng thuốc cũng có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh phức tạp và tỷ lệ tử vong cao hơn.[38] Do đó, xét nghiệm độ nhạy của thuốc kháng sinh cần được thực hiện trên mọi chủng vi sinh trên lâm sàng. Cần thay đổi kháng sinh khi kết quả điều trị lâm sàng thất bại và dựa trên kết quả độ nhạy.

Tình trạng mang bệnh mãn tính

Tình trạng mang bệnh mãn tính, được xác định là nuôi cấy phân hoặc nước tiểu cho kết quả dương tính đối với Salmonella ở thời điểm từ 12 tháng trở lên sau khi mắc bệnh cấp tính, có thể tương tự như ở bệnh nhiễm khuẩn S Typhi. Tình trạng mang bệnh mãn tính Salmonella không gây thương hàn xảy ra ở 0,5% ca bệnh (so với 3% ở những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn S Typhi). Một số nhóm nhất định có nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao hơn, bao gồm trẻ sơ sinh, phụ nữ, bệnh nhân mắc sỏi mật hoặc sỏi thận và bệnh nhân đồng nhiễm Schistosoma haematobium.

Những bệnh nhân mắc bệnh kéo dài có thể được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh dài hạn, và cần được xem xét phẫu thuật trong trường hợp đồng mắc sỏi mật. Những bệnh nhân đồng mắc nhiễm khuẩn S haematobium cần được điều trị bằng praziquantel trước khi điều trị bằng kháng sinh.

Tổng quan về các chi tiết điều trị

Tham khảo cơ sở dữ liệu dược địa phương của quý vị để biết thông tin toàn diện về thuốc, bao gồm các chống chỉ định, tương tác giữa các loại thuốc, và liều dùng thay thế. ( xem Tuyên bố miễn trách nhiệm )

Cấp tính ( tóm tắt )
Viêm dạ dày ruột
truyền dịch
bổ sung thuốc chống nôn
bổ sung điều trị kháng sinh

 

Tiếp diễn ( tóm tắt )
Tình trạng mang bệnh mãn tính
1 điều trị kháng sinh
Đồng mắc nhiễm khuẩn Schistosoma haematobium thêm điều trị ban đầu với praziquantel
Đồng mắc sỏi mật thêm cắt túi mật

Các lựa chọn điều trị

Cấp tính
Viêm dạ dày ruột
Truyền dịch

  • Tất cả bệnh nhân mắc viêm dạ dày-ruột đều cần được đánh giá về tình trạng thiếu dịch và mất cân bằng điện giải.[49] Những bệnh nhân uống được cần được bù nước bằng dung dịch điện giải.
  • Các dung dịch bù nước đường uống đã được chứng minh là rất hữu hiệu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển, ở những trường hợp viêm dạ dày-ruột cấp tính; với công thức có sẵn từ WHO.[75] Một công thức mới hơn đã được UNICEF đề xuất không chỉ giúp ngăn ngừa hoặc điều trị tình trạng mất nước, mà còn được cho là giúp giảm lượng phân.[76]
  • Đối với những người không thể dung nạp đường uống do buồn nôn và ói mửa, cần sử dụng phương pháp truyền dịch tĩnh mạch và chú ý mức cân bằng điện giải.
Bổ sung Thuốc chống nôn

Các lựa chọn sơ cấp

  • Ondansetron: người lớn: 4-8 mg uống/tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ khi cần thiết

HOẶC

  • Metoclopramide: người lớn: 10 mg uống ba lần mỗi ngày khi cần thiết trong tối đa 5 ngày, tối đa 30 mg/ngày

HOẶC

  • Promethazine: trẻ em >2 tuổi: 0,5 mg/kg uống/ tiêm bắp/qua trực tràng mỗi 4-6 giờ khi cần thiết; người lớn: 12,5 đến 25 mg uống/tiêm bắp/qua trực tràng mỗi 4-6 giờ khi cần thiết

HOẶC

  • Prochlorperazine: trẻ em: 0,1 mg/kg uống/tiêm bắp/qua trực tràng hai lần mỗi ngày khi cần; người lớn: 5-10 mg uống/tiêm tĩnh mạch/tiêm bắp ba lần mỗi ngày khi cần thiết, hoặc 25 mg qua trực tràng hai lần mỗi ngày khi cần
  • Những người bị buồn nôn/ói mửa có thể được lợi từ việc điều trị với thuốc chống nôn.[77] [50] [51] [52] [53]
  • Chỉ nên dùng Metoclopramide trong tối đa 5 ngày để giảm nguy cơ ảnh hưởng đối với thần kinh và các ảnh hưởng bất lợi khác.[78]

 

Bổ sung Điều trị kháng sinh

Các lựa chọn sơ cấp

  • Ciprofloxacin: trẻ em: 20-30 mg/kg/ngày uống chia thành 2 liều, tối đa 1500 mg/ngày; người lớn: 500 mg uống hai lần mỗi ngày, hoặc 400 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ

Các lựa chọn thứ cấp

  • Azithromycin: trẻ em: 10 mg/kg/ngày uống, tối đa 500 mg/ngày; người lớn: 1000 mg uống một lần mỗi ngày vào ngày đầu tiên, sau đó là 500 mg mỗi ngày một lần

HOẶC

  • Ceftriaxone: trẻ em: 60 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia thành 1-2 liều; người lớn: 2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 24 giờ

HOẶC

  • Cefotaxime: trẻ em: 100 mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch chia thành 4 liều; người lớn: 1-2 g tiêm tĩnh mạch mỗi 8 giờ

Các lựa chọn cấp ba

  • Trimethoprim/sulfamethoxazole: trẻ em > 2 tháng tuổi: 12 mg/kg/ngày uống chia thành 2 liều; người lớn: 160/800 mg uống hai lần mỗi ngày
    Liều dùng ở trẻ em chỉ đề cập đến thành phần trimethoprim.

HOẶC

  • Amoxicillin: trẻ em > 3 tháng tuổi: 50-100 mg/ kg/ngày uống chia thành 2-3 liều; người lớn: 500 mg uống ba lần mỗi ngày
  • Thuốc kháng sinh được khuyến cáo cho trẻ <3 tháng tuổi (một số người ủng hộ cân nhắc sử dụng ở những trẻ <1 tuổi), bệnh nhân >50 tuổi, người suy giảm miễn dịch, những người có tình trạng bất thường ở mạch máu như van nhân tạo hoặc van ghép, và bệnh nhân mang khớp giả.[29] [30] [61]
  • Với tỷ lệ kháng kháng sinh ngày càng gia tăng đối với amoxicillin, ampicillin, và trimethoprim/sulfamethoxazole, fluoroquinolones như ciprofloxacin hiện là các thuốc được ưu tiên.[62] Cần lưu ý rằng kháng fluoroquinolones cũng đã được ghi nhận, vì vậy những bệnh nhân không có đáp ứng lâm sàng phù hợp với liệu pháp điều trị kháng sinh cần được xem xét sử dụng liệu pháp kháng sinh thay thế dựa trên độ nhạy cảm.[63] [64]
  • Ceftriaxone và cefotaxime cũng thường có tác dụng với Salmonella. Khả năng kháng các thuốc này ngày càng tăng lên được ghi nhận ở Đông Nam Á, Hoa Kỳ và các khu vực khác.[64] [66] Các nghiên cứu (cả trong ống nghiệm và trên cơ thể) cho thấy carbapenems và tigecycline có thể có tác dụng với các chủng không gây thương hàn, nhưng cần nghiên cứu thêm trước khi chúng được khuyến cáo trong thực tiễn lâm sàng.[70] [71]
  • Việc điều trị ở trẻ em rất phức tạp, vì cả sự gia tăng khả năng kháng giữa các chủng Salmonella và sự hạn chế của thuốc kháng sinh ở bệnh nhi. Một nghiên cứu về ciprofloxacin trong điều trị sốt thương hàn cho thấy nó có thể được sử dụng an toàn ở những bệnh nhân nhiễm khuẩn Salmonella.[72]
  • Ciprofloxacin thường không được khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhi do nguy cơ gây bệnh khớp, tuy nhiên, vẫn có những báo cáo về việc sử dụng thành công và an toàn trong số bệnh nhân này đối với một số chỉ định nhất định.[79]
  • Thời gian điều trị bằng kháng sinh điển hình là từ 3-7 ngày hoặc cho đến khi hết sốt.[30] [61] Thời gian điều trị bằng kháng sinh ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hoặc tái phát bệnh thường kéo dài từ 7 đến 14 ngày.
  • Liều thuốc được dựa trên chức năng thận và gan bình thường.

 

Tiếp diễn
Tình trạng mang bệnh mãn tính
Tình trạng mang bệnh mãn tính 1 Điều trị kháng sinh

Các lựa chọn sơ cấp

  • Ciprofloxacin: trẻ em: 20-30 mg/kg/ngày uống thành 2 liều trong vòng 1 tháng, tối đa 1500 mg/ ngày; người lớn: 500 mg uống mỗi ngày hai lần trong vòng 1 tháng

Các lựa chọn thứ cấp

  • Trimethoprim/sulfamethoxazole: trẻ em > 2 tháng tuổi: 12 mg/kg/ngày uống chia thành 2 liều trong
    3 tháng; người lớn: 160/800 mg uống hai lần mỗi ngày trong 3 tháng
  • Liều dùng ở trẻ em chỉ đề cập đến thành phần trimethoprim.

Các lựa chọn cấp ba

  • Amoxicillin: trẻ em > 3 tháng tuổi: 50-100 mg/ kg/ngày uống chia thành 2-3 liều trong 3 tháng; người lớn: 1000 mg uống ba lần mỗi ngày trong 3 tháng
  • Cũng như sốt thương hàn, tình trạng mang bệnh mãn tính có thể tăng nặng sau khi mắc nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn.
  • Nên sử dụng thuốc kháng sinh dài hạn thay vì dùng kháng sinh ngắn hạn. Đáng chú ý, mặc dù sử dụng kháng sinh thích hợp, việc điều trị chỉ có thể tiêu diệt sinh vật mang bệnh ở 80% trường hợp.[80]
  • Các loại kháng sinh cũng tương tự như được sử dụng để điều trị S Typhi: amoxicillin, trimethoprim/ sulfamethoxazole hoặc ciprofloxacin.[30] [80] [81] [82] Thuốc kháng sinh thế hệ thứ 2 mới đây có khả năng thâm nhập cao và có thể là các thuốc được ưu tiên.[83] [84] Nhiều nhà cung cấp lựa chọn fluoroquinolone vì khả năng kháng các thuốc khác của vi khuẩn và để rút ngắn thời gian điều trị.[85]
  • Ciprofloxacin thường không được khuyến cáo sử dụng ở bệnh nhi do nguy cơ gây bệnh khớp, tuy nhiên, vẫn có những báo cáo về việc sử dụng thành công và an toàn trong số bệnh nhân này đối với một số chỉ định nhất định.[79]
  • Cuối cùng, việc lựa chọn thuốc kháng sinh cần được dựa trên xét nghiệm độ nhạy của chủng phân lập được.
  • Liều thuốc được dựa trên chức năng thận và gan bình thường.
Đồng mắc nhiễm khuẩn Schistosoma haematobium Thêm Điều trị ban đầu với praziquantelCác lựa chọn sơ cấp

  • Người mang bệnh Salmonella có thể tồn tại trong bệnh cảnh nhiễm ký sinh trùng.
  • Những người đồng mắc S haematobium cần được điều trị bằng praziquantel trước khi điều trị bằng kháng sinh.
  • Liều thuốc được dựa trên chức năng thận và gan bình thường.

 

Đồng mắc sỏi mật Thêm Cắt túi mật

  • Người mang khuẩn Salmonella có thể gặp trong hoàn cảnh mắc sỏi mật.
  • Cắt bỏ túi mật được khuyến cáo, đặc biệt nếu tình trạng mang bệnh mãn tính vẫn tồn tại mặc dù đã điều trị kháng sinh.[86]

Khuyến nghị

Giám sát

Kỹ thuật theo dõi nuôi cấy phân ở các bệnh nhân mắc viêm dạ dày-ruột do Salmonella nhìn chung không được sử dụng và có thể cho kết quả dương tính sau vài tuần, vì bệnh nhân có thể mang khuẩn Salmonella trong đường tiêu hóa sau khi mắc nhiễm khuẩn cấp tính. Thời gian mang bệnh trung bình là 4 tuần, nhưng thường kéo dài hơn (7 tuần) ở trẻ sơ sinh và trẻ em, và chưa được nghiên cứu kỹ ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.[92]

Quá trình mang bệnh mãn tính có thể xảy ra ở <1% ca bệnh và thường không có triệu chứng. Xét nghiệm sàng lọc thường không được khuyến cáo trừ khi sở y tế địa phương hoặc các cơ quan tương tự khác yêu cầu xét nghiệm này.

Hướng dẫn dành cho bệnh nhân

Bệnh nhân cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh tay phù hợp để tránh làm lây lan Salmonella. Thuốc kháng sinh theo toa kê của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần được thực hiện theo toa kê và cần hoàn thành thời gian điều trị bằng kháng sinh. Bệnh nhân phải đi khám ngay khi xuất hiện sốt tái phát hoặc các triệu chứng ban đầu trở nên xấu đi.

Các biến chứng

Các biến chứng Khung thời gian Khả năng
Viêm khớp Dài hạn Thấp
  • Những bệnh nhân mắc viêm dạ dày-ruột do Salmonella có thể xuất hiện viêm khớp phản ứng gần thời điểm xuất hiện các triệu chứng đường tiêu hóa. Đây là hiện tượng miễn dịch và không cần điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu. Cần xem xét khả năng di bệnh từ bên ngoài đường ruột đến các khớp, tuy nhiên, khả năng này nhiều khả năng thường là cục bộ.
  • Viêm khớp phản ứng thường xuất hiện ở các chi dưới thuộc mô hình viêm ít khớp.
  • Đây có thể là một biến chứng ngắn hạn hoặc có thể trở thành mãn tính hơn. Khung thời gian khỏi bệnh trung bình thường là một vài tháng; một báo cáo cho thấy chỉ hơn một nửa số bệnh nhân vẫn còn triệu chứng sau 6 tháng.[91]
Nhiễm khuẩn huyết Biến thiên Thấp
  • Vãng khuẩn huyết được ước tính xảy ra ở 3% đến 10% ca mắc nhiễm khuẩn Salmonella được phòng xét nghiệm xác nhận.[38] Tuy nhiên, đây có thể là một ước tính quá cao do yếu tố nhiễu; tổng tỷ lệ mắc vãng khuẩn huyết ở những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn Salmonella có thể là <5%. Vãng khuẩn huyết không phải thương hàn ở những bệnh nhân không mắc viêm dạ dày-ruột nghiêm trọng cần gợi ý đến tình trạng ức chế miễn dịch hoặc chứng phình mạch do xơ vữa động mạch ở những bệnh nhân lớn tuổi.
  • Hai bộ nuôi cấy máu cần được yêu cầu ở những bệnh nhân bị sốt hoặc có dấu hiệu mắc vãng khuẩn huyết.
  • Điều trị bao gồm kháng sinh tiêm tĩnh mạch, thường trong thời gian từ 7 đến 14 ngày.[30] Điều trị theo kinh nghiệm đối với những bệnh nhân mắc vãng khuẩn huyết đe dọa tính mạng có thể bao gồm cephalosporin thế hệ thứ ba và fluoroquinolone cho đến khi có kết quả về độ nhạy cảm.[30] Bệnh nhân phải được nuôi cấy máu thường xuyên để chắc chắn khỏi bệnh.[29] Bệnh nhân HIV mắc nhiễm khuẩn Salmonella thường được điều trị trong thời gian từ 4 đến 6 tuần để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn tái phát.[30]
Nhiễm trùng nội mạch hoặc cục bộ Biến thiên Thấp
  • Sự lây lan của vi khuẩn Salmonella ra bên ngoài đường tiêu hóa có thể dẫn đến nhiễm trùng nội mạch hoặc cục bộ ở xương, khớp hoặc các vị trí khác. Các biểu hiện ở hệ thần kinh như viêm màng não cũng có thể xuất hiện, chủ yếu ở trẻ em. Khả năng mắc bệnh ngoài đường ruột cao hơn ở những bệnh nhân có tình trạng bệnh lý nền như thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm hoặc tế bào T hoặc thiếu hụt miễn dịch khác. Cần nghi ngờ cao đối với những trường hợp mắc nhiễm khuẩn nội mạch, đặc biệt là ở những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.[89] Một phương cách tính điểm đơn giản đã được xây dựng để xác định những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn Salmonella không gây thương hàn có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn nội mạch cao.[90]
  • Các bác sĩ cần nhận thức được những biến chứng tiềm ẩn này cũng như tiến hành nuôi cấy máu và chụp chiếu ở những bệnh nhân mắc sốt kéo dài, tái phát hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoài đường ruột. Ví dụ: cần tiến hành chụp chiếu ở những bệnh nhân mắc vãng khuẩn huyết kéo dài hoặc ở mức cao (> 50% ở 3 hoặc nhiều ca nuôi cấy máu) hoặc có yếu tố nguy cơ gây biến chứng nội mạch để loại trừ các biến chứng này. Kỹ thuật hình ảnh có thể bao gồm siêu âm tim để loại trừ các sùi, cũng như chụp CT hoặc các đánh giá bạch cầu được đánh dấu Indi để tìm kiếm những vị trí khác có tổn thương nội mạch. Những bệnh nhân có triệu chứng phù hợp với bệnh viêm màng não cần được tiến hành chụp chiếu hệ thần kinh trung ương và chọc dò tủy sống. Triệu chứng ở cơ có thể được phát hiện bằng cách chụp chiếu như chụp CT, và triệu chứng ở xương có thể được phát hiện bằng cách chụp xương hoặc chụp CT/MRI.
  • Bệnh nhân ban đầu nên được cho sử dụng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Quá trình điều trị phụ thuộc vào vị trí mắc nhiễm khuẩn và khả năng đáp ứng điều trị lâm sàng. Điều trị kháng sinh tiêm tĩnh mạch ở những bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn nội mạch (ví dụ: chứng phình mạch do nhiễm bệnh) thường được tiến hành liên tục trong tối thiểu 6 tuần sau khi phẫu thuật thành công, sau đó là sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống. Thông thường, điều trị phẫu thuật cũng rất cần thiết (ví dụ: dẫn lưu áp-xe cơ do Salmonella hoặc thay van trong trường hợp mắc viêm nội tâm mạc).
  • Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc viêm nội tâm mạc có thể đe dọa đến tính mạng. Ví dụ: nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương do Salmonella, thường xảy ra nhất ở trẻ em, có thể có tỷ lệ tử vong gần 50%.[29] Chẩn đoán sớm và tổ chức điều trị bằng kháng sinh phù hợp (nhạy với phân lập) và điều trị bằng phẫu thuật có thể tăng khả năng sống.
Sốt kéo dài Biến thiên Thấp
  • Những bệnh nhân mắc sốt không đáp ứng với liệu pháp điều trị hiện tại cần được ngay lập tức xem xét đến một chủng phân lập có khả năng kháng liệu pháp điều trị hiện tại. Cần kiểm tra xét nghiệm độ nhạy và điều chỉnh thuốc kháng sinh tương ứng sao cho phù hợp.
  • Ngoài ra, bệnh ngoài đường ruột, chẳng hạn như nhiễm khuẩn cục bộ chưa được dẫn lưu hoặc phẫu thuật mở ổ đúng cách có thể gây sốt kéo dài.

Tiên lượng

Hầu hết các ca bệnh mắc viêm dạ dày-ruột do Salmonella đều tự khỏi mà không cần điều trị kháng sinh trong 3 đến 7 ngày. Thuốc kháng sinh được sử dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc xuất hiện triệu chứng ngoài đường ruột. Trong nhóm này, hầu hết các ca bệnh đều tự khỏi mà không để lại biến chứng. Bệnh nhân AIDS không được điều trị ART sẽ có nguy cơ mắc nhiễm khuẩn Salmonella tái phát.

Kết quả điều trị trong hầu hết các ca bệnh nhiễm khuẩn Salmonella đều tốt, với tỷ lệ tử vong <5% ở các quốc gia phát triển.[29] [30] Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ tử vong trung bình được điều chỉnh theo độ tuổi hàng năm là 0,03/100.000 người/năm, với tỷ lệ tử vong cao nhất ở những người cao tuổi và ở những bệnh nhân có tình trạng bệnh nền (ví dụ: HIV).[87] Ở các nước đang phát triển, bệnh xâm lấn có thể thường có tỷ lệ tử vong cao hơn.[47] [88]

Quá trình mang bệnh mãn tính của sinh vật có thể xảy ra trong một số ít trường hợp và không có triệu chứng. Người mang bệnh chỉ có thể được phát hiện bằng cách sàng lọc thông qua nuôi cấy phân, thường không được khuyến cáo trừ khi sở y tế địa phương hoặc các cơ quan tương tự khác yêu cầu thực hiện xét nghiệm này.

Hướng dẫn chẩn đoán

Châu Âu
A systematic review of the clinical, public health and cost-effectiveness of rapid diagnostic tests for the detection and identification of bacterial intestinal pathogens in faeces and food

Nhà xuất bản: National Institute for Health Research Health Technology Assessment Programme

Xuất bản lần cuối: 2007

 

Quốc tế
Foodborne disease outbreaks: guidelines for investigation and control

Nhà xuất bản: World Health Organization Xuất bản lần cuối: 2008

 

Bắc Mỹ 
Diagnosis and management of foodborne illnesses: a primer for physicians and other health care professionals

Nhà xuất bản: American Medical Association; American Nurses Association- American Nurses Foundation; Centers for Disease Control and Prevention; Center for Food Safety and Applied Nutrition, Food and Drug Administration; Food Safety and Inspection Service, US Department of Agriculture

Xuất bản lần cuối: 2004

Practice guidelines for the management of infectious diarrhea

Nhà xuất bản: Infectious Diseases Society of America Xuất bản lần cuối: 2001

Hướng dẫn điều trị

Bắc Mỹ
Compendium of measures to prevent disease associated with animals in public settings

Nhà xuất bản: National Association of State Public Health Veterinarians, Inc. Xuất bản lần cuối: 2011

Diagnosis and management of foodborne illnesses: a primer for physicians and other health care professionals

Nhà xuất bản: American Medical Association; American Nurses Association- American Nurses Foundation; Centers for Disease Control and Prevention; Center for Food Safety and Applied Nutrition, Food and Drug Administration; Food Safety and Inspection Service, US Department of Agriculture

Xuất bản lần cuối: 2004

Practice guidelines for the management of infectious diarrhea

Nhà xuất bản: Infectious Diseases Society of America Xuất bản lần cuối: 2001

Nguồn trợ giúp trực tuyến

  1. WHO: Salmonella (non-typhoidal) fact sheet (external link)
  2. USDA: basics for handling food safely (external link)
  3. CDC: guide to confirming an etiology in foodborne disease outbreak (external link)

Điểm số bằng chứng

  1. Thời gian xuất hiện triệu chứng và nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân có sức đề kháng bình thường: có bằng chứng đáng tin cậy rằng thuốc kháng sinh có thể không làm giảm đáng kể các triệu chứng và có liên quan đến tăng nguy cơ tái phát và mang khuẩn Salmonella kéo dài trong phân ở các vật chủ có sức đề kháng bình thường.[54] [55] [56] [57] [58]  Bằng chứng cấp độ A: Đánh giá hệ thống (SR) hoặc các thử nghiệm ngẫu nhiên đối chứng (RCT) với >200 người tham gia.

Các bài báo chủ yếu

  • Pegues DA, Miller SI. Salmonella species, including Salmonella Typhi. In: Mandell, Douglas, and Bennett’s principles and practice of infectious diseases. 7th ed. Philadelphia, PA: Churchill Livingstone; 2010:2887-2903.
  • Talbot EA, Gagnon ER, Greenblatt J. Common ground for the control of multi-drug resistant Salmonella in ground beef. Clin Infect Dis. 2006;42:1455-1462. Toàn văn Tóm lược
  • King CK, Glass R, Bresee JS, et al. Managing acute gastroenteritis among children: oral rehydration, maintenance, and nutritional therapy. MMWR Recomm Rep. 2003 Nov 21;52(RR-16):1-16. Toàn văn Tóm lược
  • World Health Organization. Foodborne disease outbreaks: guidelines for investigation and control. 2008. http:// whqlibdoc.who.int/ (last accessed 4 April 2017). Toàn văn

Tài liệu tham khảo

  1. Salmon DE, Smith T. The bacterium of swine-plague. Am Month Micr J. 1886;7:214.
  2. Kauffman F. The diagnosis of Salmonella types. Springfield, IL: Charles C Thomas; 1950.
  3. Centers for Disease Control and Prevention. National enteric disease surveillance: Salmonella annual report, 2013. June 2016. https://www.cdc.gov/ (last accessed 4 April 2017). Toàn văn
  4. Spina A, Kerr KG, Cormican M, et al. Spectrum of enteropathogens detected by the FilmArray GI panel in a multicentre study of community-acquired gastroenteritis. Clin Microbiol Infect. 2015;21:719-728. Toàn văn Tóm lược
  5. Voetsch AC, Van Gilder TJ, Angulo FJ, et al. FoodNet estimate of the burden of illness caused by nontyphoidal Salmonella infections in the United States. Clin Infect Dis. 2004;38:S127-S134. Toàn văn Tóm lược
  6. Mead PS, Slutsker L, Dietz V, et al. Food-related illness and death in the United States. Emerg Infect Dis. 1999;5:607-625. Toàn văn Tóm lược
  7. Scallan E, Hoekstra RM, Angulo FJ, et al. Foodborne illness acquired in the United States – major pathogens. Emerg Infect Dis. 2011;17:7-15. Tóm lược
  8. Crim SM, Griffin PM, Tauxe R, et al; Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Preliminary incidence and trends of infection with pathogens transmitted commonly through food: Foodborne Diseases Active Surveillance Network, 10 U.S. sites, 2006-2014. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2015;64:495-499. Toàn văn Tóm lược
  9. Centers for Disease Control and Prevention. An atlas of Salmonella in the United States, 1968-2011. 2013. http:// www.cdc.gov (last accessed 4 April 2017). Toàn văn
  10. Public Health England. Salmonella by serotype 2000 to 2010. December 2010. https://www.gov.uk (last accessed 4 April 2017). Toàn văn
  11. Greig JD, Lee MB. Enteric outbreaks in long-term care facilities and recommendations for prevention: a review. Epidemiol Infect. 2009;137:145-155. Tóm lược
  12. Barton Behravesh C, Mody RK, Jungk J, et al. 2008 outbreak of Salmonella Saintpaul infections associated with raw produce. N Engl J Med. 2011;364:918-927. Toàn văn Tóm lược
  13. Painter JA, Hoekstra RM, Ayers T, et al. Attribution of foodborne illnesses, hospitalizations, and deaths to food commodities by using outbreak data, United States, 1998-2008. Emerg Infect Dis. 2013;19:407-415. Toàn văn Tóm lược
  14. Adkins HJ, Escamilla J, Santiago LT, et al. Two-year survey of etiologic agents of diarrheal disease at San Lazaro Hospital, Manila, Republic of the Philippines. J Clin Microbiol. 1987;25:1143-1147. Toàn văn Tóm lược
  15. Saidi SM, Iijima Y, Sang WK, et al. Epidemiological study on infectious diarrheal diseases in children in a coastal rural area of Kenya. Microbiol Immunol. 1997;41:773-778. Tóm lược
  16. Morpeth SC, Ramadhani HO, Crump JA. Invasive non-Typhi Salmonella disease in Africa. Clin Infect Dis. 2009;49:606-611. Toàn văn Tóm lược
  17. Majowicz SE, Musto J, Scallan E, et al. The global burden of nontyphoidal Salmonella gastroenteritis. Clin Infect Dis. 2010;50:882-889. Toàn văn Tóm lược
  18. Gordon MA. Invasive nontyphoidal Salmonella disease: epidemiology, pathogenesis and diagnosis. Curr Opin Infect Dis. 2011;24:484-489. Tóm lược
  19. Okoro CK, Kingsley RA, Connor TR, et al. Intracontinental spread of human invasive Salmonella Typhimurium pathovariants in sub-Saharan Africa. Nat Genet. 2012;44:1215-1221. Toàn văn Tóm lược
  20. Gascón J. Epidemiology, etiology, and pathophysiology of traveler’s diarrhea. Digestion. 2006;73 Suppl 1:102-8. Tóm lược
  21. Braden CR. Salmonella enterica serotype Enteritidis and eggs: a national epidemic in the United States. Clin Infect Dis. 2006;43:512-517. Toàn văn Tóm lược
  22. Fierer J, Swancutt M. Non-typhoid Salmonella: a review. Curr Clin Top Infect Dis. 2000;20:134-157. Tóm lược
  23. Blaser MJ, Newman LS. A review of human salmonellosis: I. infective dose. Rev Infect Dis. 1982;4:1096-1106. Tóm lược
  24. Mintz ED, Cartter ML, Hadler JL, et al. Dose-response effects in an outbreak of Salmonella enteritidis. Epidemiol Infect. 1994;112:13-23. Tóm lược
  25. Giannella RA, Broitman SA, Zamcheck N. Salmonella enteritis. I. Role of reduced gastric secretion in pathogenesis. Am J Dig Dis. 1971;16:1000-1006. Tóm lược
  26. Cook GC. Infective gastroenteritis and its relationship to reduced gastric acidity. Scand J Gastroenterol Suppl. 1985;111:17-23. Tóm lược
  27. Shimoni Z, Pitlik S, Leibovici L, et al. Nontyphoid Salmonella bacteremia: age-related differences in clinical presentation, bacteriology, and outcome. Clin Infect Dis. 1999;28:822-827. Tóm lược
  28. Huang CF, Chen PL, Liu MF, et al. Nontyphoidal Salmonella bacteremia in patients with connective tissue diseases. J Microbiol Immunol Infect. 2012;45:350-355. Tóm lược
  29. Hohmann EL. Nontyphoidal salmonellosis. Clin Infect Dis. 2001;32:263-269. Toàn văn Tóm lược
  30. Pegues DA, Miller SI. Salmonella species, including Salmonella Typhi. In: Mandell, Douglas, and Bennett’s principles and practice of infectious diseases. 7th ed. Philadelphia, PA: Churchill Livingstone; 2010:2887-2903.
  31. Celum CL, Chaisson RE, Rutherford GW, et al. Incidence of salmonellosis in patients with AIDS. J Infect Dis. 1987;156:998-1002. Tóm lược
  32. Peña-Sagredo JL, Fariñas MC, Perez-Zafrilla B, et al. Non-typhi Salmonella infection in patients with rheumatic diseases on TNF-alpha antagonist therapy. Clin Exp Rheumatol. 2009;27:920-925. Tóm lược
  33. Croswell A, Amir E, Teggatz P, et al. Prolonged impact of antibiotics on intestinal microbial ecology and susceptibility to enteric Salmonella infection. Infect Immun. 2009;77:2741-2753. Toàn văn Tóm lược
  34. Molbak K. Human health consequences of antimicrobial drug-resistant Salmonella and other foodborne pathogens. Clin Infect Dis. 2005;41:1613-1620. Toàn văn Tóm lược
  35. Ryan CA, Nickels MK, Hargrett-Bean NT, et al. Massive outbreak of antimicrobial-resistant salmonellosis traced to pasteurized milk. JAMA. 1987;258:3269-3274. Tóm lược
  36. Mouy R, Fischer A, Vilmer E, et al. Incidence, severity, and prevention of infections in chronic granulomatous disease. J Pediatr. 1989;114:555-560. Tóm lược
  37. Kaye D, Gill FA, Hook EW. Factors influencing host resistance to Salmonella infections: the effects of hemolysis and erythrophagocytosis. Am J Med Sci. 1967;254:205-215. Tóm lược
  38. Talbot EA, Gagnon ER, Greenblatt J. Common ground for the control of multi-drug resistant Salmonella in ground beef. Clin Infect Dis. 2006;42:1455-1462. Toàn văn Tóm lược
  39. Woodward DL, Khakhria R, Johnson WM. Human salmonellosis associated with exotic pets. J Clin Microbiol. 1997;35:2786-2790. Toàn văn Tóm lược
  40. National Association of State Public Health Veterinarians, Inc; Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Compendium of measures to prevent disease associated with animals in public settings, 2011: National Association of State Public Health Veterinarians, Inc. MMWR Recomm Rep. 2011;60(RR-04):1-24. Toàn văn Tóm lược
  41. Finley R, Reid-Smith R, Weese S. Human health implications of Salmonella-contaminated natural pet treats and raw pet food. Clin Infect Dis. 2006;42:686-691. Toàn văn Tóm lược
  42. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Human salmonellosis associated with animal-derived pet treats – United States and Canada, 2005. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2006;55:702-705. Toàn văn Tóm lược
  43. Saphra I, Winter JW. Clinical manifestations of salmonellosis in man: an evaluation of 7779 infections identified at the New York Salmonella Center. N Engl J Med. 1957;256:1128-1134. Tóm lược
  44. Buss SN, Leber A, Chapin K, et al. Multicenter evaluation of the BioFire FilmArray gastrointestinal panel for etiologic diagnosis of infectious gastroenteritis. J Clin Microbiol. 2015;53:915-925. Toàn văn Tóm lược
  45. Mandomando I, Macete E, Sigaúque B, et al. Invasive non-typhoidal Salmonella in Mozambican children. Trop Med Int Health. 2009;14:1467-1474. Toàn văn Tóm lược
  46. Preziosi MJ, Kandel SM, Guiney DG, et al. Microbiological analysis of nontyphoidal Salmonella strains causing distinct syndromes of bacteremia or enteritis in HIV/AIDS patients in San Diego, California. J Clin Microbiol. 2012;50:3598-3603. Toàn văn Tóm lược
  47. Feasey NA, Dougan G, Kingsley RA, et al. Invasive non-typhoidal salmonella disease: an emerging and neglected tropical disease in Africa. Lancet. 2012;379:2489-2499. Toàn văn Tóm lược
  48. Guerrant RL, Van Gilder T, Steiner TS, et al; Infectious Diseases Society of America. Practice guidelines for the management of infectious diarrhea. Clin Infect Dis. 2001;32:331-351. Toàn văn Tóm lược
  49. Szajewska H, Dziechciarz P. Gastrointestinal infections in the pediatric population. Curr Opin Gastroenterol. 2010;26:36-44. Tóm lược
  50. Carter B, Fedorowicz Z. Antiemetic treatment for acute gastroenteritis in children: an updated Cochrane systematic review with meta-analysis and mixed treatment comparison in a Bayesian framework. BMJ Open. 2012;2:e000622. Toàn văn Tóm lược
  51. Cayley WE Jr. Antiemetics for acute gastroenteritis-related vomiting in children and adolescents. Am Fam Physician. 2012;85:1054-1056. Tóm lược
  52. Cheng A. Emergency department use of oral ondansetron for acute gastroenteritis-related vomiting in infants and children. Paediatr Child Health. 2011;16:177-179 Toàn văn Tóm lược
  53. Fedorowicz Z, Jagannath VA, Carter B. Antiemetics for reducing vomiting related to acute gastroenteritis in children and adolescents. Cochrane Database Syst Rev. 2011;(9):CD005506. Toàn văn Tóm lược
  54. Onwuezobe IA, Oshun PO, Odigwe CC. Antimicrobials for treating symptomatic non-typhoidal Salmonella infection. Cochrane Database Syst Rev. 2012;(11):CD001167. Toàn văn Tóm lược
  55. Carlstedt G, Dahl P, Niklasson PM, et al. Norfloxacin treatment of salmonellosis does not shorten the carrier stage. Scand J Infect Dis. 1990;22:553-556. Tóm lược
  56. Bassily S, Hyams KC, el-Masry NA, et al. Short-course norfloxacin and trimethoprim-sulfamethoxazole treatment of shigellosis and salmonellosis in Egypt. Am J Trop Med Hyg. 1994;51:219-223. Tóm lược
  57. Guarino A, Ashkenazi S, Gendrel D, et al. European Society for Pediatric Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition/European Society for Pediatric Infectious Diseases evidence-based guidelines for the management of acute gastroenteritis in children in Europe: update 2014. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2014;59:132-152. Toàn văn Tóm lược
  58. Gendrel D, Cohen R; European Society for Pediatric Infectious Diseases, European Society for Gastroenterology, Hepatology and Nutrition. Bacterial diarrheas and antibiotics: European recommendations. Arch Pediatr. 2008;15(suppl 2):S93-S96. [in French] Tóm lược
  59. Gordon MA, Banda HT, Gondwe M, et al. Non-typhoidal salmonella bacteraemia among HIV-infected Malawian adults: high mortality and frequent recrudescence. AIDS. 2002;16:1633-1641. Tóm lược
  60. Hung CC, Hsieh SM, Hsiao CF, et al. Risk of recurrent non-typhoid Salmonella bacteraemia after early discontinuation of ciprofloxacin as secondary prophylaxis in AIDS patients in the era of highly active antiretroviral therapy. AIDS. 2001;15:645-647. Tóm lược
  61. Gilbert DN, Chambers HF, Eliopoulos GM, et al. The Sanford guide to antimicrobial therapy, 47th ed. Sperryville, VA: Antimicrobial Therapy, Inc.; 2017.
  62. Crump JA, Medalla FM, Joyce KW, et al. Antimicrobial resistance among invasive nontyphoidal Salmonella enterica isolates in the United States: National Antimicrobial Resistance Monitoring System, 1996 to 2007. Antimicrob Agents Chemother. 2011;55:1148-1154. Toàn văn Tóm lược
  63. Nakaya H, Yasuhara A, Yoshimura K, et al. Life-threatening infantile diarrhea from fluoroquinolone-resistant Salmonella enterica typhimurium with mutations in both gyrA and parC. Emerg Infect Dis. 2003;9:255-257. Tóm lược
  64. Whichard JM, Gay K, Stevenson JE, et al. Human Salmonella and concurrent decreased susceptibility to quinolones and extended-spectrum cephalosporins. Emerg Infect Dis. 2007;13:1681-1688. Tóm lược
  65. Al-Mashhadani M, Hewson R, Vivancos R, et al. Foreign travel and decreased ciprofloxacin susceptibility in Salmonella enterica infections. Emerg Infect Dis. 2011;17:123-125. Toàn văn Tóm lược
  66. Sjölund-Karlsson M, Rickert R, Matar C, et al. Salmonella isolates with decreased susceptibility to extended- spectrum cephalosporins in the United States. Foodborne Pathog Dis. 2010;7:1503-1509. Tóm lược
  67. Wadula J, von Gottberg A, Kilner D, et al. Nosocomial outbreak of extended-spectrum beta-lactamase-producing Salmonella isangi in pediatric wards. Pediatr Infect Dis J. 2006;25:843-844. Tóm lược
  68. Usha G, Chunderika M, Prashini M, et al. Characterization of extended-spectrum beta-lactamases in Salmonella spp. at a tertiary hospital in Durban, South Africa. Diagn Microbiol Infect Dis. 2008;62:86-91. Tóm lược
  69. Lunguya O, Lejon V, Phoba MF, et al. Antimicrobial resistance in invasive non-typhoid Salmonella from the Democratic Republic of the Congo: emergence of decreased fluoroquinolone susceptibility and extended-spectrum beta lactamases. PLoS Negl Trop Dis. 2013;7:e2103. Toàn văn Tóm lược
  70. Tang HJ, Ko WC, Chen CC, et al. In vitro and in vivo intracellular killing effects of tigecycline against clinical nontyphoid Salmonella isolates using ceftriaxone as a comparator. Antimicrob Agents Chemother. 2011;55:2755-2759. Toàn văn Tóm lược
  71. Tang HJ, Chen CC, Zhang CC, et al. Use of Carbapenems against clinical, nontyphoid Salmonella isolates: results from in vitro and in vivo animal studies. Antimicrob Agents Chemother. 2012;56:2916-2922. Toàn văn Tóm lược
  72. White NJ, Dung NM, Vinh H, et al. Fluoroquinolone antibiotics in children with multidrug resistant typhoid. Lancet. 1996;348:547. Tóm lược
  73. Angulo FJ, Johnson KR, Tauxe RV, et al. Origins and consequences of antimicrobial-resistant nontyphoidal Salmonella: implications for the use of fluoroquinolones in food animals. Microb Drug Resist. 2000;6:77-83. Tóm lược
  74. Arlet G, Barrett TJ, Butaye P, et al. Salmonella resistant to extended-spectrum cephalosporins: prevalence and epidemiology. Microbes Infect. 2006;8:1945-1954. Tóm lược
  75. King CK, Glass R, Bresee JS, et al. Managing acute gastroenteritis among children: oral rehydration, maintenance, and nutritional therapy. MMWR Recomm Rep. 2003 Nov 21;52(RR-16):1-16. Toàn văn Tóm lược
  76. UNICEF Supply Division. New formulation of oral rehydration salts (ORS) with reduced osmolarity. Technical Bulletin no 9. April 2004. http://www.unicef.org/supply (last accessed 4 April 2017). Toàn văn
  77. DeCamp LR, Byerley JS, Doshi N, et al. Use of antiemetic agents in acute gastroenteritis: a systematic review and meta-analysis. Arch Pediatr Adolesc Med. 2008;162:858-865. Toàn văn Tóm lược
  78. European Medicines Agency. European Medicines Agency recommends changes to the use of metoclopramide. July 2013. http:// www.ema.europa.eu/ (last accessed 4 April 2017). Toàn văn
  79. Adefurin A, Sammons H, Jacqz-Aigrain, et al. Ciprofloxacin safety in paediatrics: a systematic review. Arch Dis Child. 2011;96:874-880. Toàn văn Tóm lược
  80. Freerksen E, Rosenfield M, Freerksen R, et al. Treatment of chronic Salmonella carriers. Chemotherapy. 1977;23:192. Tóm lược
  81. Ferreccio C, Morris JG Jr, Valdivieso C, et al. Efficacy of ciprofloxacin in the treatment of chronic typhoid carriers. J Infect Dis. 1988;157:1235-1239. Tóm lược
  82. DuPont HL. Quinolones in Salmonella typhi infection. Drugs. 1993;45:119-124. Tóm lược
  83. Diridl G, Pichler H, Wolf D. Treatment of chronic salmonella carriers with ciprofloxacin. Eur J Clin Microbiol. 1986;5:260-261. Tóm lược
  84. Clementi KJ. Trimethoprim-sulfamethoxazole in the treatment of carriers of Salmonella. J Infect Dis. 1973;128:738-742. Tóm lược
  85. Rodriguez-Noriega E, Andrade-Villanueva J, Amaya-Tapia G. Quinolones in the treatment of Salmonella carriers. Rev Infect Dis. 1989;11:S1179-S1187. Tóm lược
  86. Dinbar A, Altmann G, Tulcinsky DB. The treatment of chronic biliary salmonella carriers. Am J Med. 1969;47:236-242. Tóm lược
  87. Cummings PL, Sorvillo F, Kuo T. Salmonellosis-related mortality in the United States, 1990-2006. Foodborne Pathog Dis. 2010;7:1393-1399. Tóm lược
  88. Chimalizeni Y, Kawaza K, Molyneux E. The epidemiology and management of non typhoidal salmonella infections. Adv Exp Med Biol. 2010;659:33-46. Tóm lược
  89. Kaneko K, Nonomura Y, Watanabe K, et al. Infected abdominal aortic aneurysm caused by nontyphoid Salmonella in an immunocompromised patient with rheumatoid arthritis. J Infect Chemother. 2009;15:312-315. Tóm lược
  90. Chen PL, Lee CC, Li CY, et al. A simple scoring algorithm predicting vascular infections in adults with nontyphoid Salmonella bacteremia. Clin Infect Dis. 2012;55:194-200. Tóm lược
  91. Lee AT, Hall RG, Pile KD. Reactive joint symptoms following an outbreak of Salmonella typhimurium phage type 135a. J Rheumatol. 2005;32:524-527. Tóm lược
  92. Buchwald DS, Blaser MJ. A review of human salmonellosis: II. duration of excretion following infection with nontyphi Salmonella. Rev Infect Dis. 1984:6:345-356. Tóm lược
  93. Lee MB, Greig JD. A review of nosocomial Salmonella outbreaks: infection control interventions found effective. Public Health. 2013;127:199-206. Tóm lược
  94. World Health Organization. Foodborne disease outbreaks: guidelines for investigation and control. 2008. http:// whqlibdoc.who.int/ (last accessed 4 April 2017). Toàn văn

Xem thêm:

Bệnh nấm cryptococcosis: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị theo BMJ

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here