Tải pdf sách Bệnh học Nội khoa-Tập 1 tại đây
Tải pdf sách Bệnh học Nội khoa-Tập 2 tại đây
Giới thiệu về sách Bệnh học Nội khoa
Bệnh học Nội khoa là cuốn sách được chủ biên bởi PGS.TS Ngô Quý Châu, GS.TS.Nguyễn Lân Việt, PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh, PGS.TS.Phạm Quang Vinh. Cuốn sách được Nhà xuất bản y học – Hà Nội xuất bản năm 2012. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đã có nhiều thành tự chuẩn đoán áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong ngành y nói chung và ngành Nội nói riêng. Xuất phát từ nhu cầu cập nhật kiến thức chuyên ngành, cuốn sách Bệnh học Nội khoa đã được ra đời theo chỉ đạo của Trường Đại học Y Hà Nội và Bộ Y tế về xây dựng bài giảng với từng mục cụ thể và rõ ràng.
Cuốn sách là kho tàng kiến thức tốt phục vụ công tác đào tạo bác sĩ đa khoa, giúp cập nhật kiến thức một cách chính xác và nâng cao những kiến thức giúp sinh viên y khoa và các bác sĩ góp phần điều trị đúng, kịp thời cho bệnh nhân mắc những bệnh nội khoa.
Tóm tắt nội dung sách
Chương 1: Hô hấp
- Viêm phế quản cấp: Phần này cung cấp về những nội dung cơ bản về viêm phế quản tới các bác sĩ bao gồm định nghĩa, nguyên nhân cũng như các triệu chứng cận lâm sàng, lâm sàng của bệnh viêm phế quản cấp. Trong phần này sẽ trình bày được những chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt để đưa ra những phác đồ điều trị và cách phòng bệnh đúng cách.
- Viêm phổi: Cũng là một trong những bệnh phổ biến đường hô hấp, phần này sẽ đi vào triển khai những nội dung về khái niệm, nguyên nhân và các yếu tố gây tăng nguy cơ của bệnh viêm phổi thùy. Tiếp theo sẽ trình bày về những triệu chứng trên lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi thùy từ đó có thể chẩn đoán chính xác bệnh để đưa ra hướng điều trị và phòng bệnh viêm phổi thùy.
- Áp xe phổi: Trình bày về định nghĩa, các yếu tố tăng nguy cơ áp xe phổi, giải phẫu bệnh, triệu chứng, chẩn đoán và những phương pháp phòng bệnh, phương pháp điều trị bệnh.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Trình bày về những triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán chính xác bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và trình bày cách chẩn đoán mức độ nặng của bệnh từ đó cho ra hướng điều trị bệnh.
- Hen phế quản: Trình bày những nội dung chính xác về bệnh hen phế quản bao gồm khái niệm, triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng, phân chia mức độ nặng, chẩn đoán xác định, nguyên tắc điều trị.
- Giãn phế quản: Trong phần này các kiến thức cơ bản về giãn phế quản sẽ được trình bày chính xác nhất bao gồm khái niệm về bệnh, phân loại, triệu chứng, chẩn đoán và cách phòng cũng như điều trị bệnh
- Tâm phế mạn: Trình bày về định nghĩa, đại cương về tâm phế quản, nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, giải phẫu, chẩn đoán triệu chứng bệnh và tiên lượng, phòng, điều trị bệnh.
- Tràn dịch màng phổi: Là bệnh lý khá phổ biến hiện nay, trong phần này sẽ đi vào rõ hơn về những khác niệm, giải phẫu, triệu chứng, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị từ những chẩn đoán.
- Tràn khí màng phổi: Là bệnh lý thường gặp trong lâm sàng hô hấp, phần lớn là tràn khí màng phổi thứ phát, vậy trong phần này, cuốn sách đi vào phân tích dịch tễ học, cơ chế sinh bệnh, định nghĩa, phân loại bệnh, triệu chứng trên lâm sàng, cận lâm sàng và các cách điều trị.
- Hội chứng trung thất: Rất thường gặp, khái niệm “Hội chứng” được sử dụng với bệnh này đã được nêu rõ trong cuốn sách cùng với những giải phẫu định khu trung thất, triệu chứng, nguyên nhân thường gặp và hướng điều trị bệnh.
- Ung thư phổi: Là bệnh lý rất thường gặp, đứng thứ 3 trong danh sách những bệnh phổi mạn tính và thứ 5 trong danh sách các bệnh ung thư tạng khác vì vậy đây là một trong những bệnh được quan tâm nhất. Phần này sẽ đi sâu vào những triệu chứng của bệnh phân loại bệnh theo từng giai đoạn và điều trị bệnh đúng cách.
- Ho ra máu: Trình bày về triệu chứng, định nghĩa, chẩn đoán, phương pháp điều trị và phác đồ xử trí cấp cứu cho bệnh nhân ho ra máu.
Chương 2: Tim mạch
- Hẹp van hai lá: Là bệnh rất phổ biến tại Việt Nam, phần này cuốn sách sẽ trình bày chi tiết về sinh lý bệnh, nguyên nhân, diễn biến bệnh và biến chứng, triệu chứng, chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán xác định bệnh cùng với điều trị bệnh.
- Tăng huyết áp: Trình bày về chẩn đoán, biến chứng và nguyên tắc điều trị một số trường hợp lâm sàng.
- Nhồi máu cơ tim: Phần này trình bày về đại xương bệnh cùng với triệu chứng và điều trị bệnh.
- Suy tim: Sách sẽ trình bày đầy đủ nội dung về bệnh suy tim để người đọc hiểu được cơ chế sinh lý bệnh suy tim, phân loại và phân độ bệnh, trình bày nguyên nhân thường gặp, triệu chứng, chẩn đoán suy tim mạn và điều trị bệnh.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Phần này xin trình bày về nguy cơ bệnh, chẩn đoán, trình bày về điều trị bệnh cũng như giáo dục bệnh nhân cách phòng ngừa bệnh.
- Viêm màng ngoài tim: Phần này đi vào phân tích về những nguyên nhân chính gây bệnh, chẩn đoán xác định bệnh và cách điều trị các biến chứng ép tim cấp, viêm màng ngoài tim co thắt.
- Một số rối loạn nhịp tim thường gặp: Nội dung, nguyên tắc chính về điều trị và xử lý rối loạn nhịp tim thường gặp.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới: Nội dùng phần này sẽ trình bày để các bạn đọc có thể nắm được những kiến thức đầy đủ nhất về cách chẩn đoán sớm bệnh, yếu tố nguy cơ bà nguyên tắc điều trị cũng như dự phòng bệnh.
- Đại cương về bệnh tim bẩm sinh: Nội dung đi vào phần đại cương về bệnh phân loại bệnh và điều được những kiến thức cơ bản về phương pháp điều trị bệnh tim bẩm sinh.
Chương 3: Thận-Tiết niệu
- Bệnh lý cầu thận: Đại cương, phân loại bệnh, chẩn đoán một số bệnh thường gặp.
- Bệnh thận IgA: Trình bày được những triệu chứng, chẩn đoán và nguyên tắc điều trị bệnh.
- Bệnh thận đa nang: Nội dung phần này đi vào các triệu chứng, chẩn đoán và đại cương cùng với điều trị bệnh.
- Viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu: Liệt kê được một vài chủng vi khuẩn phổ biến gây bệnh và những chẩn đoán xác định, nguyên tắc điều trị cơ bản.
- Hội chứng thận hư: Những nội dung được trình bày trong phần này bao gồm nguyên nhân gây bệnh, mổ tả các tuýp tổn thương mô bệnh học, chẩn đoán và điều trị,
- Nhiễm khuẩn tiết niệu: Trình bày về chẩn đoán, biến chứng và nguyên nhân, điều trị bệnh viêm bể thận cấp, chẩn đoán viêm bể thận mạn.
- Định hướng chẩn đoán và xử trí đái máu: Trình bày về chẩn đoán xác bệnh, chỉ định để tìm ra nguyên nhân và hướng xử trí đái máu.
- Sỏi tiết niệu: Trình bày các dấu hiệu, cách lựa chọn phương pháp cận lâm sàng trong chẩn đoán, biến chứng và định hướng xử trí.
- Suy thận cấp: Nội dung nói về định nghĩa và 1 số thuật ngữ thường dùng ở bệnh suy thận cấp, những chẩn đoán xác định, nguyên nhân xử trí theo nguyên nhân và từng giai đoạn.
- Bệnh thận mạn và suy thận mạn định nghĩa và chẩn đoán: Những nội dung về bệnh như định nghĩa, thuật ngữ thường dùng, chẩn đoán và nguyên nhân biến chứng bệnh thận sẽ được trình bày trong phần này.
- Bệnh thận mạn, suy thận giai đoạn cuối: Điều trị bảo tồn và thay thế
Chương 4: Bệnh học người cao tuổi
- Khám bệnh ở người cao tuổi: Là phần đầu tiên trong chương này, trình bày về những vấn đề cần hỏi bệnh và cách khám các bộ phận, hệ cơ quan ở người cao tuổi.
- Sa sút trí tuệ: Mục tiêu của phần này là trình bày được những yếu tố nguy cơ, chẩn đoán, biểu hiện, nguyên tắc điều trị bệnh.
- Suy tĩnh mạch mạn tính: Trình bày về những triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh từ đó cho ra biện pháp điều trị.
- Tai biến mạch máu não: Trình bày về chẩn đoán xác định, nguyên tắc điều trị bệnh xuất huyết não nhồi máu não.
- Phì đại lành tính tuyến tiền liệt: Nêu những triệu chứng, chẩn đoán, biến chứng thường gặp và thuốc kèm với phương pháp điều trị.