Bài viết Y nghiệp thần chương: Khái quát những điểm chính về lý luận của Hải Thượng Lãn Ông.
Tham khảo từ quyển I, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học tải pdf Tại đây.
Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Tóm tắt
Người thầy thuốc là nơi để cho người ta gửi gắm tính mệnh. Nhưng những người làm nghề thuốc ở đời thường cho là dễ dàng. Tôi làm nghề thuốc lại cho là rất khó. Tại sao vậy? Người đời luận chứng bệnh chỉ mò mẫm vào chứng ngọn thôi, khi thấy những chứng đó không chịu lục tìm xem lại sách thuốc; chỉ cố chấp lấy phương cổ, rồi cứ dùng theo phương đó, không hề xét đoán kỹ càng. Cho nên khi gặp phải chứng hư bại rồi chẳng may bị lầm lỡ thì lại đổ cho tại số mệnh. Đầy rẫy những lòng trục lợi, những tay độc hại, thì trách chi chẳng cho nghề y là dễ dàng. Về phần tôi, khác hẳn với những kẻ đó. Lúc mới đầu thì sợ rằng thầy thuốc đương thời lầm lỡ hại cho mình, cuối cùng thì sợ tính mệnh của gia đình mình bị thầy thuốc đương thời hãm hại, vì vậy tôi mới dốc chí theo nghề y. Tìm hiểu rộng rãi các phương thư của người xưa, phụ thêm cái ý nghĩ của mình. Tìm hiểu về kinh lạc thì thấy rõ ở trong tập “Trị yếu”. Về mạch quyết thì thấy rõ ở “Quan miện”. Song, cho rằng bệnh đều bắt đầu từ thương hàn thì đã có tập “Đại thành”. Về chứng nguy hiểm thì không gỉ hiểm bằng bệnh đậu mùa thì có tập Mộng trung giác đậu. Lại cho rằng thuốc cho trẻ con là rất khó, thì thấy ở tập Ấu ấu, để xem mạch, xem sắc trẻ con. Còn môn thai sản đã có tập Bảo sản ca quyết của Phùng Thị, dùng tập đó để thêm bớt chẳng cần viết lắp lại. Với tất cả những sự dùi mài để tìm hiểu những điều sâu sắc trong thuật Hiên Kỳ, tôi chỉ mới thu hoạch được độ một hai phần mười. Từ năm 30 tới 40 mỡi biết qua về y; từ 40 đến 50 mới bớt được chút ít sai lầm. Từ 50 đến 60, 70 mới không nhầm. Cũng có khi gặp phải chứng bất trị tôi đều nói rõ cho người ta biết trước [để sau] mới khỏi bị hối hận. Dó là cái khó của nghề y mà tôi biết là khó. Vì vậy nên tôi cho rằng nó rất mực khó, há chẳng đúng sao!
Tuy rằng thực sự tôi theo nghề y, nhưng không ham chữa bệnh lắm đâu vì e ngại rằng chữa nhiều người thì dễ nhầm nhiều, nhầm nhiều thì âm báo càng nhiều; [việc làm] cầu phúc hóa ra mang họa. Cho nên tôi chẳng sắm túi thuốc, chẳng đánh dao cầu, không xem nhẹ khi bước tới nhà bệnh, không hạ thủ bừa bãi khi cho thuốc. Chỉ có trong tình bà con lân lý, nghĩa thầy trò không thể từ chối mà phải làm. Không kể là người lớn hay trẻ con, hoặc là cho thuốc, hoặc là cho đơn, tiền thuốc ai trả nhiều ít cũng được. Nghề y của tôi là như vậy, để chữa cho mình, chữa cho gia đình, không phải để mưu sự sống, không phải để cầu lợi. Nhưng tôi nghĩ mình đã biết cái khó, và đã thâu tóm được cái khó lẽ nào chỉ để riêng mình biết thôi đâu, nhân đây cũng xin kể ra để làm điều dặn dò: làm nghề y thì phải hiểu được sự biểu lý của tạng phủ ở trong, phải xét những môn khiếu của tạng phủ ở phía ngoài. Thế nào là tiên thiên, thế nào là hậu thiên, thế nào là thủy hỏa, thế nào là khi huyết âm dương. Lại nhìn vào hình sắc, nghe âm thanh, xét động tác ăn ở, hỏi nguyên nhân nào phạm tới, để định chia ra biểu lý, hàn nhiệt, hư thực. Lại tham hợp xem bốn loại mạch lớn: phù, sác, trầm, trì, để quyết đoán chắc chắn về việc nhận xét biểu lý, hàn nhiệt, hư thực. Vậy thì sáu chủ biểu lý, hàn nhiệt, hư thực là một phương pháp tốt để cho nhà y chẩn xét bệnh. Nói cho rõ ràng tương đối các phần cụ thể, trong thân người khoảng từ Đản trung (giữa hai vú) trở lên thuộc thượng tiêu, ứng với trời là dương, chủ về phần khí; khi bị bệnh phần nhiều là do phong, do hỏa gây nên. Khoảng từ chỗ dưới Đản trung đến chỗ trên của bụng dưới (là chỗ dưới rốn) thuốc trung tiêu, là cửa đi, chó ranh giới giữa âm và dương, khi mắc bệnh phần nhiều do thấp gây nên. Khoảng từ bụng dưới đến chân thuộc hạ tiêu, ứng với đất là âm, chủ về phần huyết, khi mắc bệnh phần nhiều do hàn gây nên.
Luận về tạng phủ và chẩn đoán bệnh
Năm tạng đều thuộc âm, riêng thận có hai tạng thủy và hỏa, cho nên nói là có sáu tạng phối hợp với sáu phủ. Sáu phủ đều thuộc dương. Gọi là tạng có nghĩa là tàng chữ ở trong mà thuộc về phần huyết mạch, về phần cơ thịt. Gọi là tam tiêu cũng như là tam nguyên. Nhưng, âm bắt rễ ở trong dương, dương bắt rễ ở trong âm, cho nên phế với đại tràng cùng làm biểu lý với nhau. (Phế ở vào vị trí của sửu thuộc thổ, đại tràng ở vào vị trí của mão thuộc kim; thổ là mẹ, kim là con [thổ sinh kim], đó là con tiếp nhận khí của mẹ; cho nên [mặc dù về không gian] vị trí [của phế và đại tràng] cách xa nhau, nhưng nói về khí hỏa thì chúng lại ứng hợp với nhau) thuộc phương tây – Canh tân kim; chủ về mặt dẫn cho khí ra vào (Lúc ra thì đưa dẫn khí tới bì phu, lúc vào thì dẫn khí về nguồn). Phế gọi là khí quản, lại gọi là Tà khí hải.
Tâm với tiểu trường cũng là biểu lý (tâm ở vị trí ngọ thuộc hỏa, tiểu trường ở vị trí tuất thuộc thổ. Đó là hỏa hóa theo thổ, cho nên vị trí của chúng là xa cách nhau mà khí hợp nhau), thuộc phương Nam – Bính đinh hỏa; chủ về mặt nung nấu tân dịch thành sắc đỏ mà hóa thành huyết gọi là quân hỏa, lại gọi là quân tạng. Dó là bộ vị của phế và tâm đều ở trên vùng thượng tiêu, có cách mạc ngăn cách, để cho khi trọc không lấn lên được.
Tỳ với vị cùng là biểu lý với nhau (tỳ ở vị trí cung mùi thuộc thổ. Vị ở cung dậu thuộc kim. Thổ vượng thì kim thịnh. Cho nên vị trí chúng ở cách xa nhau mà khí vẫn hợp), thuộc trung ương – Mậu, Kỷ thổ. Vị gọi là thực quản chủ về thu nhận đồ ăn. Những đường lạc của tỳ vị đều cùng chập vào với phế hệ mà tỳ hệ gắn vào với tạng phế. Phía trên gọi là yết môn tức là vị quản, phía dưới vị quản đó là phía trên của vị, đồ ăn theo đường đó mà vào trong. Vị làm nhiệm vụ nhừ nhuyễn thì sẽ chuyển từ u môn, vào phía trên tiểu tràng, đưa đến phía dưới tiểu tràng rồi có màng ngăn gạn lọc, khiến cho cặn bã được dồn vào đại tràng rồi có màng ngăn gạn lọc, khiến cho cặn bã được dồn vào đại tràng phía bên phải, rồi đùn đẩy ra đường cóc đạo [hậu môn]. Các chất nước đục bẩn thẩm vào bàng quang làm thành nước tiểu. Đó là tỳ vị ở trung châu, chuyển đưa chất tinh vi của đồ ăn vào bốn tạng tâm, can, phế, thận. Cho nên gọi là vị khí, là nguyên khí, là cốc khí đều là nói cái khí từ vị sản sinh ra. Bộ vị của tỳ là vị đều ở trung tiêu.
Can với đởm cùng biểu lý với nhau, thuộc phương đông – Giáp ất – mộc (Can ở vào vị trí cung hợi phong mộc. Dởm ở vị trí cung dần là tướng hỏa. Nhưng tướng hỏa ở phương đông thuộc Giáp ất – mộc. Những mưu lự quyết đoán đều phát sinh từ can. Cho nên vị trí tuy cách nhau mà khí hợp với nhau), chủ yếu phát sinh ra làm mây mù, khiến cho khí trong trẻo đưa lên, gọi là lôi hỏa; còn gọi là huyết hải.
Thận với bàng quang, là biểu lý với nhau (thận ở vào vị trí cung tỵ thuộc thủy. Bàng quang ở vị trí cung thin thuộc hàn thủy; thủy đi theo vị trí của thận, cho nên vị trí tuy cách nhau mà khỉ hợp với nhau), thuộc phương bắc – Nhâm qúy – thủy (thận bẽn tả là thủy, gọi là chân âm, thận bên hữu là hòa, gọi là chân dương, lại gọi là tướng hỏa, còn gọi là chân hỏa).
VỊ trí của can thận đều ở hạ tiêu. Còn có một tạng nữa là Mệnh môn. Lấy tâm bào lạc làm tạng, nhưng cơ bản không phải là tạng chính (bọc mềm ở trong là tâm? ngoài bọc đtí có những sợi nhỏ như tơ, liền với tâm và can, cho nên gọi là “bào lạc”. Ở vị trí cung tỵ cũng là phương vị của phong mộc, gửi gắm ở thận, cho nên thận thuộc về mệnh môn). Lấy tam tiêu làm phủ, nhưng không phải là phủ chính. (Thượng tiêu chủ về thu nhận có tâm và phế. Trung tiêu chủ về làm nhừ chín đồ ăn. Hạ tiêu chủ về phần khỏi thống tân địch, đều có tác dụng dẫn âm dương, chia thanh trọc, để gìn giữ cho các chất khí nó có danh mà không có hình. Vị trí của nó gửi gắm vào khí hải ở thượng tiêu, huyết thất và huyết hải ồ hạ tiêu, nam hay nữ cũng vậy, đó là nơi dinh vệ ngừng nghỉ dồn tụ, là cái chỗ cho kinh lạc lưu thông. Nhưng nam giới chủ về dương thì có chuyển vận đi, không tích lại mà không đầy tràn. Nữ giới chủ về âm, chủ về âm thì ngừng đọng lại có tích lũy lại rồi tràn xuống thanh nguyệt kinh. Nó ở vào vị trí cung thân, cũng là vị trí của tướng hỏa, gửi gắm vào thận, cho nên thận thuộc vào mệnh môn).
Thận bên tả thu huyết để lọc hóa thành chất tinh vi, chuyển vào chứa cát ở mệnh môn. Nam giới lấy nơi đó là chốn tàng tinh, nữ giới nhờ đó mà giằng giữ tử cung. Song về phía nam giới thì lấy khí làm chủ, khảm thủy, nhận việc, cho nên hun đúc khí làm tinh, nhưng sắc trắng như có lẫn sắc hỏa, tinh cũng có thể hông; nữ giới lấy huyết làm chủ, ly hỏa nhận việc, cho nên huyết đầy làm thành ra kinh, mà sắc hồng như có lẫn đàm, kinh cũng có màu trắng. Sở dĩ gọi là hiểu rõ tạng phủ biểu lý ở bên trong là như vậy.
Phế là tạng kim, kim sinh thủy, cho nên phế là tạng mẹ, thận là tạng con, chủ ô nơi yết hầu, ở trong thông khiếu với bàng quang, ở ngoài thông khiếu với lỗ mũi. Một hơi thở ra dẫn khí trong đưa lên mà chuyển đưa ra lông da, hơi thở vào dẫn khí trong đưa xuống về thận, vì “con” thận hư mà “mẹ” phế khỏe nên tư thận là chính. Những loại bệnh thấy ở trên đều nên trách cứ vào phế. – Vả lại sức của kim chủ về màu trắng. Hễ bệnh thấy có sắc trắng phần nhiều là đàm – là hàn, là chính khí hư, vũ khí giáo mác cạnh tranh. Phế hư thì mơ thấy lội ruộng. – Phế bí tích bế, gọi là tức bôn, ở phía dưới sườn trái có khối kết như cái chén úp.
Tâm là tạng hòa; hỏa sinh thổ cho nên tâm là mẹ, mà tỳ vị là con. Ở phía trong tâm chủ về huyết, ở ngoài ứng với lưỡi, về mượt mịn thể hiện ở mái tóc, phô vẻ tươi tốt ở sắc mặt. Hỏa viêm đốt lên thì hay mừng hay cười loét miệng, vàng mặt, lở họng, nặng hơn thì hay rát họng, miệng khô háo khát. Dịch của tâm bị khô thì không có mồ hôi; khi đã có mồ hôi thì vị bình hòa trở lại, da nhuận trở lại. Nặng hơn nữa thì huyết hư đi lên phía trên mà gây đổ máu mũi. Ở bộ mặt thì nó ứng vào vùng thiên đình (trán). Những bệnh trên đây xuất hiện ra đều phải trách cứ vào tâm. Sắc của hỏa chủ về màu đỏ; hệ thấy bệnh có sắc mật đỏ phần nhiều là hỏa, là nhiệt, có hỏa tà thực. – Tâm thực thì mơ thấy những việc lo sợ quái gở; tâm hư thì mơ thấy bay bổng. Khí nghịch ở tâm thì mơ thấy núi non khói lửa, hay quên. Đó đều là do tâm huyết kém ít. – Khối tích của tâm gọi là phúc lương, hình thù như cánh tay nằm bất động ở bên rốn, tựa như rường cột nhà. Song vì tâm hệ có liên kết với hệ của các tạng, đưa khi huyết thắm vào xương tủy, cho nên bệnh của ngũ tạng trước hết phạm vào tâm. Hệ của tâm gắn với phế ở phía trên, phân nhiều thông ra xương sống, liền vào với thận, từ thận mà đi vào đường lạc của bàng quang, rồi đi tới ống đái. Cho nên khi có bệnh chân tâm thống đó là do thủy tới khắc hỏa, mạch bộ tâm sẽ trầm, là chứng chết không chữa được. Tâm là tạng hợp đồng với tiểu tràng. Tiểu tràng có trách nhiệm chứa đựng, khiếu của nó ở nhân trung. Những chất đồ ăn ở trong vị khi đã chín như đều chuyển vào tiểu tràng, lọc chắt chất trong đục, thâm vào phía trên bàng quang, bã dồn vào phía trên đại tràng. Cho nên bệnh tâm khí vào tiểu tràng thành ra chứng đồi sán, đau bừa dãi. Tâm phong vào tiểu tràng, ruột sôi thành tiếng, tiểu tiện thành ra năm chứng lâm lịch, hoặc thành ra đái rắt, bí đái. Tâm nhiệt vào tiểu tràng, buồn phiền gây khát nước, hoặc hư hỏa nghịch lên, tràn vào vị mà gây thành ọe mửa. Tiểu tiện không thông hoặc trướng đau gắt, không gây khát thì không nên cho uống loại thuốc đạm thảm, nên dùng tư thận hoàn rất tốt.
Can là tạng mộc, chủ về tàng hồn. Mộc sinh hòa, cho nên can là mẹ, tâm là con. Khiếu của nó ở trong thấy biểu hiện ở gân, phía ngoài hiện thấy ở móng tay chân, ở cạnh bên thì ứng ra hai bên sườn hai tai, phía trên thì ứng với hai mắt, đỉnh đầu, phía dưới thì ứng với âm môn và ngọc hành. Ban ngày can vận hành huyết ra khắp tứ chi ban đêm thì thu huyết chứa vào can, cho nên khi bị thương phong thì mạch gân co rút, mụn nhọt phát ở chỗ gân mạch. Cam nhiệt thì gây mắt đỏ, kinh cuồng, đau sườn, Can hư thì mắt đỏ, mắt hoa. Thấp nhiệt uất thì bụng dưới co rút đau bừu dái, gọi là bệnh đồi sán. Huyết không đủ thì hay sợ. Huyết có dư thì hay giận, khi nghịch lên thỉ đầu váng. Những bệnh trên đây sẩy ra đều nên trách cứ vào can. – Can mộc chủ về màu xanh; những bệnh biểu hiện ra sắc xanh đều thuộc về phong; xanh quá mà ngả về đen là kiêm có hàn. – Khối tích của can gây ra gọi là phì khí, nó ở dưới sườn trái tựa như khói thịt nổi lên. Can có bảy lá, bên tả ba lá, bên hữu bốn lá. Huyết ở can về ban ngày thì vận hành các nơi, về đêm thì cát giữ lại, cho nên khi mới ngủ dậy thì mắt đỏ, là vì ban đêm có huyết về can. Huyết không về can thì đêm không ngủ được: Can hư, bị tạng khác di nhiệt tới thì huyết đi tràn ra miệng mũi, hoặc ỉa ra máu. – Can lại chủ về gân, phàm khi các đường gân bị buông chùng mềm rũ, rút gân và mụn nhọt phát ra ở gân mạch, đều cho can làm chủ. Khớp xương cử động không được thuận lợi là do can hư. Ngửi thức ăn cảm thấy có mùi tanh là can bị khô. Can lại là tạng hợp đồng với đởm, cho nên đởm gây nên phong, công kích lên phía trên đầu mặt làm cho tai mắt thường sinh ra loạng choạng, điên giản, ứa ra bọt giãi. Miệng đáng là đởm nhiệt, ăn vào dễ tiêu mà không làm phát triển da thịt. Dởm hư thì mắt tối xầm, nhiều nước mắt, không ngủ được, hay sợ hãi như lo có người tới bắt. Hoặc mơ thấy cỏ chỉ nhỏ, bởi đó là đồng loại với nước mắt (?). Đởm nhận lấy thủy khí là đồng vị của quẻ khảm. Mắt cũng thuộc thủy, thủy gặp hỏa mà bị đun sôi, cho nên khi trong tâm có thương sót thì nước mắt chảy ra, là âm đi theo dương. Người già thì nước trong đởm quánh đọng, cho nên lúc khóc thì không có nước mắt, khi cười thì nước mắt chảy ra, đó là hỏa thịnh thủy khuy.
Thận là tạng thủy; thủy sinh mộc cho nên thận là mẹ, can là con. Đường kỉnh cùa đởm tới vùng dưới sườn ngang rốn vòng ra sau gan vào thăn thịt sống lưng, phía trên thì thông với tâm hệ gặp nhau ở một nơi; khảm ở phương bắc, lý ở phương nam, thủy và hỏa cảm ứng với nhau. Thận bên tả thu nạp khí, gạn lọc khí hóa ra tinh chủ về việc bền chắc. Cho nên [chữa bệnh của] tạng thận chỉ có phép bổ và thảm mà thôi. Thận hỏa khi bị bóc mạnh quá mức thì dùng tri bá để cho làm mát tạm thời thôi. Sự giao hợp của nam và nữ là sự cấu tạo ra hình dung, là tạo nên từ chỗ không có gì mà thành ra có. Ở nam giới thì mạnh về phần tác dụng; ở nữ giới thì tinh ề phần khéo léo. Từ đó mà biểu hiện ra chức năng tác cường. Khiếu của nó ở phía trong thì ứng với xương tủy, ở phía ngoài thì cảm ứng với hai bên gan bàn chân về phía bên thì cảm ứng với các chỗ trong, ngoài, trước, sau tai, nơi cơ đường lạc của đởm, cho nên khi tai điếc cũng quy vào chứng thiếu âm. Con ngươi mắt, huyết Thừa tương dưới cằm, hai bên sườn phía sau mình, bụng dưới ở phía trước mình, răng, vùng âm hộ nữ và bừu dái (ất Quý cùng một nguồn, can thận cùng phép trị). Cho nên thận có phong thì mắt lóa không trông thấy gì. Thận có nhiệt thì môi ráo, lưỡi khô. Họng đau là do tâm hệ xuyên tới thận, liên lạc với phế gây nên như vậy. Thận khí hư thì xương rủn, răng lay, ngủ mơ mộng tinh. Cũng có khi gộp với hỏa tà mà thành ra mộng tiết tinh, thì lượng chừng gia thêm Tri mẫu, Hoàng bá sao đen. Thận khi suy thì bừu dái lạnh. Có tâm phong vào thận thì lòng bàn chân nóng, đái ra mùa. Thấp nhiệt vào thận thì phát ra chứng Hoàng đản. Thận khí lạnh thì ngọc hành co rụt, phía trong vế bị đau. Thận khi động lên thì cơ cảm giác đói mà không muốn ăn, suyễn thở gấp. Chứng tích của thận gọi là bồn đồn, chạy từ chỗ trên bụng dưới lên tới chỗ dưới của tâm có cảm giác như con lợn con chạy. Ở chứng bồn đồn, không được dung loại thuốc khí dược. Các loại bệnh trên đây đều nên trách cứ vào thận. Thận thủy chủ về màu đen. Những bệnh có sắc đen phần nhiều là hàn; cũng có khi là rất nhiệt; Ví dụ trong chứng đậu có chứng từ màu tím chuyển thành màu đen là điều cần phải biết. Thận lại có quan hệ tạng phủ với bàng quang cùng trông coi về tân dịch. [Bàng quang] chỉ có lỗ ở phía dưới, không có lỗ ở phía trên, nhờ công năng khí hóa của khí hải (tức là phế) mà nước tiểu chảy ra được. Khi nào khí của khí hải không đủ thì [tiểu tiện] bí tắc không thông. Bàng quang dồn đọng tà độc ở tiểu tràng thì sinh chứng sợ mùi thức ăn gọi là chứng ố tâm. Riêng tạng thủy mà cơ tướng hỏa thì thứ hỏa này ẩn náu ở trong thủy được gọi là tướng hỏa, là long hỏa. Khi thủy suy thì tướng hỏa bùng lên. Can là Chấn mộc mà phát thành sấm, cho nên gọi là long lôi hỏa. Ở những bệnh thấy hiện ra mắt đỏ, bỗng gây ra kinh cuồng, miệng mũi đổ máu, nên trách cứ vào tướng hỏa với can, không nên chỉ trách cứ cả vào quân hỏa. Tỳ là tạng thổ, thổ sinh kim thì tỳ là mẹ, phế là con. Khiếu của nổ ứng với cơ bắp ở tứ chỉ, phía trên ứng với hai bên vai, thông với miệng môi và làm nhuận tươi nét mặt. Phía dưới ứng với hai mông đít; lại ứng với hai quầng mắt, nơi chóp mũi, trong lợi răng. Cho nên tỳ bị thương vì phong thì tỳ tích lại không vận hành, đường âm đạo không thông, gân xương cơ thịt không có khí để sống; nhẹ thì tứ chi mỏi mệt rã rời tay chân bải hoải (vận động khó khăn), cơ thịt giật động gọi là chứng nhục nuy. Ăn béo thì thớ thịt kín đáo, khiến trong người được ấm nóng. Ăn đồ ngọt khiến trung tiêu bị đầy. Nhiệt ở trong nhiều thì khí đốt cháy chuyển thành chứng tiêu khát, bởi tỳ nhiệt thì vị dịch bị thăm khô mà sinh ra khát. Ăn được mà không sinh ra cơ thịt lại bị gầy rạc, là do đại tràng di nhiệt sang vị, gọi là bệnh thực dịch. Khớp bị bại luội ra, là do đường mạch lạc của tỳ có bệnh. Tỳ thực thì thân thể đau nặng nề, hư thì các khớp gân giãn chùng. Bị chứng trường tích thì tinh khí ở trong bị tiêu mòn, hạ tiêu không sức gìn giữ, liền di nhiệt sang tỳ, tỳ hư không cơ thể khắc chế được thủy mà bị bệnh. Trị chứng trường tích thì dùng phép tiêu trừ bệnh độc, khi sẽ dẫn xuống được thì sống; nếu dùng phép cầm dứt lại thì chết. Thổ tả chuyển gân là bị thương tổn vì phong, mà mộc thừa thổ, nên gia thêm vị Mộc qua vào trong lại thuốc uống. Tỳ khí trệ thì đau trong vùng bụng, phù nước trướng to bị tắc không thông. – Tỳ khí bị tích gọi là Bí khí, ở vùng vị quản, hoặc vùng bụng bên phải cơ khối to như chiếc chén úp; đó là khí tích ở trong, không phải là có vật hữu hình. Chứng tỳ hư thì mộng thấy chuyện ăn uống, mộng thấy việc cho lấy. Tỳ thực thì mơ thấy đáp tường lợp mái nhà. Tỳ là tạng có quan hệ cộng đồng với vị. Mạch của vị bắt đầu từ mũi, đi vòng ngoài vào răng lợi, kèm bên miệng quanh môi, đi xuống giao nhau ở Thừa tương, theo phía dưới cầm đến Nhân nghinh, theo Yết hầu vào phía dưới Khuyết bồn, tới vùng vú cách mạc vào trong bụng, đến Khi nhai thì hợp lại. Cho nên vị bị thương phong thì miệng mất méo lệch, cuống học đau tắc cổ, ra mồ hôi, vùng ngực và cách mạc bị lạnh. Người béo bụng to, phong không tiết được ra ngoài thì hàn ở bên trong mà chảy nước mắt sống. Suyễn bốc lên là âm khí xông lên, tà khí đọng lại ở tạng phủ, kinh động tới thủy mà gây ra suyễn. Bụng đầy, trướng tức là vì bụng thuộc tỳ liên lạc sang vị, cho nên vị có bệnh thì buồn bực, nếu đi ỉa hoặc đánh rắm được mới thấy nhẹ nhõm (bởi âm khi suy mà dương khi đẩy ra).
Chứng nôn mửa là bệnh dương minh khí nghịch gây nên mửa rồi thì bớt. Mửa ra nước mùi tanh là có kiêm hàn, mửa ra nước ngọt là có kiêm phong, mửa chất chua là có kiêm tháp. Nôm ọe là sân có hàn khí, nhân lúc khí đồ ăn vào vị rồi bốc xông lên phế. Khi hàn với khí đồ ăn dồn tụ va chạm nhau mà thành ọe khan. Đau vùng tâm, là do khi uất ở vị quản, làm cho vùng tâm đau, vú đau chủ yếu do vú thuộc đường Dương minh.
Vị nhiệt thì sợ hơi lửa, tiếng người, miệng khát chảy giãi, phát cuồng, trèo cao? bởi dương thịnh thì thích lên cao. VỊ hư sợ tiếng gỗ, thích tiếng chuông, bởi vì mộc khắc thổ, mà thổ thì sinh kim. Ọe ợ là do dương khí đưa lên vào dương minh vị. VỊ lại gắn vào tâm, cho nên đưa lên vùng tâm mà gây ợ ọe.
Bụng sôi réo có tiếng ùng ục là vị khí hàn. Ống chân lanh, ống chân khô, hoặc sưng là đo vị dương hư, âm khí đưa lên chống cự với dương. – Mặt mát đều phù là vị hư hàn. Lưng đau không vững cũng do vị hư hàn. – Rét run lập cập là vị dương hư mà khí lạnh.
Chứng phiên vị mửa nước trong không ngốt là vị lạnh và đã bại hoại.
Tràng phong ra máu là có vị phong tác hại ở dưới. Mạt sưng nề là có vi phong tác hai ỏ trên.
Chứng tửu trưng, thực hà, cổ chú đều là do vị khí không vận hành được, huyết ứ lại cùng kết hợp với đạm mà thành ra.
Các loại bệnh trên đều nên trách vào tỳ vị. Mầu của thổ chủ về mãu vàng. Những bệnh hiện ra sắc vàng phần nhiều là chứng của tỳ vị hư với thấp nhiệt. Cho nên ntíi đó là cách quản sát môn khiếu của tạng phủ từ phía ngoài là như vây.
Tiên thiên là gì? Mệnh môn, nàm giữa hai quả thận, là điểm thái cực ồ trong người. Một điểm khiếu đen hơi mát ờ thận bên tả thuộc thủy gọi là chân thủy. Một điểm khiếu trắng hơi ấm ở thận bên hữu thuộc hỏa, gọi là chân hỏa. Thủy bị hòa chế ngự mà không giám tràn ngập. Hỏa bị thủy chế ngự mà không giám bốc lên. Cái gọi là chân thủy, chân hỏa, chân âm, chân dương nhưng thực ra nổ không có hình tượng thật, đều do cha mẹ sinh ra từ đầu. Người ta thọ hay yếu đều do nơi đó, cho nên gọi là tiên thiên.
Hậu thiên là gì? Người ta sau khi đã sinh ra, thức ăn uống vào trong vị, nhờ sức vận hỏa của tỳ, khiến cho tinh khí của thủy cốc (đồ ăn uống) đưa lên; chất tỉnh hoa [có công dụng] bảo vệ bên ngoài để làm ra khí; chất tân dịch nhuận tưới ở trong mà làm ra huyết; còn khí nhơ đục được đẩy xuống làm thành phân và nước tiểu. [Những thứ trên] sau khi [người ta] ra đời mới có cùng với tâm, can, phế, thận là những thứ có hình thật, cho nên gọi là hậu thiên. Chủ yếu là “Thủy tiên thiên” [là thứ] nhờ đó huyết của hậu thiên mới sinh ra; huyết hậu thiên [trở lại] bồi dưỡng cho “thủy tiên thiên”, [có thể nói] thủy tức là huyết, mà huyết tức là âm. “Hỏa tiên thiên’ [là thứ] nhờ đó khí của hậu thiên mới sinh ra; khí hậu thiên [trở lại] bồi dưỡng cho “hỏa tiên thiên” [ có thể nói] hỏa tức là khí, mà khí tức là dương. Như vậy biết là thủy vốn vô hình, mà huyết thì hữu hình. Bởi tâm hỏa nung nấu tân dịch để thành màu đỏ mà thành ra huyết. Có thể thấy những thứ đó ở trong, như khi hành kinh ra máu, đổ máu mũi, vết thương ra máu, đó là những hình tích có thực còn như các có thể thấy ở ngoài như khí chảy nước mắt, nước mũi, nước giãi, mồ hôi và nước tiểu, gọi là ngũ dịch. Đó là những chất nước thừa của huyết, khi đầy đủ thì làm cho lông tóc xanh đen, da thịt trơn hồng, gân mạch mềm mại. Vậy chẳng phải là huyết hữu hình đó sao.
Hòa vốn là vô hình mà khí thì hữu hình. Thận khi hun bốc thành ra sắc trắng (?) mà làm ra khi. Cái thấy ở trong như chất tinh dịch khi giao hợp, hơi thả ra ấm áp. Đó là những cái thực hữu hình; mà ở phía ngoài thì phát hiện ra nhịp mạch đập ở hai cổ tay, hơi thở suốt đêm ngày, cơ thịt đầy chắc; da dẻ ấm nhuận. Vậy chẳng phải là khí là hữu hình sao! Song như vậy thì [biết] khí thuộc dương, là chồng, là thứ dắt dẫn huyết. Huyết thuộc âm là vợ, là chất làm nơi cho khí nương tựa, cả hai thứ đều nhờ cậy lẫn nhau mà không thể thiếu một thứ nào. Cho nên chữa chứng huyết hư người khéo bổ huyết thì nhằm bổ vào khí; như khỉ bổ âm ích âm, mà có khi lại dùng loại thuốc Sâm Phụ. Đó là vì khí có khả năng thống huyết. Chữa chứng khí hư, người khéo bổ khí thì phải nhầm vào huyết, như thuốc bổ khí ích khí mà lại có loại Quy – Thục, vì huyết có thể tiếp cho khí mà được như vậy. Đó là những điều gọi là khi huyết âm dương thủy hỏa. Song, hình chứng của bệnh thường rắc rối, tình trạng của bệnh rất khó hiểu, nhìn vào hình sắc đỏ tươi sáng sủa, xét vào thanh âm vang vọng rền dài, nhận xem sự ăn ở hoạt động lanh lợi thì bệnh tình ấy là thuộc nhiệt, là thuộc biểu là ngoại ta thực. Nếu xét thẵỵ hỉnh sác xanh nhợt tới tâm, nghe thấy thanh âm ngắn ngủ yếu ớt, nhận thấy sự hoạt động yên lạng co quắp là loại bệnh thuộc hàn, ở lý là chính khí hư.
Lại hỏi về nguyên nhân gây bệnh, hoặc do mắc phải thử thấp phong hàn, hoặc vì án nhiều đồ nóng nướng, sống lạnh; [hỏi như vậy] để biết nguyên nhân vì nội thương hay vì ngoại cảm. Nếu [đã biết chắc là] bệnh thuộc nhiệt thuộc biểu, chứng ngoại cảm thuộc thực do ngoại tà thì tùy theo người khỏe hay yếu mà phát hãn hay thanh giải; người trẻ mà khỏe thì phát tán biểu tà; người già trẻ con thì dùng bài thuốc bổ có kiêm phát hãn; hoặc thuốc phát hãn có kiêm bổ thì mới thích hợp. Nếu [đã biết chắc là] bệnh thuộc hàn, thuộc lý, bệnh nội thương do chính khí hư, cũng tùy theo người khỏe hay yếu mà ôn bổ hoặc tiêu đạo. Người trẻ mà khỏe thi trong thuốc tiêu đạo kèm thêm ôn bo; trẻ mà yếu thì trong thuốc ôn bổ kèm thêm tiêu đạo; trẻ con và người già thì lấy ôn bổ làm đầu sau thêm tiêu đạo, mới là hợp phép. [Những điều] trên đây gọi là trông hình sắc, nghe thanh âm; xét sự sinh hoạt để hỏi ra cái nguyên nhân bị xúc phạm là như vậy.
Tuy vậy, sự nhận xét ờ ngoài chỉ mới biết đại khái còn phải xét thêm bên trong nưã mới khỏi ngờ vực. Cho nên cần phải tham khảo vào mạch.
Mạch, tức là khí huyết của người ta, ký ngụ trong hơi thở, biểu hiện ra ở hai tay. Mỗi tay chia ra ba bộ, bộ Thốn là dương, bộ Xích là âm, bộ Quan là chỗ giũa âm và dương. Nói về mạch bình thưòng, lần lượt xem lề từng bộ. Bộ Thốn của tay trái, là vị trí của tâm và tiểu tràng; thuộc hành hỏa, hiện ra phù đại mà tán là mạch bình thường. Bộ quan tay trái, là vị trí của can với đởm; thuộc hành mộc, huyền mà nhuyễn là mạch bình thường. Bộ Xích tay trái, là vị trí của thận với bàng quang, thuộc thủy, trầm mà hoạt là mạch bình thường. Bộ Thốn bên tay phải, là vị trí của phế với đại tràng, thuộc hành kim, mạch hiện ra phù mà sác là loại mạch bình thường. Bộ Quan ở tay phải, là vị trí của tỳ và vị, thuộc hành thổ, hòa mà hoãn là mạch bình thường. Bộ Xích của tay phải, là vị trí của thận và tâm bào lạc, tam tiêu, thuộc vào tướng hỏa, mạch trầm mà thực là mạch bình thường. Gộp cả ba bộ xem chung, mà trong mỗi hơi thở mạch đập 4 nhịp (cứ một lần thở ra và hít vào của ta thì gọi là một hơi, lấy một hơi đó làm mức độ mà mạch hiện ra và lẫn vào bốn lần), không trầm, không phù, không trì, không sác, qua lại hòa hoãn có vẻ đều đặn, đó là loại mạch bình thường, không có bệnh. Còn như khi đã mắc bệnh, phải tùy theo khi huyết, thịnh suy, hàn nhiệt của từng người mà mạch sẽ biến hóa khác thường. Những người khí huyết thịnh mà nhiệt, thì khi càm phải tà lục dâm (phong hàn thử thấp táo hỏa), mạch sẽ biến ra phù, sác, hồng, trường, hoạt, đại, huyền, khẩn, khâu, thực đều là loại mạch dương. Đó là bệnh ngoại cảm ở ngoài biểu, là thuộc ngoại tà thực.
Khí huyết của người hư mà hàn, khi bị nội thương vì thất tình (mừng, giận, lo nghỉĩ, buồn, kinh, sợ) thì mạch sẽ biến ra các dạng trầm, trì, nhuyễn, nhược nhu, sắc, hoãn, phục, tế, hư đều là loại mạch âm. Đó là bệnh nội thương ở lý, là chính khí hư. Mạch có 27 loại, tập Mạch Quyết của Vương Thúc Hòa đã có bàn rõ ràng. Nhưng tên mạch thì nhiều, lý của mạch thì huyền vi khó mà dò xét được. Nay nói gọn lại, mạch phù, mạch sắc là cùng loại mạch dương, mạch tràm, mạch trị là cùng loại mạch âm, gọi chung là bổn thứ mạch lớn để cho ai nấy dễ tìm hiểu. Đặt đầu ngón tay vào để tìm, mới nhẹ tay ấn vào mặt da đã thấy mạch đập, đó là mạch phù. Lấy hơi hít thở để so đo trong một hơi thở mạch đập 5-6 nhịp, đó là mạch sắc nhưng khi ấn mạnh tay xuống đến phần thịt thấy mạch dội vào đầu ngón tay, càng ấn sâu xuống gần xương mà sức mạch đập không hề sụt giảm, đó là loại mạch phù sắc có lực. Vậy thì phù là phong, sác là nhiệt không còn phải nghi ngờ gì nữa, phải cho trục phong thanh nhiệt không có hại gì cả. Nếu ấn tay xuống dần dần, thấy sức của mạch cũng giảm dần, không thấy mạch dội vào đầu ngón tay, tức là mạch phù sắc không có lực, là mạch do hư hỏa hư nhiệt, hoặc do khí huyết hư, đều dùng phép chữa bệnh nội thương mà chữa; không được theo một mặt cứ cho là do phồng do nhiệt. Lấy đó mà suy ra các loại mạch khác như hồng, đại (lớn), hoạt trường.
Đặt đầu ngón tay mà xem, đặt nhẹ ở da chưa thấy mạch, ấn xuống tới thịt mới bắt đầu thấy mạch, ấn tay dần dần xuống tới gần xương, mạch đập rõ dần, tức là mạch trầm. Lấy hơi thở làm mức độ, cứ mỗi một hơi mạch tới có ba lần hoặc chưa tới ba lần, đó là mạch trì. Nhưng dần dần ấn mạnh tay hơn; mà không thấy mạch dội ở đầu ngón tay, càng ấn thì lực mạch càng giảm đó là mạch trầm trì mà không có lực. Vậy thì trầm trì tức là hàn, là lạnh đã rõ ràng, cần dùng loại thuốc nhiệt ôn bổ không có hại gì. Nếu ấn tay xuống dần dãn, thấy mạch dội ở đau ngón tay, sức dội càng mạnh dần lên, tức là mạch trầm trì có lực, là có chứng tích tụ hoặc chứng trưng hà; ở loại bệnh thương hàn thì đó là chứng có nhiệt vào tạng phủ, nên dùng thuốc ôn bổ để tiêu tích tụ, hoặc dùng thuốc hạ để thông lợi phân táo bón, không thể một mực cho đó là hàn lạnh được. [Từ đó mà] suy tới các loại mạch hư, tế, nhu, sáp đều như vậy. Sách nói: “Mạch càng phù sác thì mức độ hư càng nặng. “Đó là nói về dạng mạch phù sác mà vô lực. Tóm lại mạch dương mà có lực thì có thể luận chứng theo bệnh dương tính, nên cho dùng phép thanh giải hoặc cho phát hãn; nếu mạch dương mà không có lực, thì nên luận chứng theo hư hàn. Mạch âm mà không có lực, có thể luận chứng là âm tính, dùng thuốc ôn tán hoặc ôn bổ. Nếu mạch âm mà có lực, thì nên luận theo chứng thực nhiệt. Vậy mạch có lực hay không có lực đã là một tiêu chuẩn để xét bệnh chưa? Mạch của chứng bị ức chế mà hoãn, hoặc mạch của người bị kính khiếp mà có mạch phục, hoặc đau dữ cũng có khi có mạch phục, bệnh thổ tả dữ cũng có mạch phục, cho nên không thể coi cả loạt chung chung được. Chỉ căn cứ vào mạch có vị khí thì sóng, không có vị khí thì chết. Cho nên ấn nhẹ để tìm khí của phủ; ấn sâu để tìm khí của tạng; ấn trung bình để tìm vị khí. Ấn trung bình tức là đặt ngón tay ấn vừa phải không nặng quá không nhẹ quá. Nhưng không phải chỉ có như vậy đã đủ. Như về mùa xuân thì can mộc vượng, sáu mạch đều kèm thêm vẻ hơi huyền; về mùa hè thì tâm hư vượng, sáu mạch đều kèm thêm vỏ hơi hông; về mùa thu thì phế kim vượng, sáu mạch đều kèm thêm vẻ hơi mao [nổi nhẹ]; về mùa đông thì thận thủy vượng, mạch sáu bộ đều kèm thêm vẻ thạch [chìm chắc]; mạch ở bốn tháng cuối của bốn mùa là tháng tỳ thổ vượng, sau bộ mạch đều kèm thêm vẻ hòa hoãn. Đó là mạch có vị khí. Nếu chỉ thấy đơn thuần mạch huyền, mạch hồng, mạch mao hay mạch thạch mà không có vẻ hòa hoãn là mạch chân tạng, mạch không có vị khí ở trẻ nhỏ; mạch nên có vẻ hồng sác. Mạch của người trai tráng thì nên hồng hoạt. Mới mắc bệnh thì mạch nên hồng và trường. Bệnh thuộc dương có loại mạch dương là mạch với bệnh ứng hợp nhau, là loại bệnh dễ chữa. Song ở trong hiện tượng hồng hoạt phải có chút về hòa dịu không đến nói quá cứng rắn mới có mạch có vị khí. Người mới để thì nên có mạch tế nhược. Mạch người già thì nên có mạch nhu nhược. Người ốm đã lâu thì nên có mạch nhu tế. Bệnh thuộc âm có loại mạch âm, là mạch với bệnh ứng hợp nhau là bệnh dễ chưa. Nhưng trong hiện tượng nhu nhược còn có vẻ lưu lợi, không nên quá nhu mới là mạch có vị khí. Nếu mạch hồng sác, chỉ thấy một vẻ hồng sác, mạch nhu nhược chỉ thấy một vẻ nhu nhược đều là mạch không có vị khí. Bệnh đáng lẽ có mạch hồng sác mà lại trì nhu, đáng lẽ trì nhu mà lại hồng sắc là bệnh dương lại hiện mạch âm, bệnh âm lại hiện mạch dương. Đó là mạch và bệnh trái chiều nhau, rất khó chữa. Còn như mạch của các chứng nhiệt quyết, hàn quyết; âm cực, dương cực đã có ghi rõ ở “mạch ca” không cần nhắc lại ở đây. Những nét trình bày trên đây là để xen kẽ vào bốn mạch lớn để quyết đoán rõ bệnh thuộc biểu lý, hư thực, hàn nhiệt.
Bàn về hiện tượng mạch nên có và không nên có trong từng mùa như sau: Mùa xuân nên có mạch huyền không nên có mạch sác, vì kim khắc mộc. Mùa hạ nên có mạch hồng, không nên có mạch trầm, vì thủy khắc hỏa. Mùa thu nên có mạch mao, không nên có mạch hồng, vì hỏa khắc kim. Mùa đông nên có mạch trầm hoạt không nên có mạch hoãn, vì thổ khác thủy. – Khi xem riêng từng bộ vị, mạch tâm ở bộ thốn bên tay trái, kỵ mạch trầm. Bộ quan tay trái thuộc can, kỵ mạch sác; Bộ xích tay trái thuộc thận, kỵ mạch hoãn; Bộ thốn tay phải thuộc phế, kỵ mạch hồng; Bộ quan tay phải thuộc tỳ kỵ mạch huyền; Bộ xích tay phải thuộc hỏa, Kỵ mạch trì. Đó là sơ lược theo tùng bộ cần phải biết rõ. Cách xem mạch, thầy thuốc còn cần đọc lý lẽ sinh khác của ngũ hành, thứ tự vận hành của kinh lạc, cơ chế dị đồng của âm dương. Nói về luật tương sinh, thì thận thủy sinh can mộc, can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa tiếp sức cho mệnh môn tướng hỏa để sinh ra tỳ thổ; tỳ thổ sinh ra phế kim, phế kim lại sinh ra thận thủy, tới chỗ cuối lại bát đầu vòng khác không hề ngắt quãng, người thầy thuốc biết điều đó, để sáng tỏ cái lý hư thì bổ mẹ, thức thì tả con. – Nói về luật tương khắc thì tà xích là thủy khắc hữu xích thuộc hỏa, tả quan thuộc mộc khắc hữu quan thuộc thổ, tả thốn là hỏa khắc hữu thốn là kim. Hai bên trái và phải giống đôi nhau thì khắc chế lẫn nhau. Thầy thuốc biết điều đó để hiểu rõ cái lẽ [vì sao hành này] làm giảm mức thái quá [của hành kia] hoặc [hành này] bòi bô sự bất cập [của hãnh kia]. Lý lẽ sinh khắc của ngũ hành là như vậy.
Kinh lạc gì? Đường kinh thì đi thẳng, đường lạc thì từ đường kinh rẽ tách ngang ra. Hay nói qua về sự vân hành ngày đêm. Kinh thủ thái âm phế, trong mỗi ngày từ giờ dần, đi từ huyệt Trung phủ, đi quanh trên sườn số ba, ở trên vú, men theo phía dưới cánh tay đi tới huyệtThiếu thương thì ngừng (ở mé trong của hai đầu ngón cái). Kinh thủ dương minh đại tràng ứng vào giờ Mão, đi tù huyệt Thiếu thương sang nối với huyệt Thương dương (mé trong ngón trỏ), theo khuỷu tay đi lên tới bên mũi chỗ huyệt Nghinh hương thì ngừng (chỗ lõm bên mũi). Kinh Túc dương minh vị ứng vào giờ Thìn, đi từ huyện Nghinh hương lên nối với huyệt Thừa Khấp (dưới khuông mắt cách bẩy phân thẳng từ con ngươi mắt xuống), đi lên tới huyện Đầu duy (chân tóc góc trán qua huyệt Nhân Nghinh (cách bên Yết hầu 1,5 thốn phía ngoài đường gân lớn), theo ngực bụng xuống tới huyệt Lệ đoài ở đầu ngón chân thì ngừng (đầu ngón chân thứ 2 bên ngón cái).
Túc Thái âm tỳ, ứng vào giờ Ty, đi từ huyệt Xung dương (từ kẽ ngón chân thứ hai, thứ ba trở lên ba thốn) rẽ ngang sang nối vào huyệt ẩn bạch (mé trong đầu ngón chân cái) theo đùi bụng đi lên chỗ huyệt Dại bao ở dưới nách (ở chỗ bên sườn từ hố nách trở xuống 3 tấc). Kinh của Thủ Thiếu âm tâm, ứng vào giờ Ngọ, bắt đầu từ huyệt Đại bao đi lên nổi với huyệt Cực tuyền dưới nách (chỗ kẽ sườn dưới nách có đường mạch vào lồng ngực) theo cánh tay đến huyệt Thiếu xung thì ngừng (mé trong của hai ngón tay út). Kinh mạch Thủ Thái dương tiểu trường, ứng vào giờ Mùi, bắt đầu từ huyệt Thiếu xung nói với huyệt Thiếu trạch (mé ngoài ngón tay út) men theo cánh tay đi lên đến huyệt Thính cung (bên hạt châu trước tai). Kinh Túc thái dương bàng quang ứng vào giờ Thân từ huyệt Thính cung đêh nối với huyệt Tình minh (ở khóe mất trong) theo đầu cổ xuống lưng, eo lưng, đùi đến huyệt Chí âm ở chân (mé ngoài ngón chân út). Kinh Túc thiếu âm thận, ứng vào ỹờ Dậu bắt đầu từ huyệt Chí âm nối với huyệt Dũng tuyền (ở gan bàn chân) theo gối, bụng đi lên đến huyệt Du phủ ở trên ngực (ở cạnh xương ức) Kinh Thủ quyết âm tâm bào, ứng vào giờ tuất, bắt đầu từ huyệt Du phủ nối với huyệt Thiên trì (ở chó lõm dưới vú) cách 2 thốn kể từ chỗ dưới vú ngang ra), theo cánh tay đi xuống tới huyệt Trung xung thì ngừng (chổ đầu ngón tay giữa). Kinh Thủ Thiếu dương tam tiêu, ứng vào giờ Hợi từ huyệt Trung xung nối với huyệt Quan xung (mé ngoài đầu ngón tay thứ tư) theo cánh tay đi lên đến mặt vào huyệt Nhĩ môn (trên múi thịt nhô cao ngang với rãnh khuyết trước tai). Kỉnh Túc Thiếu dương đởm, ứng vào giở Tý, bắt đầu từ huyệt Nhĩ môn nối vớị huyệt Đồng tử liêu ở đuôi mắt (cách đuôi con mất 5 phân), theo phía bên đầu mắt, bên sườn, đi xuống chân đến đầu ngón chân thứ tư thì ngừng (đầu ngón chân thứ tư). Kinh Túc Quyết âm còn ứng vào giờ Sửu, bắt đầu tù huyệt Khiếu Sm nói với huyệt Đại đôn (đầu ngón chân cái) theo trong gối, bẹn đi lên bụng đến huyệt Kỳ môn thì ngừng (ở dưới sườn sổ 3 dưới vú) đến giờ Dần [kinh khí của can] lại đi sang kinh phế. Dó là 12 kinh tạng phủ, ứng với 12 mạch, hết vòng lại bắt đầu. Người th&y thuốc biết rõ đường đi của kinh lạc, để nhận xét căn nguyên bệnh. Ta biết rằng Thủ thái âm phế, Thủ Thiếu âm tâm, Thủ Quyết âm tâm bào đều từ bụng đi ra tay, cho nên gọi là Thủ tam âm. Thủ Thái dương Tiểu tràng, Thủ Dương minh Đại tràng, Thủ Thiếu dương Tam tiêu đều từ tay đi lên đầu, cho nên gọi là Thủ Tam dương. Kinh Túc Thái âm tỳ, Túc Thiếu âm thận, Túc Quyết Am can đều từ chân đi vào bụng, cho nên gọi là Túc Tam âm. Kinh Túc Thái dương bàng quang, kinh Túc dương minh vị, kinh Túc Thiếu dương đởm đều tử [đầu] đi xuống chân, cho nên gọi là Túc tâm dương. Trên đây là thứ tự của kinh lạc vận hành
Nói về điểm giống nhau và khác nhau giữa âm và dương thì như sau: Vòng trời xoay về bên trái ta, cho nên tai mát tay chân bên trái người ta thuộc dương. – Vòng đất xoay về bên phải cho nên nhận định rằng tai, mát, tay chân bên phải của người ta là thuộc âm.
Nam giới nhận được dương khí nhiều, khi khí dương thịnh tới mức thì khí từ trên dẫn đi xuống mà phối hợp với âm, cho nên mọc râu mà ngọc hành thì dài buông ra. Mạch bên tả mạnh hơn bên hữu, bộ Thốn mạnh hơn bộ xích là thuận.
Nữ giới nhận được âm khí nhiều tới khi đủ mức thì âm khi từ dưới đi lên phổi hợp với dương, cho nên âm hộ rút vào trong mà vú to ra, tiếng nrfi nhỏ nhẹ, mà không có râu, mạch bên hữu mạnh hơn bên tả, mạch bộ Xích mạnh hơn bộ Thốn là mạch thuận.
Nếu mạch của nam giới bên hữu mạh hơn bên tà, bộ Xích mạnh hơn Thốn, là nam giới co’ mạch nữ, là hiện tượng bẫt túc. Nủ giới mà mạch tả hơn mạch hữu, bộ Thón mạnh hơn bộ Xích, là nữ giới mà co’ mạch của nam, là mạch thái qúa. Người thầy thuốc nên xét vào đó để rồi thêm bớt.
Tuy rằng tả là dương, hữu là âm, theo cái quy luật của trời đất đành là như vậy, nhưng huyết là âm mà thuộc về bên tả, khí thuộc dương mà thuộc về bên hữu. Dó là cái huyền diệu của âm dương gửi gắm gắn bó lẫn nhau. Thận thủy bên tà sinh ra can mộc, can mộc sinh ra tâm hỏa, chúng đều thuộc phần huyết, cho nên bên tà là con đường của huyết. Thận hỏa bên hữu sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế kim, đều thuộc phần khí, cho nên bên hữu là con đường của khí. Còn như đường kinh của Túc Thái dương đi ở sau lưng, cho nên hàn khí vào kinh bàng quang, mà lưng bị lạnh nhiều. Kinh Túc Dương minh đi ở phía trước thân mình, cho nên bộ mặt là chỗ có vị khí lưu hành, về mùa đông mặt không biết lạnh; nếu mặt sưng thì trị theo chứng vị phong. Mạch Túc Thiếu dương ở cạnh thân thể, cho nên khi tai điếc, sườn đau, thì dùng Tiểu sài để trị vào đởm. Lời chú dẫn ở đoạn này có nói: Những nét đó đều như nhau không bao giờ thay đổi ở nam và nữ. Còn chỗ khác nhau là ỏ nam giới thì lấy phía sau lưng là dương, phía trước mình là âm: Chủ vẽ Túc Thái Dương; nữ giới thì lấy phía trước mình là dương phía sau mình là âm chủ về Túc Dương minh. Xem như người chết đuối nếu như nạn nhân là nam thì trôi sấp, nếu nạn nhân là nữ thì trôi ngửa. Đó là cái lý âm dương của tự nhiên.
Lại luận về hai mạch Đốc và Nhâm. Đốc có ý nói là thâu tóm, là nơi tụ hội của các mạch đương, là đường chủ mạch của nam giới. Mạch Đốc đi ở giữa dọc lưng thuộc dương, từ huyệt Trường cường (chỗ lâm dưới xương cùng đít) theo giữa sống lưng đi lên tới huyệt Ngận giao thì ngùng (lợi răng hàm trên).
Mạch Nhâm có nghĩa là nhậm là sử dụng, gọi là nguồn sinh dưỡng, là chủ mạch của nữ giới, Mạch Nhâm đi dọc ở giữa bụng, thuộc âm; từ huyệt Hội âm (ở giữa chỗ khoảng cách của lỗ đít với bộ sinh dục) đi dọc theo phía bụng lên tới huyệt Thửa tương thì ngừng (chỗ lõm ở dưới môi dưới). Dày là nơi đường mạch đi từ huyệt Thtía tương vào chân kẽ răng ngay chính giữa lợi răng, là nơi hội họp của mạch Nhâm và Đốc.
Luận về mạch thai – qua một hai kỳ không thấy kinh ấn vào mạch hai bộ xích thấy sác mà hoạt, nhịp mạch không bị gián đoạn, đó là mạch có thai. Sác là biểu hiện nhiệt, hoạt là biểu hiện có huyết tụ hội lại; nên lấy dấu hiệu mạch hoạt làm chứng nghiêm. Mạch bộ Xích bên tả sác hoạt là thai con trai. Mạch bộ Xích bên hữu sác mà hoạt là thai con gái. Đó là sự phân biệt về sự giống và khác nhau của âm dương.
Phân chia về biểu lý, hàn nhiệt, hư thực. Ở biểu cũng có hư thực. Chứng biểu mà không có mồ hôi là biểu thực, nên trị bằng phép phát hàn; chứng biểu mà có mồ hôi là biểu hư, phép trị nên dùng giải cơ. Lý có thực có hư, bệnh ở lý mà khát táo là (lý) thực, phép trị nên cho hạ; ỉa lỏng loãng là hư, phép trị nên ôn. Chứng hàn có lúc hàn ở trên có khi hàn ở dưới, có nội hàn, có ngoại hàn, chân hàn, giả hàn khác nhau. Nội hàn là do khí hư mà sinh ra, nên dùng phép ôn bổ mà chửa. Ngoại hàn là do cảm mạo mà bị, nên dùng phép tán nhiệt mà chữa. Nhiệt uất sinh ở dưới mà hàn khí cách ngăn ở trên; phép trị nên dùng loại thuốc mát cho uống khi còn hơi nóng. Hỏa nổi lên trên mà hàn khí sinh ở phía dưới; phép trị nên dùng loại thuốc ôn mà uống nguội, để dẫn hỏa về nguồn. Chân hàn, là khi hàn tà trúng thẳng vào kinh âm; phép trị nên dùng loại ôn nhiệt để tán hàn. Giả hàn là tính chất dương lên cực độ biểu hiện lại như âm, hoặc là dương cực cách ngăn âm ở ngoài, mình lạnh phía ngoài tựa như nước lạnh. Phép trị nên dùng loại thuốc hàn lương, cho uống. Chứng nhiệt chia ra nội nhiệt, ngoại nhiệt, thực nhiệt, hư nhiệt, chân nhiệt, giả nhiệt khác nhau, Nội nhiệt là do âm hư ở phía dưới mà sinh ra nhiệt ở bên trong; phép chữa nên bổ âm rồi nhiệt sẽ rút. Ngoại nhiệt là do hàn tà uất vít lại, chứng bốc phát ra nhiệt; phép trị nên dùng phép tán hàn rồi nhiệt tự khỏi. Hòa thực phát nhiệt, thì mình nóng không có mô hội mà mạch hồng sác; phép trị nên dùng loại thuốc lương tán. Hỏa hư phát nhiệt, thì mình hơi có mồ hôi mà mạch hư sác; phép trị nên dùng phép ôn giải. Chứng chân nhiệt là nhiệt uất lại thành kết táo, hoặc thương hàn vào vị phủ mà thành ra phân táo; phép trị nên cho hạ lợi. Giả nhiệt là chứng âm cực tự dương, hoặc âm cực cách dương, phía ngoài mình nóng như lửa; phép trị nên dùng thuốc nhiệt nhưng cho uống khi đã nguội.
Tóm lại, tiêu trừ hàn bằng thuốc nhiệt, triệt trừ nhiệt bằng thuốc hàn, đó là phép trị chính (Chính trị). Nếu như trên nhiệt dưới hàn, trên hàn dưới nhiệt. Trong hàn ngoài nhiệt, trong nhiệt ngoài hàn, bốn loại đó đều là chứng giả nhiệt – giả hàn; phép trị nên dùng loại thuốc ôn nhiệt cho uống nguội, loại thuốc hàn lương cho uống nóng, Như vậy gọi là “Hàn nhân nhiệt dụng, nhiệt nhân hàn dụng”, đó là phép Tòng trị tức là phản trị.
Hư, là chủ về khí hư; hoặc dương hư, khí hư thì âm tháng mà sinh ra hàn nhiều. Hoặc âm hư, huyết hư thì dương thắng mà sinh ra nhiệt nhiều; phép trị nên theo để làm bớt “mặt thắng” để bổ ích cho “mặt không thắng”.
Thực là khách tà thực. Chỉ cần xét kỹ nó là phòng tà, hàn tà, tháp tà, hay hỏa tà, táo tà để chữa.
Luận về phương pháp chế thuốc sử dụng thuốc
Cách sử dụng thuốc có chia ra 10 loại tễ:
- Tuyết tễ; những bệnh do hàn tà uẩt chứa lại thì phải dùng thuốc tuyên tán như các loại Sinh khương, Quất bì v.v… Khí uất mà thực thì dùng loại Hương phụ, Xuyên khung để mở ra. Khí uất mà hư thì dùng Bổ trung ích khí để đưa dẫn đi. Hỏa bị uất nhẹ thì dùng loại Sơn chí, Thanh đại để giải tán đi. Hỏa uất nặng thì dùng Thăng dương giải cơ để cho phát tán ra. Thấp uất nhẹ thì dùng Thương truật, Bạch truật để cho táo lại. Thấp uất nặng thì dùng thuốc phong để tháng thấp. Đàm uất nhẹ thì dùng Nam tinh, Bàn hạ để hóa đàm. Đàm uất nặng thi dùng Qua đế để thổ đàm. Huyết uất nhẹ thì dùng Đào nhân, Hồng hóa để hành huyết. Huyết uất năng thì cho thổ hoặc cho lợi để công trục ra. Thực uất nhẹ thì dùng Son tra, Thần khúc để làm tiêu đi. Thực uất nâng thì cho thổ cho lợi để trừ khử. Trên đây đều là loại thuốc tuyên tán.
- Thông tễ; những loại bệnh lưu trệ không thông lợi, thì phải dùng thuốc để cho thông đi, như loại Mộc thông v.v… Nếu như thấp lưu ở phân khí, gây ra thống tý, bí đái, thì phải dùng loại thuốc ctí vị nhạt như loại Mộc thông; phía trên thì giúp cho phế khí, phía dưới thì thồng đường tiểu tiện. Nếu như thấp nhiệt đổ vào phần huyết, gây ra chứng tý sưng đau di chuyển, hai đường tiện không thông. Nên dùng thuốc khổ hàn dẫn xuống để thông cho hai đường tiện như loại Phòng phong là loại thông tễ.
- Bổ tễ; Dương hư, âm hư, khí hư hay huyết hư. Những bệnh hư thì phải bổ vào mẹ; dùng Sinh khương có vị cay để bổ can, sao muối có vị mặn để bổ thận, Cam thảo ngọt để bổ tỳ, ngũ vị chua để bổ phế, Hoàng bá đắng để bổ thận, Phục linh bổ tâm khí, Sinh địa bổ tâm huyết, Nhân sâm bổ tỳ khí, Bạch truật bổ tỳ huyết Thục địa bổ thận huyết, Xuyên khung bổ can khí, Dương quy bổ can huyết.
- Tiết tễ: tiết là đẩy ra, có thể trừ bỏ được chứng thực; thực thì tả vào con, Can thực thì tả bằng Trạch tả. Còn như vị Đình lịch có khả năng làm tiết phế khí, thông tiểu tiện. Đại hoàng có thể tiết trừ huyết bế làm cho thuận lợi.
- Khinh tễ; Khinh tễ là loại thuốc có thể nâng lên để trừ bế tắc, như loại Ma hoàng, Cát căn v.v… khi biểu tà bế tác ở ngoài bị phù thì nên dùng Khinh tễ để cho phát hãn. Lý bị bế tắc gây hỏa nhiệt, uất tà phát thành mụn nhọt thì nên cho giải cơ. Bệnh tà bế ở trên như chứng ngoài hàn trong nhiệt, thượng tiêu có khí bế lại phát ra đau họng, nên dùng thuốc tân nhiệt để cho tán đi. Ăn uống đồ lạnh, tà làm uất dương khí, phát sinh ra trướng đầy thì nên khơi khí trong lên, nên khí đục xuống. Bế ở dưới như chứng dương khí hạ hăm, gây ra la rặn, mót đau, thì phải cho thăng dương rồi đại tiện sẽ xuôi thuận. Tức là theo nghĩa “cái gì thấp thì nâng lên” là như vậy. Táo nhiệt gây thương tổn phế, hàn tà bế ở trên, mà làm cho bàng quang bế ở dưới. Khi đó thì nên dùng loại thuốc thăng phát rồi móc cho mửa ra. Khiếu trên thông rồi thì tiểu tiện sẽ lợi. Như vậy gọi là bệnh ở dưới chữa ở trên là như vậy.
- Trọng tễ; trọng là loại thuốc nặng nén, có thể trừ được chứng khiếp sợ. Bởi vì khi bị khiếp sợ thì khí bừng lên thì nên dùng sức nặng để đè nén. Về thuốc của nó có bốn loại; như do có kinh hãi mà khí loạn, giận dữ mà khí nghịch, bệnh cuồng mà hay giận thì nên dùng loại Thiết phần, Hùng hoàng để bình can. Có khi do thần không vững hay kinh sợ, hay quên thì nên dùng loại Chu sa, Thạch anh để trấn an cho thần chí. Vì sợ hãi thì khí bị tụt xuống, mà sợ hãi như sợ có người tới bắt, nên dùng các loại như Từ thạch, Trầm hương, để cho yên thận khí. Bởi có các phong khí sinh các chứng rung choáng kinh giản đàm suyễn mửa thốc không ngừng, phiên vị là những hiện tượng do phù hỏa đàm rãi gây ra đều phải nên dùng trọng tễ để đè nén xuống.
- Hoạt tễ; hoạt là trơn tru dùng để trừ khử cái bám dính chặt, cái bám dính đó là loại tà thấp nhiệt “hữu hình” lưu lại ở tạng phủ, dùng loại thuốc trơn hoạt để trừ khử đi, không phải như Mộc thông hoặc Trư linh chỉ trù khử được loại tà “vô hình” mà thôi. Nếu thấy đại tiện sáp trệ, khó đi thì phải dùng loại Tam lăng, Khiêu ngưu, tiểu tiện sẻn sáp thì phải dùng loại Xa tiền, Du bì. Tinh khiếu bị sẻn sáp thì dùng loại Hoàng bá, Hòe hoa. Thai to béo trệ sáp thì dùng loại Hoàng quỳ tử, vương bất lưu hành. Các vị như Bán hạ, Phục linh có khả năng dẫn đưa đởm rãi từ đường tiểu tiện ra ngoài. Dây Ngũ diệp, Huyên thảo căn có thể dẫn chất độc của mụn nhọt theo ra đường tiểu tiện. Bởi vỉ Bán hạ và Nam tinh có tính chất cay mà làm cho đởm rãi được trơn, có khả năng làm trút đẩy khí thấp thông đường đại tiên. Đó là tác dụng của chất cay có khả năng làm nhuận táo, có khả năng đẩy khí đi vào có khả năng làm biến hóa chất dịch, học có lúc người ta cho rằng nó là thứ thuốc làm cho táo là sai. Nhưng thấp đi hết rồi thì thổ tất sẽ khô ráo.
- Sáp tễ; Sáp là làm thu rít lại, có khả năng trừ chứng thoát, Huyết thoát và thần thoát đều là hiện tượng tán mạn mà không thu lại, nên dùng loại thuốc toan thu ôn bình để thu giữ sự hao tán. Như chứng ra nhiều mồ hôi bị vong dương, chứng thoát tinh không ngừng, ỉa chảy không cầm, đái vãi, đái són, ỉa đùn không giữ được, ho lâu khô mất tân dịch, là khí thoát. Ra máu không r.gỉíng, bàng huyết rong thoát các chứng ra mất máu nhiều đều là loại huyết thoát. Nên dùng các loại như Mẫu lệ. Long cốt, Hải tảo, Phiêu tiêu, Ngũ bội tử, Ngũ vị, ô mai, Hu bì, Kha tử, Túc xác, Liền phòng, xích thạch chi, Ma hoàng căn v.v… khí thoát thì dùng kiêm với khí dược; huyết thoát thì kiêm dùng với huyết dược và khí dược, bởi khí là thống soái của huyết. Nếu là dương thoát thì mắt nhìn thấy ma quỷ; nếu là âm thoát thì mắt bị mờ tối; đó là thần thoát, thì loại thuốc cố sáp này không thể giải quyết được gì.
- Táo tễ; tính khô ráo có khả năng trù được thấp. Bởi thấp khí tràn trề phù đầy làm cho tỳ bị thấp, phải dùng loại thuốc táo để trừ đi như các loại Tang bì, xích tiểu đậu v.v… Song bệnh thấp có khi do ngoại cảm, nội thương, có lúc ở trên, ở dưới, ở giữa hoặc ở kinh, ở ngoài da, ở biểu hoặc ở lý khác nhau. Chứng thấp của ngoại cảm là do cảm phải mưa móc. Thấp của nội thương gây ra làm do ăn uống, và do tỳ yếu thận mạnh hơn. Cho nên có khi thắng thấp bằng phong dược, có khi tháp thấp bằng táo dược có khi thắng thấp bằng đạm dược. Cho thông tiểu tiện cũng có thể dẫn thấp ra, lợi đại tiện cũng có thể đẩy trừ thấp đi. Thấp mà có nhiệt thì dùng loại thuốc khổ hàn như Hoàng liên, Hoàng bá, Chi tử để làm ráo đi. Thấp có kiêm hàn thì dùng loại Khương, Phụ, Hồ tiêu để làm ráo đi.
- Nhuận tễ; cũng như tháp tễ, tính nhuận có thể làm cho khỏi khô ráo. Phàm bệnh nhân vì phong quá nặng thì huyết dịch bị khô cạn, mà thành ra bệnh táo. Táo ở trên thì gây ra khát háo, táo ở dưới thì gây ra kết rắn, táo ở gân thì gây có cứng, táo ở ngoài da thì làm se săn, táo ở thịt thì rạn nẻ. Xương bị táo thì khô, phế bị táo thì có đởm. Thân bị táo thì tiêu hao gầy mòn. Ma nhân, A giao là những loại thuốc nhu nhận, điều là nhuận tễ. Bổ huyết thì dùng loại Đương quy, Địa hoàng, Sinh tân dịch thì dùng loại Mạch môn, Quát lâu căn. Bổ ích tình thì dùng loại Nhục dung, Kỷ tử. Mười loại tễ thuốc kể trên nên xét rõ từng loại bệnh tình để dùng thuốc cho đúng với từng loại bệnh.
Phương thuốc có bảy loại:
- Đại phương; những bệnh lớn có nhiều kiểm chứng, không thể lấy một vài vị để có đủ sức điều trị, phải dùng phương thuốc lớn gồm có một quân ba thần, chín tá. Bệnh ở hai kinh can thận, hoặc bệnh ở bộ vị phía dưới đều ở những chỗ xa, thì phải dùng liều lượng thuốc lớn, cho uống cả một lần, đó là “Đại phương”.
- Tiểu phương; Bệnh ở trên và bệnh ở hai kinh tâm phế, đều ở chỗ gần gũi thì phải dùng phần lượng nhỏ, phương thuốc nhỏ để cho uống cả một lần.
- Hoãn phương; Khi cần bổ dưỡng hoặc trị bệnh ở phía trên và trị chủ chứng thì nên hòa hoãn ở trong. Có khi dùng chất thuốc ngọt làm cho sức thuốc hoãn lại ở phần ngực bụng, lưu tại đó để biến sinh tác dụng. Có khi dùng thuốc viên (hoàn) để hòa hoãn [như] bệnh ở trung tiêu để sức thuốc vận hành thong thả có khi trong bài thuốc dùng nhiều vị có sức ngang bằng nhau để lấy tính giằng co nhau tạo nên thế trì hoãn cho bài thuốc. Có khi dùng bài thuốc hòa hoãn bằng những loại thuốc không có độc, có ý muốn dùng chất không độc để giải quyết dần dà. Có khi dùng bài thuốc hoãn có những vị thuốc có khí vị nhạt nhẽo, là ý muốn lấy khí vị nhạt đó có sở trường chữa được bệnh ở trên, khi thuốc còn lại xuống tới phía dưới thì đã suy giảm rồi. Bởi vì thầy giỏi chữa bệnh ở trên không để phạm tới dưới, trị phía dưới không để phạm tới trên, trị ở giữa thì không để phạm tội trên và dưới. Cho nên dùng thức ăn trước để cho thuốc lọt qua, như khi dùng thuốc trị cho thận thì trở ngại đến tâm, khi uống thuốc nên cho ăn lót qua, để cho thuốc thận không làm hoãn tâm. Lại như khi dùng Hoàng cầm để trị phế tất trở ngại tới tỳ. Dùng Thung dung để trị thận tất thương tổn tới tâm. Uống Can khương để chữa phần giữa sẽ gây bốc ở trên; uống Phụ tử để bổ thận (hỏa) tất làm khô thủy. [Trên đây] nêu một số ví dụ để suy nghĩ về cách nên dùng hoàn phương.
- Cấp phương: Bổ cho phía dưới, hoặc trị bệnh ở phía dưới, và trị các khách chứng nên dùng phương cấp. Có lúc dùng phương cấp để công trục gấp như loại bệnh trúng phong, quan cách v.v… Có những phương cấp là loại thuốc thang có công năng khơi vét dội rửa để cho khi nuốt xuống rồi thì thuốc dễ vận hành được nhanh. Có những phương cấp là thuốc có độc, để cho chất độc gây ra mửa ỉa mạnh để chặn đoạt thế bệnh. Có những phương cấp là những vị thuốc có khi vị đậm nồng, để cho cái chất nồng đậm của nó chuyển thẳng xuống dưới mà sức thuốc vẫn không giảm kém.
- Cơ phương: Có những cơ phương chỉ dùng có một vị, để phù hợp dùng cho những bệnh gằn ở phía trên. Có những cơ phương có số lượng vị thuốc phù hợp với só dương (1, 3, 5, 7, 9) bệnh ở phần lý và ở gàn thỉ dùng loại đo’. Như bài Tiểu thừa khí là cơ phương loại nhỏ. Dại thừa khí là cơ phương loại cỡ lớn, đ4 dùng cho khi nào cần công lý là khi chúng chỉ nên hạ chứ không nên hãn thì mới dùng; cho nên mới nói là phát hãn không nên dùng cơ phương là như vậy
- Ngẫu phương: Có ngẫu phương là hai vị thuốc kết cấu với nhau, có Ngẫu phương là hai bài kết hợp với nhau, những bệnh ở dưới và ở xa thì nên dùng Ngẫu phương. Có khi Ngẫu phương là những bài có số lượng vị thuốc hợp với số âm (2, 4, 6, 8). Bệnh ở biểu mà xa thì nên dùng như Quế chi thang, Ma hoàng thang, là Ngẫu phương loại nhỏ, Cát căn thang với Thanh long thang là Ngẫu phương loại lớn. Bệnh đang phát tán thì nên dùng, đáng cho hãn mà không đáng hạ, cho nên nói phép hạ thì chớ nên dùng Ngẫu phương là như vậy.
- Phúc phương: Phúc có nghĩa là hai lần, xét thấy dùng cơ phương không đủ để trừ bệnh, hoặc dùng Ngẫu phương đơn thuần cũng không đủ để trừ bệnh, thì gộp lại cả số cơ và ngẫu để trừ; cái gọi là Phúc phương có ý nghĩa là trùng phúc (lặp lại), như dùng mươi vị bổ có một vị tiết; hoặc vài vị tiết có một vị bổ. Có khi Phúc phương là do vài ba phương hợp lại. Như loại bài Quế chi Việt tỳ thang, bài ngũ tích tán v.v… Có khi từ một bài gốc nào đó, rồi gia thêm thuốc điều hòa, như bài Điều vị thừa khí thang gia thêm Liên kiều, Bạc hà, Hoàng cầm, Chi tử biến thành bài Lương cách tán. Có những Phúc phương trong đó phân lạng các vị đều nhau, như bài Vị linh thang phân lượng các vị đều bằng nhau. Bẩy loại phương trên, nên xét tùy bệnh dùng thuốc, để mau thu hiệu quả.
Việc chế thuốc, cốt cho vừa mức. Chế bằng lửa, có bốn cách: Nung, bào, sao, nướng. Ngoài ra còn có cách lùi, sấy bồi. Chế bằng nước, có ba cách: Ngâm, bào, tẩy (dội nước nóng cho ra bọt, rửa nước lạnh cho sạch bẩn). Chế bằng cả nước và lửa, có hai cách: Hấp, nậu.- Nung, là dùng đất hoặc bột mịn, bọc thuốc vào trong, cho vào giữa đám lửa để đốt cho cháy đỏ,- Bào (1) là cho thuốc với rượu hoặc nước vào trong cái vỏ, rồi đốt lửa ở ngoài.- Nướng là nướng trên than – sao là rang cách qua nồi rang – Ngâm là ngâm thuốc vào trong rượu,trong nước cho ngấm dần ra. Bào dùng rượu nóng để chắt lấy chất thuốc roi bỏ bã. Tẩy là cho thuốc vào rượu hoặc nước rồi rửa qua. Lùi là cho dược vật vào trong than nóng để lùi cho chín. Sấy là để gần hơi lửa cho khô. Bồi là cho nhỏ lửa rang qua cho khô không cho sém cháy, chỉ cho thuốc khô là được. Hấp là đun hấp cách thủy. Nấu là cho thuốc trực tiếp vào nước để nấu ninh kỹ Cách chế tạo thuốc dù có nhiều cách, nhưng không ngoài những cách sau đây: Muốn cho sức thuốc đi lên thì chế tẩm bằng rượu. Muốn cho thuốc phát tán thì cho gừng tươi. Muốn cho thuốc vào thận mà làm mềm chất rắn thì chế bằng muối. Muốn cho vào can và trừ chứng đau thì chế với dấm. Muốn trừ bỏ tính nóng bốc phải đưa xuống thì chế bằng nước đồng tiện. Muốn trừ cái tính khô khan của dược vật thì ngâm chế bằng nước vo gạo. Muốn làm nhuận vật khô để sinh huyết thì bọc bột tẩm sữa mà chế. Muốn cho ngọt dịu bổ ích khí thì chế với mật. Chế thuốc bằng đất vách là có ý mượn khí của thổ để dẫn thuốc nhanh chóng vào trung tiêu (tỳ và vị). Chế bằng bột lúa mạch là để nén cái tính mạnh dữ khỏi làm thương tổn vùng thượng cách. Nước đậu đen, và nước Cam thảo dùng chế tẩm thuốc đều có công giải độc, đưa lại tính bình hòa. Mỡ dê và mỡ lợn tẩm bôi đốt hơ để dễ nghiền tán. Bổ trữ các múi xơ trong ruột của thuốc để cho khối sinh trướng đầy. Rút bỏ lõi để cho phát phiền.
Về phần thuốc sử dụng, có thứ phải nên dùng hoàn, dùng tán, dùng thang, dùng rượu, dùng cao khác nhau. “Hoàn” có nghĩa là hòa hoãn, khi trị vào gốc thì nên dùng loại này. “Tán” có nghĩa là gấp vội, khi trị ngọn thì nên dùng. “Thang” là đẩy rửa, khi cần trị bệnh lâu ngày thì nên dùng. Muốn tán hàn thì nên dùng thuốc ngâm rượu. Muốn bổ hư thì nên dùng loại thuốc nấu cao. Bệnh ở trên chỗ rất cao thì nên nấu với rượu. Trừ hàn thấp nên nấu với gừng. Bổ nguyên khí thì nấu với táo. Phát tán thì nấu thuốc với hành. Trừ đàm ở trên thì nấu với mật.
Thuốc hoàn dùng để chữa bệnh ở trên thì nên viên rất nhỏ; bệnh ở giữa thì dùng viên nhỏ vừa; bệnh ở dưới thì hoàn viên lớn. Dùng dấm rượu làm hoàn để cho dễ tan, Dùng bột hồ gạo làm hoàn là để cho dễ tiêu. Dùng mật làm hoàn là để chỗ hòa dịu. Dùng sáp làm hoàn là để cho chậm tan, và để cho đi nhanh khỏi hại tới vị khí.
Trên đây trình bày sơ lược. Các bậc sơ học cần phải xem kỹ. Luận về sự cấm kỵ trong ngũ vị; ở bệnh can nên dùng ngọt, cấm vị cay, ở bệnh tâm nên dùng cay, cấm vị chua; ở bệnh phế nên dùng chua, cấm vị đắng; ở bệnh thận nên dùng đắng, cấm vị ngọt. Những bệnh của năm tạng bất túc sợ dùng vị của hành khắc lại nói [ví dụ bệnh can hư sợ vị cay thuộc hành kim, vì kim khắc mộc, mộc là can]; cần bồi bổ bằng vị của hành mà nó thắng được – [ví dụ bệnh can hư nên dùng vị ngọt thuộc hành thổ, vị mộc (can khắc thổ (ngọt)]
Luận về sự thiên thắng của ngũ vị; vị chua vào can, đắng vào tâm, ngọt vào tỳ, cay vào phế, mặn vào thận. Dùng lâu dài thì sẽ tàng thêm vị, ích thêm khí. Như uống Hoàng liên, Khổ sâm lâu dài thì lại gây ra cái tệ nạn là nhiệt hóa theo vị đắng. Uống thứ thuốc có tính thiên tháng [về một mặt] tất sẽ dẫn đến chỗ thiên tuyệt [bị hại về mặt thiên ấy]. Cho nên trong bài thuốc, nếu không đủ 5 vị, không gồm bốn khí mà cứ dùng kéo dài có thể làm cho chết yểu. Những loại thuốc đại hàn, đại nhiệt cần tùy bệnh mà dùng linh hoạt, làm cho khí bình hòa trở lại mà bệnh khỏi.
Luận về tiêu bản. Lấy thân hình để luận định, thì phía ngoài là tiêu phía trong là bản. Phủ là tiêu, tạng là bản. Lấy bệnh chứng để luận, thì cái bệnh mác trước là bản, bệnh truyền tới sau là tiêu, như lúc đầu sinh bệnh nhẹ sau sinh bệnh nặng thì cũng cứ trị bệnh nhẹ trước sau mới trị bệnh nặng, thì tà khí sẽ yên, nếu không thì tà khí càng thêm nặng, bệnh càng thêm tăng. Chỉ có chứng đây bụng, bí táo đại tiểu tiện thì không kể là trước sau, tiểu bản mà phải làm sao cho thông lợi đại tiểu tiện ngay là việc phải làm trước hết. Cho nên nói “bệnh hòa hoãn chữa vào bản, bệnh cấp bách chữa vào tiêu” là như vậy.
Và như chứng đau đầu là tiêu, cái gây ra đau đầu là do phong, vừa do hàn thì phải trị phòng trước, rồi sẽ trị hàn sau, đầu sẽ khỏi đau. Đó cũng là cách trị bản. Suy ra các bệnh khác cũng vậy.
Luân về thất tình gây ra nôi thương. Mừng lốn gây thương tâm, mạch hư. Nghi nhiều làm thương tỳ, mạch kết. Lo nhiẽu làm thương thận, mạch trãm. Kinh hãi làm thương đởm. mạch động. Giận dữ làm thương can, mạch huyền. Xót xa làm thương bào lạc. mạch khẩn. Dó là do thát tình gây thành nội thương.
Luận về khí lục dâm gây ra bệnh ngoại cảm. Hàn làm thương thận, mạch khẩn. Thử làm thương tâm, mạch hu. Táo gây thương tổn phế, mạch sác. Thấp làm thương tổn tỳ, mạch nhu tế. Phong làm thương tổn can, mạch phù. Nhiệt làm thương tâm, mạch nhược. Đó là khí lục dâm gây thành bệnh ngoại cảm. Bệnh ngoại cảm hay bệnh nội thương cũng đều theo một loại với nhau. Như mùng thì thuộc loại thử hỏa, cho nên quy vào tâm. Giận thuộc loại phong mộc, cho nên quy bệnh ở can. Nghĩ ngại là thuộc thấp thổ, cho nên quy bệnh ở tỳ. Lo lắng là thuộc táo kim, cho nên quy bệnh ở phế. Sợ hãi thuộc hàn thủy, cho nên quy bệnh ở thận. Suy ra chứng ngoại cảm cũng vậy.