[Tìm hiểu] Thuốc phương hương hóa tháp: Tác dụng, vị thuốc

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc phương hương hóa tháp

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc phương hương hóa tháp.

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có mùi thơm, công năng hóa thấp được gọi là các thuốc phương hương hóa thấp. Phần lớn thuốc thuộc nhóm này có vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh tỳ vị, công năng hóa thấp, kiện tỳ vị. Một số thuốc thường dùng là: thương truật, hậu phác, hoắc hương, sa nhân, bạch đậu khấu, thảo đậu khấu, thảo quả… các phương thuốc thường dùng: Hoắc hương chính khí tán, Bình vị tán, Bất hoán kim chính khí tán…
Tỳ ưa táo ghét thấp, do đó thấp ảnh hưởng đến chức năng của tỳ. Chứng thấp trệ trung tiêu, thường có biểu hiện đầy bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, kém ăn, cơ thể mệt mỏi, nhiều nước bọt. Các biểu hiện bệnh lý chủ yếu ở hệ tiêu hóa, như viêm dạ dày một cấp tính và mãn tính, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, khó tiêu và các bệnh khác. Do đó, các nghiên cứu về thuốc phương hương hóa thấp thường được chú ý đến nội hàm của công năng “hóa thấp trung tiêu” và tập trung vào những thay đổi bệnh lý lên hệ tiêu hóa. Thuốc phương hương hóa thấp có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên nhu động đường tiêu hóa

Thuốc phương hương hóa thấp có chứa tinh dầu, có công năng kiện tỳ khu phong, kích thích hoặc ức chế nhu động dạ dày một. Bạch đậu khấu, sa nhân làm tăng nhu động của một. Hậu phác, thương truật, sa nhân có mức độ ức chế khác nhau đối với co thắt cơ trơn một động vật cô lập gây ra bởi acetylcholin, barium chlorid… Các tác dụng khác nhau của thuốc phương hương hóa thấp đối với nhu động của đường tiêu hóa có liên quan đến tình trạng sinh lý, bệnh lý của cơ thể. Ngoài ra, sự khác biệt về tác dụng của thuốc cũng có mối quan hệ nhất định với liều lượng. Ví dụ, dịch chiết nước hậu phác ở mức liều nhỏ gây kích thích một cô lập của chuột nhắt và chuột lang trong khi liều lượng lớn lại có tác dụng ức chế.

Tăng tiết dịch tiêu hóa

Hậu phác, hoắc hương, thảo quả… đều chứa tinh dầu, kích thích tiết dịch tiêu hóa thông qua kích thích khứu giác và thụ thể vị giác.
Chống viêm
Các vị thuốc thương truật, hậu phác, sa nhân… có tác dụng chống viêm mạnh, chủ yếu liên quan đến khả năng tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày và ức chế bài tiết acid dạ dày. Các hexosamin chiết xuất từ thương truật giúp làm lành niêm mạc dạ dày. Sa nhân làm tăng tiết prostaglandin từ các tế bào niêm mạc dạ dày, qua đó bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, magnolol có tác dụng ức chế rõ rệt gastrin tetrapeptid và carbamoylcholin gây tăng tiết acid dịch vị. Thương truật chứa thành phần eucalyptus có tác dụng kháng thụ thể H2, làm giảm bài tiết acid dạ dày, đồng thời ức chế corticosteroid kích thích tiết acid dịch vị.

Kháng vi sinh vật

Thuốc phương hương hóa thấp có tác dụng ức chế vi sinh vật ở các mức độ khác nhau. Các thử nghiệm in vitro cho thấy, dịch chiết nước thương truật, magnolol, pogoston… có tác dụng kìm khuẩn hoặc sát khuẩn đối với: Staphylococcus aureus, Streptococci pneumococcus, Bordeteỉla pertussis, Escherichia coli, Bacillus subtilis… Trong số đó, hậu phác có tác dụng kháng khuẩn mạnh và phổ kháng khuẩn rộng nhất. Thương truật có tác dụng ức chế Aspergillus flavus và các loại nấm gây bệnh khác, cắn chiết ether và ethanol hoắc hương có tác dụng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh như Candida albicans, Xanthomonas fragrans, Trichophyton interdigitale và Trichophyton plantar. Hậu phác, thương truật, hoắc hương, sa nhân, bạch đậu khấu cũng có tác dụng ức chế virus paramyxovirus và influenza virus.
Tóm lại, công năng kiện tỳ tỉnh vị của thuốc phương hương hoá thấp chủ yếu liên quan đến việc điều tiết nhu động đường tiêu hóa, tăng bài tiết dịch tiêu hóa, chống viêm và chống vi khuẩn gây bệnh. Ý nghĩa khoa học của nhóm thuốc này chủ yếu liên quan đến tác dụng dược lý của nó đối với hệ tiêu hóa.

Một số vị thuốc thường dùng

Hậu phác

Là vỏ thân, vỏ rễ và vỏ cành phơi hay sấy khô của cây hậu phác Magnolia officinalis Rehd. et Wils. hoậc cây Ao diệp hậu phác Magnolia officinalis Rehd.et Wis. Var. bỉloba Rehd.et Wils, họ Ngọc lan (Magnoliaceae). Thành phần hoạt chất chủ yếu gồm lignan, alkaloid và tinh dầu. Các lignan chủ yếu là magnolol, tetrahydromagnolol, isomagnolol và honokiol. Các alcaloid chủ yếu là magonocurarin, tinh dầu là /?-machilol.
Hậu phác có vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh tỳ, vị, phế, đại tràng, công năng hành khi hóa thấp, tiêu tích bình suyễn. Chủ trị: thấp trệ thương trung, bụng trướng nôn mửa, thực tích khi trệ, phúc trướng tiện bí, đàm ẩm suyễn khái. Hậu phác chủ yếu được sử dụng trong các chứng bệnh thuộc hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, như viêm dạ dày ruột cấp tính và mãn tính, viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm phế quản, khí phế thũng… Hậu phác có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên nhu động đường tiêu hóa: dịch chiết nước hậu phác làm hưng phấn một thỏ cô lập. Trên một chuột nhắt trắng cô lập, làm hưng phấn ở liều thấp, ức chế ở liều cao. Tác dụng tương tự đối với một chuột lang cô lập, nhưng hưng phấn không rõ ràng, mà ức chế thể hiện rõ rệt hơn. Magnolol có tác dụng đối kháng với tác dụng gây co thắt tá tràng của histamin.

Tăng tiết dịch tiêu hỏa: tinh dầu hậu phác kích thích sự tiết dịch tiêu hóa theo phản xạ thông qua kích thích khứu giác và vị giác.

Chống loét: dịch chiết nước hậu phác, hậu phác chế gừng và các hoạt chất magnolol và honokiol có tác dụng ức chế rõ ràng đối với loét thắt môn vị và loét do stress ở chuột cống. Cắn chiết ethanol hậu phác có tác dụng ức chế tác dụng gây loét dạ dày do hỗn họp HCl-ethanol gây ra ở chuột cống. Magnolol ức chế sự tăng tiết acid dạ dày do căng thẳng, do gastrin và carbamoylcholin tiêm tĩnh mạch. Tác dụng chống loét của hậu phác có liên quan đến khả năng ức chế bài tiết acid dạ dày.
Bảo vệ gan: magnolol có tác dụng giảm ALT trong huyết thanh trong thí nghiệm gây tổn thương gan cấp tính. Magnolol có thể ức chế xơ gan miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành xơ gan và cứng gan, cổ thể làm tăng hoạt tính của SOD huyết tương ở chuột bị xơ hóa gan miễn dịch và giảm lượng lipoperoxid.

Khảng khuẩn và kháng virus: magnolol hậu phác có hoạt tính kháng các chủng vi khuẩn Gram (+), vi khuẩn kháng acid, vi nấm và nấm sợi. Magnolol ức chế Streptococcus mutans và Lactobacillus sp. in vitro. Các hợp chất phenolic trong hậu phác, cao chiết ether ethylic và methanol có tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn Streptococcus mutans đột biến gây sâu răng, giảm khả năng bám dính của vi khuẩn trên bề mặt nhẵn của răng. Magnolol có hoạt tính kháng Bacillus anthracỉs gây ra áp-xe ác tính; thuốc tiêm hậu phác kéo dài đáng kể thời gian sống của chuột lang bị nhiễm Bacillus anthracỉs. Magnolol, honokiol và các chất chuyển hóa của chúng là tetrahydromagnolọl, tetrahydrohonokiol có tác dụng kháng khuẩn mạnh; các nhóm hydroxyl và allyl trên vòng biphenyl của chúng là những phần chính tạo ra hoạt tính kháng khuẩn. Hậu phác có tác dụng ức chế đối với viêm gan virus thực nghiệm ở chuột nhắt, làm giảm đáng kể các triệu chứng bệnh lý như thoái hóa tế bào và hoại tử. Các neolignan có trong hậu phác có thể ức chế sự kích hoạt của virus Epstein-Barr.

Chống viêm và giảm đau: cắn chiết ethanol hậu phác ức chế rõ rệt đối với sự gia tăng tính thấm của mao mạch phúc mạc chuột nhắt do acid acetic; giảm phù tai do xylen và phù chân do carrageenan gây ra. Nó có tác dụng ức chế phản ứng đau quặn do acid acetic ở chuột và phản ứng “quẫy đuôi” gây ra bởi đau do tác nhân nhiệt ở chuột.
ức chế TKTW: magnolol, honokiol và honokiol ether có tác dụng ức chế trung khu thần kinh rõ rệt. Trên chuột nhắt trắng tiêm phúc mạc, giảm đáng kể hoạt động tự phát và đối kháng tác dụng gây hưng phấn do methamphetamin hoặc apomorphin gây ra.
Magnolol có thể ức chế đáng kể tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh do acid glutamic, từ đó có tác dụng ức chế tủy sống.
Mềm cơ: magnolol, honokiol có tác dụng mềm cơ kiểu trung khu thần kinh, ức chế phản xạ tủy sống. Tác dụng này bị đối kháng với strychnin liều cao, được coi như thuốc giãn cơ kiểu tubocurarin. Magnolol tiêm tĩnh mạch có thể ức chế synap (cuối) dẫn truyền thần kinh, làm mềm cơ. Magnolol được coi như một chất giãn cơ không khử cực, có tác dụng tương tự D-tubocurarin.

Chống kết tập tiểu cầu: magnolol and honokiol có tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu do collagen và arachidonic gây ra ở thỏ, ức chế sự phóng thích ATP. Tác dụng ức chế của nó có liên quan đến sự ức chế tổng hợp TXA2 và ảnh hưởng đến kênh Ca2+ trong tế bào.
Hạ huyết áp, giãn mạch: magnocurarin dùng đường tiêm với liều thấp tác dụng giãn cơ có tác dụng giảm huyết áp đáng kể. Tác dụng này không bị đối kháng bởi thuốc kháng histamin promethazin, cho thấy tác dụng của nó không phải do giải phóng histamin. Các thành phần hoạt chất của hậu phác như magnolol và honokiol có tác dụng chống co thắt của động mạch chủ chuột cống gây ra bởi K+, Ca2+, norepinephrin… cho thấy tác dụng này có liên quan đến chẹn kênh Ca2+.

Tóm lại, công năng hành khí, hóa thấp của hậu phác chủ chủ yếu liên quan đến điều hoà nhu động đường tiêu hóa, thúc đẩy bài tiết dịch tiêu hóa, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm, giảm đau và các tác dụng dược lý khác. Đây là cơ sở khoa học ứng dụng vị thuốc trong điều trị thấp trệ, tiêu chảy, khí tích, bụng trướng và táo bón. Do đó thường được sử dụng trong điều trị viêm dạ dày ruột cấp tính và mạn tính, rối loạn tiêu hóa và các bệnh khác. Hậu phác cũng có tác dụng hóa đàm, chủ yếu được sử dụng để điều trị đờm, ho và suyễn. Trên lâm sàng, được sử dụng để điều trị viêm phế quản và khí phế thũng ở người già. Ngoài ra, hậu phác còn có tác dụng ức chế trung khu thần kinh, mềm cơ, ức chế kết tập tiểu cầu, hạ huyết áp. Các hoạt chất chính gồm: magnolol và honokiol.

Độc tính và phản ứng bất lợi: thành phần có độc chủ yếu là magnocurarin, có LD50 là 45,55 mg/kg TT (tiêm phúc mạc chuột nhắt). Việc sử dụng lâu dài cắn chiết methanol hậu phác có thể gây hại cho thận chuột và mức độ gây hại có mối tương quan thuận với nồng độ của magnolol, magnocurarin trong cơ thể chuột.

Thương truật

Là thân rễ đã phơi khô của cây mao thương tmậtAtractyỉodes ỉancea (Thunb.) DC.’ hoặc cây bắc thương truật A. chỉnensis (DC.) Koidz., họ Cúc (Asteraceae). Thương truật có chứa tinh dầu dễ bay hơi khoảng 5%-9% (thương truật nam), 1,5% (thương truật bắc), trong đó hoạt chất chính là atractylol, hỗn hợp /?-eudesmol và hinesol, ngoài ra còn có atractylon, atractylodin…
Thương truật có vị cay, đắng, tính ấm, quy kinh tỳ vị; công năng hóa thấp kiện tỳ, trừ phong tán hàn. Chủ trị ngực bụng đầy chướng, tiết tả, thuỷ thũng, beriberi, phong thấp tý thống, cảm mạo phong hàn. Với công năng hoá thấp kiện tỳ, thương truật chủ yếu được dùng để điều trị các chứng bệnh đường tiêu hóa. Với công năng trừ phong thấp, chủ yếu được dùng trị các chứng bệnh thuộc về hệ xương khớp, cơ, viêm khớp dạng thấp…. Ngoài ra, thương truật còn có công năng giải biểu tán hàn, nên được sử dụng trong trường hợp ngoại cảm phong hàn thấp, cơ thể đau nhức nặng nề, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lanh, cúm. Thương truật có các tác dụng dược lý sau:

Tác dụng trên nhu động đường tiêu hỏa: cắn chiết ethanol thương truật ức chế co thắt cơ trơn dạ dày do acetylcholin và barium clorid gây ra ở chuột cống, nhưng lại có tác dụng kích thích nhẹ trên cơ trơn của dạ dày chuột cống bình thường. Dịch chiết nước thương truật và atractylol làm giảm co thắt ruột thỏ cô lập gây bởi acetylcholin trong phạm vi liều nhất định, nhưng lại đối kháng đối với sự ức chế nhu động ruột do adrenalin gây ra. cắn chiết aceton thương truật, /?-eudesmol và hinesol có tác dụng đối kháng rõ rệt đối với co thắt ruột do carbachol, Ca2 bị và đồ kích thích điện ở chuột cống, cắn chiết aceton làm tăng nhu động ruột ở chuột (mô hình cho uống bột than). Dịch chiết nước đối kháng tác dụng gây tăng nhu động ruột non hứng mô hình tỳ hư tiêu chảy ở chuột cống thực nghiệm do nước sắc phan tả diệp.

Chống loét: ức chế manh đối với loét do thắt môn vị, loét do thắt ống môn vị và loét do stress, làm giảm thể tích dịch dạ dày, tổng độ acid và tổng dung tích tiêu hóa của động vật bị tổn thương niêm mạc dạ dày. Các nghiên cứu cho thấy cơ chế chống loét của thương truật có liên quan đến tăng cường tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ức chế tiết acid dịch vị quá mức. Thương truật bắc làm tăng lưu lượng máu của mô niêm mạc dạ dày. Các hexosamin chiết xuất từ thương truật thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, atractylol trong tinh dầu thương truật bắc ức chế giải phóng hormon steroid và làm giảm sự kích thích của hormon steroid khi tiết acid dịch vị. /?-eudesmol trong thương truật nam có tác dụng đối kháng thụ thể H2, có thể ức chế bài tiết acid dạ dày và đốỉ kháng corticosteroid kích thích tiết acid dạ dày.
Bảo vệ gan: thương truật, p-eudesmol, hinesol, tractylon phòng ngừa tổn thương tế bào gan chuột do CCI4 và D-galactose in vitro. Ngoài ra, nước sắc thương truật thúc đẩy đáng kể tổng hợp protein gan ở chuột.

Khảng khuẩn: ức chế rõ rệt đối với Staphylococcus aureus, Mycobacterium tuberculosis, Escherichia coli, Bacillus subtỉlis và Pseudomonas aeruginosa. Acid fructanic trong Atractylodes lancea có tác dụng phòng ngừa nhiễm nấm ở chuột nhắt, đồng thời kéo dài thời gian sống thêm. Dịch chiết Atractylodes lancea có mức độ ức chế khác nhau đổi các loại nấm, đặc biệt nấm biểu mô như Trichophyton rubrum và Trichophyton mentagrophytes.
Chống viêm: cắn chiết ethyl acetat của thương truật có tác dụng chống viêm cấp trên mô hình phù tai chuột nhắt do xylen và croton, phù chân do carrageenan; chống viêm mạn trên mô hình u hạt thực nhiệm ở chuột nhắt, viêm khớp do tác nhân hoá học và viêm khớp miễn dịch ở chuột cống, cắn chiết ethyl acetate của thương truật có thể ức chế tính
thấm mao mạch của chuột, tăng cường chức năng thực bào của hệ thông đại thực bào đơn nhân của chuột, và làm giảm hàm lượng PGE2 tại vị trí viêm, cho thấy cơ chế chống viêm của nó thông qua nhiều góc độ, giai đoạn khác nhau. Ngoài ra, poranedienon, atractylenolid I và atractylenolid II trong thương truật cũng có hoạt thủi chống viêm.
Giảm đau: tinh dầu thương truật có tác dụng giảm đau, trong đó /?-eudesmol và atractylol có trong thương truật là thành phần cổ hoạt tính.

Lợi tiểu: thành phần hoạt chất của thương truật là yỡ-eucalyptus, có tác dụng lợi tiểu mạnh, và cơ chế hoạt động của nó là bằng cách ức chế hoạt tính enzym Na+-K+- ATPase, do đó làm tăng lượng nước tiểu và tăng bài tiết Na+.

ức chế miễn dịch: kéo dài thời gian sống thêm của chuột bị lupus ban đỏ.

Hạ đường huyết: dịch chiết nước thương truật dùng đường uống hoặc cấn chiết ethanol tiêm dưới da làm hạ đường huyết ở thỏ tăng đường huyết thực nghiệm do alloxan. Dịch chiết nước thương truật làm giảm mức độ tăng đường huyết do streptozocin. Atractylosid có tác dụng hạ đường huyết đối với chuột nhắt, chuột cống, thỏ và chó, đồng thời làm giảm nồng độ glycogen ứng cơ và gan, ức chế sản xuất glycogen, giảm tiêu thụ oxy và tăng hàm lượng acid lactic trong máu. Polysacarid A, B, c làm giảm đáng kể nồng độ glucose trong máu của chuột cống bình thường hoặc đường máu cao do alloxan.

Chống loạn nhịp tim: cắn chiết H-butanol thương truật chống loạn nhịp tim do thiếu máu cục bộ cơ tim và thiếu máu – tưới máu lại ở chuột cống trắng, cũng như rối loạn nhịp thất do aconitin và barium chlorid, đồng thời làm tăng ngưỡng lieu ouabain gây rối loạn nhịp thất ở chuột lang.
ức chế hệ thần kinh: thương truật, yổ-eudesmol và atractylol có tác dụng an thần, ức chế hoạt động tự phát ở chuột nhắt trắng. Dịch chiết nước thương truật và tinh dầu, liều nhỏ kích thích phản xạ tủy sống, trong khi liều lớn hơn có tác dụng ức chế, cuối cùng dẫn đến tê liệt hô hấp và tử vong. Dịch chiết nước thương truật làm tăng tác dụng gây ngủ của barbiturate, hoạt chất là /?-eudesmol và hinesol. /?-eudesmol làm giảm độ nhạy của thụ thể acetylcholin cơ xương, giảm giải phóng acetylcholin.
Thúc đẩy calci hóa xương: tinh dầu thương truật cải thiện các triệu chứng còi xương ở gà con; kích thích quá trình calci hóa xương. Tác dụng này liên quan đến thành phàn vitaminD trong thương truật.

Tóm lại, công năng hóa thấp kiện tỳ của thương truật chủ yếu liên quan đến tác dụng điều hoà nhu động đường tiêu hóa, chống loét, kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau và bảo vệ gan. Ngoài ra, thương truật còn có một số tác dụng dược lý khác, như hạ đường huyết, chống rối loạn nhịp tim, tác dụng ức chế hệ thần kinh và thúc đẩy calci hóa xương. Các thành phần hoạt chất gồm P-eudesmol, hinesol.
Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: LD50 trên chuột nhắt trắng dùng đường uống cùa tinh dầu Atractylodes chinensis là 4,71 mL/kg TT.

Hoắc hương

Là bộ phận trên mặt đất, đã phơi khô của cây hoắc hương Pogostemon cablin (Blanco) Benth., họ Bạc hà (Lamiaceae). Hoắc hương chủ yếu chứa tinh dầu với khoảng 1,5%, thành phàn chính cùa tinh dầu hoắc hương là patchouli alcohol chiếm khoảng 52%- 57% và pogoston. Các thành phần khác bao gồm benzaldehyd, eugenol, cinnamaldehyd, patchoulipyridin… Ngoài ra, còn chứa nhiều loại sesquiterpen và ílavonoid.
Hoắc hương có công năng phương hương hóa trọc, khai vị chỉ nôn, phát biểu giải thử. Chủ trị thấp trọc trung tiêu, ngực bụng đầy chướng, nôn mửa, thử thấp mệt mỏi, tức ngực, hàn thấp bế thử, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu. Hoắc hương có các tác dụng dược lý sau:
ức chế nhu động đường tiêu hóa: dịch chiết nước, dịch chiết nước đã loại tinh dầu, và tinh dầu hoắc hương ức chế sự co thắt tự phát, do acetylcholin hoặc bari clorid gây ra trên ruột thỏ cô lập, trong đó, thành phần tinh dầu thể hiện tác dụng ức chế co thắt ruột do acetylcholin, barium chloride mạnh nhất. Dịch chiết nước và dịch chiết nước đã loại tmh dầu có tác dụng ức chế nhu động đường tiêu hóa, cầm tiêu chảy do neostigmin hay phan tả diệp gây ra. Ngoài ra, hoắc hương và hoạt chất chính là patchouli alcohol có tác dụng ức chế đáng kể phản ứng nôn do đồng sulphat ở chim bồ câu.

Tăng tiết dịch tiêu hóa: dịch chiết nước hoắc hương làm tăng tiết acid dịch vị và cải thiện hoạt độ của pepsin. Tinh dầu hoắc hương kích thích niêm mạc dạ dày, thúc đẩy bài tiết dịch vị và tăng cường khả năng tiêu hóa.

Kháng vi sinh vật: thử nghiệm in vitro cho thấy hoắc hương có hoạt tính kháng khuẩn mạnh. Hoắc hương ức chế Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus hemolyticus, Escherichia coll, Bacillus dysenteriae và Pseudomonas aeruginosa. Dịch chiết nước, can chiết ether ethylic, ethanol ức chế đối với nhiều loại nấm gây bệnh khác nhau như: Trichophyton schoenleini, Trichophyton interdigital… trong đó dịch chiết nước có hoạt tính yếu hơn. Flavonoid trong hoắc hương có hoạt tính kháng virus, ức chế sự phát triển của rhovirus trong đường tiêu hóa và đường hô hấp trên. Dịch chiết nước hoắc hương cũng có tác dụng ức chế ở nồng độ thấp, diệt khuẩn ở nồng độ cao đối với Leptospira.
Tác dụng gây độc tế bào: các diterpenoid được phân lập từ hoắc hương có hoạt tính gây độc tế bào. Các dẫn xuất của diterpenoid này cũng có hoạt tính tương tự. Các hợp chất này có tác dụng không đặc hiệu đối với nhiều dòng tế bào ung thư người in vitro.

Một số phương thuốc thường dùng

Hoắc hương chính khí tán

Phương thuốc có xuất xứ từ “Thái bình huệ dân hòa tễ cục phương” gồm: đại phúc bì 30g, bạch chỉ 30g, tử tô 50g, vạch phục linh (bỏ vỏ) 30g, bán hạ chế 60g, trần bì 60g, hậu phác 60g, khương trap 60g, cát cánh 60g, hoắc hương 90g, cam thảo 75g.

Công năng giải biểu hóa thấp, lý khí hòa trung. Chủ trị ngoại cảm phong hàn, nội thương thấp trệ, sốt và ớn lạnh, đau đầu, đầy tức ngực, đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, lưỡi trắng. Hoắc hương chính khí tán có các tác dụng chủ yếu sau:
Giảm co thắt cơ trơn đường tiêu hóa: dịch chiết nước hoắc hương chính khí tán có tác dụng chống co thắt tự phát, co thắt do histamin, acetylcholin và BaCL2 gây ra ở tá làng cô lập của chuột lang và thỏ. Tác dụng đối kháng với histamin và acetylcholin phụ thuộc vào liều. Thí nghiệm ỉn vivo cho thấy, trên thỏ, hoắc hương chính khí tán ở dạng bột hoặc nước dùng đường uống đều có tác dụng ức chế tăng nhu động ruột do acetylcholin gây ra. Kết quả phân tích trực giao cho thấy, các vị hoắc hương, hậu phác, trần bì, thương truật có tác dụng chống co thát đối với co thắt ruột chuột lang do histamin gây ra, trong đó tác dụng của trần bì là mạnh nhất. Tác dụng chống co thắt của phương thuốc cho thấy, phối ngũ 6 vị gồm bạch chỉ, tử tô, hậu phác, bán hạ, trần bì, thương truật có tác dụng chống co thắt tương đương với phương thuốc gốc. Trên tá tràng thỏ cô lập, sử dụng tỷ lệ ức chế tá tràng cô lập của thỏ làm chỉ số đánh giá, phương thuốc giảm xuống còn 5 vị với tỷ lệ: hậu phác 7,82g, trần bì 3g, thương truật 3g, bán hạ 3g, dầu hoắc hương 30pL là có tác dụng ức chế nhu động tốt nhất.

Chống tiêu chảy, chổng nôn: Hoắc hương chính khí ở các dạng bào chế khác nhau như hoàn, nước, cốm, bột… đều ức chế nhu động ruột non ở chuột. Dạng viên nang mềm có tác dụng ức chế rõ rệt đối với bệnh tiêu chảy do phan tả diệp gây ra ở chuột. Viên nang mềm cũng có tác dụng chống nôn, kéo dài thời gian tiềm tàng và giảm số lần nôn ở chim bồ câu. Ngoài ra, dạng hạt và dạng viên hoàn cũng có tác dụng chống nôn tương tự.
Tăng khả năng hấp thu của đường tiêu hóa: trên chuột nhắt trắng tiêu chảy do magie sulfat, phương thuốc thể hiện rõ tác dụng tăng hấp thụ 3H-Glucose và nước ở ruột. Cho thấy, phương thuốc có tác dụng vừa chống tiêu chảy lại cải thiện chức năng hấp thu (nước) của đường tiêu hóa.
Bảo vệ hàng rào ruột: trên mô hình thiếu máu – tưới máu lại ở chuột cống trắng, viên nang mềm hoắc hương chính khí bảo vệ hình thái cấu trúc mô ruột, tăng cường chức năng bài tiết của các tế bào Goblet, giảm số lượng tế bào mast trong các lớp thành ruột, ức chế giải phóng các cytokin như TNF- a, giảm nồng độ NO trong huyết thanh, do đó cải thiện chức năng hàng rào ruột, thúc đẩy sự phục hồi chức năng đường tiêu hóa, giảm các biến chứng như nhiễm trùng và rối loạn điện giải.

Hạ sốt: có tác dụng hạ sốt rõ rệt đối với sốt ở thỏ do vaccin thương hàn.
Giảm đau: dịch chiết nước Hoắc hương chính khí có tác dụng giảm đau rõ rệt đối với cơn đau quặn do acid acetic kích thích thanh mạc hoặc mạc treo ruột. Viên nang có tác dụng đối kháng với tác dụng giảm đau của L-Antimony potassium tartrat. Trên mô hình gây đau do mâm nóng, thuốc uống dạng lỏng cải thiện đáng kể ngưỡng đau của chuột thí nghiệm sau.

Kháng vi sinh vật: dịch chiết nước có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt đôi với các chủng Sarcina lutea, Staphylococcus aureus, Shigella sp., Salmonella sp., paratyphoidẢ và B in vitro, đặc biệt có tác dụng mạnh nhất trên Sarcina lutea và Staphylococcus aureus; ức chế rõ rệt trên các chủng Trichophyton rubrum, Trichophyton gypsum, Trichophyton floccus, Gypsum microspore, Candida albicans, Cryptococcus neoformans và blastomycosis. Dạng cốm cũng có tác dụng ức chế virus cúm Al, A3 và B.
Điều hòa chức năng miễn dịch: trên động vật tiêu chảy thực nghiệm, hoàn Hoắc hương chính khí làm tăng lượng kết hợp 3H-thymidin (3H-TdR) trong tế bào lympho máu ngoại biên ở chuột. Các thí nghiệm ỉn vitro cho thấy, dạng nước có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng thụ động ở chuột, ổn định màng tế bào mast và có tác dụng chống dị ứng.
Giảm triệu chứng phụ thuộc morphỉn ở chuột: dạng thuốc uống có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng phụ thuộc morphin như tiêu chảy, chảy nước bọt và chảy nước mắt ở chuột và làm giảm các triệu chứng cai thuốc do giải phóng quá mức dopamin như khó chịu, bồn chồn, co giật, run rẩy.
Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: một số ít có triệu chứng phát ban dị ứng, rubella, ban xuất huyết sau khi uống nước thuốc. Trong trường hợp nghiêm trọng, sốc phản vệ cũng có thể xảy ra, kèm theo các triệu chứng dị ứng khác.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here