Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Trinitrina tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Trinitrina là thuốc gì? Thuốc Trinitrina có tác dụng gì? Thuốc Trinitrina giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Trinitrina là thuốc gì?
Trinitrina là một sản phẩm của Fisiopharma SRL – Ý, là thuốc dùng trong điều trị bệnh cao huyết áp, điều trị suy tim, phù phổi cấp do suy tim, nhồi máu cơm tim… với các hoạt chất là Nitroglycerine hàm lượng 5mg/1,5ml
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 ống
Thuốc Trinitrina giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Trinitrina có 10 ống, mỗi ống chứa 1,5 ml thuốc được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 100.000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Trinitrina là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Trinitrina tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Nitralmyl được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây
- Thuốc Nitromint 2,6mg được sản xuất bởi Công ty Egis Pharma., Ltd
Tác dụng
Nitroglycerin có tác dụng
- Giãn tất cả các mạch máu ( do được chuyển hóa thành NO sau khi đi vào cơ thể) , cả các tĩnh mạch và động mạch lớn nên làm giảm tiền gánh, hậu gánh vì vậy Nitroglycerin có tác dụng hạ huyết áp;
- Giảm tiền gánh và hậu gánh sẽ làm giảm mức tiêu thụ oxy và giảm công của sợi cơ tim nên có tác dụng ngăn chặn các cơn đau thắt ngực
- Nitroglycerin phân bố lại máu cho tim, tăng tưới máu cho vùng tim bị thiếu máu nên còn phân phối lại máu cho tim, tăng tuần hoàn phụ cho vùng tim thiếu máu, điều này có lợi cho vùng dưới nội tâm mạc và phát triển tuần hoàn bàng hệ
Công dụng – Chỉ định
Điều trị cho bệnh nhân cao huyết áp, suy tim sung huyết và bệnh nhân nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp do suy tim…
Điều trị và ngăn ngừa các cơn đau thắt ngực, nhất là cơn đau thắt ngực Prinzmetal.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Thuốc được sử dụng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Trước hết, cần pha loãng thuốc như sau: lấy 1 ống thuốc pha loãng với 250ml dung dịch pha loãng, sau đó lắc đều để sử dụng. Như vậy, nồng độ nitroglycerin (mg/ml hoặc mg/20 giọt dịch truyền)là 0,02 tương đương 1microgam/giọt..
Liều dùng:
Liều dùng điều trị cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tính:
- Bệnh nhân nhồi máu cơ tim kèm theo suy thất trái/ tăng huyết áp nặng: ban đầu truyền 5 microgam/phút ( tương đương 5 giọt/ phút), sau đó tăng dần lên 20 giọt/phút, tăng lên tối đa 200 giọt/ phút khi huyết áp giảm 30% ở người có tăng huyết áp và giảm 10% ở người bình thường, cần tiêm truyền duy trì 24h hoặc lâu hơn
- Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp kèm theo tăng huyết áp/ đau thắt ngực kéo dài/ phù phổi cấp: liều khởi đầu 12,5-25 giọt/phút ( tương đương 12,5-25 microgam/phút), sau đó duy trì 10-20 giọt/phút ( tương đương 10-20 microgam/phút), truyền duy trì trong 24-48 giờ đầu; trong quá trình tiêm truyền không được để HA tâm thu < 90mmHg và nhịp tim> 110 lần/phút.
Liều dùng điều trị cho bệnh nhân tăng huyết áp: 5-100 giọt/phút (tương đương 5-100 microgam/phút); khi có đáp ứng tốt có thể giảm liều và tăng khoảng cách truyền.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Trinitrina cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp thiếu máu nặng, chấn thương/ xuất huyết não làm tăng áp lưc hộp sọ, tăng nhãn áp, viêm ngoại tâm mạc co thắt…
Không dùng thuốc cho bệnh nhân dị ứng với các nitrat hữu cơ, hẹp van động mạch chủ
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Trinitrina
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Trinitrina cho trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì
- Người lái xe và vận hành máy móc không nên sử dụng thuốc vì có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, giảm tỉnh táo
- Thận trọng khi điều trị bằng thuốc cho người nghiện rượu
- Trong quá trình điều trị cần theo dõi kĩ áp lực động mạch phổi, cung lượng tim, điện tâm đồ..
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Trinitrina
Tác dụng phụ trên:
- Hệ TKTW: nhức đầu, lú lẫn, choáng váng
- Đối với hệ tiêu hóa: ăn không ngon, khó tiêu, buồn nôn
- Da và tổ chức dưới da: phát ban, nổi mẩn, tróc vẩy, đỏ da
- Hệ tim mạch: đánh trống ngực, tim đập nhanh, tụt huyết áp tư thế,..
- Toàn thân: da xanh xao, vã mồ hôi, suy nhược…
Tác dụng phụ thường gặp: mặt đỏ bừng và nóng, vã mồ hôi, suy nhược
Tác dụng phụ hiếm gặp: tím tái, metgemoglobin huyết
Bênh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Trinitrina
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc Trinitrina khi đi vào cơ thể có thể xảy ra tương tác với các thuốc dùng đường uống như:
- Thuốc giãn mạch, hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu làm tăng tác dụng giảm huyết áp của Trinitrina
- Indomethacin làm giảm sinh khả dụng của Trinitrina
- Các thuốc chống đông máu của Heparin và thuốc tan huyết khối của Alteplase làm giảm tác dụng của chúng
- Sildenafil làm tăng tác dụng hạ huyết áp của cả Trinitrina và Sildenafil vì vậy chống chỉ định kết hợp 2 thuốc trên với nhau
- ….
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Trinitrina
Qúa liều: Khi dùng quá liệu, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng của methemoglobin huyết và giãn mạch quá mức như: da lạnh tái nhợt, đau đầu, chóng mặt, hạ huyết áp,tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngất, suy tim và suy tuần hoàn. Cần theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân và báo ngay cho bác sĩ để được xử trí an toàn
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.