Thuốc Olavex 10 được sử dụng ngày càng phổ biến trong điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần. Đây là thuốc có vị trí tác động trên hệ thần kinh trung ương, do đó cần phải nắm bắt một số lưu ý trước khi sử dụng. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh xin gửi đến bạn đọc các thông tin cần biết về thuốc Olavex 10 như sau.
Olavex là thuốc gì?
Thuốc Olavex 10 là một loại thuốc chống loạn thần (hay còn gọi là thuốc an thần kinh) thế hệ mới, được sử dụng trong điều trị tâm thần phân liệt hoặc các triệu chứng loạn thần khác.
Dạng bào chế: Viên nén
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
Công ty sản xuất: Akums Drugs and Pharmaceuticals Ltd
Công ty đăng ký: Công ty Cổ phần Hoàng Nam
Số đăng ký: VN-20419-17
Xuất xứ: Ấn Độ
Thành phần
Olavex 10 có thành phần chính là Olanzapine với hàm lượng 10 mg.
Ngoài ra còn có các tá dược khác được phối hợp vừa đủ trong 1 viên.
Cơ chế tác dụng của thuốc Olavex 10
- Với hoạt chất chính là Olanzapine – một chất thuộc nhóm thuốc chống loạn thần, Olavex 10 có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương thông qua đối kháng các thụ thể serotonin và dopamin, làm giảm các triệu chứng dương tính và âm tính của bệnh tâm thần phân liệt. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chống hưng cảm và ổn định tính khí.
- Tác dụng chống loạn thần của Olavex cũng như Olanzapine có cơ chế phức tạp và còn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn.
- Nó được cho là có liên quan đến tính đối kháng của thuốc ở các thụ thể serotonin typ 2 (5-HT2A, 5-HT2C), typ 3 (5-HT3), typ 6 (5-HT6) và thụ thể dopamin ở hệ thần kinh trung ương.
- Theo đó, tác dụng ức chế và làm giảm đáp ứng (điều hòa âm tính) đối với thụ thể 5-HT2A có liên quan đến tác dụng chống hưng cảm của thuốc. Đồng thời, olanzapine còn có tác dụng làm ổn định tính khí do một phần ức chế thụ thể D2 của dopamin.
- Hơn nữa, olanzapine cũng đối kháng với các thụ thể muscarin (M1, M2, M3, M4 và M5), cơ chế này có liên quan đến việc giảm nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp cũng như một số tác dụng không mong muốn khác.
- Ngoài ra, cơ chế gây ngủ gà, hạ huyết áp tư thế khi sử dụng olanzapine được cho là có liên quan tác dụng đối kháng thụ thể histamin H1 và thụ thể alpha-1 adrenergic của thuốc.
Công dụng – Chỉ định thuốc Olavex 10
Thuốc Olavex 10 được chỉ định trong các trường hợp sau:
Tâm thần phân liệt, bệnh lưỡng cực: Đối với các đợt cấp hưng cảm, bệnh lưỡng cực chu kỳ nhanh hoặc hỗn hợp.
Đơn trị liệu tâm thần hưng cảm: Đối với người lớn và trẻ em từ 12 – 18 tuổi.
=> Tham khảo: Thuốc Sizoca 10 có tác dụng gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu.
Dược động học
Hấp thu
Sau khi uống, olanzapine được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn ở ống tiêu hóa. Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, tuy nhiên do bị chuyển hóa lần đầu ở gan nên sinh khả dụng chỉ đạt 60%.
Nồng độ thuốc trong máu đạt cực đại khoảng 6 giờ (dao động từ 5 đến 8 giờ) sau khi uống và đạt trạng thái ổn định sau 7 – 10 ngày dùng liều nhắc lại.
Nồng độ trong huyết tương của olanzapine thay đổi giữa các cá thể, phụ thuộc vào tuổi, giới và việc bệnh nhân có hút thuốc hay không. Nồng độ thuốc trong máu ở phụ nữ cao hơn khoảng 30 – 40% so với nam giới.
Khoảng nồng độ điều trị của olanzapine trong huyết tương còn chưa được xác định rõ. Mối tương quan giữa nồng độ thuốc trong máu với hiệu quả điều trị và độc tính của olanzapine chưa được xác lập.
Phân bố
Olanzapine phân bố nhanh và nhiều vào các mô, kể cả hệ thần kinh trung ương với thể tích phân bố khoảng 1000 lít. Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 93%, chủ yếu với albumin và acid alpha-1 glycoprotein.
Olanzapine và chất chuyển hóa liên hợp glucuronid của nó có khả năng qua được nhau thai và vào sữa mẹ. Lượng thuốc ổn định ở trẻ bú bằng khoảng 1,8% so với liều của mẹ và nồng độ đỉnh trong sữa đạt được chậm hơn khoảng 5,2 giờ sau khi đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương của người mẹ.
Chuyển hóa
Olanzapine được chuyển hóa ở gan trước khi thải trừ chủ yếu thông qua CYP1A2, một phần nhỏ thông qua CYP2D6 sau đó được liên hợp với acid glucuronic. Sản phẩm chuyển hóa chính là 4’-N-demethyl olanzapin và 10-N-glucuronid không còn hoạt tính.
Thải trừ
Thời gian bán thải trong huyết tương của olanzapine khoảng 30 giờ (dao động từ 21 đến 54 giờ) và tăng lên khoảng 1,5 lần ở người cao tuổi. Độ thanh thải của thuốc tăng khoảng 40% ở người hút thuốc so với người không hút thuốc và giảm khoảng 30% ở phụ nữ so với nam giới.
Khoảng 57% và 30% lượng thuốc được đào thải tương ứng vào nước tiểu và phân, chủ yếu dưới dạng các dẫn chất chuyển hóa, một phần nhỏ (7%) dưới dạng nguyên vẹn.
Liều dùng – Cách dùng thuốc Olavex 10
Cách dùng
Olavex 10 có thể uống trong hoặc cách xa bữa ăn vì sự hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Viên nén Olavex chỉ nên được tách khỏi vỉ thuốc ngay trước khi sử dụng, đặt vào miệng để hòa tan bởi nước bọt sau đó nuốt với nước hoặc không cần dùng nước.
Khi dùng một nửa viên thuốc, phần còn lại của viên phải được bỏ ngay mà không để lại trong vỉ để sử dụng lại.
Đối với bệnh nhân có triệu chứng buồn ngủ kéo dài có thể sử dụng liều hằng ngày vào buổi tối trước khi ngủ.
Liều dùng
Olavex là thuốc kê đơn, do đó chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn sử dụng để tránh các hậu quả không mong muốn. Dưới đây là một số liều lượng thường được chỉ định và chỉ mang tính chất tham khảo:
Người lớn trên 18 tuổi:
Tâm thần phân liệt:
Liều khởi đầu: 5 – 10 mg, thường uống 1 lần/ ngày và có thể tăng thêm khoảng 5 mg/ngày trong vòng 5 – 7 ngày cho tới liều đích 10 mg/ngày.
Liều duy trì: 10 – 20 mg/ngày, uống 1 lần.
Liều tối đa: 20 mg/ngày.
Bệnh lưỡng cực, đợt hưng cảm cấp hoặc hỗn hợp:
Liều khởi đầu đơn trị liệu: 10 – 15 mg/ngày uống 1 lần.
Liều duy trì: 5 – 20 mg/ngày.
Liều tối đa: 20 mg/ngày.
Liệu pháp kết hợp với valproat hoặc lithi:
Liều khởi đầu: 10 mg/ngày, uống 1 lần, có thể dao động 5 – 20 mg/ngày.
Đợt hưng cảm cấp (phối hợp cố định liều với fluoxetin):
Liều khởi đầu: olanzapine 6 mg và fluoxetin 25 mg.
Người cao tuổi:
Liều khởi đầu: 2,5 – 5 mg, sau 2 giờ có thể thêm 2,5 – 5 mg nữa nếu cần thiết.
Trẻ em:
Liều dùng cho trẻ em dưới 13 tuổi chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên đối với trẻ từ 13 – 17 tuổi, liều dùng được khuyến cáo cho bệnh tâm thần phân liệt hoặc bệnh lưỡng cực như sau:
Liều khởi đầu: 2,5 – 5 mg/ngày uống 1 lần.
Liều đích: 10 mg/ngày.
Liều tối đa: 20 mg/ngày.
Bệnh nhân suy thận: Không cần hiệu chỉnh liều.
Bệnh nhân suy gan: Vì thuốc được chuyển hóa qua gan nên cần hiệu chỉnh liều cho bệnh nhân này, mặc dù chưa có khuyến cáo liều hiệu chỉnh cụ thể nào được đưa ra.
Chống chỉ định
Olavex 10 được chống chỉ định trong những trường hợp sau:
Phụ nữ cho con bú.
Quá mẫn với olanzapine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh glaucom góc hẹp.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Olavex 10 gồm có:
Thần kinh trung ương: Mất ngủ, ác mộng, ngủ gà, hội chứng ngoại tháp, chóng mặt, rối loạn phát âm, sốt, sảng khoái, quên, hưng cảm.
Tiêu hóa: Khó tiêu, táo bón, khô miệng, tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân, buồn nôn hoặc nôn.
Gan: Tăng enzyme alanine transaminase (ALT).
Cơ – xương: Yếu cơ, run, ngã (đặc biệt xảy ra ở người cao tuổi).
Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp nhanh, đau ngực, phù ngoại vi.
Da: Bỏng rát.
Nội tiết, chuyển hóa: Tăng nồng độ cholesterol, prolactin và glucose trong máu, xuất huyết đường niệu.
Mắt: Viêm kết mạc, giảm thị lực.
Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ ít gặp hơn như: Giảm bạch cầu, nhịp chậm, kéo dài khoảng QT, tăng nhạy cảm với ánh sáng, động kinh.
Tương tác thuốc
Sau đây là một số tương tác cần chú ý khi sử dụng Olavex 10:
Thuốc | Tương tác |
Levomethadyl | Sử dụng olavex 10 với levomethadyl làm tăng nguy cơ độc tính trên tim (kéo dài khoảng QT, xoắn đỉnh, ngừng tim). |
Metoclopramid | Sử dụng olavex 10 với metoclopramid làm tăng nguy cơ xuất hiện hội chứng ngoại tháp và hội chứng an thần kinh ác tính. |
Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương như rượu và các dẫn chất benzodiazepin | Làm tăng tác dụng hạ huyết áp tư thế của Olavex. |
Thuốc ức chế CYP450 (cafein, cimetidin, erythromycin, ciprofloxacin, quinidin, một số thuốc chống trầm cảm như fluvoxamine) | Làm tăng nồng độ trong máu của olavex, dẫn đến tăng tác dụng và độc tính của Olavex. |
Các thuốc dopamin, adrenalin hoặc các thuốc tác động giống giao cảm khác trên thụ thể beta | Có khả năng làm trầm trọng thêm hạ huyết áp do tác dụng ức chế thụ thể alpha của Olavex. |
Các thuốc gây cảm ứng CYP450 (phenobarbital, carbamazepin, phenytoin, rifampicin, omeprazol, nicotine) | Làm giảm nồng độ olavex trong máu. |
Thuốc kháng cholinergic như: Táo bón, khô miệng, bí tiểu, an thần, rối loạn thị giác | Olavex làm tăng tác dụng phụ của các thuốc kháng cholinergic. Hơn nữa cũng làm tăng tác dụng hạ huyết áp của các thuốc chống tăng huyết áp. |
Thuốc điều trị Parkinson | Olavex có thể làm giảm tác dụng của các thuốc điều trị Parkinson. |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
Việc sử dụng olavex 10 cần phải thận trọng ở các bệnh nhân sau:
Ở bệnh nhân cao tuổi bị rối loạn tâm thần có liên quan đến sa sút trí tuệ: Nguy cơ làm tăng tỷ lệ tử vong, chủ yếu do nguyên nhân tim mạch (suy tim, đột tử) hoặc nhiễm khuẩn (viêm phổi).
Ở người có phì đại lành tính tuyến tiền liệt, glôcôm góc hẹp hoặc có tiền sử liệt ruột.
Ở bệnh nhân lao động thể lực nặng, mất nước, đang được điều trị bằng các thuốc kháng cholinergic khác: Nguy cơ làm tăng thân nhiệt.
Ở người có bệnh tim, bệnh mạch não hoặc các bệnh lý có khả năng gây hạ huyết áp: Tăng nguy cơ hạ huyết áp tư thế kèm theo nhịp chậm, ngất và ngừng nút xoang.
Ở bệnh nhân đái tháo đường hoặc bệnh nhân có mức đường huyết cao: Nguy cơ gây tăng đường huyết (có thể không kiểm soát được kể cả khi đã ngừng thuốc).
Ở người cao tuổi, đặc biệt nữ giới: Nguy cơ tăng rối loạn vận động muộn, trong trường hợp xảy ra rối loạn này có thể cân nhắc khả năng dừng sử dụng thuốc.
Ở bệnh nhân có các triệu chứng suy giảm chức năng gan hoặc các bệnh ảnh hưởng đến khả năng bảo tồn chức năng gan hoặc bệnh nhân đang sử dụng các thuốc gây độc với gan.
Ở bệnh nhân có tiền sử động kinh, chấn thương vùng đầu hoặc đang được điều trị bằng các thuốc có khả năng làm giảm ngưỡng động kinh: Tăng nguy cơ xuất hiện co giật.
Ngoài ra cần thận trọng với khả năng làm giảm tập trung và hoạt động vận động liên quan đến tác dụng an thần của thuốc.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Mặc dù các nghiên cứu trên động vật không cho thấy ảnh hưởng của olavex đối với bào thai nhưng các dữ liệu trên người vẫn còn thiếu nên cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt cần cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích trước khi bắt đầu điều trị.
Olavex có khả năng phân bố vào sữa nên có thể gây ra các tác dụng ức chế thần kinh trung ương ở trẻ bú mẹ, do vậy cần tránh sử dụng olavex cho phụ nữ đang cho con bú.
Lưu ý cho trẻ em dưới 18 tuổi
Trên bệnh nhi, mặc dù hiệu quả và độ an toàn của olavex ở trẻ dưới 18 tuổi vẫn chưa được xác định nhưng olavex đã được sử dụng có hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh tâm thần phân liệt ở lứa tuổi này. Thuốc được chỉ định điều trị tâm thần phân liệt hoặc phối hợp điều trị hưng cảm cho trẻ từ 12 – 18 tuổi dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, trẻ từ 13 đến 17 tuổi có xu hướng tăng cân và nguy cơ tăng lipid máu nhiều hơn so với người lớn.
Bảo quản
Viên nén Olavex 10 nên được bảo quản trong bao bì kín, nhiệt độ không quá 30 độ C.
Hạn sử dụng 2 năm kể từ ngày sản xuất.
Để xa tầm tay của trẻ em.
=> Đọc thêm: Thuốc Oleanzrapitab 10mg là thuốc gì, có tác dụng gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Mức liều trên 200 mg có thể gây tử vong cho bệnh nhân với các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 1 – 2 giờ và đạt tác dụng tối đa trong vòng 4 – 6 giờ sau khi dùng thuốc.
Các triệu chứng quá liều bao gồm: Kích động, tăng nhịp tim, kháng cholinergic, giãn đồng tử, các triệu chứng ngoại tháp, co cứng cơ, tăng tiết nước bọt. Hơn nữa suy giảm ý thức từ mức độ an thần cho đến hôn mê cũng đã được ghi nhận. Ngoài ra, đôi khi có xuất hiện ngừng tim và ức chế hô hấp, loạn nhịp nhanh, hội chứng an thần kinh ác tính, động kinh, tăng huyết áp hoặc hạ huyết áp (bao gồm cả hạ huyết áp tư thế đứng).
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy báo ngay cho bác sĩ và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Quên liều
Nếu quên liều, bệnh nhân nên uống bổ sung ngay khi nhớ ra càng sớm càng tốt. Nhưng nếu sát với giờ liều uống tiếp theo thì nên bỏ qua, không được uống bù trong lần uống tiếp theo.
Thuốc Olavex 10 giá bao nhiêu?
Mỗi hộp thuốc Olavex có 3 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên nén và giá của mỗi hộp là 80.000 VND tùy thuộc vào từng cơ sở khác nhau, do đó bạn có thể tham khảo mức giá này để chọn mua một cách hợp lý.
Thuốc Olavex 10 mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường, Olavex 10 chính hãng được bày bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở các nhà thuốc nhỏ lẻ, quầy thuốc, phòng khám cũng như nhà thuốc của bệnh viện. Tuy nhiên, Olavex là một loại thuốc có tác dụng trên hệ thần kinh trung ương, do đó để đảm bảo hiệu quả cũng như an toàn trong điều trị, bạn nên chọn mua thuốc tại các cơ sở uy tín.
Ngoài ra, giá của thuốc Olavex 10 đang được cập nhật và có sẵn tại Nhà Thuốc Ngọc Anh. Đặc biệt, Nhà Thuốc Ngọc Anh còn cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến trên toàn quốc để giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại. Đây cũng là một lựa chọn mà bạn có thể tham khảo.
Thuốc Olavex 10 có tốt không?
Ưu điểm
- Sản xuất tại nhà máy hiện đại đạt GMP của hãng dược phẩm Akums Drugs đến từ Ấn Độ.
- Đã được Bộ y tế cấp phép cho nhập khẩu và lưu hành tại Việt Nam.
- Thành phần là Olanzapine thuộc nhóm thuốc chống loạn thần. Có hiệu quả rõ rệt trong điều trị bệnh rối loạn tâm thần.
- Viên nén nhỏ gọn đóng trong vỉ kín dễ dùng và bảo quản.
Nhược điểm
Thuốc có nhiều phản ứng không mong muốn khi dùng.
Nguồn tham khảo
J T Callaghan, Olanzapine. Pharmacokinetic and pharmacodynamic profile, Pubmed. Truy cập ngày 30/09/2023.
Quý Anh Kiều Đã mua hàng
Thuốc Thuốc Olavex 10 Rất an toàn và hiệu quả. Thuốc Olavex 10 – Thuốc an thần, điều trị tâm thần phân liệt, Quý Anh Kiều Thường xuyên mua tại đây