Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Farinceft 500 tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Farinceft 500 là thuốc gì? Thuốc Farinceft 500 có tác dụng gì? Thuốc Farinceft 500 giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Farinceft 500 là thuốc gì?
Farinceft 500 là một sản phẩm của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG 2, là thuốc sử dụng trong điều trị các vấn đề nhiễm khuẩn như nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục, nhiễm khuẩn da và mô mềm, với thành phần chính là Cefuroxim bào chế dưới dạng Cefuroxim axetil.
Dạng bào chế: viên nén bao phim.
Mỗi viên nén Farinceft 500 chứa: Cefuroxim axetil 500mg và các tá dược: Dicalci phosphat, Eratab, Avicel, PVP, Magnesi stearat, Hypromellose, PEG 6000, Titan dioxyd, Talc, Ethanol 96°…. Vừa đủ 1 viên.
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 25 độ C, ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng, để xa tầm tay trẻ em.
Thuốc Farinceft 500 giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Farinceft 500 có thể chứa: 2 vỉ x 5 viên nén, 2 vỉ x 10 viên nén, 1 vỉ x 10 viên nén, 5 vỉ x 10 viên nén, thuốc được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp phụ thuộc vào dạng đóng gói của hộp, có giá 70.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc. Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Farinceft 500 tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tác dụng
Cefuroxim axetil là chất đầu dùng để tạo nên Cefuroxim và sẽ bị thủy phân thành Cefuroxim dưới sự tác động của các xúc tác từ trong cơ thể. Cefuroxim là là một chất kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm cephalosporin. Cefuroxim có khả năng kháng khuẩn bằng cách ngăn quá trình hình thành vách tế bào vi khuẩn. Cefuroxim có khả năng kháng khuẩn đa dạng với cả các vi khuẩn gram âm và gram dương.
Sau khi uống, thuốc được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa và xảy ra quá trình thủy phân tạo ra Cefuroxim, sau đó Cefuroxim được giải phóng vào hệ tuần hoàn. Tỉ lệ Cefuroxim liên kết với huyết tương khoảng 50%. Cefuroxim được điều hòa đi khắp cơ thể và có khả năng qua nhau thai, bài tiết qua sữa mẹ. Thuốc được thải ra qua nước tiểu ở dạng không đổi.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Farinceft 500 sử dụng trong điều trị các vấn đề nhiễm khuẩn như:
Các bệnh về đường hô hấp do vi khuẩn gây ra như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, nhiễm khuẩn cơ quan sinh dục như: viêm niệu đạo, viêm bàng quang, lậu niệu đạo…
Nhiễm khuẩn da và mô mềm: áp xe, nhọt, chốc…
Bệnh Lyme giai đoạn đầu với các biểu hiện như ban đỏ loang do Borrelia burgdorferi.
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc chỉ dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, thông thường cách dùng và liều dùng như sau:
Cách dùng: Thuốc dùng đường uống, nên uống thuốc với lượng vừa đủ nước sôi để nguội. Nên dùng thuốc trong bữa ăn để tăng hiệu quả của thuốc.
Liều dùng với người lớn:
Trường hợp điều trị viêm họng, viêm xoang, viêm amidan: dùng liều 250mg, 12 giờ dùng 1 lần.
Trường hợp điều trị viêm phổi, viêm phế quản cấp tính và mãn tính và nhiễm khuẩn da và mô mềm: dùng liều 250mg hoặc 500mg, 12 giờ dùng 1 lần.
Trường hợp điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: dùng liều 250mg hoặc 125mg, 12 giờ dùng 1 lần.
Trường hợp điều trị bệnh lậu cổ tử cung, lậu niệu đạo, lậu trực tràng ở phụ nữ: chỉ dùng 1 liều 1g.
Trường hợp điều trị bệnh Lyme giai đoạn đầu: dùng liều 500mg, ngày 2 lần, dùng trong 20 ngày.
Liều dùng với trẻ em dùng trong 1 số trường hợp sau:
Viêm họng, viêm amidan: dùng liều 125mg, 12 giờ dùng 1 lần.
Viêm tai giữa, chốc lở: dùng liều 250mg, 12 giờ dùng 1 lần.
Liệu trình dùng thuốc thông thường là 7 ngày.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc cho người dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin và dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Không dùng thuốc cho người bị suy thận nặng.
Không dùng thuốc khi phát hiện thuốc quá hạn sử dụng.
Không dùng thuốc khi phát hiện thuốc có dấu hiệu lạ như nấm mốc, đổi màu.
Tác dụng phụ của thuốc Farinceft 500
Trong thời gian đầu dùng thuốc, người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ sau:
Tác dụng phụ thường gặp: ỉa chảy, phát ban ngoài da.
Tác dụng phụ ít gặp: buồn nôn, nôn, phản ứng phản vệ, giảm bạch cầu, tăng creatinin trong máu.
Tác dụng phụ hiếm gặp: sốt, nhiễm độc thận, co giật, đau đầu, đau khớp, nhiễm độc gan gây vàng da.
Nếu bạn gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào khác cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn điều chỉnh liều lượng và cách dùng thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Farinceft 500
Thận trọng khi dùng thuốc cho người bị suy thận, bị bệnh đường tiêu hóa và người bị sốc phản vệ với penicillin.
Thận trọng khi dùng thuốc cho người cao tuổi, cần khám chức năng gan, thận và hỏi ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp.
Thận trọng với nguy cơ bội nhiễm khi dùng trong thời gian dài.
Với phụ nữ có thai các tác dụng phụ chưa được nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên thuốc có thể qua nhau thai, vì vậy, chỉ sử dụng khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ.
Với phụ nữ đang cho con bú, thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ, ngừng cho trẻ bú khi thấy các dấu hiệu phát ban, ỉa chảy.
Chưa có nghiên cứu cụ thể về ảnh hưởng của thuốc với người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc có thể tương tác với kháng sinh aminoglycosid gây nhiễm độc thận nên tránh sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này.
Ranitidin khi kết hợp cùng với natri bicarbonat sẽ khiến cho khả năng tác dụng của cefuroxim axetil bị giảm xuống, vì vậy cefuroxim axetil nên được dùng sau một khoảng thời gian nhất định để tránh sự tương tác giữa chúng với nhau, theo như nghiên cứu thì thời gian hợp lí là 2h
Probenecid sử dụng ở liều cao sẽ làm chậm quá trình đào thải cefuroxim ở thận.
Việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và gây ra các tác dụng không mong muốn. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Farinceft 500
Quá liều: triệu chứng quá liều có thể là buồn nôn, nôn và ỉa chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể bị co giật và gây nhiễm độc thận. Xử trí: ngừng sử dụng thuốc ngay, truyền dịch, có thể sử dụng phương pháp chống co giật. Nên đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để được điều trị.
Quên liều: chú ý dùng thuốc đúng thời điểm hàng ngày, tránh quên liều. Trường hợp quên liều hãy uống bổ sung càng sớm càng tốt, và liều tiếp theo phải đảm bảo khoảng cách về thời gian, nếu đã gần với thời điểm uống liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp như bình thường. Tuyệt đối không uống gấp đôi liều quy định.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách dùng, liều dùng và phác đồ điều trị thì hãy liên hệ với bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn kịp thời.