Sintrom 4mg là thuốc chống đông kháng vitamin K thường được chỉ định để điều trị và phòng ngừa huyết khối nghẽn mạch. Vậy thuốc Sintrom 4mg được sử dụng như thế nào, liều dùng ra sao và cần những lưu ý gì khi sử dụng để đảm bảo an toàn, hiệu quả trong suốt quá trình sử dụng thuốc. Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thuốc Sintrom 4mg là gì?
Thuốc Sintrom 4mg là thuốc chống đông kháng Vitamin K dùng để điều trị và phòng ngừa huyết khối nghẽn mạch. Thuốc sử dụng qua đường uống, được bào chế dưới dạng viên nén. Đây là một sản phẩm của công ty Norgine từ Pháp. Số đăng ký lưu hành của thuốc tại Việt Nam là 4522/QLD-KD.
Thành phần
Acenocoumarol hàm lượng 4mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Sintrom 4mg
- Acenocoumarol là một dẫn xuất của coumarin, có tác dụng chống đông máu. Được sử dụng trong việc ngăn ngừa huyết khối.
- Ức chế tổng hợp dạng có hoạt tính của các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K. Acenocoumarol ức chế enzym vitamin K epoxid reductase qua đó ức chế quá trình khử vitamin K làm giảm lượng vitamin K dạng khử. Hậu quả của giảm vitamin K khử là suy giảm phản ứng carboxyl hóa biến tiền tố đông máu thành yếu tố đông máu có hoạt tính.
- Thuốc hạn chế được sự phát triển của các cục huyết khối đã có trước và ngăn ngừa được các triệu chứng huyết khối tắc mạch thứ phát.
- Acenocoumarol không có tác dụng tiêu huyết khối trực tiếp vì không đảo ngược được thương tổn của mô bị thiếu máu cục bộ.
Công dụng và chỉ định của thuốc Sintrom 4mg
- Điều trị và dự phòng bệnh máu đông, đề phòng bệnh huyết khối – nghẽn mạch (sử dụng thay thế heparin).
- Bệnh tim gây tắc mạch: Dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch do rung nhĩ, bệnh van hai lá, vẫn nhân tạo.
- Nhồi máu cơ tim: Dự phòng biến chứng huyết khối tắc mạch trong nhồi máu cơ tim biến chứng như huyết khối trên thành tim, rối loạn chức năng thất trái nặng. Dự phòng tái phát nhồi máu cơ tim khi không dùng được aspirin.
- Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi, dự phòng tái phát khi thấy thế tiếp cho heparin.
- Dự phòng huyết khối tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi trong phẫu thuật khớp háng.
- Dự phòng huyết khối trong ống thông.
Dược động học
- Hấp thu: Acenocoumarol hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng đường uống khoảng 60% (sinh khả dụng của đồng phần R(+)-acenocoumarol là 100%, một phần nhỏ đồng phần S(-)-acenocoumarol chuyển hóa qua gan lần đầu). Sau khi uống 1-3 giờ thì nồng độ của thuốc đạt đỉnh trong huyết tương.
- Phân bố: Thuốc gắn mạnh vào protein huyết tương chủ yếu là albumin khoảng 99%. Thể tích phân bố 0,16 – 0,34 lít/kg. Thuốc qua được nhau thai và tiết vào sữa mẹ.
- Chuyển hóa: Acenocoumarol bị chuyển hóa qua gan bởi hệ enzym Cyt P450 thành các chất chuyển hóa amin và acetamin không có hoạt tính.
- Thải trừ: Acenocoumarol được bài tiết 60% trong nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa, 29% trong phân và một phần nhỏ ở thận dưới dạng không đổi. Thời gian bán thải của thuốc khoảng 8-11 giờ. Thuốc có thể đi qua nhau thai và một lượng nhỏ qua sữa mẹ.
==>> Mời quý bạn đọc xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Acenocoumarol: Công dụng, liều dùng, cách dùng, những lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – cách dùng thuốc Sintrom 4mg
Liều dùng
- Liều dùng thay đổi tuỳ thuộc đáp ứng điều trị của từng người. Do có sự dao động về hiệu quả của thuốc giữa các cá thể nên cần giám sát sinh học ngay khi bắt đầu điều trị để điều chỉnh liều lượng của thuốc, ngăn ngừa nguy cơ quá liều (nguy cơ này thường gặp khi bắt đầu phác đồ điều trị)
- Người lớn: ngày đầu 4 mg, ngày thứ 2 là 4 – 8 mg. Liều duy trì từ 1 – 8 mg tùy theo đáp ứng sinh học, việc điều chỉnh thường tiến hành từng nấc 1 mg.
- Người cao tuổi: Liều khởi đầu phải thấp hơn người lớn, liều trung bình cân bằng trong điều trị thường chỉ bằng ½ đến ¾ liều người lớn.
- Không cần giảm liều từ từ vì sau khi dừng thuốc thường không mắc chứng máu đông trở lại. Tuy nhiên vẫn có trường hợp rất hiếm trong một số bệnh nhân có nguy cơ cao nên giảm liều từ từ.
- Điều trị nối tiếp heparin – liệu pháp: Heparin phải được duy trì với liều không đổi trong suốt thời gian cần thiết. Trong trường hợp có giảm tiểu cầu do heparin, không nên cho kháng vitamin K sớm ngay sau khi ngừng heparin vì có nguy cơ tăng đông máu do protein S bị giảm sớm. Chỉ cho thuốc kháng vitamin K sau khi đã cho các thuốc kháng thrombin.
Cách dùng
- Dùng thuốc bằng đường uống, sử dụng với nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội.
- Thường dùng liều duy nhất trong ngày, tại một thời điểm nhất định. Nên dùng thuốc vào buổi tối để hạn chế những biến cố tắc mạch xảy ra vào sáng sớm, ngoài ra dùng thuốc vào chiều tối còn cho phép hiệu chỉnh liều sớm nhất có thể sau khi có kết quả xét nghiệm ngày hôm sau.
Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với acenocoumarol, các dẫn xuất khác của coumarin và bất kì thành phần nào trong thuốc.
- Các trường hợp chảy máu, các tổn thương ở bộ phận cơ thể có thể gây chảy máu: loét dạ dày-tá tràng.
- Mới tiến hành phẫu thuật thần kinh hoặc ở mắt.
- Suy gan hoặc thận nặng.
- Các tai biến mạch máu não ( trừ trường hợp nghẽn mạch ở nơi khác).
- Tăng huyết áp ác tính
- Thiếu hụt vitamin C, viêm màng trong tim do vi khuẩn, loạn sản máu hoặc bất kỳ rối loạn máu nào có tăng nguy cơ xuất huyết.
- Không phối hợp với aspirin liều cao, thuốc chống viêm không steroid nhân pyrazol, miconazol dùng đường toàn thân, âm đạo; phenylbutazon, cloramphenicol, diflunisal.
- Không dùng acenocoumarol trong vòng 48 giờ sau sinh.
Tác dụng không mong muốn
- Chảy máu là biến chứng hay gặp nhất, có thể xảy ra khắp cơ thể: hệ thần kinh trung ương, các tạng, các chi, trong nhãn cầu,…Xuất huyết ở các cơ quan tạng khác nhau do liều lượng thuốc sử dụng, độ tuổi của bệnh nhân, bản chất của các bệnh tiềm ẩn (không phải trong thời gian điều trị). Nếu xuất huyết xảy ra ở bệnh nhân với một thời gian thromboplastin trong phạm vi điều trị, chẩn đoán tình trạng của bệnh nhân phải được xác định rõ để có biện pháp điều trị thích hợp.
- Ban đỏ ngoài da do dị ứng (mày đay, mẩn ngứa).
- Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá.
- Đau khớp riêng lẻ
- Hiếm khi xảy ra: rụng tóc, hoại tử da khu trú.
- Rất hiếm thấy viêm mạch máu, tổn thương gan.
Tương tác thuốc
Acerocoumarol liên kết mạnh với protein huyết tương, chuyển hóa qua gan nên có thể xảy ra tương tác với các thuốc khác do cạnh tranh liên kết với protein huyết tương hoặc các thuốc tác động lên chuyển hóa ở gan.
Thuốc | Tương tác |
Aspirin liều cao | Làm tăng tác dụng chống đông máu và nguy cơ chảy máu do ức chế kết tập tiểu cầu và chuyển dịch thuốc chống đông máu ra khỏi protein huyết tương |
Miconazol | Làm tăng dạng tự do trong máu và ức chế chuyển hoá của thuốc kháng vitamin K. |
Phenylbutazon | Làm tăng tác dụng chống đông máu kết hợp với kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá. |
Thuốc chống viêm không steroid nhân pyrazol | Tăng nguy cơ chảy máu do ức chế tiểu cầu và kích ứng niêm mạc đường tiêu hoá. |
Diflunisal | Cạnh tranh liên kết protein huyết tương với Acenocoumarol nên tăng tác dụng của thuốc chống đông máu. |
Chloramphenicol | Làm giảm chuyển hóa thuốc tại gan. |
Thận trọng khi phối hợp: Aloburinol, aminoglutethimid, amiodaron, androgen, thuốc chống trầm cảm cường serotonin, benzbromaron, carbamazepin, cephalosporin, cimetidin, cyclin, corticoid (trừ hydrocortison dùng điều trị thay thế trong bệnh addison), thuốc gây độc tế bào fibrat, thuốc cảm ứng enzym, các statin,…
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý khi sử dụng
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc, phải tuân thủ chính xác liều dùng, thời gian dùng thuốc, uống thuốc đều đặn hàng ngày, tại cùng một thời điểm. Tránh sử dụng quá liều hoặc sử dụng liều quá thấp.
- Trong quá trình dùng thuốc phải kiểm tra sinh học (INR) định kì.
- Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không muốn gặp phải đặc biệt xuất hiện các dấu hiệu chảy máu như các nốt thâm tím bất thường, đi ngoài phân đen, tiểu ra máu, chảy máu cam,… khi dùng thuốc để có hướng điều chỉnh thích hợp
- Tránh các hoạt động có thể gây thương tích chảy máu.
- Tránh dùng một số thực phẩm giàu vitamin K như bông cải xanh, bắp cải, rau chân vịt,.. để tránh những biến động của INR.
- Trường hợp can thiệp ngoại khoa, phải xem xét từng trường hợp để điều chỉnh hoặc tạm ngừng dùng thuốc chống đông máu, căn cứ vào nguy cơ huyết khối của người bệnh và nguy cơ chảy máu liên quan đến từng loại phẫu thuật.
- Thận trọng đối với các trường hợp có thể làm giảm khả năng liên kết với protein như các bệnh tuyết giáp, khối u, bệnh thận, nhiễm trùng,..
- Người cao tuổi, bệnh nhân rối loạn chức năng gan và rối loạn chức năng tiểu cầu nên được theo dõi, chăm sóc đặc biệt.
Lưu ý cho mẹ mang thai và cho con bú
- Phụ nữ mang thai: Acenocoumarin qua được nhau thai, đã có báo cáo về dị tật thai nhi liên quan đến các thuốc kháng vitamin K. Tránh dùng thuốc cho phụ nữ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu và 15 ngày cuối thời gian thai nghén trừ những trường hợp không dùng được heparin.
- Thời kì cho con bú: Acenocoumarol có tiết vào sữa mẹ. Tránh cho con bú trong thời gian dùng thuốc. Nếu phải cho con bú thì bổ sung vitamin K cho đứa trẻ.
Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng trực tiếp. Nhiệt độ dưới 30 độ C.
Để xa tầm tay và tầm với của trẻ em.
==>> Mời quý bạn đọc tham khảo thêm thuốc: Thuốc Tivogg-1: Công dụng, liều dùng, cách dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Thuốc Sintrom 4mg có tốt không?
Ưu điểm
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao của Châu Âu. Do đó được phép lưu hành rộng rãi ở các nước trên thế giới.
- Được phép lưu hành ở Việt Nam.
- Thành phần chính là Acenocomarol có tác dụng chống đông hiệu quả.
- Thuốc dạng viên nên dễ dùng.
Nhược điểm
Thuốc có tác động tùy từng cơ thể.
Thuốc Sintrom 4mg có giá bao nhiêu?
Giá bán thuốc Sintrom 4mg có thể khác nhau tại các cơ sở bán lẻ trên toàn quốc vì vậy khách hàng cần lưu ý đến giá niêm yết để tránh mua phải sản phẩm có giá chênh lệch quá lớn.
Thuốc Sintrom 4mg mua ở đâu uy tín?
Hiện nay Sintrom được phân phối tại các nhà thuốc tại Việt Nam. Khi có đơn của bác sĩ, khách hàng có thể đến nhà thuốc để mua trực tiếp hoặc đặt mua tại các nhà thuốc online. Tuy nhiên để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái thì bạn nên lựa chọn các nhà thuốc, các website bán hàng uy tín.
Tài liệu tham khảo
- Dược thư quốc gia Việt Nam.
- Cảnh giác dược: Sử dụng hợp lý, an toàn thuốc chống đông kháng vitamin K http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/120. Ngày truy cập 13/05/2022.
- Medically reviewed by Drugs.com. Last updated on Sep 9, 2021. Acenocoumarol. Truy cập ngày 13 tháng 05 năm 2022.
- Hướng dẫn sử dụng, tải về tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Anh Đã mua hàng
Bài viết hữu ích