Thuốc Samtricet là một thuốc được sử dụng khá phổ biến để giảm đau. Bài viết dưới đây, nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý bạn đọc về công dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ,… của thuốc Samtricet.
Samtricet là thuốc gì?
Thuốc Samtricet là một thuốc giảm đau, hạ sốt được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thuốc có tác dụng tốt trong các trường hợp đau vừa đến đau nặng.
Thuốc Samtricet được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng gói 1 hộp 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc được sản xuất tại Yoo Young Pharm Co., Ltd, Hàn Quốc. Samtricet đã được bộ y tế cấp phép và đăng ký tại Việt Nam với số đăng ký VN-18450-14.
Thành phần
- Tramadol HCl hàm lượng 37,5mg.
- Acetaminophen hàm lượng 325 mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng của thuốc Samtricet
Tramadol Hydrochlorid liên kết với thụ thể Mu-Opioid Receptor và ức chế nhẹ tái hấp thu của Norepinephrine và Serotonin.
Paracetamol: chống viêm thuộc nhóm phi Steroid có tác dụng hạ sốt, giảm đau mạnh nhưng chống viêm rất yếu. Theo kết quả nghiên cứu trên động vật, Paracetamol tác dụng hiệp đồng với Tramadol Hydrochlorid
Công dụng – Chỉ định của thuốc Samtricet
Được sử dụng với mục đích giảm đau, thuốc Samtricet được có tác dụng làm giảm các cơn đau vừa đến nặng. Theo tiêu chuẩn của WHO, thuốc Samtricet là thuốc giảm đau cấp 2, 3. Thuốc Samtricet hay được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Đau nhức xương khớp: đau đầu gối, đau vai.
- Chấn thương, tai nạn.
- Người bị cảm cúm với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt.
- Đau răng, đau bụng kinh.
Dược động học
Hấp thu:
Tramadol có sinh khả dụng khoảng 75%. Thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau 2-3 giờ sau khi uống với liều 2 viên/ lần.
Paracetamol hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hoá, đạt đỉnh sau 1 giờ uống thuốc.
Phân bố:
Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của Tramadol là 20%.
Paracetamol được phân bố khắp các mô và tổ chức trừ mô mỡ, tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 20%.
Chuyển hoá:
Tramadol chuyển hóa thông qua CYP2D6 để tạo ra chất chuyển hóa có ái lực lớn hơn với thụ thể Opioid.
Còn Paracetamol chuyển hoá chủ yếu ở gan.
Thải trừ:
Thuốc được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Paracetamol 500mg OPC: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Samtricet
Liều dùng của thuốc Samtricet
Người lớn và trẻ lớn hơn 12 tuổi: liều khuyến cáo 1-2 viên/ lần cách nhau 4-6 giờ. Lưu ý, liều dùng tối đa một ngày không được quá 8 viên.
Cách dùng của thuốc Samtricet
Thuốc Samtricet là thuốc kê đơn. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc trong bất kì trường hợp nào khi không có chỉ định. Cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để tránh tình trạng quá liều, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng.
Được bào chế dưới dạng viên nén, nên thuốc Samtricet được dùng dễ dàng qua đường uống.
Chống chỉ định
Thuốc Samtricet không nên sử dụng cho các đối tượng sau:
- Người bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: vì độ an toàn chưa được chứng minh.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Tramadol Sandoz: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Tác dụng phụ của thuốc Samtricet
Khi dùng viên nén Samtricet, có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn, hay gặp nhất là đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, buồn ngủ.
Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra trên đường tiêu hoá và thần kinh trung ương như: Đau đầu, táo bón, khô miệng, nôn mửa, tiêu chảy, đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, có thể gặp các triệu chứng khác như dị ứng, phát ban, lo lắng, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược, bồn chồn, mất ngủ.
Tương tác thuốc
Samtricet có thể gây tương tác thuốc khi dùng đồng thời với các thuốc sau.
- Dùng với các thuốc IMAO, thuốc ức chế tái hấp thu Serotonin: làm tăng nguy cơ co giật và tăng khả năng xuất hiện hội chứng Serotonin.
- Dùng Samtricet đồng thời với Quinidin làm tăng nồng độ của Tramadol trong máu.
- Tác dụng giảm đau của Tramadol có thể giảm đáng kể trong trường hợp dùng đồng thời Samtricet với thuốc Carbamazepine.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi uống thuốc.
- Cần thận trọng khi dùng thuốc Samtricet với các thuốc IMAO, thuốc an thần, TCA, vì có khả năng gây co giật.
- Thận trọng khi dùng liều cao thuốc Samtricet với thuốc tê, thuốc ngủ, rượu có khả năng gây suy hô hấp.
- Thận trọng trên bệnh nhân tăng huyết áp.
- Thận trọng trên bệnh nhân nghiện rượu, suy giảm chức năng gan, suy gan vì thuốc Samtricet có thể gây độc cho gan.
- Thận trọng trên các đối tượng đặc biệt: trẻ em, người cao tuổi, bệnh nhân suy gan, suy thận, người dị ứng với các thành phần của thuốc.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh được mức độ an toàn và hiệu lực của thuốc Samtricet trên phụ nữ có thai và cho con bú. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc này cho hai đối tượng trên.
Trong trường hợp cần phải sử dụng thuốc giảm đau, có thể lựa chọn các chế phẩm khác đã có đánh giá về độ an toàn của thuốc.
Bảo quản
- Để xa tầm tay và tầm nhìn của trẻ.
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Xử trí khi quá liều, quên liều thuốc
Dưới đây là cách xử trí khi bạn quên liều hoặc quá liều.
Quá liều
Khi bệnh nhân sử dụng quá liều thuốc Samtricet, có thể là xuất hiện các biểu hiện quá liều Methadone hoặc Acetaminophen hoặc của cả hai.
Quá liều Tramadol: một số biểu hiện xuất hiện như suy hô hấp, trụy tim mạch, hôn mê, ngừng tim và tử vong.
Quá liều Acetaminophen: một số triệu chứng sớm xuất hiện như đau đầu, buồn nôn, nôn. Nặng gây nhiễm độc gan.
Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, uống đúng đủ liều lượng. Trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của quá liều, cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Quên liều
Uống ngay sau khi nhớ lại. Cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Khi thời gian quá gần với lần uống tiếp theo, bạn nên bỏ qua liều quên.
- Tuyệt đối không uống gấp đôi liều ở lần uống thuốc tiếp theo.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống bổ sung.
- Theo dõi tình trạng cơ thể, có biểu hiện bất thường phải tới cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
Thuốc Samtricet giá bao nhiêu?
Thuốc Samtricet có giá khoảng 82.000 đồng 1 hộp 100 viên. Tuy nhiên, giá bán có thể chênh lệch tùy từng cơ sở kinh doanh thuốc.
Thuốc Samtricet mua ở đâu uy tín?
Chế phẩm Samtricet được Bộ y tế cấp phép lưu hành và được bán ở các bệnh viện và các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn. Bạn có thể đến các nhà thuốc uy tín trên địa bàn để được tư vấn và mua hàng.
Ưu nhược điểm của thuốc Samtricet
Chế phẩm Samtricet đến từ Hàn Quốc có thật sự tốt? Để giải đáp thắc mắc này, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số ưu nhược điểm của thuốc này.
Ưu điểm
- Thuốc Samtricet có tác dụng giảm đau tốt, giảm các cơn đau từ vừa tới nặng.
- Thuốc được Bộ y tế kiểm định nghiêm ngặt và cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
- Thuốc Samtricet được sản xuất tại công ty Yoo Young Pharm Co., Ltd, Hàn Quốc, là một công ty Dược phẩm uy tín.
- Được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, chế phẩm Samtricet dễ phân liều và dễ sử dụng.
- Giá bán hợp lý với khả năng kinh tế của mọi người.
Nhược điểm
- Thuốc không sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi.
Tài liệu tham khảo
Tác giả Kaci Durbin, M ( Ngày đăng: Ngày 21 tháng 4 năm 2009), Tramadol, Drugs.com. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2021.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Hiệu Đã mua hàng
sản phẩm tốt, nhà thuốc đóng gói cẩn thận