Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Rostor tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Rostor là thuốc gì? Thuốc Rostor có tác dụng gì? Thuốc Rostor giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Rostor là thuốc gì?
Thuốc Rostor được phân chia vào nhóm thuốc tim mạch, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với tác dụng chính là làm giảm mỡ máu.
Với mỗi viên nén bao phim, thành phần chính là Rosuvastatin calci hàm lượng 10mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên bào gồm các thành phần: cellulose vi tinh thể, hypromellose, titan dioxid, PVP K30, anhydrous lactose, magnesi stearat, glycerol triacetat và calci hydrophosphat.
Thuốc Rostor giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Rostor được sản xuất bởi Công ty cổ phần Pymepharco tại Việt Nam, hiện được phân phối và lưu hành rộng rãi trên cả nước.
Thuốc được bán tai nhà thuốc Ngọc Anh với giá là 165.000 VNĐ/hộp, mỗi hộp chứa 2 vỉ, mỗi vỉ 14 viên. Các bạn dễ dàng mua được thuốc này tại nhiều cửa hàng thuốc, nhà thuốc tư nhân hay nhà thuốc bệnh viện.
Lưu ý: hãy lựa chọn những cơ sở bán uy tín để mua được thuốc tốt nhất, đề phòng mua nhầm thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Rosuvastatin 5-US do Công ty TNHH US Pharma USA – VIỆT NAM sản xuất.
Thuốc Agirovastin 20 do Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm – Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm – VIỆT NAM sản xuất.
Thuốc Agirovastin 10 do Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm – Nhà máy sản xuất dược phẩm Agimexpharm – VIỆT NAM sản xuất.
Thuốc Ultrox 5mg do Nobelfarma Ilac sản xuất.
Tác dụng của thuốc Rostor
Tác dụng chính của thuốc Rostor dựa trên cơ chế tác dụng của Rosuvastatin.
Rosuvastatin bản chất là một chất ức chế cạnh tranh có chọn lọc trên men HMG-CoA reductase, (là một loại enzyme quan trọng xúc tác cho quá trình chuyển hóa thành mevalonate từ 3-hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A, với mevalonate là tiền chất của Cholesterol). Rosuvastatin hoạt động bằng cách làm làm nồng độ LDL-cholesterol, triglyceride, cholesterol toàn phần và làm tăng HDL-cholesterol tại vị trí tác động chính là gan. Kết quả là làm giảm cholesterol máu.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Rostor được bác sĩ chỉ định dùng để điều trị cho các bệnh nhân bị tăng cholesterol máu nguyên phát, tăng cholesterol máu gia đình kiểu dị hợp hay đồng hợp tử, hay bị rối loạn lipid máu hỗn hợp.
Thuốc Rostor được coi như là một liệu pháp dùng để hỗ trợ cho các bệnh nhân tăng mỡ máu mà không có hiệu quả khi áp dụng chế độ ăn kiêng hay các biện pháp điều trị giảm cholesterol máu khác như giảm cân, tăng cường vận động, tập thể dục thường xuyên.
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc Rostor được bào chế dưới dạng viên nén bao phim và được dùng theo đường uống.
Cách dùng: uống trọn viên thuốc với một ly nước đầy. Do dạng bào chế của thuốc là viên nén bao phim, tức mỗi viên sẽ có một lớp phim mỏng để bảo vệ các hoạt chất bên trong của thuốc trong quá trình hấp thu. Nếu bạn tự ý bẻ, nghiền nát hay nhai thuốc khi sử dụng sẽ không phát huy được công dụng của thuốc, thậm chí có thể gây hại cho người sử dụng.
Liều dùng:
Liều khởi đầu: tùy thuộc vào mức độ tăng cholesterol máu hay các nguy cơ vấn đề tim mạch có thể xảy ra với người sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Thường liều khởi đầu khuyến cáo sẽ là từ ½ – 1 viên cho 1 lần trong 1 ngày.
Sau 4 tuần, liều lượng sử dụng có thể điều chỉnh phù hợp nếu cần.
Lưu ý:
Thuốc chỉ có hiệu quả khi bệnh nhân đang tuân theo chế độ ăn kiêng hợp lí và duy trì chế độ này một cách liên tục trong quá trình điều trị.
Với người già: sử dụng thuốc với liều thông thường, không cần phải điều chỉnh liều, tuy nhiên cần cẩn thận.
Với bệnh nhân bị suy thận: cần giảm liều và theo dõi chức năng thận thường xuyên.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Rostor cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, kể cả tá dược hay mẫn cảm với bất kì thành phần chứa nhóm stain khác..
Chống chỉ định dùng thuốc Rostor cho các bệnh nhân suy thận nặng, có bệnh gan đang tiến triển như tăng transaminase huyết thanh kéo dài không rõ nguyên nhân hay bị các bệnh liên quan đến cơ.
Đặc biệt, phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong thời kì cho con bú hay những người đang sử dụng cyclosporin không được phép dùng thuốc Rostor.
Tác dụng phụ của thuốc Rostor
Các phản ứng phụ do thuốc Rostor gây ra thường không gây ra tác hại đáng kể.
Một số tác dụng ngoại ý thường gặp có thể kể đến là rối loạn hệ thần kinh (chóng mặt, đau đầu, suy nhược) hay rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy), ít khi gặp các rối loạn da như phát ban, mề đay, ngứa hay đau nhức cơ xương. Còn các phản ứng quá mẫn như phù mạch rất hiếm ý xảy ra.
Nếu như phát hiện ra bất kì dấu hiệu của tác dụng phụ nào hãy báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Rostor
Trước hết hãy đảm bảo rằng bạn đã nói với bác sĩ biết về các vấn đề sức khỏe bạn đang gặp phải hay các chứng bệnh bạn đã từng mắc trong quá khứ để bác sĩ nắm được đầy đủ thông tin và đưa ra các chú ý cần thiết.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Rostor cho người cao tuổi, bệnh nhân suy thận hay các bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ.
Nếu nghi ngờ mắc các bệnh gan, hãy làm xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Rostor.
Do thuốc Rostor có thể gây ra chóng mặt, đau đầu nên hạn chế sử dụng thuốc nếu như bạn cần phải lái xe hay vận hành máy móc.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Cũng giống như một số thuốc khác, thuốc Rostor có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác.
Nếu dùng phối hợp thuốc Rostor với các thuốc kháng acid có chứa nhôm hydroxyd và magnesi hydroxyd sẽ làm giảm nồng độ của rosuvastatin trong huyết tương và làm giảm tác dụng giảm lipid máu của Rostor.
Với các chất đối kháng vitamin K như warfarin, nếu dùng đồng thời với Rostor sẽ làm tăng chỉ số INR (là chỉ số giúp đánh giá mức độ hình thành máu đông hay thời gian đông máu).
Dùng cùng lúc Rostor với các thuốc ức chế protease của HIV có thể làm tổn thương cơ, thận hư, tiêu cơ vân, thậm chí dẫn đến suy thận và có thể gây tử vong, do đó tránh sử dụng đồng thời hai loại thuốc này.
Đặc biệt, phối hợp Rostor với các thuốc như các thuốc hạ cholesterol máu nhóm fibrat khác, gemfibrozil, colchicin hay niacin liều cao có thể làm tăng nguy cơ tổn thương cơ.
Trên đây không phải là tất cả các loại thuốc có khả năng tương tác với thuốc Rostor nên nếu bạn có ý định dùng thuốc Rostor mà đang trong thời gian sử dụng thuốc khác, hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc khác đó để tránh các tương tác thuốc không đáng có.
Cách xử lí quá liều, quên liều thuốc Rostor
Quá liều: Khi xảy ra tình trạng quá liều, không có biện pháp điều trị đặc hiệu. Chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Tốt nhất là liên hệ trung tâm cấp cứu 115 hay cơ sở y tế gần nhất để có được cách xử lí kịp thời.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều, bạn hãy uống bù liều đó ngay khi vừa nhớ ra. Nếu như gần với thời gian sử dụng liều kế tiếp, hãy uống thuốc theo kế hoạch định trước mà quên bù liều đã quên đi. Không được gộp liều trước vào liều sau nếu như quên liều.
Hãy hạn chế thói quen quên liều vì nó sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Nếu còn thông tin nào còn thắc mắc hay không rõ, hãy liên hệ bác sĩ hay dược sĩ chuyên môn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.