Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Pasafe tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Pasafe là thuốc gì? Thuốc Pasafe có tác dụng gì? Thuốc Pasafe giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Pasafe là thuốc gì?
Pasafe là thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị giảm đau, hạ sốt, thuộc danh mục nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp.
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang mềm.
Trong mỗi viên nang chứa hai hoạt chất chính là:
Paracetamol với hàm lượng 500mg.
Methionin với hàm lượng 100mg.
Thuốc còn có sự kết hợp của các tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: Allura Red AC, titan dioxyd, methyl paraben, PEG 400, brilliant blue, propyl paraben, dung dịch sorbitol 70%, glycerin, gelatin, tartrazin yellow và nước tinh khiết.
Thuốc Pasafe giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Pasafe có xuất xứ tại Việt Nam, do Công ty liên doanh thực phẩm Mebiphar – Austrapharm sản xuất và hiện Pasafe đã được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.
Trong mỗi hộp thuốc Pasafe có chứa 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên và được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với giá 205.000 đồng/hộp.
Lưu ý khi mua thuốc: hãy lựa chọn những nhà thuốc uy tín để mua được loại thuốc đạt hiệu quả như mong muốn, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Decolgen ND do Công ty TNHH United International Pharma sản xuất.
Thuốc Siro Tiffy do Công ty TNHH Thai Nakorn Patana sản xuất.
Thuốc Acemol do Công ty CP Dược phẩm 2/9 sản xuất.
Tác dụng của thuốc Pasafe
Tác dụng chính của thuốc là dựa trên hoạt chất Paracetamol, hay còn được biết đến với cái tên là Acetaminophen, là một chất chuyển hóa có hoạt tính của Phenacetin. Paracetamol có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhờ tác động vào vùng dưới đồi: tăng lưu lượng máu và giãn mạch ngoại biên. Paracetamol không có hiệu quả hạ sốt ở những người bình thường. Đặc biệt, Paracetamol hiếm gây ra tác dụng phụ nào lên hệ tim mạch, hệ tuần hoàn, cân bằng acid-base do hoạt chất này chỉ tác động lên cyclooxygenase/prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương.
Paracetamol gây ra nhiều tác động có hại lên gan do sinh ra chất độc là NAPQI gây hoại tử các tế bào gan. Khác với các thuốc chỉ có chứa Paracetamol khác, Pasafe còn chứa thêm Methionin là một loại acid amin thiết yếu của cơ thể, giúp tăng cường tổng hợp Glutathione để chuyển hóa chất độc NAPQI kể trên và được sử dụng thay thế cho Acetylcystin. Do đó, Methionin được sử dụng để điều trị ngộ độc Paracetamol và giúp gan tránh khỏi các tổn thương do Paracetamol.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Pasafe được bác sĩ chỉ định dùng cho các trường hợp đau nhức như đau đầu, đau sau khi tiêm chủng, đau xương, đau khớp, đau cơ, đau răng, đau bụng, đau bụng kinh, đau do cảm cúm.
Thuốc cũng được dùng để hạ sốt nhẹ và vừa đối với những bệnh nhân đang sốt hay đang tăng thân nhiệt.
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc Pasafe được bào chế dưới dạng viên nang mềm và dùng theo đường uống.
Cách dùng: uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, không được tự ý tháo bỏ vỏ nang trước khi uống trừ phi có sự cho phép của bác sĩ, dùng sau khi ăn.
Liều dùng: mỗi lần sử dụng từ 1-2 viên, mỗi ngày dùng từ 3-4 lần.
Không được vượt quá 8 viên trong vòng 24 giờ.
Với trẻ em dưới 12 tuổi, không nên sử dụng thuốc này.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để nắm được thông tin chi tiết về liều dùng, cách dùng.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Pasafe cho bất kì bệnh nhân nào mẫn cảm với Paracetamol, Methionin và bao gồm cả tá dược.
Khuyến cáo không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Đối với bệnh nhân bị thiếu hụt glucose-6-phosphat, hay bị suy gan, suy thận thì không được chỉ định dùng thuốc này.
Ngoài ra thuốc Pasafe cũng không được dùng cho người bệnh bị nhiễm toan.
Tác dụng phụ của thuốc Pasafe?
Thuốc Pasafe ít khi gây ra các tác dụng phụ trong thời gian điều trị.
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra là: gây buồn nôn, nôn, ban đỏ, mày đay, thiếu máu, loạn tạo máu, hiếm khi xuất hiện các phản ứng quá mẫn.
Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất kì một phản ứng phụ nào, hãy
ngừng điều trị ngày và báo cho chuyên viên y tế để có biện pháp can thiệp kịp
thời, tránh để lâu dài gây ra hậu quả nghiêm trọng khó lường trước.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Trong quá trình điều trị bằng thuốc Pasafe, người bệnh không được tự ý ngưng sử dụng thuốc, thay đổi liều lượng và thời gian điều trị nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà thời gian điều trị là khác nhau. Nếu trong trường hợp bạn đã uống hết đơn theo đúng chỉ định của bác sĩ mà bệnh tình vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, hãy đi khám lại để bác sĩ có sự điều chỉnh phù hợp.
Tuyệt đối không được sử dụng nhiều loại thuốc có thành phần đều chứa paracetamol vì nếu làm như vậy sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá liều paracetamol.
Không nên sử dụng thuốc Pasafe nếu đang dùng đồ uống có cồn như rượu, bia, hay thuốc lá vì có thể các thực phẩm và đồ uống ấy tác động lên dược động học của thuốc.
Thận trọng sử dụng thuốc Pasafe cho phụ nữ có thai và cho con bú. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Thuốc Pasafe có thể làm thay đổi hoạt tính của các thuốc khác hay các thuốc khác có thể làm thay đổi hoạt tính của Pasafe nếu sử dụng chung chúng cùng một lúc, thậm chí có thể gây ra nguy hiểm nghiêm trọng cho người sử dụng.
Với những người bệnh Parkinson đang được điều trị bằng Levodopa, Methionin có thể làm giảm hiệu quả điều trị của Levodopa.
Tốt nhất bạn nên thông báo cho bác sĩ điều trị tất cả các loại thuốc bạn đang sử dụng để nhận được lời khuyên tốt nhất và liệu pháp điều trị thích hợp.
Cách xử lí quá liều, quên liều thuốc Pasafe
Quá liều: Khi xảy ra trường hợp quá liều, có thể có các triệu chứng như nôn, buồn nôn, thở nhanh, hạ thân nhiệt, đau bụng, xanh tím da, niêm mạc, huyết áp thấp. Nếu quá liều nặng và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tuần hoàn, hôn mê, thậm chí là tử vong. Hãy gọi ngay Trung tâm cấp cứu 115 hoặc cơ sở y tế địa phương gần nhất để được can thiệp kịp thời nếu phát hiện ra mình đang trong tình trạng quá liều.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy cố gắng bù liều đó càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu thời gian bù liều gần với thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống thuốc theo như lịch trình ban đầu. Tuyệt đối không tự ý uống gấp đôi liều so với quy định để bù liều đã quên.
Tốt nhất, hãy cố gắng duy trì liều và sử dụng theo sự chỉ dẫn của các chuyên
viên y tế để đảm bảo thuốc phát huy tác dụng cao nhất và hạn chế tối đa thói quen quên liều.
Nếu bạn còn thông tin nào còn thắc mắc hay chưa rõ, hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ.