Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Otifar tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Otifar là thuốc gì? Thuốc otifar có tác dụng gì? Thuốc otifar giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc otifar là thuốc gì?
Otifar được sản xuất bởi công ty cổ phần dược liệu Pharmedic – VIỆT NAM, là thuốc điều trị nhiễm khuẩn do viêm tai ngoài, gồm 2 thành phần Chloramphenicol và Dexamethasone acetate.
Dạng bào chế: dung dịch thuốc nhỏ tai
Mỗi lọ thuốc nhỏ tai Otifar 8ml chứa:
- Cloramphenicol có hàm lượng 80mg.
- Dexamethasone acetate có hàm lượng 4mg.
- Tá dược với lượng vừa đủ 8ml.
Thuốc Otifar giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một lọ dung dịch nhỏ tai Otifar 8mt giá 5000đ, có bán tại rất nhiều quầy thuốc trên toàn quốc.
Thuốc cũng được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi tư vấn và giao hàng toàn quốc.
Otifar là thuốc bán theo đơn tuy nhiên tình trạng bán tự do khá nhiều, vì sự an toàn sức khỏe của bản thân, hãy đi khám và lấy đơn thuốc của bác sĩ, sau đó mới mua thuốc để điều trị.
Tác dụng
Otifar có đầy đủ tác dụng dược lý của cloramphenicol và dexamethasone.
Cloramphenicol gắn vào tiểu thể 50s của ribosom ở dòng vi khuẩn nhạy cảm, qua đó kìm hãm sự tạo thành protein – cấu tạo nên vỏ capsid – bảo vệ lõi nucleotid, có khả năng chịu nhiệt, pH các yếu tố ngoại cảnh của vi khuẩn, do đó thuốc có tác dụng kháng khuẩn, diệt khuẩn ở nồng độ cao với những chủng nhạy cảm.
Dexamethansone gắn vào thụ thể trên màng tế bào, từ đó ngấm vào nhân tế bào tác động lên 1 số gen dịch mã, được sử dụng thay thế cho cortisosteroid, chống viêm mạnh, chống dị ứng và ức chế miễn dịch.
Công dụng – Chỉ định
Nhiễm khuẩn do viêm tai ngoài:tai có mụn, mủ, ù tai
Tai bị sưng, ngứa lở, mùi thối
Ngoài ra còn sử dụng trong các trường hợp nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm ngoài da.
Cách dùng – Liều dùng
Nhỏ trực tiếp thuốc vào ống tai, ngoài ra có thể nhỏ vào mắt, niêm mạc mũi. Dưới đây là liều dùng thông thường.
Người lớn: 1-5 giọt, 2 lần/ngày, trong 6-10 ngày.
Trẻ em: 1-2 giọt, 2 lần/ngày tùy theo tuổi, trong 6-10 ngày.
Chống chỉ định
Quá mẫn, dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân bị thủng màng nhĩ do nhiễm khuẩn hay chấn thương.
Bệnh về máu do tủy xương: thiếu máu, leukemia.., bệnh nhân suy gan bệnh rối loạn chuyển hóa porphydin cấp cơn, tiền sử suy tủy xương.
Loét dạ dày tá tràng bệnh đái tháo đường,hạ huyết áp, nhiễm virus, nhiễm nấm toàn thân, nhiễm lao , lậu.
Người bị tăng nhãn áp hoặc tiểu đường.
Tác dụng phụ
Cảm giác xót nhẹ thoáng qua, có vị đắng xuống miệng.
Rất hiếm gặp do dùng thuốc kéo dài, quá liều gây kích ứng da,tiêu hóa, thiếu máu không tái tạo, viêm dây thần kinh có hồi phục.
Ngừng sử dụng thuốc nếu có phản ứng phụ.
Thận trọng khi sử dụng thuốc
Cloramphenicol phân bố nhiều trong sữa, mẹ cho con bú phải dùng thận trọng.
Phụ nữ mang thai; chưa thể đảm bảo an toàn khi sủ dụng cho phụ nữ có thai, cloramphenicol có thể đi qua nhau thai, tồn tại trong huyết tương thai nhi. Thuốc không dùng cho mẹ bầu sắp chuyển dạ, trong khi sinh gây độc thai nhi – hội chứng da xám do bị trụy tim mạch.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Cloramphenicol kìm hãm hoạt tính các men của microsom, tác động nên chuyển hóa phenytoin, clorpropamid, dicumarol, tolbutamid làm tăng thời gian bán hủy ở huyết tương nên tăn tác dụng những thuốc này. Cần điều chỉnh liều lượng thuốc đó Cloramphenicol phá hủy enzym chuyển hoá thuốc ở gan cytochrom p450. Phenobarbital, rifampin gây cảm ứng enzym P450, việc kết hợp hai thuốc với nhau làm giảm tác dụng của kháng sinh.
Do cloramphenicol làm giảm vi khuẩn đường tiêu hóa nên tác động tơi sản sinh vitamin K – chống xuất huyết, kéo dài thời gian prothrombin của bệnh nhân nhận liệu pháp chống đông.
Tránh dùng với chế phẩm sắt, acid folic, vitamin b12, thuốc tác động tới tủy xương.
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều: tăng nguy cơ gặp các phản ứng phụ tùy vào thể trạng cơ thể người bệnh và yếu tố cơ địa.
Quên liều: tránh quên liều , nhỏ thuốc ngay khi nhớ ra.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.