Natri Clorid
Danh pháp
Tên chung quốc tế
Tên danh pháp theo IUPAC
sodium chloride
Nhóm thuốc
Bổ sung khoáng chất
Mã ATC
A – Đường tiêu hóa và trao đổi chất
A12 – Bổ sung khoáng chất
A12C – Bổ sung khoáng chất khác
A12CA – Natri
A12CA01 – Natri clorua
B – Máu và cơ quan tạo máu
B05 – Dung dịch thay thế máu và truyền dịch
B05C – Dung dịch tưới
B05CB – Dung dịch muối
B05CB01 – Natri clorua
B – Máu và cơ quan tạo máu
B05 – Dung dịch thay thế máu và truyền dịch
B05X – Phụ gia dung dịch IV
B05XA – Dung dịch điện giải
B05XA03 – Natri clorua
Mã UNII
451W47IQ8X
Mã CAS
7647-14-5
Cấu trúc phân tử
Công thức phân tử
NaCl
Phân tử lượng
58.44 g/mol
Đặc điểm cấu tạo
Sodium Chloride là thuốc gì? Sodium Chloride là muối clorid vô cơ có natri(1+) là ion phản ứng, ion natri và clorua có tỷ lệ 1:1
Các tính chất phân tử
Số liên kết hydro cho: 0
Số liên kết hydro nhận: 1
Số liên kết có thể xoay: 0
Diện tích bề mặt cực tôpô: 0
Số lượng nguyên tử nặng: 2
Số lượng nguyên tử trung tâm xác định được: 0
Liên kết cộng hóa trị: 2
Tính chất
- Sodium Chloride tồn tại dạng bột khô, tinh thể không màu, trong suốt hoặc bột tinh thể màu trắng
- Vị mặn
- Điểm nóng chảy 800,7°C
- Ít tan trong etanol, tan tốt trong nước. Dung dịch trong nước là trung tính pH = 6,7 đến 7,3
- Khi đun nóng để phân hủy, nó thải ra khói độc của axit clohydric và dinatri oxit. Dung dịch natri clorid có khả năng ăn mòn kim loại cơ bản.
Dạng bào chế
Dung dịch: thuốc Sodium Chloride 0,9% 500ml, Sodium CHLORIDE 0.9% 100ml,…
Bột: Oresol 3B, Oresol 245,…
Gel: Sữa rửa mặt Isis Pharma Teen Derm Gel 150ml,…
Nguồn gốc
Sodium Chloride được tìm trong nước biển. Hầu hết Sodium Chloride trên thế giới được tìm thấy hòa tan trong nước biển, 1 lượng nhỏ được tìm thấy dưới dạng khoáng chất halit trong lớp vỏ Trái Đất và 1 lượng nhỏ Sodium Chloride tồn tại dưới dạng các hạt lơ lửng trong khí quyển, những hạt này ngưng tụ trong các đám mây.
Dược lý và cơ chế hoạt động
Sodium Chloride có khả năng cung cấp ion natri, đây là một trong những loại cation chính của dịch ngoại bào, có chức năng chủ yếu trong cân bằng áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể, cân bằng chất lỏng, kiểm soát sự phân phối nước. Natri cũng liên kết với bicarbonate/ clorid trong việc điều hòa cân bằng axit-bazơ của dịch cơ thể. Các ion clorid trong Sodium Chloride là anion ngoại bào chính, có khả năng cân bằng axit-bazơ của cơ thể. Dung dịch Sodium Chloride gần giống với thành phần dịch ngoại bào của cơ thể. Natri và Chloride đều là chất điện giải chính của khoang dịch bên ngoài tế bào, phối hợp với nhau để kiểm soát huyết áp và thể tích ngoại bào. Tình trạng rối loạn và mất cân bằng ion natri gây rối loạn cân bằng nước vfa điện giải.
Dược động học
Hấp thu
Sodium Chloride sau khi được đưa vào hệ tiêu hóa phần lớn không được hấp thu khi đi qua ruột non và dạ dày. Sodium Chloride khi đến đại tràng sẽ hòa tan trong nước và được đưa vào máu.
Chuyển hóa
Sodium Chloride được hấp thu và phân ly thành ion natri và cloride, lượng clorua được hấp thụ quá mức, thận sẽ liên tục bài tiết natri clorua, do đó nồng độ clorua trong máu và các mô vẫn khá ổn định, nếu lượng clorua ngừng hấp thụ, thận sẽ ngừng bài tiết clorua.
Phân bố
Không có dữ liệu
Thải trừ
Sodium Chloride có thời gian bán thải là 17 phút
Ứng dụng trong y học
- Sodium Chloride có tác dụng gì? Sodium Chloride thường được dùng trong dung dịch tiêm tĩnh mạch này được chỉ định sử dụng như một nguồn cung cấp nước và chất điện giải.
- Ngoài ra, Sodium Chloride được dùng trong các dung dịch để hỗ trợ dược phẩm và chất pha loãng để truyền các chất phụ gia thuốc tương thích.
- Sodium Chloride dùng để thay thế dịch ngoại bào, suy giảm natri nhẹ, điều trị nhiễm kiềm chuyển hóa khi bị mất nước
Tác dụng phụ
Sodium Chloride có thể gây các tác dụng phụ sau:
- Sốt, nhiễm trùng tại chỗ tiêm, thoát mạch và tăng thể tích máu, viêm tĩnh mạch kéo dài từ vị trí tiêm, huyết khối tĩnh mạch, tăng ion clorid máu gây giảm số lượng ion bicarbonate, tăng nồng độ kali trong huyết thanh
- Gây ra tình trạng quá tải dịch trong quá trình điều trị đặc biệt dễ xảy ra ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận
- Bệnh nhân bị suy tim sung huyết có nguy cơ cao bị quá tải dịch dẫn đến trầm trọng hơn tình trạng suy tim tâm trương/tâm thu, phù phổi đe dọa tính mạng, gây tổn thương nội tạng hoặc thậm chí tử vong
- Gây hạ natri máu và phù não,
Độc tính ở người
Quá liều Sodium Chloride gây phá vỡ sự cân bằng natri tự nhiên trong cơ thể, gây ra tình trạng giữ nước, làm tăng áp lực của máu lên thành mạch máu dẫn đến tăng huyết áp/ huyết áp cao. Tử vong có thể xảy ra do nuốt phải một lượng lớn Sodium Chloride trong thời gian ngắn. Bổ sung quá nhiều Sodium Chloride trong thời gian dài hoặc mãn tính có thể dẫn đến huyết áp cao, đột quỵ, phì đại thất trái và ung thư dạ dày. LC50 (chuột) = 42.000 mg/m3/
Tương tác với thuốc khác
Sodium Chloride làm tăng bài tiết lithium vì vậy Sodium Chloride được khuyến cáo dùng trong ngộ độc lithium
Lưu ý khi sử dụng
- Thận trọng khi truyền Sodium Chloride cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận
- Bác sĩ khi truyền Sodium Chloride cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan cần theo dõi cẩn thận và truyền lượng thể tích cần thiết tối thiểu để duy trì cân bằng nội môi.
- Sodium Chloride có thể gây giữ natri và nước và hạ kali máu, phù nề, dẫn đến tăng natri máu và làm trầm trọng thêm tình trạng suy tim sung huyết. Việc điều trị bằng Sodium Chloride phải hết sức thận trọng ở những bệnh nhân phù nề do giữ natri, suy thận nặng, suy tim sung huyết
- Sodium Chloride làm tăng nồng độ clorua và gây mất bicarbonate dẫn đến nhiễm toan chuyển hóa vì vậy bệnh nhân cần được theo dõi lâm sàng về cân bằng nồng độ chất điện giải, axit/bazơ.
- Không nên dùng Sodium Chloride cho phụ nữ có thai và cho con bú vì chưa biết về độ an toàn của Sodium Chloride cho nhóm đối tượng này
- Khi dùng Sodium Chloride theo đường tiêm truyền bệnh nhân không được tự ý tiêm Sodium Chloride mà cần có sự hỗ trợ của cán bộ nhân viên y tế.
- Không nên dùng Sodium Chloride cho bệnh nhân kiêng muối.
- Trong quá trình dùng Sodium Chloride, bệnh nhân phải có đánh giá định kỳ các kết quả lâm sàng và xét nghiệm bằng cách quan sát mọi thay đổi về rối loạn axit-bazơ, tình trạng thể tích, nồng độ chất điện giải
- Bệnh nhân trong quá trình dùng Sodium Chloride cần được đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng quá tải chất lỏng, mất nước. Những bệnh nhân có nồng độ lactate, creatinin tăng cao là dấu hiệu cho thấy không được nhận đủ lượng dịch.
- Những bệnh nhân nên được đánh giá lại thường xuyên là bệnh nhân có nguy cơ cao bị quá tải dịch đặc biệt là những bệnh nhân đã biết có bệnh tim phổi
Một vài nghiên cứu của Sodium Chloride trong Y học
Hiệu quả, an toàn và thời điểm của Natri Clorua 5% so với Natri Clorua 23,4% trong liệu pháp thẩm thấu
Nghiên cứu tiến hành với mục tiêu đánh giá hiệu quả của tác dụng giảm áp lực nội sọ, thời gian sử dụng và độ an toàn của NaCl 23,4% so với NaCl 5% trong điều trị tăng áp lực nội sọ. Tổng cộng có 44 bệnh nhân nhập viện từ tháng 7/ 2012 đến tháng 6 /2014 đã được tiêm bolus NaCl 5% hoặc NaCl 23,4% (11 người nhận được 5% NaCl và 33 người nhận được 23,4% NaCl). Dữ liệu được thu thập bao gồm các phép đo áp lực nội sọ, thời gian dùng thuốc và các tác dụng phụ. Tỷ lệ phần trăm giảm áp lực nội sọ ở 30, 60 và 120 phút ở những bệnh nhân nhận NaCl 5% so với 23,4% NaCl. Thời gian trung bình để dùng thuốc ngắn hơn ở nhóm NaCl 5%. Cả hai nhóm đều có tỷ lệ tác dụng phụ là 27%. Từ nghiên cứu cho thấy NaCl 5% có thể có hiệu quả tương đương với NaCl 23,4% trong việc giảm áp lực nội sọ có thời gian sử dụng ngắn hơn, không có sự khác biệt về tỷ lệ xảy ra các tác dụng phụ
Tài liệu tham khảo
- Thư viện y học quốc gia, Sodium Chloride, pubchem. Truy cập ngày 29/10/2023.
- Chris Carter 1 2, Theresa Human (2017) Efficacy, Safety, and Timing of 5% Sodium Chloride Compared With 23.4% Sodium Chloride for Osmotic Therapy , pubmed.com. Truy cập ngày 29/10/2023.
Khử trùng tai, kháng khuẩn
Thương hiệu: Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương CPC1
Xuất xứ: Việt Nam
Bôi trơn nhãn cầu
Thương hiệu: HKD cơ sở nghiên cứu và phát triển công nghệ dược Phytotec
Xuất xứ: Việt Nam
Thương hiệu: Tập đoàn Dana Daily
Xuất xứ: Thụy Sĩ