Thành phần
Mỗi viên nang cứng Maxxcup 20mg có chứa bảng thành phần bao gồm:
- Hoạt chất Omeprazol với hàm lượng 20mg.
- Tá dược khác vừa đủ mỗi viên.
Cơ chế tác dụng của thuốc Maxxcup 20mg
Omeprazol là hoạt chất thuốc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Hoạt chất tồn tại ở dạng tiền chất, sau khi vào cơ thể và được acid hóa ở dạ dày sẽ cho tác dụng.
Sau khi đi vào cơ thể, omeprazol nhanh chóng đi đến các tế bào thành tại vị trí niêm mạc và tích lũy tại đó. Khi được hoạt hóa, hoạt chất sẽ tạo các liên kết hóa trị bền vững và không có khả năng hồi phục với enzym H+/K+ ATPase. Từ đó, ngăn ngừa sự tiết acid tại thành niêm mạc dạ dày.
==>> Xem thêm thuốc tương tự Thuốc Omeprazol 20 – HV là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Dược động học
- Hấp thu: hoạt chất hấp thu tốt khi sử dụng qua đường tiêu hóa mà không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, sinh khả dụng của thuốc sẽ tăng lên trong trường hợp dùng thuốc kéo dài.
- Phân bố: omeprazole liên kết mạnh với protein huyết tương.
- Chuyển hóa: hoạt chất chuyển hóa qua gan tạo thành dạng đã mất hoạt tính.
- Thải trừ: thuốc ra ngoài chủ yếu thông qua nước tiêu và một phần nhỏ khác qua phân.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Maxxcup 20mg có tác dụng trong ức chế sự bài tiết của acid dịch vị. Thuốc Omeprazol 20mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
- Người gặp các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy hơi do bệnh viêm dạ dày.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày – tá tràng.
- Phối hợp với nhóm thuốc kháng sinh theo phác đồ điều trị loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori.
- Đối tượng đang gặp vấn đề về hội chứng Zollinger – Ellison.
Liều dùng – Cách sử dụng Maxxcup 20mg
Liều dùng
Với người đang bị khó tiêu, đầy hơi sử dụng với liều 10 đến 20mg mỗi lần trong thời gian 2 đến 4 tuần.
Với đối tượng bị loét dạ dày – tá tràng sử dụng liều uống 20 đến 40mg mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 4 đến 8 tuần.
Với người đang bị loét dạ dày do vi khuẩn H.pylori sử dụng thuốc theo phác đồ trong thời gian từ 10 đến 14 ngày với liều sử dụng 40mg mỗi ngày, chia uống 1 đến 2 lần. Sau khi kết thúc điều trị cân nhắc sử dụng thuốc thêm 4 đến 8 tuần nữa.
Với đối tượng bị trào ngược dịch vị sử dụng liều ban đầu là 20mg mỗi lần mỗi ngày trong thời gian 4 tuần, cân nhắc tăng liều lên 40mg nếu liều điều trị trên chưa hiệu quả.
Trên đối tượng bị hội chứng Zollinger – Ellison, ban đầu sử dụng liều 60mg mỗi lần mỗi ngày, hiệu chỉnh liều dùng trên từng đối tượng bệnh nhân, không vượt quá liều 120mg mỗi ngày.
Với trẻ nhỏ, liều dùng sẽ được cân nhắc tùy theo thể trọng và độ tuổi của trẻ.
Cách dùng
Thuốc được sử dụng trước khi ăn khoảng 60 phút.
Uống với nước sôi để nguội, không bẻ viên khi dùng.
==>> Xem thêm thuốc khác tương tự Thuốc Omeprazole Stada 20mg là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc trên đối tượng đang bị mẫn cảm hay có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong viên uống.
Tác dụng không mong muốn
Thường gặp: đau đầu, buồn ngủ, chóng mặt, nôn, đầy bụng.
Ít gặp: mất ngủ, mày đay, tăng men gan,…
Hiếm gặp: phù, giảm chỉ số xét nghiệm máu, thần kinh kích động, vú to, viêm dạ dày, đau xương khớp, viêm thận kẽ,…
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Clarithromycin | Tăng nồng độ hoạt chất omeprazol |
Rifampicin | Giảm nồng độ hoạt chất omeprazol |
Diazepam, warfarin, cyclosporin,… | Kéo dài thời gian thải trừ của thuốc phối hợp. |
Thuốc chống nấm, digoxin, muối sắt,… | Giảm hiệu quả tác dụng của nhóm thuốc dùng phối hợp omeprazol. |
Thuốc lợi tiểu | Tăng nguy cơ hạ magnesi huyết. |
Methotrexat | Tăng độc tính của methotrexat trong cơ thể. |
Lưu ý và thận trọng khi dùng thuốc Maxxcup 20mg
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Chú ý loại bỏ các nguy cơ bệnh nhân mắc vấn đề về u ác tính dạ dày hay thực quản trước khi chỉ định sử dụng thuốc.
Nguy cơ teo dạ dày, mắc bệnh nhiễm khuẩn cộng đồng, tiêu chảy có thể xuất hiện nếu bệnh nhân sử dụng thuốc trong một thời gian dài.
Việc sử dụng thuốc trên 1 năm có thể dẫn đến nguy cơ gãy xương, loãng xương do sự giảm hấp thu canxi, cần kiểm tra chức năng xương và bổ sung các thành phần cần thiết trong trường hợp này.
Các báo cáo về hạ magnesi máu đã xuất hiện trên đối tượng dùng thuốc trên 3 tháng.
Lưu ý khi dùng thuốc trên phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ
Chưa ghi nhận báo cáo nào về độc tính của hoạt chất khi dùng trên đối tượng này, ngay cả khi omeprazole có thể bài tiết một lượng qua sữa mẹ. Tuy nhiên các dữ liệu an toàn vẫn còn rất ít.
Thuốc chỉ sử dụng khi đã có sự cân nhắc và theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa.
Ảnh hưởng đối với công việc lái xe, vận hành máy móc
Các biểu hiện chóng mặt, buồn ngủ có thể xuất hiện khi dùng thuốc, không khuyến cáo sử dụng thuốc trước khi tham gia vân hành máy móc hay lái xe.
Bảo quản
Thuốc cần đặt tại nơi cao.
Nhiệt độ bảo quản không cao hơn 30 độ.
==>> Xem thêm thuốc có hoạt chất tương tự Thuốc Omeprazol 40mg TV.Pharm là thuốc gì, giá bao nhiêu
Thông tin sản xuất
- Dạng bào chế: viên nang cứng.
- Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ, mỗi vỉ chứa 10 viên.
- Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 1.
- Xuất xứ: Việt Nam
- Số đăng ký: Đang cập nhật.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
- Biểu hiện: nhức đầu, nôn, tăng nhịp tim có thể xuất hiện.
- Xử trí: các biểu hiện sẽ nhanh chóng mất và gần như không để lại di chứng, tuy nhiên nếu các biểu hiện nặng nề hơn các biện pháp hỗ trợ có thể được áp dụng.
Quên liều
Uống thuốc khi nhớ ra và bỏ qua nếu gần thời gian uống tiếp.
Không được dùng liều uống gấp đôi.
Sản phẩm thay thế
- Thuốc Omeprazol DHG 20mg có thành phần và chỉ định tương tự. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và đang có giá thành 40,000 đồng cho mỗi hộp 30 viên.
- Thuốc Lomec 20 với hoạt chất và công dụng tương ứng. Thuốc được sản xuất bởi Công ty TNHH TM và DP HT Việt Nam và đang có giá 130000 đồng cho mỗi hộp 28 viên.
Thuốc Maxxcup 20mg giá bao nhiêu?
Giá của thuốc Maxxcup 20mg vẫn đang được cập nhật.
Thuốc Maxxcup 20mg mua ở đâu uy tín?
Thuốc Maxxcup 20mg hiện nay được bán tại các nhà thuốc lớn theo đơn bác sĩ.
Người dùng nên mang theo đơn để được cung cấp thuốc.
Liên hệ ngay nhà thuốc Ngọc Anh để được tư vấn và cung cấp sản phẩm chính hãng.
Nguồn tham khảo
- Dược thư Quốc gia Việt Nam xuất bản lần 3, Omeprazol, Bộ Y tế
- Neal Shah, William Gossman (Đăng 7/2/2023), Omeprazol. Pubmed. Truy cập 09/09/2024.
- S P Clissold, D M Campoli-Richards (Đăng 6/1986), Omeprazole. A preliminary review of its pharmacodynamic and pharmacokinetic properties, and therapeutic potential in peptic ulcer disease and Zollinger-Ellison syndrome, Pubmed. Truy cập 09/09/2024.
Huy Đã mua hàng
Thuốc hiệu quả, giảm nhanh cơn đau dạ dày.